Bài viết hơi dài phải chia làm hai phần
http://haynoioigioioi.blogspot.com/2...ua-hoa-ki.html
Ngài Đỗ Năm Trăm, tổng thống hợp chúng quốc Mĩ, muốn nước Mĩ vĩ đại trở lại. Người châu Á có câu, biết người biết ta mới thắng lợi được. Vấn đề của Hoa Ḱ và thế giới là ǵ?
Nói về sự vĩ đại của quốc gia, yếu tố quan trọng nhất là nền kinh tế. Hiện tại Hoa Ḱ vẫn đứng số 1 thế giới, tuy nhiên trong nền kinh tế toàn cầu các quốc gia đang nổi lên th́ tỉ trọng của Hoa Ḱ sẽ giảm xuống, nói cách khác, là sự vĩ đại sẽ giảm một cách tương đối. Đáng ngại nhất là hiện tượng Chindia tức là các quốc gia có lợi thế dân số đông, tận dụng giá lao động rẻ và thị trường nội địa lớn, với tốc độ phát triển nhanh, sẽ trở thành các nền kinh tế rất lớn trong khoảng 10-20 năm tới. Đây gần như là một định mệnh không thể đảo ngược, Hoa Ḱ sẽ dần đánh mất vị trí số 1 về kinh tế trong tương lai, nếu không có các chiến lược mang tính bước ngoặt.
Nói về kinh tế, th́ đó là tổng hợp của cung (supply) và cầu (demand). Việc tổng thống Năm Trăm cố gắng bảo hộ nền kinh tế, đó là nỗ lực bảo vệ miếng bánh nhu cầu nội địa, trong khi đưa việc làm về Mĩ, chính là một bước trong việc khôi phục giá trị từ sự cung ứng (supply). Hai việc này là hoàn toàn đúng trong hoàn cảnh thị trường bị thao túng bởi thương mại không công bằng (unfair trade) từ các quốc gia mới nổi.
Tuy nhiên nếu chỉ bảo hộ miếng bánh thị trường nội địa, th́ Hoa Ḱ sẽ không bao giờ thay đổi được định mệnh trên. Bởi v́ các quốc gia mới nổi luôn có tốc độ tăng GDP cao hơn Mĩ, nên sẽ có lúc bắt kịp và chiếm lấy vị trí số 1 về kinh tế, nhờ lợi thế về dân số. Muốn thay đổi được điều đó, Hoa Ḱ cần phải nh́n nhận thị trường toàn cầu như một chiến trường, thay v́ trận chiến trong một quốc gia đơn lẻ. Người ta có câu nói rằng, thắng các trận đánh, nhưng thua cả cuộc chiến (win battles but lose the war), điều mà chính nước Mĩ đă từng cảm nhận.
Chiến tranh Việt Nam là một ví dụ, người Mĩ với ưu thế về vũ khí và kĩ thuật đă giành chiến thắng trên chiến trường. Nhưng sau nhiều năm dài với các nỗ lực thay đổi chính sách, chiến thắng trên chiến trường đă chuyển thành thất bại trong việc ngăn chặn sự sụp đổ của VNCH. Nếu như biết trước điều đó 10 năm, có lẽ các nhà lănh đạo đă có những quyết định khác hơn thay v́ chỉ loay hoay thay đổi sách lược và t́m cách chiến thắng những trận chiến nhỏ. Câu nói đó không những đúng với chiến tranh mà c̣n đúng trong cả lĩnh vực kinh tế. Ngày nay cũng vậy, nếu như nh́n trước được tương lai 15 năm sau, th́ có lẽ nước Mĩ nên chuẩn bị trước để tránh việc thất bại trong một cuộc chiến kinh tế về lâu dài.
Trong lĩnh vực kinh tế, với cung và cầu, th́ yếu tố dân số đóng một vai tṛ rất quan trọng. Mĩ tuy là một cường quốc, nhưng tổng dân số thua xa các thị trường mới nổi Chindia. Mặc dù vậy, hiện tại nền kinh tế Mĩ vẫn dẫn đầu, chứng tỏ khả năng vượt trội của nước Mĩ. Nhưng nếu như trong chiến tranh Triều Tiên, khi số lượng binh lính vượt trội của Trung Quốc đẩy lùi kĩ thuật quân đội Mĩ, th́ trong kinh tế, các quốc gia Chindia cũng có khả năng sử dụng ưu thế về dân số để giành chiến thắng trong một cuộc đua lâu dài.
Khi đó, họ sẽ áp đặt luật lệ mới lên hệ thống toàn cầu. Các lănh đạo hiện nay có thể viết hồi kí về những quyết định đă không được thực hiện, hàng trăm triệu người dân Mĩ có thể tiếp cận những thông tin giải mật, và nuối tiếc cho quá khứ đă bỏ lỡ của 15 năm trước. Hoa Ḱ sẽ không có cách nào để đuổi kịp dân số các nước mới nổi, nên chắc chắn phải t́m ra một con đường khác mới mong muốn giữ được vị trí thống trị của ḿnh. Nếu hôm nay Hoa Ḱ không t́m cách thay đổi, th́ định mệnh đó trong tương lai sẽ không thể nào sửa chữa kịp nữa.
Đối với một viễn cảnh như vậy, Hoa Ḱ cần phải huy động tất cả nguồn lực trong các chính sách của ḿnh. Thực tế mà nói, nếu là thương mại công bằng (fair trade) th́ các quốc gia với quy mô dân số nhỏ hơn vẫn có thể có ưu thế. Ví dụ Nhật Bản trước đây muốn vượt qua kinh tế Mĩ chỉ bằng sự xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhưng trong cuộc chơi đó, Nhật không có khả năng chính trị và quân sự để bảo vệ các lợi ích thương mại, và giấc mơ đó không bao giờ thành hiện thực. Hoa Ḱ th́ khác, nước Mĩ có đủ khả năng và kinh nghiệm chính trị, ngoại giao và quân sự trong việc can thiệp toàn cầu. Các quốc gia Chindia cũng khác, họ sẽ không dễ dàng khuất phục hoặc thực hiện các yêu sách như các quốc gia đồng minh nhận sự bảo trợ từ Hoa Ḱ.
Tuy vậy điểm yếu của các quốc gia Chindia là họ đi sau, muốn chuyển đổi mô h́nh kinh tế, cần thời gian, nên muốn yên ổn, nhất là khi họ đang nắm lợi thế trong trao đổi thương mại không công bằng (unfair trade). Trong khi đó Hoa Ḱ lại có lợi thế chủ động nên hoàn toàn có thể chiếm ưu thế trong đàm phán song phương. Tuy nhiên dù đối thoại song phương có thành công đến đâu, nước Mĩ đừng quên rằng rất khó để ngăn chặn trong một tương lai xa hơn các quốc gia Chindia vượt qua Mĩ về tổng thể kinh tế và áp đặt lại luật lệ toàn cầu, họ có thể sẽ nhẫn nhịn trong ngắn hạn để thực hiện các mục tiêu lâu dài đó.
Như vậy, chỉ có một chiến lược với tầm nh́n xa và không bị phụ thuộc vào đối thoại song phương mới là con đường an toàn của nước Mĩ. Mong rằng các nhà làm chính sách và tổng thống Đỗ Năm Trăm cân nhắc điều này, để đưa nước Mĩ vĩ đại trở lại như bản thân ông mong muốn.
Bookmarks