Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 15 of 15

Thread: Tù nhân Chính trị Việt Nam

  1. #11
    Dac Trung
    Khách
    Trại giam Xuyên Mộc đối phó với với gđ. Điếu Cày, công an tiếp tục vi phạm nhân quyền

    (27.02.2013) – Bà Rịa Vũng Tàu – Đầu năm âm lịch Quư Tỵ, gia đ́nh ông Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày bị quản giáo và giám thị trại giam Xuyên Mộc gây khó khăn, không cho bà Dương Thị Tân gặp ông Hải.

    Bà Tân kể: “Ngày 24 tháng 2 năm 2013. Đó là lần thứ hai, tôi cùng cháu Dũng đi đến trại giam Xuyên Mộc để thăm gặp ông Hải và là lần đầu tiên sau tết.

    Trung tá Vũ Quang Thông (cán bộ tiếp dân trại K3) đă ngăn cản không cho tôi vào gặp ông Nguyễn Văn Hải mà chỉ cho một ḿnh cháu Dũng vào thăm gặp. Khi hỏi tại sao, th́ ông Thông chỉ trả lời là làm theo lệnh của giám thị trại”.

    Bà Tân cho biết, các viên công an ở đây rất sợ thông tin lên mạng. Kỳ thăm trước tết về, mọi thong tin đều được bố cáo cho mọi người biết, đă gây ra cho họ gặp không ít khó khăn với cấp trên và dư luận, nhất là thân nhân của những người bị giam tại trại Xuyên Mộc đă thấy hả ḷng hả dạ, v́ trước đây chỉ có dân sợ công an, bây giờ với thong tin internet th́ công an phải sợ dân.

    Bà Tân kể: “Sau đó ông Thông nhấc điện thoại lên gọi cho một cán bộ khác đến để giám sát thăm gặp. Khoảng 10 phút sau, thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu đến và người này nói chuyện với ông Thông. Rồi cán bộ Hữu này bước qua chỗ hai mẹ tôi đang ngồi và lớn tiếng nói với tôi như sau: ‘chị thuộc diện không được thăm gặp, rơ chưa !? Lần trước chúng tôi đă linh động cho thăm gặp mà chị c̣n về nói này nọ làm tôi bị chửi mấy hôm nay. Lần này th́ chị không được thăm gặp nữa, rơ chưa !? Những cái đồ như sách báo bút viết nếu ban giám thị chưa duyệt đơn th́ không được gửi, rơ chưa !?’

    Tôi trả lời: ‘Tôi xin lỗi chú, chú chỉ đáng tuổi con tôi thôi. Mà chú nói chuyện một điều rơ chưa, hai điều rơ chưa. Tôi không điếc nên chú bỏ ngay cách nói chuyện như vậy đi’.

    Cán bộ Hữu lại nói: ‘Tôi giải thích cho chị rơ quy định’.

    Tôi ngắt lời: ‘Từ năy đến giờ ông Vũ Quang Thông đă giải thích rơ và đầy đủ, tôi không có thắc mắc ǵ th́ chú cũng không cần phải nói lại hay giải thích lại với tôi cái giọng đó’.

    Cán bộ Hữu nói: ‘Tôi nói cho chị biết, lần thăm gặp trước (trong tháng 2) chúng tôi đă linh động cho chị thăm gặp, một tháng chỉ thăm gặp một lần thôi’.

    Tôi nói lại: ‘Chú nói thế nào chứ ? Cán bộ Thông vừa giải thích với tôi về việc thăm gặp trong những ngày tết là theo quy định của nhà nước và của trại giam được thăm gặp đại trà nên không được tính như thăm gặp hằng tháng b́nh thường. Giờ chú lại bảo là linh động là linh động kiểu ǵ? Trại giam và cán bộ có cho thêm cho bớt tôi một lần gặp nào đâu ?’

    Tay cán bộ này vội kêu cháu Dũng xách đồ vào trong để thăm gặp mặt chứ không đứng nấn ná lại lâu hơn”.

    (Dưới đây là những vật dụng đă theo ông Hải qua các trại tạm giam đến trại giam Bố Lá, nhưng đến trại Xuyên Mộc th́ quản giáo và giám thị không cho mang vào, mà bắt thân nhân phải mang về nhà”.








    Bà Tân cho biết cuộc gặp giữa cháu Dũng và ông Điếu Cày diễn ra như sau:

    “Ông Hải thông báo cho cháu Dũng biết rằng cần phải tiếp tục đấu tranh để gửi báo chí và sách luật vào cho bố. V́ hiện tại họ đang biệt giam ông một ḿnh một khu trại giam và cho đến nay đă 1 tháng ở Xuyên Mộc mà họ chỉ phát cho ông 3 tờ báo Nhân Dân.

    Ông Hải nói: ‘Tôi ở trong nhiều trại giam trong suốt 5 năm nay và những đồ vật đi theo tôi (báo cũ, quần áo ấm, chăn và khăn, ca nhựa và xô nhựa…) từ trại này qua trại khác không trại nào không cho mang cả. Nhưng ở trại này lại gom tất cả lại bắt trả về gia đ́nh là điều hết sức vô lư’.

    Ông Hải cho biết thêm: ‘Trong 15 điều nội quy trại giam có những điều cho phép người tù có quyền có sách vở giấy bút để học tập, nghe đài 2 lần một ngày, và đọc sách báo tạp chí. Khi bố vào trại giam này th́ họ ngang nhiên tước bỏ quyền lợi đó, khi được yêu cầu đưa cho bản quy định trại giam th́ họ không hề đưa cho tôi bất kỳ quy định nào. Cho đến nay đă nhiều lần làm đơn nhưng giám thị không phúc đáp. Nếu trong thời gian trại giam (Xuyên Mộc) vẫn giữ nguyên t́nh trạng này th́ tôi sẽ làm đơn lên Viện Kiểm Sát v́ đă vi phạm quy định về việc ban hành văn bản quy phạp pháp luật. Theo quy định của nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp thấp hơn không được phép trái với quy định của các văn bản ở cấp cao hơn. Ví dụ như bộ công an đă cho người tù những quyền lợi theo quy định giam giữ của bộ công an. Th́ ở trại giam này không được phép ra quy định riêng của trại trái lại với điều đó để tước đi quyền lợi của tôi”.

    Bà Tân nói: “Ông Hải dặn cháu Dũng cần phải liên lạc cụ thể với Luật sư và nhờ LS tư vấn luật pháp cụ thể để có thể tiến hành làm đơn lên Viện kiểm sát trong thời gian sớm nhất. Và thông tin cho công luận biết về việc Việt Nam đă vi phạm Công Ước Quốc Tế Về Quyền Con Người khi họ (công an trại giam) có hành động phân biệt đối xử với ông Hải trong trại giam.

    Như vậy sau khi phiên xử phúc thẩm y án 12 năm vô cớ và oan ức th́ tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải vẫn bị phân biệt đối xử và khủng bố tinh thần trong trại giam một cách ngang nhiên và tùy tiện”.

    Bà Tân c̣n cho biết, để đối phó với thông tin loan tải trước đây, là ông Hải không được biết thông tin ǵ, kể cả thông tin từ loa phóng thanh của trại giam, th́ hôm nay, trong pḥng ông Hải có một cái ti vi, nhưng không có h́nh, c̣n âm thanh th́ chỉ được nghe một ngày hai lần, với kênh đài do giám thị và quản giáo trại giam điều khiển từ xa.

    Riêng đối với đồ dùng cá nhân của ông Hải, họ đă trả về, trong đó có nhiều tập vở trắng chưa hề viết và nhiều cây bút. Điều này chứng tỏ, đến trại nào, ông Hải cũng mua bút vở, nhưng sau đó, cán bộ trại giam đă thu không cho sử dụng.

    PV. VRNs

    http://www.chuacuuthe.com/index.php/...am-nhan-quyen/

  2. #12
    Dac Trung
    Khách
    Blogger Điếu Cày tiếp tục bị phân biệt đối xử trong trại giam





    27.02.2013

    Gia đ́nh nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù được nhiều người biết đến, blogger Điếu Cày, tố cáo thân nhân của họ vẫn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong trại giam.

    Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, đang thụ án 12 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” sau khi tham gia các hoạt động chống Trung Quốc xâm lược, viết bài phản ánh thực trạng xă hội, và chỉ trích các chính sách của nhà nước.

    Người nhà blogger Điếu Cày cho hay giới hữu trách liên tục gây khó khăn cho các cuộc thăm gặp hằng tháng cũng như t́m mọi cách để cô lập ông, không cho ông giao tiếp với ai, và thậm chí c̣n ngăn cản không cho ông tiếp cận với sách báo hay giấy bút.

    Cuộc thăm gặp giữa gia đ́nh với blogger Điếu Cày gần đây nhất diễn ra vào ngày 24/2 tại K3 trại giam Xuyên Mộc.

    Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ, bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày, cho biết thêm chi tiết:

    Bấm vào đây nghe cuộc phỏng vấn với bà Tân, vợ blogger Điếu Cày



    Blogger Điếu Cày từng lănh 2,5 năm tù vào năm 2008 về cáo buộc tội “trốn thuế” trước khi tiếp tục bị tuyên án 12 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” hồi tháng 9 vừa qua.

    Trường hợp của ông được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, và các bản án Việt Nam dành cho ông bị thế giới cho là bằng chứng cho thấy sự vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội đối với các quyền căn bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí.

    Blogger Điếu Cày được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới năm ngoái khi nhắc tới những ng̣i bút bị tù đày, đàn áp v́ đă can đảm đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền.

    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1611728.html

  3. #13
    Dac Trung
    Khách
    Cập nhật: 08:18 GMT - thứ ba, 26 tháng 2, 2013

    ’Chưa ai tiếp xúc ông Lê Quốc Quân



    Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng quan ngại về vụ bắt giữ ông Quân

    Đúng hai tháng sau khi bị bắt giữ, luật sư Lê Quốc Quân vẫn chưa được tiếp xúc luật sư và gia đình, các nguồn tin cho BBC biết.

    Ông Quân là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng sống tại Hà Nội. Ông bị bắt hôm 27/12 với cáo buộc trốn thuế.

    Trước đó gần hai tháng, người em trai ông Quân là ông Lê Đình Quản và là giám đốc công ty VietnamCredit, cũng bị bắt giữ với cáo buộc tương tự.

    ‘Gia đình đau khổ’

    Nói với BBC từ Hà Nội, bà Nguyễn Thị Trâm, 67 tuổi, thân mẫu ông Quân cho biết hiện nay gia đình ‘chưa biết tin tức gì hết’ về hai ông Quân và Quản.

    “Gia đình có yêu cầu được gặp và cho luật sư gặp nhưng vẫn biệt tích,” bà nói, “Anh Quản bị bắt bốn tháng rồi mà họ cũng chưa cho luật sư vào gặp.”

    “Gửi hết đơn ni từ chỗ ni qua chỗ khác mà mãi lâu rồi họ nói khi mô họ đi điều tra thì họ cho luật sư gặp nhưng họ chỉ nói rứa thôi,” bà nói.

    “Luật sư Triển và luật sư Long bào chữa cho anh Quản đấu tranh gửi đi cấp này cấp nọ mà họ cũng nỏ cho tiếp xúc,” bà nói thêm.

    Bà Trâm cũng cho biết là gia đình được phép gửi quà thăm nuôi cho hai ông Quân và Quản nhưng không được gửi trực tiếp và cũng như giá trị không quá 250.000 đồng.

    “Phải mua trong căn tin của trại. Ưng mua thứ chi thì ghi vô đó. Mình ghi giấy và trả tiền còn họ tự đưa đến,” bà cho biết.

    “Hỏi trại thì trại đã nói đưa đến nơi thì thôi chứ còn mình chẳng biết người nhà mình có được ăn không?”

    “Nhà tôi rất chi đau khổ,” bà nói, “Nếu nhà tôi có tội thì đã đành. Mà nếu họ kết tội chống phá nhà nước rồi lật đổ chính quyền thì mần khổ cả gia đình tôi chẳng có làm ăn chi được.”

    Bà Trâm cho biết bà rất mong được gặp hai người con trai vì bà bị tiểu đường đã 10 năm và hiện đã biến chứng sang huyết áp, mỡ máu và ‘ngất xỉu suốt suốt’.

    “Tôi trông cho con được thả để trước khi chết còn gặp được mặt con,” bà nói và cho biết thêm đứa con nhỏ 4 tuổi của ông Quân ‘cứ nhắc đòi bố suốt’.

    ‘Không thể phàn nàn’

    Ông Trần Thu Nam, luật sư bào chữa cho ông Quân, cũng xác nhận với BBC rằng hiện ông chưa được phép gặp thân chủ của mình.

    Ông nói kể từ ngày ông được cấp giấy chứng nhận bào chữa hôm 22/1, ông đã có kiến nghị được vào gặp ông Quân nhưng chính quyền trả lời rằng ‘chưa có lịch vào gặp khi nào có lịch thì sẽ thông báo cho tôi trước’.

    Tuy nhiên ông cũng nói không có cơ sở gì để phàn nàn chính quyền về vấn đề này.

    “Theo quy định của luật tố tụng Việt Nam thì luật sư được quyền dự cung nhưng còn phải phụ thuộc vào lịch làm việc giữa điều tra viên với bị can mà hiện giờ họ chưa có lịch làm việc với bị can,” ông giải thích.

    “Nếu như sau này đọc hồ sơ mà thấy rằng dù luật sư đã có đề nghị được tham dự hỏi cung mà họ có làm việc nhưng không thông qua luật sư thì họ có vi phạm,” ông nói.

    Về vụ án của ông Quân, luật sư Nam nói hiện giờ ông chưa thể nói được gì vì tất cả tài liệu hồ sơ nằm ở cơ quan điều tra mà phải đến khi nào kết thúc điều tra thì ông mới được phép tiếp xúc.

    “Phát biểu bây giờ là quá sớm,” ông nói và cho biết khung hình phạt tối đa cho tội trốn thuế là ‘tối đa 3 năm tù và bị phạt tiền gấp 4 lần số tiền trốn thuế’.

    Tuy nhiên ông Nam cho biết qua trao đổi với điều tra viên thì ông được biết thân chủ của ông ‘hiện không có vấn đề gì về sức khỏe’.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...s_denied.shtml

  4. #14
    Dac Trung
    Khách
    Hiệp Hội Luật Vùng Thượng Canada lên tiếng cho Ls. Lê Quốc Quân

    Hiệp hội Luật Vùng Thượng Canada vô cùng quan ngại về việc bắt và giam cầm Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân tại Việt Nam.

    Nguồn tin đáng tin cậy cho biết ngày 27 tháng 12, 2012, ông Lê Quốc Quân, một luật sư nhân quyền kiêm blogger, đă bị công an bắt khi đưa con gái đến trường. Công an báo cho gia đ́nh biết ông bị cáo buộc vi phạm Điều 161 Bộ luật h́nh sự liên quan đến trốn thuế. Nếu bị kết tội, ông sẽ phải chịu 3 năm tù giam và phải nộp phạt nặng.

    Ông Lê Quốc Quân có một trang blog nhiều người đọc, viết về những vi phạm nhân quyền. Hiệp Hội Luật được biết là ông đă nhiều lần bị bắt tùy tiện và bị tiếp tục theo dơi và sách nhiễu v́ những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông. Được biết, ông Lê Quốc Quân đă bị tước quyền hành nghề luật sư sau khi ông từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam năm 2007.

    Hiệp Hội Luật vô cùng quan tâm đến t́nh trạng của những luật sự lo bảo vệ nhân quyền lại bị lọt vô tầm nhắm của chính quyền mà lẽ ra họ được quyền làm những việc đó theo luật lệ quốc tế. Điều 16 của Liên Hiệp Quốc qui định về Những nguyên tắc và Vai tṛ của Luật sư nêu rằng ’các chính quyền phải bảo đảm cho các luật sư có thể thực thi mọi chức năng nghề nghiệp mà không bị đe dọa, cản trợ, sách nhiễu hoặc bị ngăn cản vô cớ; bảo đảm cho các luật sư có thể tự do đi lại và tư vấn cho thân chủ của ḿnh; và bảo đảm cho giới luật sự không bị thiệt hại, hoặc bị hăm dọa truy tố hoặc các trừng phạt về hành chánh, kinh tế hoặc những biện pháp trừng phạt khác về bất cứ hành động theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp và đạo đức.’

    V́ thế, Hiệp hội Luật Vùng Thượng Canada kêu gọi giới chức trách Việt Nam,

    a. thả ông Lê Quốc Quân ngay lập tức và bảo đảm toàn vẹn thể xác lẫn tinh thần trong mọi hoàn cảnh.

    b. chấm dứt mọi hành động sách nhiễu đối với ông Lê Quốc Quân và những nhà đấu tranh nhân quyền khác tại Việt Nam.

    c. bảo đảm rằng tất cả luật sư có thể tiếp tục các hoạt động ôn ḥa và chính đáng của họ mà không sợ bị hành hung hoặc những vi phạm nhân quyền khác; và

    d. bảo đảm trong mọi hoàn cảnh phải tôn trọng nhân quyền và những quyền căn bản theo chuẩn mực nhân quyền và văn kiện quốc tế.

    Hiệp Hội Luật Vùng Thượng Canada là cơ chế quản trị cho 44,700 luật sư và 4,900 phụ tá luật trong Tỉnh Ontario, Canada. Trách nhiệm của Hiệp Hội Luật là quản trị nghề luật cho lợi ích công cộng bằng cách duy tŕ sự độc lập, liêm chính, và danh dự của nghề luật với mục tiêu cổ xúy cho công lư và pháp trị.

    Hiệp Hội Luật kêu gọi cộng đồng luật pháp can thiệp để hỗ trợ các thành viên trong nghành nghề luật tại Việt Nam cho nỗ lực thúc đẩy tôn trọng nhân quyền và cổ xúy pháp trị.
    The Law Society of Upper Canada Expresses Grave Concerns about the Arrest and Detention of Human Rights Lawyer Le Quoc Quan

    The Law Society of Upper Canada is gravely concerned about the arrest and detention of human rights lawyer Le Quoc Quan in Vietnam.

    Reliable reports indicate that on December 27, 2012, Le Quoc Quan, human rights lawyer and blogger, was arrested by the police while dropping off his daughter at school. The police advised the family that he would be charged under Article 161 of the Criminal Code, which relates to tax evasion. If he is convicted, he risks three years in prison and a heavy fine.

    Reliable reports indicate that on December 27, 2012, Le Quoc Quan was arrested while dropping his daughter off at school. The police advised the family that he would be charged under Article 161 of the Criminal Code, which relates to tax evasion. If he is convicted, he risks three years in prison and a heavy fine.

    Le Quoc Quan writes a popular blog about human rights abuses. The Law Society’s understanding is that he has been subject to arbitrary arrests and ongoing surveillance and harassment as a result of his human rights work. According to reports, Le Quoc Quan was disabarred following his return to Vietnam from the United States in 2007.

    The Law Society is deeply concerned about situations where lawyers who work for the protection and respect of human rights are themselves targeted for exercising their freedoms and rights under international law. Article 16 of the United Nations Basic Principles on the Role of Lawyers states that ’governments shall ensure that lawyers are able to perform all of their professional functions without intimidation, hindrance, harassment or improper interference; are able to travel and to consult with their clients freely; and shall not suffer, or be threatened with, prosecution or administrative, economic or other sanctions for any action taken in accordance with recognized professional duties, standards and ethics.’

    Therefore, the Law Society of Upper Canada calls on the Vietnamese authorities to,

    a. immediately release Le Quoc Quan and guarantee in all circumstances his physical and psychological integrity;

    b. put an end to all acts of harassment Le Quoc Quan and other human rights defenders in Vietnam;

    c. ensure that all lawyers can carry out their peaceful and legitimate activities without fear of physical violence or other human rights violations; and

    d. ensure in all circumstances respect for human rights and fundamental freedoms in accordance with international human rights standards and international instruments.

    The Law Society of Upper Canada is the governing body for some 44,700 lawyers and 4,900 paralegals in the Province of Ontario, Canada and the Treasurer is the head of the Law Society. The mandate of the Law Society is to govern the legal profession in the public interest by upholding the independence, integrity and honour of the legal profession for the purpose of advancing the cause of justice and the rule of law.

    The Law Society urges the legal community to intervene in support of members of the legal profession in Vietnam in their effort to advance the respect of human rights and to promote the rule of law.

    Nguồn: The Law Society of Upper Canada

    http://www.lsuc.on.ca/with.aspx?id=2147491738

  5. #15
    Dac Trung
    Khách
    Lo ngại sức khoẻ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trong tù



    Nhà văn đối kháng Nguyễn Xuân Nghĩa, bị bắt từ năm 2008 với bản án sáu năm tù giam ba năm quản chế, đang bị bệnh nặng trong tù nhưng không được chữa trị đúng mức.

    Sau chuyến thăm nuôi vừa rồi, vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa, bà Nguyễn Thị Nga, cho biết sẽ làm đơn xin cho chồng được đi mỗ lần thứ hai, đồng thời bày tỏ sự lo âu trước sức khỏe càng ngày càng sa sút của ông. Nói chuyện với Thanh Trúc từ Hải Pḥng, trước hết bà Nga nhắc lại nguyên nhân khiến ông Nguyễn Xuân Nghĩa lâm cảnh tù tội:

    Phân biệt đối xử, chữa trị không đúng mức

    Bà Nguyễn Thị Nga: Chồng tôi đ̣i quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và đa nguyên đa đảng. Chính v́ thế chồng tôi có nhiều bài viết trên các trang mạng và chồng tôi đă đi treo khẩu hiệu trên cầu vượt Lạch Tray, Hải Pḥng, và cầu Lai Cách, Hải Dương, nội dung "bảo vệ toàn vẹn lănh thỗ lănh hải cho Việt Nam, nhân quyền dân chủ cho Việt Nam và đa nguyên đa đảng cho Việt Nam". Chính v́ thế nhà cầm quyền kết tội anh là tuyên truyền chống phá nhà nước.

    Chồng tôi bị bắt ngày 10 tháng Chín 2008, bị án sáu năm tù giam và ba năm quản chế, cho đến hết tháng Hai này là được bốn năm rưỡi, c̣n một năm rưỡi nữa.

    Thanh Trúc: Thưa bà Nguyễn Thị Nga, trong chuyến thăm nuôi mới nhất bà có kể là sức khỏe ông Nguyễn Xuân Nghĩa rất xấu, xin cho biết thêm về bệnh t́nh của ông?

    Bà Nguyễn Thị Nga: Tôi đi thăm anh Nghĩa vào ngày 22 tháng Hai 2013. Chồng tôi đang bị giam ở Trại 6, xă Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khu vực ấy là giáp biên giới Lào, rất gần chân núi Trường Sơn, nơi hang cùng ngơ hẻm nhất. Qua lần thăm gặp vừa rồi th́ cũng như lần trước, tôi cũng đă kêu lên về chuyện mổ xẻ cho chồng tôi, tức về việc họ không đưa cái khoa học kỹ thuật tốt để chữa bệnh cho chồng tôi mà họ lại đưa cái chuyện thắt trĩ chứ không mổ trĩ. Là v́ chồng tôi bị bệnh trĩ đến độ ba và không thể tŕ hoăn được nữa, thành thử họ đă mang chồng tôi đi cắt đợt trước nhưng mà họ không cắt bằng laser mà thắt trĩ theo cách cổ truyền, cho nên hậu quả rất tai hại, anh đi đại tiện rất khó khăn.

    Với lại mặt của anh, khi c̣n ở nhà th́ nó có khối u nhỏ ở má với ở cổ, giờ trong thời gian anh ăn uống hoặc do nước non sinh hoạt trong ấy thiếu, cơ thể bị nhiễm độc cho nên khối u ở mặt cứ to dần lên, cả cổ nữa, nên trông anh ấy rất tiều tụy.

    Bà Nguyễn Thị Nga

    Chồng tôi c̣n một căn bệnh nữa là khối u tiền liệt tuyến cho nên anh mất ngủ và đến giờ này lại cái việc chữa bệnh trĩ không có kết quả như vậy. Nếu như họ cắt cho ḿnh suông sẻ ra và tốt ra th́ đến bây giờ anh không phải đeo đẳng cái bệnh trĩ nữa.

    Với lại mặt của anh, khi c̣n ở nhà th́ nó có khối u nhỏ ở má với ở cổ, giờ trong thời gian anh ăn uống hoặc do nước non sinh hoạt trong ấy thiếu, cơ thể bị nhiễm độc cho nên khối u ở mặt cứ to dần lên, cả cổ nữa, nên trông anh ấy rất tiều tụy. Tôi thật xót xa và lo lắng cho t́nh trạng sức khỏe của anh ấy.

    Thanh Trúc: Chừng như bà định làm đơn xin với quản giáo trại giam cho ông Nguyễn Xuân Nghĩa được đi mổ lần thứ hai ?

    Bà Nguyễn Thị Nga: Tới đây là phải xin trại giam để cho đi cắt lại. Trước tôi cũng có làm đơn xin cho anh về những bệnh viện gần nhà cho gia đ́nh chăm sóc. Họ đă gởi giấy cho gia đ́nh báo là không được, chỉ trong khuôn viên trại giam, nặng hơn nữa th́ đưa lên tuyến huyện hay tuyến tỉnh, hơn nữa th́ lên cấp trung ương và do trại giam đưa chứ c̣n ư nguyện của gia đ́nh là họ không chấp nhận.

    Thanh Trúc: Vậy bà nghĩ đơn xin cho ông đi mổ lần thứ hai liệu có gặp trở ngại ǵ không?

    Bà Nguyễn Thị Nga: Ngày một ngày hai đây th́ tôi cũng sẽ đánh một cái đơn gởi đến trại giam để tiếp tục xin cho đi cắt lại bệnh trĩ họ đă cắt lần trước mà đến giờ hiệu quả không có đâm ra phải đi cắt lại một lần nữa. Chồng tôi tuổi cao sức yếu và bệnh tật đầy người như thế mà trong khi đó bao nhiêu bệnh nhân kỳ trước họ cũng mổ trĩ nhưng họ không thắt, họ cắt bằng laser rất là nhanh, cắt một cái là xong thôi.

    Tới đây làm đơn lại để xin đi cắt lại th́ không hiểu họ có đối xử như lần trước nữa không chứ như cảnh lần trước th́ vô cùng là buồn.

    Họ đă cắt lần trước mà đến giờ hiệu quả không có đâm ra phải đi cắt lại một lần nữa. Chồng tôi tuổi cao sức yếu và bệnh tật đầy người như thế mà trong khi đó bao nhiêu bệnh nhân kỳ trước họ cũng mổ trĩ nhưng họ không thắt, họ cắt bằng laser rất là nhanh, cắt một cái là xong

    Bà Nguyễn Thị Nga

    Thanh Trúc: Đó là về sức khỏe của ông nhà ở trong tù, c̣n về mặt tinh thần của ông Nguyễn Xuân Nghĩa th́ sao, bà thấy có suy sụp lắm không?

    Bà Nguyễn Thị Nga: Tinh thần của chồng tôi rất vững vàng, v́ anh ấy nghĩ chuyện đ̣i hỏi quyền con người không có ǵ sai trái cả. Trong sổ thăm gặp tháng nào tôi cũng thấy họ để: "hạnh kiểm kém v́ không nhận tội". Mấy tháng nay tôi thấy họ đều nói và có giấy gởi về nhà là do anh không nhận tội mà bị hạnh kiểm kém, họ nói gia đ́nh tiếp với trại giam để giáo dục anh ấy. Nhưng tôi nghĩ chồng tôi đă hơn sáu mươi tuổi rồi, tất cả những ǵ bản chất bản lĩnh như thế nào từ trước th́ tôi cũng hiểu được chồng tôi. Việc anh làm là do anh ấy quyết định , tôi nghĩ việc làm của anh không sai, anh không có ǵ sai mà phải nhận là sai cả.

    Thanh Trúc: Thưa bà Nguyễn Thị Nga, cho tới lúc này, bên cạnh nỗi lo về sức khỏe của ông nhà ở trong tù, bà c̣n điều ǵ muốn bày tỏ thêm?

    Bà Nguyễn Thị Nga: Cả một cơ thể con người mà đại tiện cũng khó mà tiểu tiện cũng khổ th́ làm sao không nguy hại đến sức khỏe. Chồng tôi nói tôi về làm đơn xin phía trại giam để cho được tiếp tục chữa bệnh trĩ. Mà trong cái đơn lần trước tôi cũng có viết rằng nếu kinh phí trại giam hạn hẹp cho từng tù nhân th́ gia đ́nh tôi sẽ thêm vào để chữa bệnh cho chồng tôi. Thế nhưng khi đi họ không hề đề cập đến mà tôi cũng biết đâu bệnh trĩ là có một kiểu mổ bằng laser và một kiểu thắt theo cổ truyền mà kéo dài sự đau đớn và đến giờ hậu quả vẫn c̣n.

    Sau lần chữa đấy tôi có hỏi một người trong trại tại sao lại mổ cho chồng tôi kiểu ấy th́ họ trả lời v́ kinh phí chỉ có như thế. Thực ra họ nói thế là sai v́ trước đấy tôi đă có làm đơn đề cập đến kinh phí rồi, nhưng họ đâu có nói cho tôi biết và tôi đâu nghĩ bác sĩ ở bệnh viện lại vô cảm và chữa cho chồng tôi theo cái kiểu không có lương tâm nghề nghiệp như thế.

    Thanh Trúc: Xin cảm ơn những lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Nga, mong nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được mọi sự an lành.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013065208.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 29-02-2012, 12:13 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 19-01-2012, 05:57 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 12-10-2011, 09:51 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 12:28 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 19-12-2010, 08:05 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •