Tạp Chí TRẺ trong Số Tháng Tư có bài tường thuật Cuộc Nói Chuyện giữa Phóng Viên Trẻ và Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai.
Tôi cảm khái khi đọc bài này, tôi trích đăng mời quí vị cùng đọc.
Lời nói đầu của Phóng viên Tạp Chí Trẻ:
Qua lời giới thiệu của anh Nguyễn Trọng Tuấn, một Cựu Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến, thành viên Hội Quảng Đà Dallas-Fortworth, Texas, đă đưa chúng tôi đến thăm Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai tại Trung Tâm Sinh Hoạt Người Việt Cao Niên Garland, Texas .
Chúng tôi đến Trung Tâm vào giờ ăn trưa của các cụ nơi đây và được bác Đỗ, Giám đốc Trung Tâm tiếp đón. Bác Đỗ nhờ người thưa với Cựu Thiếu Tường Đỗ Kế Giai là có nhà báo chúng tôi xin được gặp ông, và mời ông Tướng ra pḥng khách để cho chúng tôi được gặp, bác Đỗ cho chúng tôi biết ông Đỗ Kế Giai hôm nay không được khoẻ lắm.
Rồi tôi thấy Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai đi vào pḥng khách của Trung Tâm. H́nh ảnh một vị cao niên chống gậy vẫn không che được phong cách và uy nghi của một vị Tướng lănh từng một thời oai vũ.
Chân dung và tiểu sử Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai được ghi lại không đầy đủ như sau:
Ông xuất thân Khoá 5 Sĩ Quan Vơ Bị Đà Lạt, ra trường Tháng 4/1952, ông về phục vụ Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đóng ở Hà Nội. Năm 1954, ông là sĩ quan hành quân “Officier Adjoint” cho Thiếu tá Mollo ở Đồng Đế, Nha Trang, với cấp bậc Trung úy. Cấp bậc cuối cùng của ông là Thiếu Tướng Biệt Động Quân, chỉ huy Lực Lượng bảo vệ Sài G̣n cho tới khi nhận lệnh buông súng…
Những người đàn anh của tôi ở đây là những cựu Trung úy, cựu Đại úy đang làm thiện nguyện ở Trung Tâm, các anh lo bữa ăn trưa cho vài chục cụ người Việt cao niên ở đây, các cụ đang … nói chuyện, chơi cờ, xem ca nhạc Asia và chờ cơm. Thấy Thiếu Tướng đi tới các anh đến mời ông đến chiếc ghế êm ả nhất pḥng. Tôi cúi chào Thiếu Tướng.
Phóng Viên Trẻ: “Thưa bác, cháu là phóng viên Tạp Chí Trẻ. Xin được chào bác, chúc bác sức khoẻ. Xin được hỏi bác đôi điều …”
Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai: “Từ ngày xưa, tôi đánh giặc đă không thích kể chuyện đăng báo v́ kể lể chiến công với báo chí tôi cho là việc tự kể cho đối phương nghe, biết chiến thuật của ḿnh”
PV Trẻ: “Thưa bác, cháu xin không hỏi bác nhiều về những chuyện đă qua. Thay mặt Nhóm thực hiện báo Trẻ, cháu đến thăm hỏi sức khoẻ bác v́ được nghe bác đă tham gia sinh hoạt tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên Garland.”
CTTĐKGiai: “Nếu anh muốn hỏi ǵ th́ phải đợi tôi nói xong hăy hỏi tiếp, đừng hỏi ngang làm tôi quên chuyện tôi đang nói …”
PV Trẻ: “Thưa bác, bác có viết quyển hồi kư nào không?”
CTTĐKGiai: “Tôi không viết hồi kư v́ những đánh bóng cá nhân hay chạy tội trước lịch sử đều không phải là hồi kư. Theo thời gian, tôi chỉ nói ra những ǵ tôi thấy là cần thiết…”
PV Trẻ: “Cảm ơn bác đă trả lời. Xin hỏi bác đă đi “cải tạo” bao nhiêu năm?”
CTTĐKG: “Tôi không có đi cải tạo. Tôi đi tù.”
PV Trẻ: “Xin lỗi bác, cháu chỉ muốn dùng lời nói cho nó nhẹ nhàng thôi!”
CTTĐKG: “Ngày tôi đi phỏng vấn ở Trụ Sở ODP để sang đây, có người thông dịch viên cũng hỏi tôi một câu như thế. Tôi cũng trả lời rơ ràng như thế. Và ông nhân viên Mỹ nói luôn với tôi: “Mời ông kư giấy tờ để hoàn tất thủ tục.”
PV Trẻ: “Thưa bác, thời gian … ở tù của bác bao lâu?”
CTTĐKG: “17 năm thiếu 10 ngày.”
PV Trẻ: “Xin hỏi: Có phải bác là người đi tù sớm nhất và về trễ nhất?”
CTTĐKG: “Có thể. Ngày 15 tháng 5, 1975, họ đến nhà tôi, mời tôi đi họp nhưng thật ra là bắt tôi đi luôn từ đó. Lệnh tập trung những sĩ quan Quân lực VNCH vào Tháng 6, họ bắt tôi giữa Tháng 5. Có thể tôi là người đi tù sớm nhất!”
PV Trẻ: “Nhưng khi ấy họ chưa tổ chức kịp những trại tập trung th́ họ đưa bác đi giam ở đâu?”
CTTĐKG: “Khám Chí Hoà. Một năm sau họ đưa tôi từ Nhà Tù Chí Hoà đến Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cũ. Bữa sau nữa, họ đưa tôi ra Bắc.”
PV Trẻ: “Bác tù ở ngoài Bắc 17 năm. Khi trở về Nam, bác thấy miền Nam sau 17 năm kiểu cộng sản “giải phóng” thế nào?”
CTTĐKG: “Tôi không thích tiếng: giải phóng”!
Bác Giai im lặng-hồi tưởng. Mọi người im lặng-chờ đợi. Ở đây chỉ có những người trẻ làm thiện nguyện là đến trung tâm sinh hoạt cao niên này để phục vụ người già. Trong thái độ, ánh mắt, giọng nói của những người lính cũ, tôi cảm nhận được sự kính trọng Tướng Giai của họ như ngày họ c̣n tấm thẻ bài lính chiến trên ngực. H́nh như với những người lính cũ, kỷ luật quân đội vẫn sống trong họ.
Bác Giai nói tiếp: “Hôm đó trong trại tù, một người thuộc Mặt Trận Giải Phóng miền Nam nói với tôi: “… Trong Quốc ca của các anh có câu: Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng…, th́ hôm nay chúng tôi đă giải phóng cho các anh rồi! C̣n thắc mắc ǵ nữa!” Tôi nghe anh ta nói câu đó th́ tức đến chết được, để rồi tôi nói cho các anh nghe về lịch sử bài quốc ca của Quốc Gia VNCH …”
Cuộc nói chuyện ngưng v́ bác Đỗ đến mời vị Cựu Tướng đi ăn cơm, anh Tuấn và tôi được mời cùng ăn với vị Cựu Tướng. Bác Giai chống gậy, đi đứng đă có phần khó khăn, nhưng vẫn đi được một ḿnh. Nh́n bác tự lo cho ḿnh bữa ăn, tôi không biết ngày xưa, cấp Tướng th́ có bao nhiêu người phục vụ? Tôi thấy ở ông phong cách tự tại, b́nh thản của một cụ già người Việt trong Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên. Một chút ngậm ngùi nổi lên trong ḷng tôi dù tôi thấy là vô lư. Bác Giai rất an nhiên, tự tại.
Tôi nói với bác Giai: “Hôm qua, cháu nói điện thoại với cô Kiều Mỹ Duyên. Cô gởi lời thăm bác.”
Ông ngồi yên như hồi tưởng lại những người quen biết cũ.
Thấy ông có vẻ xúc động, tôi hỏi thêm câu nữa: “Ngày xưa, chắc cô Kiều Mỹ Duyên đẹp lắm hả bác?”
Ông cười, nụ cười bí hiểm với ánh mắt trầm mặc sau làn kính cận dày. Nhưng sau đó … ông tỏ ra bớt “quạu”, chắc tâm tư sảng khoái nên ông ăn cơm thấy ngon.
Tôi hỏi: “Cơm ngon không bác? Cháu thấy món thịt kho rất ngon.”
Ông trả lời nhẹ nhàng: “Ngon hơn cơm tù”.
Trên chiếc bàn trải khăn trắng muốt, đơn sơ, mỗi người một đĩa cơm có thịt kho, cải xào, chén canh đậu hũ trắng nấu với cà chua và thịt bằm. Trước mặt có ly trà, trái chuối để tráng miệng. Một phần ăn trưa rất b́nh thường ở Mỹ, b́nh thường đến nỗi người ăn chỉ làm công việc ăn chứ ít ai nghĩ đến ân sủng của Ơn Trên đă ban cho lương thực hàng ngày hay công lao người nấu bữa ăn, hoặc tiền chợ có từ đâu? Nhưng nghe bác Giai vừa ăn vừa nói chuyện, mọi người như mới nhận thức ra giá trị của bữa ăn hàng ngày, bác nói:
“Từ ngày tôi ra tù đến nay, không bao giờ tôi b́nh phẩm về món ăn”.
Là một phóng viên chuyên thực hiện những cuộc phỏng vấn, nhưng lần này có lẽ là lần thứ nhất tôi không muốn đóng vai tṛ phóng viên đặt câu hỏi mà chỉ muốn ngồi nghe câu chuyện của một chứng nhân lịch sử, một trong những “Tự điển sống” hiếm hoi c̣n lại tới bây giờ. Những câu hỏi về lịch sử không phù hợp với không gian, thời gian. Từng câu hỏi như những mũi kim chích vào ung nhọt quá khứ, nó có cái “đă” của một vết thương mưng mủ được tuôn ra, nhưng tiếp theo sau là nỗi buồn vết sẹo không lành sau mỗi câu trả lời của vị Cựu Tướng. Tôi tự thấy ḿnh có lỗi trong những câu hỏi có thể gợi sự bất an, hay không vui trong ḷng vị Cựu Tướng nên tôi chuyển sang chuyện khác, may ra cuộc tṛ chuyện được vui vẻ hơn.
PV Trẻ: “Thưa bác, hiện nay bác đến Trung Tâm này sinh hoạt hàng ngày hay sao?”
CTTĐKG: “Không, một tuần tôi đến đây ba ngày thôi.”
PV Trẻ: “Vậy, những ngày ở nhà th́ bác làm ǵ? Bác đang sống với ai?”
CTTĐKG: “Tôi sống với hai người con trai của tôi, hai con tôi qua đây đă lỡ tuổi, dở dang mọi chuyện nên chúng không lập gia đ́nh. Công việc hàng ngày th́ tôi làm được ǵ th́ làm, được tới đâu hay tới đó.”
PV Trẻ: “Bác có thường xuyên liên lạc với bạn hữu và các vị tướng lănh xưa không ạ?”
CTTĐKG: “Ít khi. Từ hôm ra tù đă thế. Ngày ra tù, họ cho hay trong nửa ngày phải thu xếp rời trại. Tưởng chuyển trại thôi v́ tôi tin là tôi sẽ ở tù tới chết. Không ngờ họ cho về. Tôi với Thiếu tướng Trần Bá Di, Thiếu tướng Lê Văn Thân, Thiếu tướng Lê Minh Đảo là 4 người trong 100 người mà họ muốn giam tù cho tới chết. Nhưng nhờ sự đấu tranh của các chiến hữu, các vị đồng hương ở hải ngoại, tạo thành áp lực buộc họ phải thả chúng tôi. Bốn người chúng tôi là đợt cuối cùng trong 8 đợt thả 100 người tù cuối sổ. Lúc đợi xe đưa về Sài G̣n bốn chúng tôi tính với nhau: tôi sẽ được đưa về nhà trước v́ là người lớn tuổi nhất trong anh em, kế đến là Trần Bá Di, tới Lê Văn Thân. Lê Minh Đảo trẻ tuổi nhất, sẽ về sau chót. Nhưng khi xe đưa chúng tôi về đến Sài G̣n th́ những người áp giải chúng tôi làm ngược lại! Lê Minh Đảo được đưa về nhà trước nhất, tôi là người về nhà sau cùng.”
PV Trẻ: “Vậy, bác đúng là người đi tù trước nhất và về nhà sau cùng. Bác có không được vui về chuyện ấy không?”
CTTĐKG: “Từ những ngày cuối cùng của Tháng Tư, 1975, sau khi Tổng thống Thiệu và Thủ tướng Khiêm đă rời Sài G̣n th́ ngày 28, 29 Tháng Tư, tướng Times bên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp tôi đưa cả gia đ́nh tôi đi ra nước ngoài. Nhưng tôi quyết định ở lại v́ trách nhiệm.”
PV Trẻ: “Bác có ân hận về quyết đnh ở lại đó với 17 năm tù và về sau chót?”
CTTĐKG: “Không. Tôi đă làm tṛn trách nhiệm của một Tướng lănh với Tổ Quốc, với Quân đội, với đồng bào và đồng đội. Qua 17 năm tù tôi vẫn giữ tác phong, danh dự của Quân Lực VNCH. Những người bắt tôi c̣n đó, họ có thể không thích tôi nhưng họ không có ǵ để khinh tôi.”
PV Trẻ: “Đối với bên kia, th́ đă rơ về tác phong của bác. Nhưng đối với đồng đội, đặc biệt là với các vị Tướng đă bỏ nước ra đi vào những phút chót dầu sôi lửa bỏng, Bác nghĩ ǵ về họ?”
CTTĐKG: “Tôi quyết định ở lại v́ tôi thấy hành động như vậy là đúng. Nhưng không phải v́ vậy mà tôi công kích những người ra đi Tháng Tư năm 1975. Bởi v́ trường hợp mất Nam Việt Nam thật đặc biệt, không thể quy trách cho những người cầm súng giữ nước. Các đơn vị quân đội vẫn hiên ngang chiến đấu, chúng ta không hề bỏ chạy trước cộng quân. Quân đội phải buông súng v́ lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Do đó, nếu quư vị Tướng có ở lại trong nước th́ trước sau các ông cũng vô tù như tôi. Hơn nữa nhờ có một số chiến hữu thoát được ra hải ngoại nên về mặt chính trị mới có cơ hội tranh đấu cứu văn những người c̣n kẹt lại. Về mặt kinh tế, những người đi trước đa số đă thành công trong việc xây dựng được cuộc sống ổn định ở nước ngoài, nhờ đó ta có thể có thể tương trợ lẫn nhau. Bây giờ không nên nói nhiều nữa về chuyện đi hay không đi, đi trước - đi sau, mà mọi người nên, và phải cùng chung lưng xây dựng một lực lượng vững mạnh cả chính trị và kinh tế nơi thế hệ tương lai của người Việt tại hải ngoại.”
PV Trẻ: “Cảm ơn bác đă cho nghe về lịch sử và những biến động ở Sài G̣n cũng như miền Nam vào những ngày cuối cùng của nền Cộng Hoà. Trong tương lai, bác có suy tư nào để chia sẻ với những người đời sau?”
CTTĐKG: “Những ngày lễ, ngày Tết, đặc biệt là Ngày 30 Tháng Tư hàng năm, đều có những người trẻ t́m đến tôi để hỏi thăm. Tôi cảm ơn nhiều. Phần các cháu hỏi, th́ câu trả lời của tôi c̣n đó, đến năm sau có thể ta sẽ lại gặp nhau. Các cháu hăy làm đi, làm những ǵ có thể làm cho quốc gia, dân tộc chúng ta khá hơn, hay hơn.”
PV Trẻ: “Cảm ơn lời chỉ dạy của bác. Xin được chào bác và để bác nghỉ. Xin chúc bác được nhiều sức khoẻ để làm chỗ dựa tinh thần cho lớp trẻ dấn thân vào việc xây dựng tương lai chung của chúng ta. Kính chào bác.”
Khi ngồi nghe chuyện Cựu Tướng Đỗ Kế Giai sau bữa ăn trưa ở Trung Tâm Sinh Hoạt Người Việt cao niên, những câu hỏi tôi đă chuẩn bị để hỏi ông không có cơ hội được tôi nói ra v́ ḍng hồi tưởng của vị Tướng Già cứ tuôn chảy theo kư ức và tâm cảm của ông. Hai nữa có những chuyện tôi không muốn hỏi sợ làm ông buồn.
Thế rồi bác Đỗ lái xe đưa bác Giai về tư gia. Trongcuộc sống âm thầm nơi viễn xứ, những người lính cũ vẫn sống bên nhau với t́nh đồng đội ngày nào. Thật đáng kính phục những người Lính Chiến của một Quân Lực oai hùng nay không c̣n nữa.
Tôi trở về toà soạn, ngồi gơ keyboard viết những ḍng chữ này để Tưởng Niệm Tháng Tư gửi đến quí vị độc giả.
Tạp Chí Trẻ.
Bookmarks