Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 25

Thread: CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 55 - KHAI XUÂN QUƯ TỴ, CHIỀU 17/02/2013 - TƯỞNG NIỆN CÁC LIỆT SỸ HY SINH V̀ TÀU CỘNG

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 55 - KHAI XUÂN QUƯ TỴ, CHIỀU 17/02/2013 - TƯỞNG NIỆN CÁC LIỆT SỸ HY SINH V̀ TÀU CỘNG

    *17-2 No-U Hà Nội ra sân lần thứ 55 - Tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống Tàu cộng xâm lược


    * Tướng Vĩnh "Tại sao cấm chúng tôi tưởng niệm 17/2?"




















    KÍNH MỜI CÁC ANH CHỊ CÔ BÁC VÀ CÁC BẠN XEM QUA MỘT SỐ H̀NH ẢNH CỦA ĐỘI BÓNG ĐÁ NO-U VÀ CÁC CỔ ĐỘNG VIÊN RA SÂN CHIỀU NAY.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 20-02-2013 at 10:57 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674















    C̣n tiếp...

  3. #3

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH LÊN TIẾNG VỀ VIỆC CẤM ĐOÁN VIẾNG LIỆT SĨ


    THỨ HAI, NGÀY 18 THÁNG HAI NĂM 2013




    Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh:
    'Lẽ ra nhà nước phải tưởng niệm 17/2'
    Quốc Phương
    BBC Việt ngữ - Cập nhật: 16:32 GMT - chủ nhật, 17 tháng 2, 2013


    Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong giai đoạn 1974-1987, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phê phán nhà nước 'lảng tránh' kỷ niệm ngày Trung Quốc khởi động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc của nước này vào ngày 17/2/1979.


    Trao đổi với BBC từ Hà Nội hôm Chủ nhật, 17/2/2013, Tướng Vĩnhcho rằng nhà nước "lẽ ra" phải đứng ra tưởng niệm các "đồng bào, chiến sỹ đă hy sinh" nhưng ngược lại đă "không hề đoái hoài" trong khi vẫn kỷ niệm các sự kiện trong chiến tranh với người Pháp và người Mỹ.


    Vị cựu Đại sứ cũng b́nh luận về sự kiện của đa số báo chí, truyền thông chính thức trong nước tỏ ra "im lặng" và cho rằng nhiều tờ báo Việt Nam có thể đă chịu sức ép từ sự "chỉ đạo" của các cơ quan lănh đạo báo chí, truyền thông, với các tổng biên tập báo "sợ bị mất ghế" nếu đề cập sự kiện.Tướng Vĩnh cũng b́nh luận về việc sách giáo khoa ở nhà trường phổ thông Việt Nam được cho là không phản ánh và đề cập cuộc chiến giữa hai quốc gia láng giềng cộng sản trong chương tŕnh giáo dục, cũng như nhận xét về việc phải chăng chính quyền Việt Nam quan ngại Trung Quốc "mếch ḷng" và "trừng phạt" nếu nhắc lại cuộc xung đột 34 năm về trước.

    Mở đầu cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ, vị tướng năm nay 98 tuổi tường thuật việc ông và một đoàn nhân sỹ, trí thức và quần chúng bị lực lượng an ninh ngăn cản khi định dâng hương ở Tượng đài Liệt sỹ ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội hôm Chủ Nhật.

    "Đáng nhẽ ra việc đó nhà nước phải đứng ra viếng mới phải. Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đă hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của TQ"

    Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh


    C̣n tiếp...

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tướng Vĩnh: Chúng tôi nhớ tới ngày 17/2/1979, Trung Quốc họ đánh chúng tôi. Họ đưa 60 vạn quân tới đánh, giết hại đồng bào tôi và tàn phá mấy tỉnh biên giới của chúng tôi.

    Chúng tôi nhớ ngày đó, chúng tôi thương tiếc các chiến sỹ và đồng bào đă hy sinh trong trận đánh đó. Chúng tôi có mấy người đến dâng hương ở Đài Liệt sỹ trên đường Hoàng Diệu. Nhưng rồi công an không cho chúng tôi vào. Họ nói lư do này khác, rồi gọi điện thoại đi ở đâu không biết.

    Lúc họ nói vào cửa trước, lúc họ bảo vào cửa sau. Có lúc họ bảo vào 4 người th́ được, 5 người không được. Loanh quanh, cuối cùng họ cấm không cho chúng tôi vào.

    Th́ chúng tôi mấy người thương sót đồng bào và chiến sỹ hy sinh đó, chúng tôi đứng ở ngoài vái vái, rồi đi về thôi.Chúng tôi rất tiếc, không hiểu tại làm sao đối với các liệt sỹ và đ̣ng bào hy sinh mà người ta cấm chúng tôi không được viếng là thế nào.

    Đáng nhẽ ra việc đó nhà nước phải đứng ra viếng mới phải. Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đă hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.Chúng tôi lấy làm lạ lắm, mấy năm nay, đáng lẽ chính phủ phải làm việc đó. Đến bây giờ, ngày đó, chúng tôi tỏ ḷng thương sót đồng bào và chiến sỹ ta hy sinh, chúng tôi đến viếng một cách ḥa b́nh, chúng tôi không làm ǵ cả, chúng tôi không hiểu v́ sao lại cấm chúng tôi, không được vào viếng.

    Tôi không hiểu cấp trên nào mà lại vô cảm đến như thế.'Sợ TQ mếch ḷng?'

    BBC: Thưa ông, hay có ai đó lo ngại những cuộc tưởng niệm như vậy có thể làm "kích động tính dân tộc chủ nghĩa" và làm cho Trung Quốc mếch ḷng, rồi có thể dẫn tới trừng phạt họ?

    C̣n tiếp...

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Đoàn tưởng niệm 17/2 ở Hà Nội đang 'vái vọng' sau khi bị an ninh ngăn cản không cho vào Đài tưởng niệm

    Tướng Vĩnh: Tôi nghĩ rằng đó là việc của Việt Nam th́ Việt Nam làm. Việc ǵ phải sợ Trung Quốc không bằng ḷng. Hay việc ǵ phải theo ư kiến của Trung Quốc.

    BBC: Tại sao ở Việt Nam vẫn có những cuộc kỷ niệm Điện Biên Phủ, hay Điện Biên Phủ trên không, và gần đây là sự kiện Tết Mậu Thân 1968, trong khi Việt Nam vẫn duy tŕ quan hệ ngoại giao với Pháp hay Mỹ, mà sự kiện 17/2/1979 chính quyền lại im lặng và không có chủ trương kỷ niệm?

    Tướng Vĩnh: Tôi cho việc ấy là một việc rất không b́nh thường. Nhưng muốn hỏi tại sao th́ đề nghị các vị hỏi các nhà cầm quyền mới được. BBC: Việc sách vở giáo khoa ở nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay có vẻ 'vắng bóng đề cập' cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979, việc ấy nếu có, th́ có đúng không?

    "Nhưng tôi tin rằng những người Việt Nam có lương tri th́ họ đều muốn đưa lên, để cho con cháu biết chuyện ấy"

    Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

    Tướng Vĩnh: Tôi cho là không đúng. Đáng nhẽ ra, nếu chúng ta kỷ nhiệm những ngày đánh với Mỹ, thắng Mỹ, hay ngày Mỹ ném bom B52, th́ cũng đồng thời phải kỷ niệm những ngày mà nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc, xâm lược chúng ta. Thế mới là công bằng. Tôi không hiểu được các nhà cầm quyền của chúng tôi nghĩ thế nào.

    BBC: Khi cuộc chiến 1979 diễn ra và trong suốt thời gian hơn 10 năm, nhiều báo đài ở Việt Nam thường xuyên đưa tin về việc Trung Quốc xâm lược VN trong giai đoạn đó, nhưng hôm 17/2 năm nay, nhiều tờ báo ở Việt Nam im lặng, ông nghĩ thế nào?

    Tướng Vĩnh: Khó nhận xét lắm, đó là chuyện rất khó hiểu. C̣n các báo chí mà họ không dám đưa tin chắc đă bị các cơ quan phụ trách về tuyên truyền, truyền thông cấm đoán họ thế nào đó. Cho nên họ không dám làm. Nếu họ làm, họ sẽ mất chức tổng biên tập, cho nên họ sợ, họ không dám làm.

    Nhưng tôi tin rằng những người Việt Nam có lương tri th́ họ đều muốn đưa lên, để cho con cháu biết chuyện ấy.


    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh giữ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời gian 13 năm từ năm 1974-1987.

    Những năm gần đây, ông thường xuyên phát biểu, gửi thư, góp ư công khai về nhiều vấn đề chính sách, chiến lược tới chính quyền, trong đó ông lên tiếng kiến nghị về các vụ việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, cho người nước ngoài thuê rừng đầu nguồn, thay đổi Hiến pháp sao cho dân chủ và tự do thực sự v.v....

    Nguồn :BBC


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...vinh_inv.shtml

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    *Nhiều báo im lặng trong ngày 17/2




    Tưởng niệm các liệt sỹ cuộc chiến Việt - Trung 1979 ở Hà Nội


    Nhiều báo chính thức của Việt Nam đă im lặng trong ngày 17/2, ngày đánh dấu 34 năm xảy ra cuộc chiến Việt-Trung ở biên giới phía Bắc, trong khi một đoàn tưởng niệm do một cựu bộ trưởng dẫn đầu bị "ngăn chặn" và "làm khó dễ" ở Thủ đô.

    Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói với BBC ông và các thành viên của đoàn tưởng niệm đă bị lực lượng an ninh "cấm" dâng hương tưởng niệm và cho rằng đây là một hành động "rất không b́nh thường."

    Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh chất vấn việc "tại sao chúng tôi không được viếng" và đặt vấn đề "lẽ ra nhà nước và chính quyền" phải là người đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm. Ông cũng phê phán việc nhiều báo chí trong nước "im lặng" trong ngày 17/2 về sự kiện lịch sử và cho rằng nhiều báo đă chịu "chỉ đạo" và sức ép của cơ quan tuyên huấn của chính quyền để không đề cập sự kiện.

    Tính tới cuối giờ chiều ngày Chủ Nhật, hàng loạt các tờ báo và trang tin điện tử chính thức của Việt Nam như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (Vov online), Thông tấn xă Việt Nam, Đài truyền h́nh Việt Nam (vtv.vn) cho tới các tờ báo khác như Sài G̣n Giải Phóng, Cựu Chiến Binh v.v... chưa thấy đưa tin, bài nào về ngày tưởng niệm cuộc chiến, cũng như chưa thấy có tin lănh đạo đảng, nhà nước, hay quân đội thăm viếng, tưởng niệm sự kiện.

    Tuy nhiên, cũng có tờ báo chẳng hạn như Bấm Thanh Niên online, đă dành một bài dài trên trang chính ôn lại sự kiện. Bài báo trên tờ này dẫn lời một vị tướng ngành công an, ông Lê Văn Cương, khẳng định việc cho rằng "nhắc đến cuộc chiến" có thể "kích động tinh thần dân tộc" là "ngụy biện."

    Tướng Cương cũng nói với tờ báo ông tin rằng cần đưa sự kiện cuộc chiến này vào sách giáo khoa của học sinh như một phần của "lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc" khi ông quan sát thấy rằng phần lớn học sinh phổ thông, kể cả "phần lớn 1,4 triệu sinh viên" cao đẳng, đại học "không biết ǵ về cuộc chiến này."

    "Tưởng niệm các liệt sỹ đă anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược"

    Băng tưởng niệm sự kiện 17/2 ở Hà Nội



    Trong khi đó, một đoàn các nhân sỹ, trí thức và quần chúng có sự hiện diện của một cựu bộ trưởng và một cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắc, đă không được phép mang ṿng hoa với băng đen tưởng niệm vào hành lễ ở một đài tưởng niệm quốc gia ngay trước lăng H C M

    Đoàn tưởng niệm có sự tham gia của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đ́nh Lộc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Trung, ông Trần Đức Nguyên, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà văn cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy và các thành viên khác.

    Họ đă không được phép chụp h́nh lưu niệm ở tượng đài với băng tưởng niệm ghi ḍng chữ "Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược" và "Tưởng niệm các liệt sỹ đă anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược."

    Tại Sài G̣n, một đoàn tưởng niệm khác với các trí thức, nhân sỹ, quần chúng, trong đó có sự hiện diện của một nguyên thứ trưởng và nhiều cựu quan chức đă tới một tượng đài anh hùng dân tộc để tưởng niệm.

    Theo trang blog Basam, đoàn gồm 30 thành viên, trong đó có sự hiện diện của nguyên Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Hảo, luật gia Lê Hiếu Đằng, Luật sư Trần Quốc Thuận, Giáo sư Tương Lai và các thành viên khác, tuy "không bị lực lượng an ninh ngăn cản" như ở Hà Nội, nhưng cũng "có hành động gỡ bỏ một số băng rôn."

    C̣n tiếp...

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Phải đăng kư trước'





    Đoàn tưởng niệm ngày 17/2 trước tượng Trần Hưng Đạo ở Sài G̣n


    Trong một video xuất hiện trên YouTube hôm Chủ Nhật, một nhân viên an ninh đă yêu cầu đoàn nhân sỹ, quần chúng tới thắp hương tưởng niệm trước đài liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, trước Lăng Hồ Chí Minh phải "đăng kư trước" và "qua thủ tục kiểm tra ṿng hoa".

    Họ cũng không được phép mang ṿng hoa lễ cùng các băng đen, băng tưởng niệm vào làm lễ, hoặc quay phim chụp ảnh trong địa điểm này.

    Một độc giả của BBC Việt ngữ cho hay, đầu ngày Chủ nhật, một đoàn quần chúng đă bị ngăn chặn khi tới viếng và làm lễ trước Tượng đài Liệt sỹ "Quyết tử cho Tổ quốc Quyết sinh" ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, với khu khuôn viên tượng đài bị các lực lượng an ninh rào chắn lại.

    Một độc giả khác nhận xét với BBC về sự "im lặng" được cho là bất thường của truyền thông chính thức trong nước, trong ngày này.

    "Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?"

    độc giả này đặt câu hỏi.


    Vài ngày trước dịp kỷ niệm nổ ra cuộc chiến tranh của Trung Quốc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc mùa Xuân năm 1979, truyền thông mạng không chính thức của người Việt Nam trong và ngoài nước cũng đă xuất hiện một thông điệp kêu gọi người dân tưởng niệm sự kiện này.

    Trên trang Facebook và một số trang mạng xă hội khác, các công dân mạng truyền nhau biểu tượng "hoa sim" với "màu tím" đặc trưng mà các thành viên mạng lựa chọn như một biểu trưng cho "biên giới" và kỷ niệm "cuộc chiến biên giới."

    Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, với sự tham gia được cho là của gần mười quân đoàn với hơn hai mươi sư đoàn tác chiến, với tổng quân số hàng chục vạn được hàng trăm xe tăng và hỏa lực yểm trợ.

    Sau khi gặp phải sự kháng trả quyết liệt của các lực lượng Việt Nam, ngày 18/3 cùng năm, Trung Quốc tuyên bố rút quân sau khi đă "dạy cho Việt Nam một bài học."

    Cả hai bên đều tuyên bố giành lợi thế trong cuộc chiến đẫm máu vốn gây thêm các xung đột vũ trang trong hơn mười năm sau đó và làm hai nước gián đoạn quan hệ ngoại giao b́nh thường và niềm tin trong dài hạn.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ien_gioi.shtml

  9. #9
    Chín-đờn-c̣
    Khách
    Trúng bă "Hoà Hợp Hoà Giải" của Việt Gian Cs rú! Thật tội nghiệp cho những kẻ ấu trĩ!:D:D

    ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SĨ ... TO TỔ BỐ!

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tướng Vĩnh : "Tại sao cấm chúng tôi tưởng niệm 17/2?"


    Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kể về việc bị lực lượng an ninh ngăn cấm tưởng niệm ngày Trung Quốc mở chiến tranh xâm lược Việt Nam (17/2/1979-17/2/2013.)

    Trong cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ ngày 17/2/2013 từ Hà Nội, Tướng Vĩnh cho rằng việc chính quyền thông qua an ninh cấm đoán đoàn nhân sỹ, trí thức và quần chúng thắp hương làm lễ tưởng niệm các liệt sỹ và nhân dân đă hy sinh và thiệt mạng trong cuộc chiến chống xâm lược này là "bất b́nh thường."

    "Cấp trên nào mà cấm như thế...? Tôi cho rằng việc ấy là một việc rất không b́nh thường,"

    "Đáng nhẽ ra nhà nước phải đứng ra để viếng mới phải, đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào và chiến sỹ đă hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc," ông nói với BBC.

    Ông nhận xét lẽ ra chính quyền phải là người đứng ra "kỷ niệm việc người nước ngoài, mà cụ thể là Trung Quốc, đă xâm lược chúng ta" bên cạnh việc kỷ niệm các cuộc chiến của Việt Nam với người Pháp và người Mỹ.

    Ông cũng b́nh luận về việc đa số báo chí trong nước "im lặng" trong dịp 17/2 năm nay và cho rằng một số lănh đạo báo chí có thể đă chịu sự "chỉ đạo" của cơ quan tuyên huấn, cũng như sợ bị "mất chức tổng biên tập" nếu tưởng niệm hoặc làm tin bài nhắc lại sự kiện lịch sử 34 năm về trước .



    Mời nghe audio :

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...rongvinh.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 56
    Last Post: 01-09-2011, 05:00 PM
  2. Replies: 9
    Last Post: 23-03-2011, 09:23 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 05-03-2011, 06:41 AM
  4. Replies: 3
    Last Post: 13-02-2011, 10:59 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 04-01-2011, 01:39 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •