Thích Nữ Ngọc Chi
A. DẪN NHẬP
Hai khát vọng thống thiết nhất của con người là hạnh phúc và chân lư. Lịch sử của nhân loại là lịch sử đi t́m kiếm hai đối tượng đó. Chúng ta sống trên hành tinh này với mục đích duy nhất là đem lại hạnh phúc cho ḿnh và cho người, chứ không phải để gieo rắc tang tóc và đau khổ cho nhau.
Trong thế giới đầy bóng tối và hận thù của đe dọa chiến tranh và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hăy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biết và t́nh thương bao dung. Đó cũng là bức thông điệp đức Phật để lại cho chúng ta, bức thông điệp kêu gọi nhân loại hăy phấn đấu để trở thành những con người toàn thiện, những bậc Thánh giả thoát khỏi mọi sự ràng buộc và đau khổ của kiếp nhân sinh.
Qua lăng kính Phật giáo, theo lời Thế Tôn dạy: “Cuộc đời và cả cuộc sanh tử chỉ là khổ đau”. Trong đó, con người là một hiện hữu phức tạp của một tổng thể tâm lư, vật lư, t́nh cảm, ư chí và trí tuệ, của quá khứ, hiện tại và tương lai, của sầu bi ưu khổ năo, của sanh già bệnh tử và muôn vàn khổ đau khác ràng rịt con người, khuấy đảo nhân loại trong bến mê, trong nhà lửa tam giới. “Vua chết nuốt chúng sanh, suy già nuốt tuổi trẻ, bệnh đến mạnh khỏe tiêu, người thế gian không biết” (Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ).
“Tất cả các thế gian, vật sống đều phải chết, thọ mạng tuy rất nhiều, rốt cuộc quyết phải hết. Lúc thạnh dần đến suy, hội họp quyết biệt ly, hoa niên được bao lâu, thinh sắc bị bịnh cướp. Các khổ chạy ṿng tṛn, trôi lăn không chút nghỉ, ba cơi đều vô thường, các cơi đâu có vui!”
(Kinh Niết-bàn)
Những bậc Thánh nhân thấy được thực tướng của sự vật. Tất cả đời sống đều là khổ năo và không thể có hạnh phúc thật sự bền vững trong một thế giới huyền ảo, mong manh, tạm bợ, vô thường, khổ, vô ngă. Không thể có hạnh phúc trường tồn vĩnh cửu trong một thế gian luôn luôn biến đổi, sinh diệt. Hạnh phúc của cuộc đời chỉ là sự thỏa măn một vài ước vọng, thật mong manh rồi chợt tắt “Khi ta vừa đạt được nó, th́ nó đă vội ĺa bỏ ta”.
Chính v́ trần thế bi ai, phù du, tạm bợ và các khổ đau vô thường, bất toại nguyện làm ta đau khổ. Chúng ta không muốn sống chung với người ta không ưa thích và cũng không muốn xa ĺa những người thương yêu. Những hoàn cảnh nghịch ḷng, trái ư và nghiệt ngă lắm lúc xảy đến đột ngột làm cho ta vô cùng khổ sở, khốn đốn.
Đối với người thế gian, chưa tỏ ngộ được chân tướng vạn hữu, th́ thọ hưởng dục lạc là hạnh phúc tốt đẹp duy nhất, như những t́nh yêu, vật chất, danh sắc, tài sản, quyền thế, danh vọng, địa vị …. Nếu sự nghiệp vật chất ấy được thâu đoạt bằng bạo lực hay bằng một phương tiện bất công nào khác, hoặc nếu sự nghiệp ấy được hướng theo một chiều lầm lạc, hay ta đem ḷng luyến ái nó, triều mến nó, th́ đó là nguồn đau khổ và phiền năo vô biên.
Chắc chắn rằng có hạnh phúc nhất thời khi mơ ước, lúc thọ hưởng dục lạc vật chất, nhưng hạnh phúc ấy quả thật ảo huyền và tạm bợ, mong manh và dễ mất. Theo đức Phật, vượt lên trên mọi dục lạc, cám dỗ, sân hận, si mê, … mới chính là hạnh phúc cao thượng và trường cửu.
Thế nhưng cuộc sống giả tạm, đổi thay và nhiều cạm bẫy vẫn luôn ŕnh rập kiếp người trong từng sát na, âm ba diệu pháp vang vọng khắp chân trời mà nhân thế vẫn c̣n ch́m trong bể khổ.
Chính trong sự khổ đau như xé ḷng đó, đức Phật Thích Ca đă ra đời, đem phương thuốc diệt khổ để cứu khổ cho chúng sanh, bằng vô số pháp môn phương tiện để ứng hợp với từng căn bệnh chúng sanh mà cho thuốc.
“Vườn Nai Phật chuyển pháp luân
Rống lên tiếng rống uy hùng thậm thâm
Đoạn sanh tử diệt mê lầm
Khai thông nẻo đạo pháp âm nhiệm mầu”.
(Tập Thư Tiểu Viên)
Suốt cuộc đời giáo hóa gần nửa thế kỷ, đến lúc trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật cũng chỉ tuyên bố rằng: “Này chư Tỳ Kheo! Xưa cũng như nay ta chỉ nói khổ và con đường diệt khổ”.
(Kinh số 22, Ví Dụ Con Rắn, Trung Bộ1, trang 319)
Điều này mang ư nghĩa: toàn bộ giáo lư đều được quy vào trong Tứ Thánh Đế. Thế nên có lần tôn giả Xá Lợi Phất đă tuyên bố: “Tất cả các thiện pháp đều bao hàm trong Tứ Thánh Đế, như dấu chân của các động vật đều thu nhiếp trong dấu chân voi”.
Phật giáo như thế, khởi hành từ thực tại khổ đau của cuộc đời, nh́n cuộc đời như cuộc đời đang là. Từ đây ta đi t́m nguyên nhân của khổ đau có mặt ngay trong chính cuộc đời này.
Phật giáo không liệt kê những khổ đau tưởng tượng, những nguyên nhân phi thực, bi quan yếm thế. Phật giáo phân tích tỷ mỹ và quan sát tận tường, sự quan sát này dẫn đến tri kiến chơn chánh thực tướng của vạn hữu. Chân lư này phải được chứng ngộ bằng con đường Bát Chánh Đạo, đó là con đường dẫn đến Niết-bàn.
Nhận thức về cuộc đời của Phật giáo là nhận thức rất khách quan và rất như thật. Thái độ sống của Phật giáo là thái độ sống “Trung đạo” xa ĺa các thái cực hành khổ hay phóng túng trong dục lạc. Phật giáo nói đến sự sống của con người một cách thiết thực, rất nhân bản, khoa học và hoàn toàn không dựa trên một niềm tin siêu h́nh nào. V́ lợi ích thiết thực là giải thoát. Phật giáo đưa ra quan điểm về vũ trụ, về nhân sinh để người ta có thể hiểu biết đúng đắn và hướng nội tâm về con đường tu tập, hầu thoát khỏi các nỗi đau khổ sanh tử.
Hơn 25 thế kỷ đă trôi qua, giáo lư Phật Đà vẫn luôn tồn tại với thời gian, vẫn đi vào ḷng người và không có ǵ chống trái với thực tế, với đà tiến hóa của nhân loại. Cho đến nay, những phát hiện mới của khoa học về3B vũ trụ, về% con người càng khẳng định tính chất đúng đắn, khách quan trong giáo lư của đức Phật.
Trong kinh Tương Ưng V phẩm Chuyển Pháp Luân, trang 424 có ghi lại bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật là “Tứ Đế”. Bài pháp đầu tiên này là bức thông điệp cứu độ loài người, là tinh yếu cốt lơi, là giáo lư chân thật, tối thượng, thiết thực, cụ thể. Con người là gốc khổ đau và sự giải thoát của chính ḿnh. “Khổ và con đường diệt khổ” là con đường chân chánh “Trung đạo”. Tám phương cách cần để tu tập.
Nói là bốn Thánh Đế, nhưng thật sự ra chỉ có một sự thật muôn thuở: “Ai thấy rơ khổ đế th́ người ấy đồng thời cũng thấy suốt Tứ Thánh Đế đúng như Thế Tôn dạy: “Người nào thấy được khổ, cũng thấy được sự phát khởi, sự chấm dứt và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ”. (Tạp A Hàm câu 437)
Quả thật đó là một chân lư bất diệt, một con đường rất thiết thực và hiện tại cho những ai muốn t́m hạnh phúc và sự b́nh an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Bất cứ ai với ḷng quyết tâm và thiện ư đều có thể đi trên con đường này để đạt được hạnh phúc miên viễn cho chính bản thân ḿnh.
Khi ta thấy đúng sự thật là ta đang ở trong một cuộc chiến vô vọng, nếu ta cứ tiếp tục đ̣i hỏi dục lạc và bảo vệ cái tôi của chính ḿnh, là ta đang đi trên con đường đạo và đó là giây phút tuyệt vời, có thể t́m hiểu và chứng nghiệm được vị ngọt của Thánh quả. Chỉ có thực hành mới giúp ta kiện toàn đạo đức và phát triển tâm linh.
Suốt cuộc đời tu tập, truyền bá gần nửa thế kỷ, đức Như Lai không khi nào có bàn tay nắm lại của một đạo sư. Tất cả những kinh nghiệm máu xương đều được Ngài truyền dạy cho đệ tử. Hăy y cứ vào những lời Phật dạy mà phụng hành th́ sẽ được giác ngộ và giải thoát. Đó là tự mỗi người phải nổ lực và nương tựa vào chánh pháp, không nương tựa vào một ai khác “Các ngươi hăy tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi, thắp lên chánh pháp, đừng thắp lên với một pháp nào khác, hăy nương tựa vào chính ḿnh, nương tựa với chánh pháp”. (Hảy Tự Ḿnh Thắp Đuốc Lên Mà Đi-Bd HT Minh Châu, xb 1999)
Suốt 45 năm thuyết pháp đức Phật đă để lại một kho tàng kinh điển vô giá đă được các vị Thánh Tăng kiết tập và hậu thế hoằng truyền đến ngày nay. Nội dung tam tạng kinh điển gồm thâu không ra ngoài con đường thắp lên ngọn đuốc trí tuệ soi sáng cho ḿnh và tha nhân bằng ư chí tự lực, tự cường, bằng sự nghiên cứu t́m ṭi, thực tu, thực chứng của chính bản thân ḿnh. Thấm thía lời Phật dạy, trải qua hằng bao thế kỷ, chư vị tiền bối, lịch đại tổ sư đă thực sự sống một cuộc sống hạnh phúc chân thật khi thực hành theo lời dạy của đức Phật. Các Ngài luôn là tấm gương sáng ngời cho đàn hậu thế noi theo.
Để hoàn thành bản luận văn này, người viết đă tham cứu nhiều tài liệu Phật học. Trải qua bốn năm dưới mái trường Học Viện, con đă được thấm nhuần lời dạy của các bậc Tôn Sư và các vị thân Giáo sư, thế nhưng con thiết nghĩ, những nhận thức kia chỉ là hạt cát trong ḷng đại dương mênh mông, giữa biển Phật pháp bao la không bờ mé. Nhưng người viết cũng đành chấp bút để làm tṛn bổn phận của một sinh viên theo lời chỉ dạy của Hội Đồng Điều Hành Học Viện. Đồng thời được sự giúp đỡ, động viên của chư vị Tôn sư, con mạnh dạn chọn đề tài “Cuộc Đời Qua Lăng Kính Phật Giáo” làm bản luận văn tốt nghiệp của ḿnh. Bằng thủ pháp lập luận, dẫn chứng, chứng minh, phân tích người viết hết sức cố gắng hoàn thành bản luận văn, nhưng với hiểu biết nông cạn của ḿnh không làm sao tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quư Ngài từ bi chỉ giáo.
Cuộc sống của tha nhân vẫn đang trôi chảy theo ḍng đời bất tận, nó đi đi măi có chờ đợi ai. Ta là ai, ta đang làm ǵ? Khổ đau và hạnh phúc ở đâu? Hay tất cả đang là câu hỏi lớn không có sự hồi âm thỏa đáng. Để thật sự t́m được câu giải đáp này, nhận thức được “Cuộc Đời Qua Lăng Kính Phật Giáo”, chúng ta hăy thông qua đạo lư “Khổ Thánh Đế” mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đă chỉ dạy.
“Thời gian đang săn đuổi
Ta chạy về nơi đâu?
Hay nhịp chân thanh thản
Ta về với nhiệm mầu”.
(Những Bước Chân, Tiểu Viên, trang 95)
B. NỘI DUNG
I. Nhận Thức Về Cuộc Đời. Luận Về Chữ Khổ Của Con Người.
Kiếp người mong manh, phù du, tạm bợ và đầy thống khổ tang thương, nhưng dưới ánh sáng của đạo Phật, khổ đau nhưng không hề tuyệt vọng, như từ dưới bùn nhơ vẫn vươn lên những đóa sen thơm ngát tỏa hương dâng cho đời.
Đạo Phật nhận chân cuộc đời đau khổ là sự thật luôn khống chế tâm thức mọi người, luôn gắn liền với kiếp sống của con người, con người bị ràng rịt và không sao thoát khỏi sự thật thống khổ đó, khổ đau đă do sự kết tập truyền kiếp của mỗi người để tạo thành nghiệp dĩ, khổ đau c̣n do sự cộng tập của chúng sanh. Đạo Phật đă đặt trách nhiệm về nghiệp dĩ của mỗi người trong tay chính mỗi người, trong thực tế của hoàn cảnh. Con người không thể lẫn trốn thực tại được và lẫn trốn thực tại chính là chui vào lớp vơ vô minh nguy hiểm, tức là đă đầu độc nhận thức để đành buông xuôi theo nghiệp lực, theo ṿng xoáy của luân hồi sanh tử, của khổ đau triền miên. Mọi hiện tượng vật lư đều bị nằm trong định luật vô thường, ảo hóa, sanh diệt biến dị, như bóng trăng, bọt sóng, như mộng huyễn bào ảnh. Như Thiền Sư Vạn Hạnh nói:
“Cuộc đời như áng mây bay
Trăm năm như cái nhướng mày đó thôi”.
Mọi hiện tượng tâm lư đều nhuộm màu thống khổ, đau thương, tuyệt vọng, ư thức bị quay cuồng trong vọng niệm giả tạo, sướng khổ vui buồn, hờn giận yêu ghét … luôn khát vọng để rồi thất vọng và khổ đau triền miên trải dài theo năm tháng, theo nhịp hối hả của thời gian.
“Tuồng huyễn hóa đă bày ra đấy,
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau.
Trăm năm c̣n có ǵ đâu,
Chẳng qua một nắm cỏ khô xanh ŕ”. (Sđd, câu 101-104)
Thân người như bọt nước trong bể khổ, ngẫm nghĩ cho cái thân phận nổi trôi trong phù thế, những cánh bèo trôi dạt trong bến mê, bị lạc lối lênh đênh như lục b́nh trên sóng nước “Khi hiểu ra th́ than ôi!”
“Mùi phú quư nhữ làng xa mă,
Bă vinh hoa lừa gă công khanh.
Giấc nam kha khéo bất b́nh
Bừng con mắt dậy thấy ḿnh tay không”. (Sđd, câu 81-84)
Tuy người đời thấy vô thường là khổ nhưng họ lại chấp chặt vào ḷng khát ái và tự ngă, nên khổ đau th́ lại thở than, càng than thở càng thấy khổ đau thống thiết.
“Gót danh lợi bùi pha sắc sám,
Mặt phong trần nắng táp mùi dâu.
Nghĩ thân phù thế mà đau,
Bọt trong bể khổ, bèo đầu nước trôi”.
(Cung Oán Ngâm Khúc, câu số 65-68)
Khổ đau thật sự theo Phật giáo không phải v́ vô thường, mà v́ ḷng tham ái, chấp thủ. Do ḷng tham ái muốn nắm giữ cuộc sống không ngừng trôi chảy biến dịch mà cảm thấy khổ đau. Phật giáo đi sâu vào bản chất khổ đau, thấy được sự thật, căn nguyên của từng nỗi khổ đau và t́m phương pháp làm triệt tiêu, chuyển hóa chúng.
II. Nhận Thức Sự Thật Về Khổ Đau (Dukkha) Trong Phật Giáo
(Chân Lư Thực Nghiệm Về Khổ)
1. Trầm Tư Về Cuộc Đời
Những bậc vĩ nhân như các triết gia, thi sĩ, văn sĩ cũng như thái tử Tất Đạt Đa đă từng có những giây phút trầm tư về cuộc đời, về những khổ đau của nhân loại, đau khổ c̣n gợi cho các văn thi sĩ sáng tác những tác phẩm bất hủ. Chẳng hạn qua bài hát “Trở Về Cát Bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
“Này là nhà lớn, lầu vàng son, này là lợi danh, chức quyền cao sang, có nghĩa ǵ đâu sẽ mất người ơi, như nước trôi qua cầu. Này là lời hứa, lời thủy chung, này là t́nh yêu chót lưỡi đầu môi, có thế mà thôi sẽ mất người ơi, như áng mây cuối trời”. V́ cuộc đời đen bạc, nhạc như nước ốc, bạc như vôi nên nhạc sĩ lại tha thiết gởi gấm ḷng ḿnh “Cuộc sống mong manh xin nhắc ai đừng đổi trắng thay đen”.
Xuân Diệu cũng có nhiều trăn trở, khắc khoải về khổ đau của kiếp người, cuộc đời đối với nhà thơ thật buồn theo giọt lệ lăn dài theo thời gian:
“Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi trong giọt lệ giữa không trung
Trong những đời đau khổ ấy tôi sinh
…
Như đoạn kết nỗi buồn trong thiên hạ
Như góp thu giọt lệ của muôn đời.
Máu của linh hồn và nước mắt
C̣n rơi biết tới thuở nào trôi!”. (Sđd-câu 72-83)
Hay như Thái tử Tất Đạt Đa sau khi thăm bốn cửa thành, chứng kiến các khổ đau kiếp người. Ngài buồn ủ rũ giữa cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh.
“Em ơi!
Làm sao nguôi quên
Trước thời gian hung hăn
Làm sao ngăn cản
Cảnh vật chẳng điêu tàn
Mắt trong của em rồi sẽ mờ đục
Môi đỏ của em rồi sẽ úa màu!
Xuân xanh hạnh phúc là hư thật?
Cay đắng làm sao hóa ngọt ngào”. (Ánh Đạo Vàng của Vơ Đ́nh Cường)
Từ tư duy về nỗi khổ sanh lăo bệnh tử của kiếp người, Ngài không muốn thứ hạnh phúc tạm bợ, mong manh. Ngài muốn t́m con đường giải thoát cho ḿnh và tất cả chúng sanh. Ngài đă mở ra cho nhân loại một nhận thức mới, một lối sống mới để có thể cảm nhận nguồn hạnh phúc vĩnh hằng từ cuộc sống thực tại.
2. Sự Thật Của Khổ Đau.
Khổ là nguyên lư chạy dài và bao trùm hệ thống tư tưởng Phật giáo, “Khổ” là một chân lư thực nghiệm, không những chỉ sinh, lăo, bệnh, tử mới là khổ. C̣n bao nhiêu cái khổ khác đầy phiền toái. Nhận thức cái khổ (Dukkha) nghĩa là phải nhận chân một cách rơ rệt và xâu xa tính cách vô thường, vô ngă chống đối nhau của vạn sự, vạn vật. Con người phải thực nghiệm một cách sâu sắc, thâm thúy cái “Khổ” ấy, cái sự thật vô thường, vô ngă, bất tịnh và mâu thuẫn ấy. Có như thế con người mới đặt vấn đề cần thiết. T́m nguyên do sự khổ và phương pháp diệt khổ.
Chính v́ khổ đau của chúng sanh là đôỉng lực đưa đến sự thị hiện của chư Phật ở thế gian.
“Khổ” do chữ “Dukkha” mà ra, “Du” nghĩa là khó, “Kkha” là chịu đựng, là những kham nhẫn, là đau khổ. Tàu dịch là Khổ, nghĩa là đắng. Nói rộng ra “Khổ” là trạng thái bất như ư, mọi khát vọng chủ quan bị bác bỏ, thiếu hụt mọi thứ, là cái ǵ khó chịu đựng lâu dài, khổ có thể về t́nh cảm, về tinh thần, khổ về thân xác và mọi thứ khách quan chung quanh. Khổ là một kinh nghiệm mà bất cứ hữu t́nh nào cũng thể hiện hơn một lần ngay cả bản thân ḿnh, không nhiều th́ ít không một ai trốn khỏi cả.
Có một số người cho rằng đời là một bữa tiệc dài, không hưởng thụ cũng uổng. Do đó họ không để lỡ một dịp nào để hưởng thụ những khoái lạc vật chất. Nhưng họ không hiểu rằng những khoái lạc ấy là hư ngụy, giả tạm, giả dối, lừa phỉnh như người khát mà uống nước mặn, càng uống lại càng khát bởi ḷng tham của con người là vô cùng, là túi tham không đáy, càng mong ước, khát vọng th́ lại càng khổ đau.
Có bao nhiêu thứ khổ? Kể sao cho hết tất cả sự khổ của thế gian bởi sự khổ đau th́ vô cùng. Song căn cứ theo kinh Phật có thể phân loại ra ba thứ khổ (tam khổ) hay tám thứ khổ (bát khổ).
a) Ba khổ là:
Khổ khổ.
Hoại khổ.
Hành khổ.
1) Khổ Khổ:
Khổ khổ là cảm giác khổ đau về thân tâm hiện tiền, là sự bất toàn, không ổn, là vô thường, hoại diệt, kham nhẫn khó chịu, là cay đắng … Nói rộng ra “Khổ” là trạng thái bất như ư, mọi khát vọng chủ quan bị bác bỏ, thiếu hụt mọi thứ, là cái ǵ khó chịu đựng lâu dài, khổ có thể về t́nh cảm, về tinh thần, khổ về thân xác và mọi thứ khách quan chung quanh. Khổ là khổ không thể nói khổ là vui, không thể nói sanh lăo bệnh tử là vui vẻ hạnh phúc. Khổ là khổ, không ai có thể nói khác đi được.
Mỗi chúng sanh tự ḿnh là nạn nhân của bao nhiêu cái khổ, cái xấu xa. Thân thể chứa đầy bất tịnh, mạng sống mong manh lại thường sanh ra bệnh tật, đau yếu và những biến cố xảy ra chung quanh khiến cho con người không thể không lo âu và sợ hăi, không biết cái chết đến lúc nào và chết ra sao? Nên đối với sự sống chết, bệnh tật, đau yếu lại cộng thêm vào đó những thiên tai, băo lụt, động đất … con người không thể làm chủ được cho chính bản thân ḿnh. Chỉ có diệu pháp thần dược của đức Phật mới có thể làm cho con người thăng hoa, vượt lên tất cả những khổ đau của cuộc đời.
2) Hành Khổ:
Đứng về mặt vật chất con người bị hoàn cảnh bên ngoài chi phối, phá hoại. Về tinh thần lại không thể tự chủ, yên ổn, an vui … trong từng phút, từng giây, từng sát na. Thân thể và tâm hồn con người âm thầm thay đổi không ngừng, thường bị dục vọng lôi kéo trong vọng tưởng, tà kiến, vô thường chấp là thường, vô ngă chấp là ngă … nên bị luân hồi sanh tử triền miên.
Đức Phật dạy rằng: “Thực tế cuộc đời người ta ngắn ngủi, giới hạn, phù du, đầy khổ năo, dày ṿ. Nó giống như giọt sương buổi sáng tan đi khi mặt trời vừa mọc, nó giống như bọt nước, như một đường vạch trên nước, như một ḍng thác cuốn đi tất cả những ǵ nó gặp và trôi chảy măi không ngừng, nó giống như con vật tại ḷ sát sinh, lúc nào cũng đương đầu với cái chết”.
(An,III,70)
Tất cả mọi sự vật trên đời, đau khổ là một quá tŕnh được tạo tác mà nguồn gốc là từ con người, là nguyên nhân chính yếu của nỗi khổ đau. Xét kỹ hơn, tâm hồn c̣n bị chi phối bởi tiềm thức nó sai sử một cách mănh liệt trong mỗi ư nghĩ, mỗi hành động như buồn, giận, ghét, thương. Con người c̣n bị chi phối bởi dục vọng, tiềm thức và luôn chịu dưới sự điều khiển của chúng. Đó là Hành Khổ.
3) Hoại Khổ:
Trong kinh Kim Cang đức Phật dạy: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, vạn vật trong vũ trụ đều bị vô thường chi phối, đều phải biến chuyển không ngừng, chúng bị sanh, trụ, dị, diệt hoặc thành, trụ, hoại, không.
Chúng ta đang ở trong cuộc chiến đấu để được trường tồn, nhưng không có ai c̣n hiện hữu khi cuộc sống của người ấy chấm dứt. Muốn có được dục lạc, ta cũng phải tranh đấu vật vă không kém nhưng điều đó cũng vô vọng, v́ dục lạc và hạnh phúc thế gian tạm thời, chóng qua. Chúng đều phải bị hoại diệt, ta hoàn toàn bất lực trước thời gian.
Chúng ta đang sống một cuộc đời thiếu ư nghĩa, nếu chúng ta cảm thấy rơ rằng ḷng ham muốn của chúng ta khó có thể thỏa măn th́ ta phải t́m phương cách thoát ra những cảnh khổ mà ai ai cũng phải chịu. Muốn đạt đến mức tự vượt con người không chỉ tự nhận khổ đau với sự thật hiện tại, mà c̣n phải biết nguồn gốc của sự khổ đau đến từ đâu.
“Niềm vui qua mau quá
Nỗi buồn sao mênh mang?
Thuyền trôi trong bến lạ,
Nhiều cay đắng bẽ bàng.
Nh́n đời qua ảnh củ,
Treo trong nhà u mê.
Th́ làm sao mỗi sáng,
Thấy xuân nhẹ bước về?”
(Cây Đời Màu Xanh của Tiểu Viên, Thiền ca 99)
b) Bát Khổ.
Phật học c̣n nói đến tám thứ khổ thế gian đó là sanh khổ, lăo khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ. Tám thứ khổ này quay cuồng chúng sanh trong ṿng xoáy tội lỗi, nhiễm ô, hụp lặn trong biển đời dâu bể.
1) Sanh Khổ:
Nói đến sanh khổ, Phật học thường nhấn mạnh hai điểm là khổ trong lúc sanh và khổ trong đời sống.
Kinh dạy rằng: “Mỗi mỗi loài chúng sanh trong từng giới loại, sự sản xuất, xuất sanh, xuất thành, tái sanh, sự xuất hiện của các uẩn hoặc sự đắc thành các căn gọi là sanh”. (Trung Bộ III, Đế Phân Biệt Tâm Kinh, tr 471)
a. Khổ trong lúc sanh: “Với con người, sanh có nghĩa là từ khi kết thai cho đến khi ra đời, sự kết thai khởi đầu đă là khó khăn, phải có ba điều kiện thai nhi mới h́nh thành nghiệp thức, tinh khí của cha mẹ và phải trong thời kỳ người mẹ có thể thụ thai” (Kinh Đại Duyên, Trường Bộ III)
Chín tháng trong ḷng mẹ, với thai nhi là cả thời gian dài dằng dặc và hăi hùng. Khi th́ nghe nóng như ở sa mạc nắng cháy, khi th́ nghe như ở giữa tuyết lạnh. Thức ăn và những chuyển biến của người mẹ đều có ảnh hưởng mạnh vào thai nhi. Thai mỗi ngày mỗi lớn th́ người mẹ phải mệt mơi nặng nề, đi đứng khó khăn. Thai nhi tăng trưởng và h́nh thành ngoài sự mong muốn của ḿnh, đây là điều khổ lớn.
Lại nữa, nghiệp thức vào thai là kết quả của ái, thủ, hữu, vô minh, khiến quên hết những ǵ thuộc về đời sống quá khứ của ḿnh. Đây là điều khổ lớn khác.
“Thảo nào khi mới chôn nhau,
Đă mang tiếng khóc ban đầu mà ra.
Khóc v́ nỗi thiết tha sự thế,
Ai bày tṛ băi bể nương dâu”.
(Ôn Như Hầu)
b. Khổ Trong Đời Sống: Về phương diện vật chất hay tinh thần, đời sống đều có nhiều điều khổ sở.
Về vật chất, con người đ̣i hỏi những nhu cầu thiết yếu như món ăn, thức uống, đồ mặc, nhà ở, thuốc men. Muốn có những nhu cầu ấy con người phải cần lao kham khổ, đổ mồ hôi sôi nước mắt, cực nhọc vô cùng … mỗi người một cảnh khổ khác nhau, giàu cũng khổ, nghèo cũng khổ … không thể nói cho hết được những khổ đau của kiếp người trong cơi thế.
Về phương diện tinh thần, đời người cũng có nhiều điều khổ sở, khổ về tinh thần c̣n khủng khiếp hơn nhiều, hơn cả những thiếu thốn vật chất. Về sự học hỏi, thực nghiệm từng trải của con người lắm khi phải trả một giá rất đắt, ta phải bị phỉnh gạt, lừa dối, áp bức, kẻ nọ oán thù, người kia ganh ghét …. Con người phải luôn đối phó với bao t́nh huống, có khi vui vẻ hạnh phúc nhưng lắm lúc cũng trớ trêu nghiệt ngă không cùng … niềm vui chỉ thoáng qua rồi chợt tắt, c̣n nỗi đau khổ cứ trải dài theo năm tháng, theo nhịp gơ khắc nghiệt của thời gian.
2. Già Là Khổ:
“Sự niên lăo, sự hư họai, trạng thái rụng răng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn biến hoại. Như vậy gọi là già”.
(Đế Phân Biệt Tâm Kinh, Trung Bộ III, tr 471)
Ai lại không muốn ḿnh trẻ măi, càng mong trẻ th́ càng thấy khổ và già. Già là sự kiện không ai mong muốn nó đến nhưng nó cứ đến, như hoàng hôn, như chiều tà, vùi chôn bao mộng ước. Có nhiều người chưa kịp già đă chết, hoặc chết từ trong bụng mẹ, chết khi c̣n ấu thơ …
Nếu trẻ là đẹp và đầy sức sống bao nhiêu th́ già càng ngược lại bấy nhiêu. Càng già, khí huyết càng hao ṃn, tóc bạc, da nhăn, mắt mờ, tai điếc, các căn suy hoại …. Già cướp đi sức khỏe, cướp đi cái thứ hạnh phúc của ăn, mặc, ngủ …. Nó như con ngựa bất kham trên đường dài ngàn dặm … Ở đó, cái chết đang tiến gần, cái mà mọi người đều sợ hăi.
“Già nua là cảnh điêu tàn,
Cây già cây cỗi, người già người suy”.
Tiết thương cho tuổi trẻ đă trôi qua, mà cuộc đời này ta c̣n lại ǵ? Tuổi già, bóng xế trăng lu, mờ mờ một áng mây trôi cuối trời.
“Già lụm cụm mắt mờ tai điếc,
Thời tráng niên oanh liệt c̣n đâu?”
Thật đúng là “Lăo khổ”.
3) Bệnh Khổ:
Thân tứ đại có ai thoát khỏi bệnh đau, bệnh hành hạ xác thân con người, làm cho nó khổ sở, đau đớn khó chịu. Đă đau bất luận là đau ǵ, từ cái đau lặc vặt như chóng mặt, nhứt đầu … đến như đau trầm trọng như đau tim, gan, bao tử … đều làm cho con người phải rên xiếc, khổ sở, khó chịu, không ăn được, ngủ được. Nhất là những căn bệnh trầm kha lâu ngày khó chữa th́ lại càng hành hạ xác thân, thân thể đau nhứt mơi mệt, chán đời, cầu chết không được, cầu sống không xong, dở dở ương ương ngày qua tháng lại thật là khổ sở, than ôi!
Thân đă đau mà tiền lại hết, có nhiều người sau một trận đau, chỉ c̣n hai bàn tay trắng, cho nên ngạn ngữ có câu: “Bệnh th́ giỏi cũng thành dở, giàu thành nghèo, sang cũng thành hèn”.
Ngoài ra, bệnh c̣n làm cho cha mẹ, bà con, anh em, quyến thuộc buồn rầu, lo sợ, hao tiền tốn của, mệt mơi trăm bề. Thật đúng là bệnh khổ.
(Tiếp theo bên dưới)
Bookmarks