Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 12 of 12

Thread: Đảng cướp: Đảng CS Việt nam - Dân Ngu Dân Đói Dể Trị

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Có nên bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học?
    Kính Ḥa, phóng viên RFA




    Người thân chờ đợi các thi sinh thi đại học bên ngoài một điểm thi đại học ở Hà Nội vào ngày 05 tháng 7 năm 2011.
    AFP PHOTO / HOANG DINH Nam



    Học sinh sắp tốt nghiệp PTTH tại Việt Nam chuẩn bị làm thủ tục nộp đơn thi đại học vào trung tuần tháng ba này. Vấn đề tuyển sinh đại học tại Việt Nam bị cho là có những bất cập. Nhất là các bạn học sinh lại vừa phải dự cuộc thi tốt nghiệp phổ thông trung học ngay trước đó.
    Tuyển sinh một cách khó hiểu?

    Thống kê cho thấy hiện nay Việt Nam có 412 trường đại học và cao đẳng. So với thời gian trước khắp cả nước chỉ có vài chục trường ở các thành phố trung tâm của đất nước mà thôi.

    Lư do là trong những năm gần đây Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép nâng cấp nhiều trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp lên bậc đại học. Ngoài ra, nhiều đại học tư cũng được thành lập.

    Chúng ta ghi nhận được những nét tiến bộ hơn của giáo dục đại học Việt Nam như đă bỏ đi việc tuyển sinh dựa trên lư lịch, mở rộng hợp tác của các đại học Việt Nam và quốc tế… Tuy nhiên dường như đại học Việt Nam vẫn chưa t́m ra được con đường đi của nó. Chất lượng của sản phẩm đại học Việt Nam vẫn bị than phiền là không đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Ngoài nội dung giảng dạy, sự vận hành của đại học VN trong đó có việc tuyển sinh đầu vào là những vấn đề mà những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà vẫn thường lên tiếng phê b́nh.

    Chỉ c̣n vài tháng nữa, mùa tuyển sinh đại học lại bắt đầu. Ngày 11/3 tới đây là ngày bắt đầu nộp đơn dự tuyển. Trước kia, với qui mô vài chục trường đại học và cao đẳng, mùa thi chỉ kéo dài trong ba ngày và mỗi thí sinh chỉ ghi danh ứng thí tại một trường, việc tổ chức v́ vậy khá đơn giản. Từ khi khái niệm xă hội hóa giáo dục ra đời với sự tiếp cận dễ dàng hơn của số đông với giáo dục đại học, việc tuyển sinh lại trở nên rắc rối khó hiểu.

    Thạc sĩ Nguyễn Kiều Diễm, từng là giảng viên của đại học dân lập Văn Lang tại TP HCM và đă từng nhiều lần tham gia vào công việc tuyển sinh, hiện đang học tại ĐH Iowa, Hoa Kỳ có cuộc trao đổi ngắn với phóng viên Kính Ḥa, trước tiên Thạc sĩ cho biết:

    Một trường thi chính và hai trường c̣n lại theo nguyện vọng. Nó rắc rối là làm cho thí sinh không hiểu rơ là nộp vào nguyện vọng một nguyện vọng hai là như thế nào. Thạc sĩ Nguyễn Kiều Diễm

    Nguyễn Kiều Diễm: Ở Việt Nam ḿnh các trường không có sự tự chủ mà phần lớn phụ thuộc vào bộ giáo dục. Mỗi năm điểm sàng qui định khác nhau và có ba lựa chọn, một trường thi chính và hai trường c̣n lại theo nguyện vọng. Nó rắc rối là làm cho thí sinh không hiểu rơ là nộp vào nguyện vọng một nguyện vọng hai là như thế nào. Ở nước ngoài người ta dựa vào cả ba năm c̣n ḿnh th́ chỉ có một lần là đậu hay không, mà thi th́ cũng có lúc hên lúc xui rồi buồn vui…

    Kính Ḥa: Cái đó gọi là học tài thi mạng?

    Nguyễn Kiều Diễm: Đúng rồi anh, có khi chỉ v́ một lư do ǵ đó mà thí sinh thi không đậu nên ḿnh thấy điểm sàng không phải là lựa chọn tốt nhất cho người đi thi.

    Kính Ḥa: Nói tóm lại là theo cái cách thi như vậy th́ ḿnh thấy nó hơi rắc rối và theo chị Diễm th́ ḿnh có thể bỏ kỳ thi đại học không?

    Nguyễn Kiều Diễm: Ḿnh thiết nghĩ nếu như các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo th́ có thể…

    Kính Ḥa: Ví dụ như ở bên Mỹ th́ người ta dựa vào quá tŕnh học như chị Diễm vừa nói và một kỳ thi gọi là SAT nữa đúng không?

    Nguyễn Kiều Diễm: Dạ đúng rồi.

    Kính Ḥa: Và thấy người ta tổ chức rất thong dong, cứ đang kư dự thi rồi đến thứ bảy chủ nhật ǵ đó đến cái trường trung học mà học sinh học đó để thi…có vẻ nhhư nó không rắc rối như bên VN phải không chị Diễm?

    Nguyễn Kiều Diễm: “Dạ đúng và nó lại cho thí sinh nhiều cơ hội, anh thi đến lúc nào anh thấy cái điểm nó phản ánh đúng khả năng của anh th́ anh dừng lại.”


    Như vậy So với các bạn VN cùng trang lứa, các bạn Mỹ thảnh thơi hơn rất nhiều. Việc tuyển chọn sinh viên hàng năm ở các đại học Mỹ chủ yếu dựa trên hai thông số, thứ nhất là điểm SAT với các môn toán, anh văn mà ngay từ lớp 10 các bạn có thể thong thả đăng kư dự thi làm nhiều lần để lấy kết quả tốt nhất cho đến giữa năm lớp 12 là lúc mà các bạn nộp đơn vô các trường đại học; thứ hai là kết quả học trong lớp. Mỗi tường đại học có chính sách tuyển sinh riêng và có những trường cũng không màng đến điểm SAT. V́ vậy ở Mỹ chúng ta không bao giờ thấy cảnh như ở Việt Nam là sĩ tử ùn ùn kéo nhau đi thi cùng những người thân, với bao lo lắng phiền muộn về vật chất lẫn tinh thần trong mùa thi, Bạn Quốc Du 22 tuổi, nhà gần trường Mạc Đỉnh Chi, quận 6 TPHCM cho biết:

    “Dạ trường của cháu gần trường Mạc Đỉnh Chi là nơi tổ chức thi đại học mỗi năm và cháu cảm thấy áp lực đối với các bậc phụ huynh trong vấn đề cho con thi đại học. Ngày hôm đó giao thông rất là phức tạp, và nhiều gia đ́nh mang theo cả chiếu vơng đến địa điểm thi và chờ con thi rồi mới về.”

    Ấy là chưa nói đến sự xui xẻo học tài thi mạng bất chợt có thể xảy đến trong vài ngày ngắn ngủi ấy.
    Nên cạnh tranh tự chủ

    Một số rất lớn các đại học Mỹ là các tổ chức phi lợi nhuận, kể cả tổ chức Hội đồng đại học (College Board), chuyên tổ chức các kỳ thi SAT. Đại học Mỹ thực sự do xă hội vận hành, và do vậy nó thỏa măn sự tự do theo đúng tinh thần đại học.

    Tuy c̣n nhiều ư kiến thận trọng về việc bỏ kỳ thi đại học, như giáo sư Đặng Đức Trọng từ đại học khoa học tự nhiên qua trao đổi email với chúng tôi cho biết. Nhưng cũng đă có những tiếng nói đề nghị bỏ kỳ thi đại học tốn kém, tốn kém cho gia đ́nh học sinh và tốn kém cho xă hội phải tập trung nguồn lực tổ chức thi cử, giữ ǵn giao thông…

    Trước kia Đại học Việt Nam được bao cấp hoàn toàn, từ việc tuyển chọn, học hành, đến phân công sau khi ra trường. Sinh viên không phải trả tiền. Nay, với khái niệm xă hội hóa giáo dục đại học, người học phải trả tiền để được cung cấp dịch vụ học hành. Các trường đại học, nhất là các trường tư thục phải hoạt động không có sự trợ giúp của nhà nước nữa. Vậy tại sao việc tuyển chọn sinh viên của họ vẫn phải do nhà nước qui định? Chúng ta đă sẵn sàng cho phá sản các công ty kinh tế làm ăn thua lỗ, vậy tại sao chúng ta không để cho thị trường quyết định việc chọn lựa các sản phẩm đại học trong một sự cạnh tranh tự chủ?

    Trong một trả lời phỏng vấn đài chúng tôi gần đây, tiến sĩ Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng đại học tư thục Hoa Sen tại TP HCM có mong muốn phát triển được một đại học VN theo mô h́nh các đại học nền tảng ở Mỹ (Liberal Arts Schools). Phải chăng để bắt đầu một nền giáo dục tự do, chúng ta cũng nên bắt đầu bằng việc trao trả lại quyền tuyển sinh cho các đại học, cất đi một gánh nặng vật chất và tinh thần cho thanh niên và xă hội.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    V́ sao cấm công bố bằng chứng vi phạm quy chế thi?
    Ḥa Ái, phóng viên RFA





    Một điểm thi đại học năm 2012 ở TPHCM.
    Courtesy giaoduc.net.vn



    Ḥa Ái có cuộc phỏng vấn với Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người đă cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông về vụ vi phạm quy chế thi ở hội đồng thi Đồi Ngô, Bắc Giang năm ngoái. Mời quư vị theo dơi:
    Kêu một đàng, làm một nẻo

    Ḥa Ái: Xin chào Thầy Đỗ Việt Khoa. Trước hết xin được cảm ơn Thầy đă dành thời gian cho buổi phỏng vấn này với đài ACTD. Câu hỏi đầu tiên, xin phép được hỏi là qua cuộc trả lời phỏng vấn Báo Lao Động về quy định mới của Bộ GD-ĐT “không được phát tán thông tin về vi phạm quy chế thi dưới bất kỳ h́nh thức nào”, Thầy có nói “muốn nhân dân chống tiêu cực thực sự hay không th́ phải nói thật, chứ đừng cho mọi người ăn 'bánh vẽ' nữa”. Thầy Việt Khoa có thể chia sẻ một cách chi tiết hơn với khán thính giả của đài?

    Rất nhiều lănh đạo các ban ngành đều kêu gọi người dân chống tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng họ kêu một đàng nhưng lại làm một nẻo. Thầy Đỗ Việt Khoa

    Đỗ Việt Khoa: T́nh h́nh VN ḿnh trong thời gian vừa qua, rất nhiều lănh đạo các ban ngành đều kêu gọi người dân chống tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng họ kêu một đàng nhưng lại làm một nẻo. Nhiều việc rất là mâu thuẫn. Ví dụ như trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi người dân cương quyết đấu tranh với tham nhũng nhưng ông Trọng lại trả lời trên báo chí là không kỷ luật người sai phạm v́ kỷ luật sẽ sinh ra thù oán. Mới nhất gần đây ông Trọng lại phát biểu rằng kư đơn tập thể rồi đi biểu t́nh th́ ông cho rằng hành vi như thế là suy thoái đạo đức. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên v́ cung cách làm như thế rất mâu thuẫn với những lời đă kêu gọi trước đó.

    Ḥa Ái: Thưa Thầy Việt Khoa, Thầy có nghĩ rằng là Bộ GD-ĐT phải ra quy định mới như vậy là v́ hiện nay t́nh trạng tiêu cực trong ngành giáo dục nói chung cũng như có nhiều vi phạm quy chế thi đang diễn ra trong khắp cả nước hay không?

    Đỗ Việt Khoa: Ngành giáo dục đào tạo th́ muốn chống tiêu cực thi cử rồi các tệ nạn trong giáo dục th́ phải cương quyết. Nếu có tố cáo th́ phải xử lư đến nơi đên chốn. Chứ không thể có chuyện năm nay muốn xoa dịu dư luận bằng cách là khuyến khích học sinh mang theo thiết bị camera vào để lấy chứng cứ tiêu cực nhưng lại cấm những người có chứng cứ đó đưa vụ việc ra báo chí bằng cách cho phát tán mà chỉ được nộp cho Sở và Bộ thôi. Tôi thấy việc này rất mâu thuẫn với tiêu chí của ngành. Hơn nữa tiêu cực trong ngành giáo dục không thua ǵ những ngành khác. Không chỉ tiêu cực trong thi cử mà c̣n sự tham nhũng, tệ nạn ăn bớt trong xây dựng, rồi mua sắm trang thiết bị trường học, vẽ ra để mua cho hết tiền ngân sách, rồi ăn bớt tiền của giáo viên, học sinh.

    Nhất là cả nước, những địa phương có điều kiện, họ thu các khoản tiền ngoài quy định để chia nhau. Đấu tranh phải đồng bộ và có biện pháp nhưng trên thực tế mọi đơn thư tố cáo của giáo viên gửi lên lănh đạo Sở, lănh đạo Bộ có thể nói là không có đơn nào được giải quyết v́ họ bao che nhau rất nghiêm trọng. Muốn đấu tranh th́ phải đồng bộ làm nhiều việc, phải tích cực, đấu tranh thật sự. Tôi nghĩ rằng họ chỉ hô hào cho có thôi, chắc là không quyết tâm ǵ cả.

    Xử lư không đến nơi đến chốn

    Ḥa Ái: Theo ư kiến của riêng ḿnh, Thầy Đỗ Việt Khoa có cho rằng giáo viên sẽ tích cực trong công tác chống tiêu cực ở ngành giáo dục qua những quy định mới như vừa được ban hành này?

    Đỗ Việt Khoa: Ít lắm. Tôi không tin là có nhiều giáo viên, học sinh dám đứng ra tố cáo đâu. Bởi v́ được biết các cơ quan giải quyết là các Sở Giáo Dục và các Ủy Ban các tỉnh nhưng trên thực tế các cơ quan này lại bao che rất quyết liệt, mà Bộ th́ lại không giải quyết. Gần đây nhất là vụ Đồi Ngô, Bắc Giang cũng như thế, Bộ để mặc cho Bắc Giang tự giải quyết. Vụ giải quyết ở Bắc Giang vừa rồi, dư luận theo dơi kỷ th́ thấy là họ chỉ giải quyết theo kiểu đối phó với dư luận thôi chứ không giải quyết đúng, bao che nhau rất rơ. Vậy th́ đừng hy vọng sẽ có nhiều người đứng ra chống tiêu cực lúc này.

    Ḥa Ái: Trong vụ việc tố cáo vi phạm của hội đồng thi Đồi Ngô ở Bắc Giang vừa rồi, Thầy Đỗ Việt Khoa có thông tin chính xác nào về vụ việc được xử lư ra sao?

    Nếu có khiếu kiện th́ phải kết hợp kiên quyết xử lư, kiên quyết đưa lên báo chí những mặt xấu, chỗ nào chưa giải quyết được th́ phải làm đến cùng. Thầy Đỗ Việt Khoa

    Đỗ Việt Khoa: Vụ Bắc Giang th́ em học sinh quay clip bị công an huyện Bắc Giang đánh ngay tại trận và bị cảnh cáo v́ dám quay phim. Các giáo viên bị đ́nh chỉ trong khi Hiệu trưởng chỉ đạo, phân công họ người phải đi lấy đề thi, người phải đi ném bài, người phải đi thu hồi “phao” th́ lại không bị kỷ luật ǵ cả. Họ nói đuổi việc một giáo viên th́ đó là giáo viên thư kư của trường. Anh kế toán Nguyễn Văn Dũng th́ lại được vào biên chế. 5 giáo viên c̣n lại bị đuổi ra khỏi trường th́ đi làm công nhân. Cách xử lư không đến nơi đến chốn trong khi thanh tra thi th́ không ai bị xử lư ǵ cả. Tôi nghĩ cách xử lư đó không công bằng, bao che lănh đạo, đối phó dư luận th́ nhân dân trong xă hội không ai tin. V́ tôi biết rơ điều đó nên tôi thấy b́nh thường ở VN này.

    Ḥa Ái: Theo như quy định mới của Bộ Giáo Dục đưa ra th́ riêng ư kiến của Thầy là mâu thuẫn và thật sự có thể nói vi phạm với pháp luật hiện hành. Nếu như đặt trường hợp, Thầy Đỗ Việt Khoa là một người có thẩm quyền trong Bộ GD-ĐT, để giải quyết được t́nh trạng tiêu cực trong ngành sư phạm hiện nay, th́ Thầy sẽ đưa ra biện pháp nào mà Thầy cho rằng sẽ có hiệu quả triệt để?

    Đỗ Việt Khoa: Nói thật sự, giả sử tôi là Bộ trưởng, với t́nh h́nh cơ chế công quyền và với t́nh h́nh giới chức hiện nay, xă hội cũng bất lực th́ tôi cũng chẳng làm ǵ được. Thế nhưng không v́ thế mà tôi sẽ buông xuôi. Tôi mà xử lư đợt nào là phải dứt khoát đợt đó. Nếu có khiếu kiện th́ phải kết hợp kiên quyết xử lư, kiên quyết đưa lên báo chí những mặt xấu, chỗ nào chưa giải quyết được th́ phải làm đến cùng. Không thể có chuyện hàng ngàn đơn thư của các thầy cô trên cả nước gửi về Bộ th́ Bộ cứ nhét đầy tủ trong pḥng mà không giải quyết đơn nào hết. Mở rộng ra trên cả nước, tôi có thể nói hàng triệu, hàng triệu lá đơn tố cáo của nhân dân không được một cấp nào giải quyết hết. Tham nhũng khắp nơi th́ có đất sống rất màu mỡ, được các cấp bảo vệ rất tốt. Cho nên người ở nước ngoài nh́n vào VN th́ thấy rất là yên b́nh thế nhưng bức xúc xă hội không thể nào được giải quyết cả. Nó âm ỉ trong ḷng người rồi có lúc sẽ vỡ ra.

    Ḥa Ái: Xin cảm ơn Thầy Đỗ Việt Khoa.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 23-05-2012, 02:55 PM
  2. Replies: 17
    Last Post: 29-07-2011, 02:52 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 22-04-2011, 11:47 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 16-04-2011, 12:08 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-04-2011, 05:23 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •