Results 1 to 4 of 4

Thread: Một trường hợp mất cân đối nguồn nhân lực ở Đà Nẵng

  1. #1
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Một trường hợp mất cân đối nguồn nhân lực ở Đà Nẵng

    Bằng thật, bằng giả ở Việt Nam khó ai biết. Tuy nhiên tôi công nhận là hăng điện tử Poster có can đảm mướn một số lượng công nhân “overqualified” lớn như vậy.



    Cả ngàn cử nhân làm công nhân tại một doanh nghiệp
    (LĐ) - Số 48 - Thứ tư 06/03/2013 10:57

    Tại Cty TNHH điện tử Poster Đà Nẵng, hiện có gần 1.000 cử nhân làm việc ở vị trí... công nhân. Đây chỉ là một phần nhỏ, minh chứng cho sự bất cập, mất cân đối của việc đào tạo nguồn nhân lực hiện nay.

    Giám đốc nhân sự Cty TNHH điện tử Poster Đà Nẵng - ông Lê Duy Lương - cho biết, Cty này hiện có 16.000 CN, nhưng có đến cả ngàn người có bằng cử nhân, kỹ sư. Cá biệt, có CN có cả 2 bằng cử nhân, hoặc cả hai vợ chồng đều là “ông bà cử” làm CN tại Cty. Tuy nhiên, thực tế con số CN có bằng ĐH c̣n nhiều hơn hàng ngàn người công khai đăng kư trong hồ sơ nhân sự. Theo ông Lương, hầu hết các bạn có bằng ĐH mà làm CN tại Cty đều mặc cảm với quê hương, gia đ́nh và bạn bè. Họ không muốn công khai lộ diện danh tính và Cty cũng không đ̣i hỏi bằng cấp. Nhiều người có bằng ĐH nhưng chỉ khai tŕnh độ lớp 9, 12... Mặt khác, họ giấu thông tin cá nhân là v́ trước đây, từ năm 2009 trở về trước, Cty chúng tôi không nhận CN có bằng ĐH với lư do số lao động này hay “nhảy việc”, bất ổn định.

    Từ thực tế tại Cty Poster, ông Lương đúc kết, có 3 nguyên nhân chính khiến các cô cậu cử nhân, kỹ sư phải chấp nhận làm CN với mức lương thấp, lăng phí kiến thức ĐH của ḿnh là “không xin được việc làm”; “thực trạng mất kiểm soát ở các DN tư nhân về chế độ chính sách như BHYT, BHXH, chế độ thai sản, chính sách cho lao động nữ... khiến người lao động ở khối DN này bị chịu nhiều thiệt tḥi” và nguyên nhân nữa là “làm tạm để chờ xin việc”. Dẫu với nguyên nhân ǵ th́ việc cả ngàn người có bằng ĐH chấp nhận làm CN cũng khiến chúng tôi áy náy khi tuyển dụng, trả lương. Thực tế, mọi lao động sau khi được tuyển dụng vào làm CN đều được Cty đào tạo như nhau. Họ chỉ cần làm 1 công đoạn của dây chuyền lắp ráp linh kiện tai nghe - sản phẩm chính của Cty Poster.

    ...
    http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Ca-ngan...iep/104768.bld

  2. #2
    Member
    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    613
    Cử nhân th́ cũng có cả chục loại "cử".

    Nếu là "cử" thật th́ họ cũng vẫn có thể kiếm công việc nhỉnh hơn công việc đang làm chứ?

  3. #3
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560
    Đúng vậy bác Chatnchit, trong việc tuyển chọn nhân viên người ta sợ nhất loại “nửa thầy nửa thợ”.

    Bài báo trên đặt cho ta 3 vấn đề nhức nhối. Trước nhất là t́nh trạng thất nghiệp của thanh niên thanh nữ học ra trường. Chính quyền chắc có con số thống kê này nhưng không dám đưa ra. Đây là quả bom nổ chậm trong xă hội nước ta. Cách mạng Hoa Nhài bên Tunisia đă khởi đầu trong một t́nh trạng xă hội tương tự.

    Sau đó là chính sách giáo dục đào tạo của nước ta không phù hợp với nhu cầu kinh tế xă hội đất nước. Tôi quan niệm là nước ta cần phải có một chính sách giáo dục g̣ bó hơn, hướng về những ngành khoa học kỷ thuật, bớt những phân khoa nhân văn.

    Vấn đề thứ 3 là những điều kiện dễ dăi trong học vấn cũng như trong việc phát bằng cấp. V́ quả thật giữa một tấm bằng chứng nhận những học thức nửa vời với một tấm bằng giả không khác xa nhau ǵ lắm.

  4. #4
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Mục tiêu 5.000 sinh viên, mới tuyển được 500

    Đây là t́nh trạng một đại học công lập “tiên tiến” đấy nhé, chứ không phải một đại học dân lập chưa có cơ sở đă vội quảng cáo kiếm sinh viên.

    Trong khi những ngành khoa học kỷ thuật bị chê, giới trẻ nước ta đổ sô ghi học những ngành kinh tế, với tham vọng làm giàu thật nhanh bằng cách mua vào, bán ra. Hơn bao giờ hết ngành giáo dục nước ta phải đi từng bước với một chính sách giáo dục “hướng dẫn”.


    Trường đại học mô h́nh xuất sắc khó tuyển sinh


    Được ưu tiên đặc biệt nhưng các trường đại học được thành lập theo mô h́nh xuất sắc, đẳng cấp quốc tế vẫn không thu hút người học.

    Năm 2008, Trường ĐH Việt - Đức được thành lập với định hướng là trường ĐH nghiên cứu theo mô h́nh tiên tiến, nằm trong tốp 200 trường ĐH hàng đầu thế giới vào năm 2020. Để thực hiện mục tiêu này, trường có cơ chế tuyển sinh riêng, là trường ĐH công lập đầu tiên tại Việt Nam có hiệu trưởng người nước ngoài, và cũng là trường duy nhất chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Dù vậy, sau gần 5 năm hoạt động, trường vẫn không thu hút được người học.

    Năm đầu tiên trường tuyển sinh 80 chỉ tiêu cho 2 ngành bậc ĐH là kỹ thuật điện và công nghệ thông tin, từ những thí sinh dự thi khối A theo đề chung của Bộ GD-ĐT, đạt 21 điểm trở lên. Tuy nhiên đến tháng 9.2008, trường chính thức khai giảng khóa đầu tiên chỉ với 32 sinh viên. Đến năm thứ hai, chỉ tiêu của trường giảm xuống một nửa, mức điểm xét tuyển chỉ c̣n 17 nhưng cũng không tuyển đủ khi chỉ có 28 sinh viên nhập học. Năm 2010, trường thực hiện h́nh thức tuyển sinh mới với 60 chỉ tiêu, xét tuyển thí sinh có tổng 6 môn (toán, lư, hóa, sinh, tiếng Anh và văn) của 3 năm cuối cấp THPT thuộc loại khá giỏi. Đồng thời, trường xét tuyển những thí sinh có điểm thi ĐH khối A từ 21 trở lên. Thế nhưng kỳ tuyển sinh năm 2010 trường chỉ tuyển được 39 sinh viên, trong đó chưa tới 20 người đạt mức điểm 21 trở lên. Năm học 2012-2013, trường này có 8 ngành đào tạo bậc ĐH và sau ĐH với tổng số 527 sinh viên đang theo học (262 sinh viên ĐH, 250 học viên cao học và 15 nghiên cứu sinh). Tính đến thời điểm hiện tại, trường mới chỉ có 24 cử nhân và 40 thạc sĩ tốt nghiệp. Như vậy sau 5 năm thành lập, số sinh viên nhập học tại trường chưa đầy 600. Con số này so với mục tiêu năm 2020 của trường là 29 ngành đào tạo với 5.000 sinh viên c̣n quá xa.

    T́nh h́nh tuyển sinh khó khăn cũng diễn ra tại Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội. Năm 2010, trường chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên với 40 chỉ tiêu từ thí sinh dự thi ĐH khối A, B, D với mức 19 điểm trở lên. Đến hạn cuối nộp hồ sơ, trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu nên quyết định hạ mức điểm tuyển xuống c̣n 15. Trong tổng số 51 hồ sơ nộp đến qua sơ tuyển, chỉ có hơn 30 sinh viên đủ điều kiện nhập học, mức điểm cao nhất đăng kư vào là 22,5 và chỉ có một sinh viên. Đến năm học 2011-2012, sau 2 kỳ tuyển sinh, tổng số sinh viên của trường mới gần 200 (cả bậc ĐH và sau ĐH). Đến nay, theo số liệu trường báo cáo bộ, tổng số sinh viên đang theo học tại trường trên dưới 400. Như vậy, so với mục tiêu 8.000 sinh viên năm 2020 th́ con số này cũng quá ít ỏi.


    Hoạt động vội vàng khi chưa có đủ điều kiện ?

    Giải thích nguyên nhân khó thu hút người học với Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc tại Trường ĐH Việt - Đức vào đầu tháng 3, Giáo sư Mallon, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trường rất khó khăn trong việc thu hút học sinh khá giỏi vào các ngành kỹ thuật trong khi xu thế người học ở Việt Nam lựa chọn khối ngành kinh tế rất cao. Đặc biệt, trường rất khó thu hút học viên chương tŕnh thạc sĩ toàn thời gian do phần lớn các trường ĐH tại Việt Nam đều cung cấp chương tŕnh đào tạo bán thời gian để học viên vừa học vừa làm. Một nguyên nhân rất cạnh tranh nữa là do sinh viên tốt nghiệp kỹ thuật loại giỏi thường lựa chọn đi học ĐH ở nước ngoài khi có học bổng”.

    Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên gia, tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh - Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập), cho rằng các nguyên nhân trường nêu ra chưa hợp lư. Vị tiến sĩ này cho rằng: “Việc nói rằng trường đào tạo kỹ thuật nên khó tuyển sinh là chưa hoàn toàn đúng, v́ hiện nay ngay cả các trường ngoài công lập vốn bị kỳ thị mà vẫn có những trường thuộc khối ngành này tuyển sinh tốt. C̣n nếu nói do đào tạo thạc sĩ toàn thời gian nên khó tuyển cũng không chấp nhận được v́ đáng ra trường phải biết và cân nhắc trước khi bắt đầu hoạt động và tuyển sinh, chứ không phải cứ làm đại rồi sau đó thất bại th́ mới đổ lỗi cho khách quan”.

    Theo tiến sĩ Phương Anh: “Việc không tuyển sinh được như mong muốn cho thấy các trường đă được triển khai hoạt động quá vội vàng khi chưa có đủ điều kiện cần thiết, và cũng không có đủ hiểu biết về môi trường pháp lư cũng như nhu cầu đào tạo của người học tại Việt Nam. Và mục tiêu năm 2020 trở thành trường tốp 200 là không tưởng, khi hiện nay đă là 2013 rồi mà ngay cả ở Việt Nam các trường này cũng chưa thu hút được thí sinh”.


    Cần bám sát nhu cầu thực tiễn

    Trong buổi làm việc với Trường ĐH Việt - Đức, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, cho rằng: “Trường cần nghiên cứu kỹ xem nguyên nhân khó khăn đầu vào và đầu ra nằm ở chỗ nào. Nếu v́ ngành nghề quá mới mà sinh viên ra trường khó t́m được việc làm th́ trường cần xem xét lại việc mở ngành”. Trước đề xuất từ phát triển lên 29 ngành đào tạo của trường từ nay đến năm 2020, Phó thủ tướng nhận định: “Ngành đào tạo mở ra phải bám sát nhu cầu nhân lực trên đất nước Việt Nam để sinh viên ra trường có việc làm ngay. Gói tài trợ đầu tư cho đề án xây dựng trường đă nêu rơ, không thể đào tạo mà sinh viên ra trường không biết có việc làm hay không”.

    Tương tự, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cũng có ư kiến: “Các trường này cần nghiên cứu kỹ tránh mở các ngành không thiết thực với nhu cầu thực tiễn của Việt Nam, gây lăng phí về đào tạo. Chẳng hạn như ngành thạc sĩ mới của Trường ĐH Việt - Đức là kỹ thuật sản xuất toàn cầu. Sinh viên tốt nghiệp một ngành mà chỉ có thể làm việc tại các tập đoàn quốc tế hoặc doanh nghiệp lớn sẽ rất khó để sinh viên t́m việc khi ra trường”.


    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...uyen-sinh.aspx

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cuộc sống của vợ chồng công nhân viên ở Băc hàn
    By Tui-ne in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 1
    Last Post: 27-11-2012, 07:20 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 18-05-2012, 09:01 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2011, 11:13 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 12-09-2011, 07:29 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 16-10-2010, 12:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •