Để tiếp tục, xin mời quư bạn thưởng thức, “Ha Noi’s this season absent the rains” do Vân Anh tŕnh bầy.
Cũng như Hoài Nam nhận xét, bài “Ha Noi’s this season absent the rains” ngoài cái tựa đề tiếng Anh rất choáng, translater (nguyên văn) của BSP Entertainment c̣n có những ca từ dịch sang tiếng Anh nghe cực kỳ xung kích. Lời dịch bài hát “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa” chỉ nghe thoảng qua th́ ông Trương Quư Hải và Bùi Thanh Tuấn có thể chết đứng v́ tưởng rằng các nhà làm phim phim lồng thơ nhạc của ḿnh vào sex. Này nhá, cái ǵ mà có cảnh, “you in side me after class” ở Hà Nội mùa vắng những cơn mưa là thế nào? Và “in side” viết rời thế mới oách. Không phải người viết cố t́nh xuyên tạc máu tim của BSP Entertainment hay quá giàu óc tưởng tượng. Trên Phết búc ở trang “Hội những người vỡ hết cả chai lọ v́ BSP Entertainment”, có bạn Trung Hoang đă ghi nhận về câu dịch (vật) đó như sau:
“You Inside Me After Class On Co Ngu Street In Our Step Slowly Return…” là 1 đoạn lời tiếng Anh của bài hát “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” đoạn In Hoa bên trên theo cách hiểu của Mr. Dưa Leo có thể khiến người nước ngoài hiểu là “ANH CHƠI EM LUÔN NHỮNG CHIỀU TAN LỚP, NGAY TRÊN ĐƯỜNG CỔ NGƯ, NHẤP CHẦM CHẬM TỪNG CÁI”
Tương tự, Kathy Nguyen nói, “Các bẹn này bậy bạ quá, đ̣i have sex after class là xaooo?”
C̣n về câu “Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh”, ngoài những lỗi ngữ pháp và chính tả như Hoài Nam đă tŕnh bày, thính giả Seannie Bé Bỏng nói
“Hanoi’s this season... absent the rains. The first cold of winter make your towel’s gently in the wind”. Khéo nghe xong được câu này, bọn nước ngoài lại nghĩ VN ḿnh có mốt trùm khăn tắm ra đường thay v́ khăn quàng cổ (scarf).
Đúng thế, Google translate cũng đă đủ sức để dịch chữ “khăn” ra “scarf” chứ không đến nỗi hào hùng cách mạng đến thành cái “towel” của BSP Entertainment.
...
“́ mê, ́ mê t́u hia.”
Sai Gon’s so nice
Sở dĩ người viết chọn bài hát này để nghe tiếp v́ vốn là dân ở Sài G̣n. “Sài G̣n đẹp lắm” là một bản nhạc Việt theo điệu cha cha cha đầu tiên do nhạc sĩ Y vân sáng tác vào thập niên 1960 để ca tụng thủ đô của Việt Nam Cộng Hoà (Theo Quỳnh Giao, “Y Vân, Áng Mây Hồng Của Nhạc Việt”). “Sài G̣n đẹp lắm” và một bản nhạc khác trong “CD T́nh ca 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” là bài “Dư âm” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư xem chừng khá lạc điệu cách mạng hào hùng và ở vào một thời khá xa (1950, 1960) so với những bản như “Hà Nội niềm tin và hy vọng” hay “T́nh đất đỏ miền đông” hoặc ngay cả một bài khác của Nguyễn Văn Tư sáng tác năm 1981 là “Dáng đứng Bến Tre”.
Bài hát này do hai ca sĩ Vân Anh và Đỗ Quyên cùng tŕnh bày. Dùng hết khả năng thính thị Anh ngữ mức trung học của nền giáo dục VNCH, người viết xin thua, không hiểu nhiều lắm (dù vừa nghe vừa xem video) trừ hai đoạn rất ấn tượng là “Lá la la lá la, Lá la la lá la” và “Sài G̣n sầu nái, sầu nai, ồ sầu nai”. Cùng với “absent the rains” những đoạn văn dịch sau đây có lẽ rồi sẽ đi vào văn học sử nước nhà.
Để ḷng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa.
Make me remember a lonely days (A lonely days?)
Sống măi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai
Exist in my memory, never lose (never lose = không phai?)
Sài G̣n của tôi bây giờ hời hợt đến thế sao?
Cạnh bản nhạc của Y Vân là bài hát “Bất chợt Sài G̣n nhớ Hà Nội”, với tựa đề lôi cuốn người viết v́ nhiều lẽ; thứ nhất, v́ những liên hệ hoàn toàn riêng tư của người viết với Hà Nội và Sài G̣n; thứ hai là lời dịch tựa bản nhạc “Suddendly Sai Gon miss Ha Noi”. Lối dịch này Hà Thi của tờ “Công An” TP HCM gọi là “vắt” nhạc Việt ra… tiếng “bồi”. Một dân mạng khác, Nguyen Viet Dzung, chơi chữ của BSP Entertainment đă viết, “Muốn gặp mấy bạn này để đ̣i lại bữa sáng. Vừa ăn xong cái bánh ḿ, nghe các bạn hát Sắt đấn ĺ nôn luôn.”
V́ không hiểu rơ ư nghĩa của bài hát qua sự tŕnh bầy của hai ca sĩ, người viết đi t́m nguyên bản tiếng Việt để hiểu tác giả muốn bày tỏ những ǵ. Một sự thật khác, một thói quen xấu trong giới làm nhạc Việt Nam cũng đáng buồn nôn không thua ǵ lối “vắt” nhạc ra tiếng “bồi” đó là sự xem thường tác quyền. Trong “CD T́nh ca 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” những hàng chữ chạy ở đầu bài hát giới thiệu ca sĩ và nhạc sĩ rất hoàng tráng, nào là Dr. này và Composer nọ. CD nhạc này này ghi tác giả bài hát là Thiên Lư với hàng chữ long trọng chạy trên ảnh Hồ Gươm:
“This is the best new song Thien Ly’s. To wish send every body and special 1.000 years Thăng Long Ha Noi.”
Mark Twain hay Shakespeare nếu c̣n sống đọc những gịng này có lẽ cả hai sẽ đập đầu vào đá chết quách cho xong. Đi ra biển lớn, đưa nhạc Việt Nam ra thế giới, toàn cầu hoá gịng nhạc cách mạng Việt Nam hay làm nhục quốc thể đồng thời chà đạp văn hoá người khác?
Xin trở lại chuyện tác quyền. Đi t́m nguyên tác “Bất chợt Sài G̣n nhớ Hà Nội” của Thiên Lư chỉ thấy được những đường dẫn về cái CD phải gió của BSP Entertainment. Cuối cùng người viết cũng t́m được nguyên tác của bài hát chính là một bài thơ của tác giả Trần Vĩnh c̣n có bút danh khác là Trần Hoàng Vy.
Bất chợt Sài G̣n nhớ Hà Nội
Bất chợt Sài G̣n mưa hè nhỏ giọt
Lá me chưa kịp ướt, mưa dừng
Bất chợt thèm nghe lanh canh, ly sấu ngọt
Phố Huế vỉa hè, quán cóc... người dưng!
Bất chợt mùa đông co ḿnh Hồ Gươm lạnh
Cây liễu rũ thả buồn tóc sương
Sài G̣n, phương Nam cái nắng rất dễ thương
Ta gói thế nào gửi cho em được?
Chiều vào Bảo tàng, gặp Hà Nội xưa cũ
Mắt người mở cơi nhớ Bắc
Ta nhớ nhau ngày sương khói hồ Tây
Cổ Ngư ơi xa lắc...
Bất chợt Sài G̣n, cái hoa dầu quay tṛn kỷ niệm
Ghế công viên Thủ Lệ có ai ngồi
Ta và em ở hai đầu đất nước
Gửi hồn theo những cánh mây trôi
Bất chợt Sài G̣n nhớ Hà Nội
Đêm nghe một tiếng c̣i xa
Mới đây mà nhớ Bắc
Mưa ầm ào trên đường ray tàu qua
Bất chợt, bất chợt và bất chợt
Sáng nay gặp ở đường Nguyễn Huệ
Một cành đào Nhật Tân
Chao ơi mùa xuân xứ Bắc
Ta mang mùa xuân đi và hứa sẽ mang về!
Thân Sài G̣n, vương nhớ một vùng quê!...
Trần Vĩnh
Bài thơ này đă được chọn đăng trong tập thơ “Thăng Long-Hà Nội trái tim tôi” sau cuộc thi Sáng tác thơ và phổ nhạc từ thơ do NVHTN, báo Sài G̣n GP và Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa tổ chức năm 2009. “CD T́nh ca 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” không có ½ chữ ghi tác quyền của tác giả Trần Vĩnh. Đến đây, người viết chợt nhớ lại Linh Phương và bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” đă được phổ thành bản nhạc một thời nổi tiếng miền Nam Việt Nam qua tiếng hát Thái Thanh. Bài hát “Kỷ vật cho em” do Phạm Duy phổ nhạc 40 năm trước cũng chỉ đề tên tác giả bài thơ là Vô danh.
Cũng như Nguyen Viet Dzung, người viết sắt đấn ĺ buồn nôn khi bấm vào YouTube để nghe bài “Bất chợt Sài G̣n nhớ Hà Nội” (Suddendly Sai Gon miss Ha Noi).
Ngay những khung ảnh đầu tiên người xem đă được những hàng chữ chạy ở đầu bài hát giới thiệu ca sĩ và nhạc sĩ; như thế th́ có ǵ để phải buồn nôn?
Thưa bạn đọc, thưa hai ca sĩ và nhạc sĩ người ta mở CD để nghe nhạc chứ có phải là dạng chân cho ca sĩ lấy pap smear hay làm hymenoplasty hay chổng mông làm hemorrhoidectomy đâu mà phải ghi là Dr. Khanh Van.
Đúng là hạng hănh tiến, đi hát mà cũng phải vác theo cái nạng khoa bảng không phải lối. Dán cái “Dr.” và trang b́a bản nhạc cũng không làm ca sĩ phát âm “Sắt đấn ĺ Sài G̣n rên phôn ĺnh” (Suddenly Sai gon rain’s falling) chuẩn hơn được.
Chưa hết, cái bệnh cắm ống đu đủ vào đít tự thổi của Trần Dân Tiên nó vẫn c̣n di hại cho đến ngày nay. Mời bạn đọc thưởng thức khung h́nh sau, cũng trong video “Suddenly Sai Gon miss Ha Noi”.
Thần kinh ngượng của ca sĩ đă vào thời kỳ sơ cứng hay đă liệt mất rồi.
Một bài hát khác trong “CD T́nh ca 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” khiến người viết phải lắng nghe là bản “T́nh đất đỏ miền đông” (Love for Eastern red Earth) của Trần Long Ẩn, Chủ tịch Hội Âm nhac TP Hồ Chí Minh, người đă hồ hởi hoan hô, khích lệ những “flower bud” đi “toàn cầu hoá âm nhạc Việt Nam trong thời ḱ hội nhập”, đă đóng triện son, kư tên và hoành tráng giới thiệu BSP Entertainment.
Lư do khác để người viết ṭ ṃ muốn nghe bài “Love for Eastern red Earth” của Naked Dragon Hiding v́ cảm tính của một người Sài G̣n, mến yêu tính t́nh người dân miền Nam nước Việt.
Bấm vào tựa bài hát để vào nghe nhạc, khung ảnh đầu tiên xuất hiện lại là một bất ngờ lư thú khác cho người viết v́ ca sĩ bài này là một người đàn ông bảnh choẹ ngồi ghế da trong pḥng làm việc trước kệ sách tham khảo xếp thẳng tắp (để chụp h́nh). Ca sĩ mặc áo trắng, đeo kính trắng aviator, tóc chải ngược ra sau, một nửa có vẻ như bác thợ hớt tóc, nhưng nửa kia làm người viết nhớ lại thần tượng Út Trà Ôn năm xưa. Nói thiệt, không xâm xoi, không thiên vị, không v́ t́nh cảm riêng tư, sau khi nghe tất cả ca sĩ của “T́nh ca 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội” người viết kết cái giọng ca của ca sĩ đàn ông này hơn xa hai cô “sầu nái, sầu nai, ồ sầu nai” (Đỗ Quyên, Vân Anh) và dĩ nhiên cũng hơn cả ca sĩ “Sắt đấn ĺ Sài G̣n rên phôn ĺnh” Khánh Vân.
Mê mẩn theo giọng ca mang âm hưởng miền Nam, phê nhất là khúc “hợt bờ lất sẹt x́ tên ninh rét ít xô mế ni thài” (Heard blood shed staining it red so many times) người viết giật ḿnh khi nhạc dạo ở ½ video v́ một bất ngờ khác, bất ngờ cỡ lớn. Những hàng chữ đang chạy trên màn h́nh giới thiệu ca sĩ là tiến sĩ bác sĩ, (Dr. đằng trước, MD đằng sau và PhD th́ đi sau rốt) Giám đốc Clinique Tai Mũi Họng và Giải phẫu thẩm mỹ Lê Hành, kiêm Trưởng khoa Giải phẫu Thẩm mỹ Tạo h́nh tại Bệnh viện Chợ Rẫy và cũng là Khoa trưởng khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ Tạo h́nh tại Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh. Quá là phê! Chạy cùng internet, người viết đă t́m nghe được Lê Hành trong bài “T́nh đất đỏ miền đông” với giọng hát miền nam không chát chúa như tiếng hát Trọng Tấn.
Tiến sĩ, bác sĩ, ca sĩ và kiêm luôn vơ sĩ, đây mới là “multi talent, ồ mài gót” thứ thiệt.
* Source: http://www.dcvonline.net/php/modules...ticle&sid=7854
Bookmarks