Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 13

Thread: Chạnh nghĩ về một “Đệ Nhất Phu Nhân”… không ngai! Lê Tấn Lộc

  1. #1
    nguyen kim
    Khách

    Chạnh nghĩ về một “Đệ Nhất Phu Nhân”… không ngai! Lê Tấn Lộc

    http://www.bacaytruc.com



    Chạnh nghĩ về một

    “Đệ Nhất Phu Nhân”… không ngai!

    ____________________ ____________________ ____________________ ____________________ ________________


    Lời mở đầu

    Ư định của tác giả khi quyết định viết bài nầy là chợt nhớ những ǵ Bà Ngô Đ́nh Nhu đă tuyên bố vào đầu thập niên 60, với ước muốn cùng quí bạn đọc suy nghĩ xem có phải là những lời tiên đoán quá đúng về những ǵ xảy ra trên đất nước triền miên đau thương của chúng ta, sau ngày binh biến 1.11.1963, tất yếu dẫn tới thảm họa 30 tháng Tư 1975 cho cả dân tộc:

    -"Thầy chùa nướng BBQ" và... Phong Trào Phật Giáo Tranh Đấu tại miền Trung do Thượng tọa Thích Trí Quang chủ xướng sau đó...

    -"Các sĩ quan Mỹ là những tay phiêu lưu (aventuriers)" và..."Khi đồng minh tháo chạy", bỏ rơi VNCH cho CSBV "làm thịt" sau đó…

    Ngoài ra, tưởng cũng cần suy nghĩ thêm về sự tranh đấu của Bà chống ly dị, chống tệ trạng 5 thê 7 thiếp để bảo vệ gia đ́nh và để b́nh quyền nam nữ. Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới, trước đây bị đả kích, bôi bác, xuyên tạc nặng nề. Các phụ nữ VN hải ngoại cũng như trong nước giờ đây tưởng cũng nên điều chỉnh lại cái nh́n về vấn đề nầy: Bà Trần Thị Lệ Xuân phải chăng đă đi bước tiên phong tại VN so với Phong Trào Bảo Vệ Phụ Nữ (Féminisme) phát triễn rộng khắp thế giới ngày nay? -Lê Tấn Lộc-



    Tháng 4 năm 1961, trăm hoa xuân đua nở khoe sắc thắm, kết thành áo choàng ngoài muôn màu bao phủ những bức tường xám xịt, ám khói đen của Viện Pháp-Việt (InstitutFranco-Vietnamien), nằm trong quartier latin de Paris:

    Là nơi trú ngụ của nhóm 16 sinh viên VN trong đợt đầu được chính phủ VNCH chấp thuận cho xuất ngoại du học ngày 26 tháng 10 năm 1960 (Nghị định số 988-TTP/KH ngày 8 tháng 10 năm 1960 của Phủ Tổng Thống) -gồm 10 nam nữ sinh viên các ban Triết học, Pháp văn, Sử địa, năm thứ 3 Đại Học Sư Phạm Sài G̣n và Đà Lạt, 1 nữ sinh viên sang làm luận án Tiến sĩ, cùng 5 nam nữ sinh viên theo học các trường đào tạo kỹ sư hóa học, cơ khí, thủy điện, công kỹ nghệ, với học bổng do chính phủ Pháp cấp sau một thời gian khá dài hai nước gián đoạn “giao lưu văn hóa”, hậu quả của không khí ngoại giao nguội lạnh từ khi Tây bị Mỹ hất cẳng khỏi VN- ngôi nhà hai tầng với sous-sol, tọa lạc số 269 rue Saint-Jacques nầy (góc Feuillantines, gần Hôpital du Val-de-Grâce, sát vách Schola Cantorum, trường dạy khiêu vũ Ballet, cách Trường Sorbonne, cùng đường, không xa lắm) đang sửa soạn tiếp đón các vị thượng khách từ VN sang thăm viếng. Nhóm anh chị em sinh viên chúng tôi chỉ được thông báo về vụ tiếp tân nầy vào giờ chót, nên phải tất bật bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các thứ. Tôi được giao phó phụ trách phần âm thanh cho khách “đàm đạo” với sinh viên và cho buổi dạ vũ sau đó, cũng như trang hoàng hoa đăng cho buổi dạ tiệc -rất đơn sơ, với thức ăn nhẹ- trong khuôn viên tuy nhỏ bé nhưng rất xinh xắn,ấm cúng, phía sau Institut…

    -o-o-o-

    G.S. Giám đốc Viện Gustave Meillon và phu nhân -cả hai đều nói tiếng Việt lưu loát, ông giọng miền Bắc, bà, giọng miền Nam- cùng cô con gái và Ban Điều Hành Institut nghênh đón, hướng dẫn phái đoàn khách quí về hướng khuôn viên lộ thiên. Tháp tùng Ông Cố vấn và Bà Ngô Đ́nh Nhu -nhủ danh Trần Thị Lệ Xuân- cùng ái nữ Ngô Đ́nh Lệ Thủy -17 tuổi, đẹp nhu ḿ- có Ông Đại sứ và Bà Phạm Khắc Hy cùng cô con gái cưng tên Uyên, trang lứa với Lệ Thủy, cũng khá đẹp, nhưng cung cách hầu như không c̣n chút Á Đông nào hết.

    Kinh nghiệm đương đầu với đám sinh viên VN thân cộng thường lỡn vỡn trước phạn điếm đại học (restaurant universitaire “Maison des Mines”), đối diện Institut -nơi anh chị em sinh viên chúng tôi đến dùng bữa trưa và cơm tối sau giờ học- để gây sự, đôi khi đưa tới xô xát, tôi linh cảm thế nào chúng cũng t́m cách trà trộn vào buổi tiếp tân để phá thối…Quả nhiên!



    Đoán biết chúng sẽ bị nhận diện ngay, nếu chúng mưu toan len lỏi vào Institut -bởi chúng thường chận đường nhét truyền đơn chống VNCH vào tay chúng tôi trước cửa quán ăn sinh viên; và nếu chúng tôi vứt bỏ không cần xem là bị chúng áp lại hành hung tức khắc- chúng bèn đổi chiến thuật: đưa các cảm t́nh viên loại “gộc” của CSBV, bên ngoài trông rất đạo mạo, “trí thức”, ăn mặc rất “chic”, nói năng chững chạc, ḥa nhă…vào tham dự buổi tiếp tân!

    Chính tôi cũng không rơ những tay nầy thiên tả “có bằng cấp”; không chừng dám là cán bộ CS chính hiệu con nai vàng nữa đấy! Trông họ rất đứng đắn, sang trọng, tiền bạc rủng rỉnh, tiêu xài rất “mát tay”. Họ thường lân la t́m cách giúp đỡ những sinh viên VN bị tạm cúp sổ chuyển ngân v́ ngă theo CS tuyên truyền chống VNCH và hăng hái tham dự các sinh hoạt văn nghệ hay du ngoạn do các bộ phận CSBV trá h́nh tổ chức, nhằm thu phục cảm t́nh đám sinh viên nhẹ dạ rời xa quê hương khá lâu, không am tường hiện t́nh đất nước, với hậu ư khuyến dụ đám “nai tơ” nầy trở về miền Bắc phục vụ sau khi thành tài -những con nai tơ đă được miền Nam VN ưu đăi tài trợ cho xuất ngoại tiếp tục dồi mài kinh sử. Thế đấy: một lũ “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” mà vẫn hiu hiu tự đắc ḿnh “cao siêu” hơn bọn sinh viên theo “Diệm-Mỹ”!

    Các đợt sinh viên kế tiếp do VNCH cho xuất ngoại hưởng học bổng của chính phủ Pháp nâng cao nhân số cư trú tại Institut, khiến chúng tôi cảm thấy đỡ lẻ loi trước sự hung hăn của bọn sinh viên theo VC luôn chờn vờn trước Maison des Mines: Những bậc đàn anh, như BS Nguyễn Phước Đại, GS Trần Văn Tấn, GS Hồ Thới San, v.v… trước đây đă từng du học tại Pháp, Bỉ… sang đây chuẩn bị tiến thêm về học vị quả thực có giúp chúng tôi thấu đáo hơn các mưu chước quỹ quyệt của CSBV nhắm vào giới sinh viên VN mới chân ướt chân ráo tới kinh đô ánh sáng.

    Dĩ nhiên , các giới chức trách nhiệm an ninh cho “thượng khách” biết trước sẽ có “địch thủ” thâm nhập, nhưng v́ nơi đây là xứ tự do, không lư do ǵ ngăn cản họ tới tham dự cuộc tiếp tân dành cho giới chức cao cấp của VNCH, một chính thể…tự do! Chúng tôi chỉ c̣n biết hy vọng ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đủ bản lĩnh và thao lược đương đầu với các phần tử tập tành trung kiên với chế độ độc tài đảng trị Bắc Bộ Phủ!

    May mắn thay, ḷng tin tưởng vào khả năng đối đáp của vị Cố vấn Tổng Thống VNCH trước những câu hỏi hốc búa của hai sinh viên “yêu nước” -yêu XHCN!- trong khuôn viên Institut được đền bù xứng đáng:

    -Thưa ông Cố vấn, sinh viên yêu nước thứ nhứt hỏi. Xin ông vui ḷng xác nhận hay phủ nhận chuyện ông cho chuyển ngân bất hợp pháp hai tỷ đô-la sang một ngân hàng ở Thụy Sĩ. Có phải ông định dùng số tiền nầy kinh tài để củng cố chế độ “gia đ́nh trị” do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chủ xướng chăng?

    Có tiếng vỗ tay lét đét từ phía “c̣ mồi” do các phần tử “yêu nước” gài.

    Ông Cố vấn chờ tiếng vỗ tay chấm dứt, điềm tĩnh trả lời:

    -Có! Chúng tôi có một ngân khoản ở Thụy Sĩ. Nhiều hơn con số anh đưa ra. Tôi không tiết lộ con số chính xác v́ nó liên quan tới An Ninh Quốc Pḥng. Đó là một ngân quỹ bí mật. Muốn sử dụng phải hội đủ 5 nhóm mật mă của 5 vị trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia mà tôi là một thành viên. Có lẽ anh ở ngoại quốc quá lâu, nên không theo dơi hiện trạng đất nước. Người Mỹ đang áp lực chúng tôi theo đường lối chính trị của họ. Chúng tôi không muốn hoàn toàn lệ thuộc vào họ, đánh mất chủ quyền quốc gia. Nên quỹ bí mật nầy nhằm đảm bảo sự độc lập của chúng tôi trong việc điều hành quốc sự…Hy vọng tôi đă trả lời thỏa đáng điều anh thắc mắc…

    Cử tọa không vỗ tay rầm rộ, nhưng gật gù tán thưởng. Sinh viên “yêu nước” bẽn lẽn rời khuôn viên Institut.

    -Thưa ông Cố vấn, sinh viên “yêu nước” thứ hai sừng sơ “chất vấn” tiếp. Ông vẫn chưa trả lời dứt khoát Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm có áp dụng chế độ “gia đ́nh trị” tại miền Nam không?

    Lại có tiếng vỗ tay lét đét!

    -Như ông bạn anh vừa hỏi tôi, tôi nghĩ rằng anh cũng đă xa quê hương rất lâu. Tôi xin tóm lược hiện t́nh đất nước từ ngày Ngô Tổng Thống về chấp chánh đến nay, để đặt câu hỏi ngược lại với anh:

    Giả thử anh là Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm, về nước năm 1954 khi thực dân Pháp c̣n tiếp tục khuyến khích các phần tử thân Pháp lật đổ chính quyền, cũng như yểm trợ, xúi giục các giáo phái có thành tích bất hảo như thổ phỉ đánh phá quân đội quốc gia, trước cảnh dầu sôi lửa bỏng do các phần tử đối nghịch tạo nên, rắp tâm tiêu diệt anh, nếu phải chọn cộng sự viên sẵn sàng chết sống có nhau v́ đại cuộc, giữa hai người đồng tài, đồng sức, đồng chí hướng, một bên không là thân bằng quyến thuộc, một bên là cật ruột, anh có cảm thấy gần như không cách chi anh không hành sử như Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chăng?

    Sinh viên “yêu nước” thứ hai âm thầm lủi mất.

    Mọi người lần lượt rời khuôn viên bước vào hội trường tham dự dạ vũ...

    ***

    Ông Tuyên, tùy viên văn hóa (attaché culturel) Ṭa Đại Sứ VNCH có lẽ là người duy nhứt trong cơ cấu đại diện quốc gia được anh chị em sinh viên chúng tôi quư mến. Ông rất cởi mở, chia sẻ và cảm thông những khó khăn của sinh viên du học, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của họ nơi xứ người. Nhờ vậy chuyện mất thiện cảm của kiều bào trước thái độ ít nhiều lănh đạm, nếu không muốn nói là kiêu căng, hách dịch của các viên chức ngoại giao tại ṭa đại sứ giảm sút thấy rơ từ lúc ông nhận trách nhiệm. Cũng nhờ ông chăm chú cải thiện việc tiếp đón thực khách mà số sinh viên lâu nay thường la cà ở tiệm ăn khu Maubert của CSBV dần dà trở lại quán cơm Việt Nam đường Monge của VNCH!

    Nhưng trong buổi tiếp tân nầy, trông ông có vẻ bối rối ra mặt trước phản ứng bất b́nh của một sinh viên VN đến mời cô con gái cưng của ông Đại sứ ra sàn nhảy, bị cô khước từ với lư do cô không biết…nhảy. Nhưng sau đó cô ta lại “nhảy” liên tu bất tận với…sinh viên Tây! Trong khi đó tôi cũng đến lịch sự mời ái nữ ông bà Cố vấn khiêu vũ và cũng bị từ chối, cũng với lư do rất lễ phép:

    -Thưa anh! Rất tiếc Lê Thủy không biết khiêu vũ…

    Nhưng khác hơn cô Uyên, Lệ Thủy không khiêu vũ với ai cả. Tôi không cảm thấy bị mất mặt nhưng anh bạn sinh viên VN của tôi th́ cho rằng anh bị xúc phạm nặng nề…Trước t́nh thế căng thẳng có thể gây bất lợi cho việc thu phục nhân tâm của chính quyền VNCH tại hải ngoại, ông bà Đại sứ vẫn không chút nao núng…Hầu như ông Đại sứ quên mất trách nhiệm của ông trước một “rối rắm” (incident) bất ngờ.

    Và…không ai ngờ Bà Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă nhanh trí ra tay làm công việc của ông Đại sứ VNCH! Với một phong cách “ngoại giao đầy nữ tính” (diplomatiquement féminine) hết sức duyên dáng, Bà Cố vấn nhẹ nhàng giải tỏa bế tắc (dénouer l’impasse):

    -Lệ Thủy! Ban chiều con đi Kermesse (chợ phiên) bắn bia trúng được hai chai rượu. Mau đem ra mở mời các anh đi con!

    Lệ Thủy đích thân khui hai chai rượu đỏ, rót mời “các anh”. Con nhà gia giáo có khác! Một điểm son cho người mẹ quá tinh tế trong giao tiếp…

    V́ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm suốt đời độc thân, nên do vị thế khá đặc biệt của người phụ nữ trong xă hội VN thời đó, Bà Ngô Đ́nh Nhu -vừa là vợ Ông Cố vấn, vừa là Dân biểu Quốc hội- mặc nhiên được thiên hạ coi như “Đệ Nhất Phu Nhân”…không ngai!

    Nhờ sự “can thiệp” khéo léo của người phụ nữ đă có thời dạy piano cho các nữ sinh Couvent des Oiseaux (Đà Lạt), sự căng thẳng chùng hẵn và không khí vui tươi trở lại bao trùm cả hội trường. Chủ, khách tṛ chuyện râm rang, thoải mái.

    Khi hội trường trở lại hoang vắng, tôi liếc nhanh đồng hồ: 3 giờ sáng! Cũng may là…Chúa Nhật! Khỏi phải thức sớm!

    ***

    Có tiếng gơ cửa pḥng tôi. C̣n ngáy ngủ, tôi vẫn cố ngồi dậy: người gác dan Institut báo “une dame vietnamienne”muốn gặp sinh viên. Anh gơ cửa tất cả các pḥng, không ai trả lời; chắc họ đi chơi hết rồi. May thay tôi chưa “sortir”. Hỏi có biết danh tánh người đến t́m gặp sinh viên chăng; được trả lời người ấy chỉ nói đêm qua có đến dự tiếp tân…

    Gấp rút làm vệ sinh, thay áo quần mới, tôi tự hỏi “Madame” nào bí ẩn dữ vậy, chẳng lẽ…Vô lư. Bởi nếu đúng như tôi nghĩ th́ phải nghi lễ rườm rà, tiền hô hậu ủng chứ!

    Từ thang lầu vội vă bước xuống, tuy khách quay lưng về phía tôi, ngắm nh́n dàn hoa oeillet hai bên lối đi dẫn tới cổng Institut, tôi muốn đứng tim: dáng dấp nầy chỉ có thể của một người rất “tinh tế”…Nhưng sao không mặc áo dài cổ hở -dấu ấn độc đáo của “người ầy”? Quần tây sậm, sơ mi trắng giản dị, tóc buông thả phủ vai như Graziella, chân mang ballerines…Tôi tiến gần đến độ ngửi được hương tóc thoang thoảng mà người thiếu phụ vẫn chưa quay mặt lại v́ măi mê ngắm hoa. Vẫn giữ khoảng cách tối thiểu, tôi tuyệt đối im lặng cho tới khi “phu nhân” xoay người lại…

    -Kính chào và hân hạnh được đón tiếp Bà Cố vấn…

    Quả thật khó khăn lắm tôi mới nói được suông câu, trong ḷng bán tin bán nghi có phải ḿnh chào đón đúng người chăng v́… “Bà Cố vấn” hôm nay sao h́nh như…quá trẻ? Tôi cảm thấy như đang tiếp chuyện với một nữ đồng môn ở Sorbonne!

    Tôi hỏi sao không ai báo trước cho chúng tôi bà đến thăm. Bà cho biết muốn đến tự nhiên với anh chị em sinh viên, muốn đích thân t́m hiểu cuộc sống chúng tôi xem có ǵ cần giúp đỡ cải thiện thêm chăng.

    Sau khi hướng dẫn bà đi quan sát pḥng ốc, tiện nghi vệ sinh, v.v…tôi thực sự quí mến và cảm phục ḷng ưu ái chân thành của bà đối với đám sinh viên xa quê hương, c̣n bỡ ngỡ trước những khác lạ trong nếp sinh hoạt thường nhật nơi xứ người. T́nh thật tôi không cảm thấy chút kiêu căng, hách dịch, xa cách, “quan liêu” nào toát ra từ người phụ nữ rất phong lưu, rất có “classe” nầy! Có lẽ phần nào bị ảnh hưởng về cách phục sức y như sinh viên chúng tôi của vị khách quí bất chợt đến, tôi miên man liên tưởng tới h́nh ảnh người nữ một thời thanh thoát ngồi trước dương cầm, thả hồn phiêu lăng theo đôi bàn tay tuyệt trần bay lượn trên các phím ngà, cho hàng chuỗi giai điệu réo rắt vang lộng khắp các hành lang Couvent des Oiseaux Xứ Hoa Đào thơ mộng thuở nào…

    ****

    Hai mươi tám năm sau, từ dạo tiễn Đệ-Nhất-Phu-Nhân-Không-Ngai ra cổng Institut Franco-Vietnamien, lặng nh́n “Madame” đơn độc đếm bước về hướng métro Port Royal dưới ánh nắng xuân vàng ấm, tôi có dịp trở lại con đường Saint-Jacques đầy ắp kỷ niệm, sau khi ngồi tù cải tạo CS năm năm, vượt biển lưu lạc sang Xứ Tuyết Canada định cư.

    Tiệm Tabac, góc Saint-Jacques-Feuillantines, nơi bọn sinh viên chúng tôi thường đến điểm tâm trước khi đi cours vẫn c̣n, nhưng chắc cũng đă nhiều phen đổi chủ. Cũng nơi nầy, 28 năm về trước, tôi dự tính mời Madame-khách-quí ghé qua để nghe giọng lanh lảnh của nữ chủ tiệm Tabac duyên dáng lập lại “c̣m-măng” quá quen thuộc của tôi:

    -Một cà-phê sữa to và 2 miếng bánh ḿ nướng! (Un grand crème et deux tartines!)

    Nhưng vào giờ chót tôi bỏ ư định v́ sực nhớ phương vị rất “bề thế” của Madame, sợ không tiện lắm.

    Schola Cantorum vẫn bất biến, luôn kín cổng cao tường. Trái lại ngôi nhà mang số 269 St-Jacques, tuy vẫn c̣n ở nguyên vị trí, đă hoàn toàn thay h́nh đổi dạng, từ ngoài tới trong! Bảng đồng mạ vàng khắc hàng chữ xanh Institut Franco-Vietnamien được thay thế bằng tấm gỗ sơn mài, tô hàng chữ đỏ chói Maison du Sud-Est Asiatique! Pḥng ốc bên trong cũng đă đổi thay toàn diện . Và h́nh như chẳng có sinh viên VN nào trú ngụ cả. Toàn sinh viên Căm-pu-chia và một số ít sinh viên Lào.

    Sau khi tiếm đoạt quán ăn đường Monge -mà CSBV đổi tên thành Foyer Vietnamien như đă đổi tên Sài G̣n- nghe đâu Hội Thân Hữu Pháp Việt (được tái lập từ thời Đệ Nhất Cộng Ḥa) bị CHXHCNVN áp lực tháo gỡ bảng hiệu Institut Franco-Vietnamien làm xốn mắt Bắc Bộ Phủ. Họ muốn xóa bỏ mọi dấu tích của VNCH trên đất Pháp…

    -o-o-o-

    Paris, một thuở…Sài G̣n, một thời...Khi Tháng Tư c̣n Xanh...Khi Tháng Tư chưa Đen trên đất nước, chưa sầu thảm, uất nghẹn trong kư ức ray rứt, trăn trở của người dân Việt, trong cũng như ngoài nước...

    Hăy h́nh dung cảnh ngộ người vợ - đang công tác ngoài nước, rụng rời nhận hung tin chồng và anh chồng bị thảm sát trong cuộc binh biến 1.11.1963 tại Sài G̣n- chưa kịp khô nước mắt, đă phải sụt sùi lau lệ khóc đứa con gái Lệ Thủy tử nạn thảm khốc, chưa đầy một năm sau chịu tang chồng...

    Suốt 47 năm, người đàn bà đau khổ sống ẩn dật như một nữ tu, không hề lên tiếng trước những ồn ào náo nhiệt từ loa phát thanh của các “đấng” anh hùng hải ngoại, chuyên đấu vơ mồm, mắc chứng “nổ” không ngưng nghỉ (non-stop), tự đánh bóng ngoài những giới hạn có thể chấp nhận! Nghe đâu người đàn bà rất tự trọng nầy dự tính viết hồi kư. Hàng ngũ anh hùng dỏm chắc chắn ít nhiều đang bị chấn động…

    Ném một ḥn sỏi xuống gịng sông, theo dơi các ṿng tṛn từ từ tan loăng, tôi ngước nh́n trời cao thầm cầu nguyện cho người đàn bà bạc phước, một thời Đệ Nhất Phu Nhân không ngai của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Ḥa, nhưng măi măi vẫn ngự trị trong tâm hồn tôi như Một Phụ Nữ Việt Nam phi thường…



    Thôn trang Rêu-Phong, Tháng Tư 2010

    -Lê Tấn Lộc-

  2. #2
    Cả Quỷnh
    Khách

    Bản luân vũ cuối cùng

    Bài văn của ông Lê tân Lộc hay như nhạc bản luân vũ cuối cùng.
    Ngẫm tự ngàn xưa, ai tài hoa, ai tiết liệt đài trang,
    Cùng một giấc mơ mang trong vũ trụ"

  3. #3
    Ngụy Tặc
    Khách
    he he....

    Đang đọc cái tóp bít "10000 người đi bộ...." th́ bỗng dưng thấy cái tóp bít này nên cũng ngứa ngáy góp chút ư kiến.

    Bà Nhu xuất thân từ 1 gia đ́nh theo Phật. Nếu ngẫm cho kỹ về nhân quả nghiệp báo trong giáo lư Phật giáo th́ đâu đó chúng ta sẽ thấy thấp thoáng chuỗi duyên nghiệp giữa bà Trần Lệ Xuân và anh em nhà Ngô. Nh́n tổng quát vào những nhận định của những chứng nhân lịch sử ghi lại th́ đa số đều có cùng một nhận xét là bà Nhu đă góp phần không nhỏ gây nên sóng gió cho nhà Ngô. Dĩ nhiên những ân oán giang hồ dẫn đến một kết cục bi thảm cho ḍng họ Ngô Đ́nh xuất phát từ những lạm quyền mà anh em nhà Ngô đóng vai chính, như ông Thục, ông Nhu, ông Cẩn. Nhưng h́nh như thái độ bao che, lép vế của anh em nhà Ngô trước những hành động và phát ngôn ngang ngược, hống hách, xấc láo của bà Nhu khiến cho người ta càng căm ghét anh em nhà Ngô hơn. Ông Ngô Đ́nh Diệm có thể c̣n để lại chút ít thương hại nơi những người ra tay tiêu diệt Ngô Triều. Nhưng có lẽ h́nh ảnh bà Nhu là động cơ cuối cùng khiến Hội Đồng QNCM mạnh tay đóng đinh lên quan tài cho anh em ông Diệm.
    Từ đó có thể nghĩ rằng bà TLX cắt đứt với truyền thống tôn giáo của gia tộc ḿnh để gia nhập vào tôn giáo nhà chồng là Ngô Đ́nh. Mà thường th́ những kẻ "tân ṭng" như bà TLX th́ rất ư là cuồng say với tín ngưỡng mới. Đôi khi như thể để chứng minh cái tấm ḷng tin kính tuyệt đối của ḿnh lên đấng giáo chủ tôn giáo mới. V́ vậy mà dường như bà TLX rất xông xáo và quyết liệt trong chính sách bất công mà anh em nhà Ngô dành cho Phật Giáo. Trong khi chính sách của Nhà Ngô đối với PG đă bị lên án, đă bị chống đối bởi tầng lớp Phật tử, th́ bà TLX chưa từng thể hiện 1 lời nói, 1 hành động, dù không thông cảm phần nào cho t́nh trạng của PG th́ ít ra cũng nói lên rằng th́ là trong tận tâm khảm của bà c̣n lưu dấu chút ǵ là "Phật tính". Trái ngược lại, bà TLX như thể muốn "ăn tươi nuốt sống" PG. Trước sự bàng hoàng của cả thế giới khi chứng kiến h́nh ảnh 1 tu sĩ PG an nhiên thị toạ trong ngọn lửa th́ bà TLX vẫn cay cú châm biếm là "BBQ". Và trong khi cả thế giới bất b́nh lên án bà TLX th́ anh em nhà Ngô vẫn nghe theo lời dạy bà TLX là cứ phớt lờ Ăng lê. Điều này có lẽ đă khiến những ai từng cho rằng ông Diệm là 1 kẻ nhân đức hẵn phải suy nghĩ lại. Có lẽ điều này cũng khiến cho những tướng tá làm đảo chánh không c̣n ngần ngại khi tước đi mạng sống của ông Diệm. Thế là coi như bà TLX đến với ḍng họ Ngô Đ́nh chỉ để hoàn tất cái nghiệp báo vay trả nào đó mà ở đây, bà là người nhúng tay châm lửa rồi ngồi đó đau khổ chứng kiến sự thiêu rụi 1 cơ đồ của ḍng họ Ngô Đ́nh.

    Trong lịch sử Việt Nam, chúng ta c̣n có trường hợp của bà Nguyễn Thị Lộ. Theo truyền thuyết th́ từ 1 cô gái bán chiếu gon mà Thị Lộ gặp gỡ duyên phận với Nguyễn Trăi qua tài ứng khẩu thi văn. Nhưng Thị Lộ lại là nguyên nhân khiến ḍng họ Nguyễn này bị tru di tam tộc.

    Túm lại là trong những liên hệ chằng chịt phức tạp của sự đời, nếu b́nh tâm, kiên nhẫn gỡ từng gút thắt, nhiều khi chúng ta lại thấy ra cái sự đời "ngó vậy mà hổng phải vậy".
    Có rứa thiên hạ mới dài ḍng văng tự ra mà đối.....thọi nhau.

  4. #4
    Member
    Join Date
    28-05-2011
    Posts
    432
    =Ngụy Tặc

    he he....

    Đang đọc cái tóp bít "10000 người đi bộ...." th́ bỗng dưng thấy cái tóp bít này nên cũng ngứa ngáy góp chút ư kiến.

    Bà Nhu xuất thân từ 1 gia đ́nh theo Phật. Nếu ngẫm cho kỹ về nhân quả nghiệp báo trong giáo lư Phật giáo th́ đâu đó chúng ta sẽ thấy thấp thoáng chuỗi duyên nghiệp giữa bà Trần Lệ Xuân và anh em nhà Ngô. Nh́n tổng quát vào những nhận định của những chứng nhân lịch sử ghi lại th́ đa số đều có cùng một nhận xét là bà Nhu đă góp phần không nhỏ gây nên sóng gió cho nhà Ngô. Dĩ nhiên những ân oán giang hồ dẫn đến một kết cục bi thảm cho ḍng họ Ngô Đ́nh xuất phát từ những lạm quyền mà anh em nhà Ngô đóng vai chính, như ông Thục, ông Nhu, ông Cẩn. Nhưng h́nh như thái độ bao che, lép vế của anh em nhà Ngô trước những hành động và phát ngôn ngang ngược, hống hách, xấc láo của bà Nhu khiến cho người ta càng căm ghét anh em nhà Ngô hơn. Ông Ngô Đ́nh Diệm có thể c̣n để lại chút ít thương hại nơi những người ra tay tiêu diệt Ngô Triều. Nhưng có lẽ h́nh ảnh bà Nhu là động cơ cuối cùng khiến Hội Đồng QNCM mạnh tay đóng đinh lên quan tài cho anh em ông Diệm.
    Từ đó có thể nghĩ rằng bà TLX cắt đứt với truyền thống tôn giáo của gia tộc ḿnh để gia nhập vào tôn giáo nhà chồng là Ngô Đ́nh. Mà thường th́ những kẻ "tân ṭng" như bà TLX th́ rất ư là cuồng say với tín ngưỡng mới. Đôi khi như thể để chứng minh cái tấm ḷng tin kính tuyệt đối của ḿnh lên đấng giáo chủ tôn giáo mới. V́ vậy mà dường như bà TLX rất xông xáo và quyết liệt trong chính sách bất công mà anh em nhà Ngô dành cho Phật Giáo. Trong khi chính sách của Nhà Ngô đối với PG đă bị lên án, đă bị chống đối bởi tầng lớp Phật tử, th́ bà TLX chưa từng thể hiện 1 lời nói, 1 hành động, dù không thông cảm phần nào cho t́nh trạng của PG th́ ít ra cũng nói lên rằng th́ là trong tận tâm khảm của bà c̣n lưu dấu chút ǵ là "Phật tính". Trái ngược lại, bà TLX như thể muốn "ăn tươi nuốt sống" PG. Trước sự bàng hoàng của cả thế giới khi chứng kiến h́nh ảnh 1 tu sĩ PG an nhiên thị toạ trong ngọn lửa th́ bà TLX vẫn cay cú châm biếm là "BBQ". Và trong khi cả thế giới bất b́nh lên án bà TLX th́ anh em nhà Ngô vẫn nghe theo lời dạy bà TLX là cứ phớt lờ Ăng lê. Điều này có lẽ đă khiến những ai từng cho rằng ông Diệm là 1 kẻ nhân đức hẵn phải suy nghĩ lại. Có lẽ điều này cũng khiến cho những tướng tá làm đảo chánh không c̣n ngần ngại khi tước đi mạng sống của ông Diệm. Thế là coi như bà TLX đến với ḍng họ Ngô Đ́nh chỉ để hoàn tất cái nghiệp báo vay trả nào đó mà ở đây, bà là người nhúng tay châm lửa rồi ngồi đó đau khổ chứng kiến sự thiêu rụi 1 cơ đồ của ḍng họ Ngô Đ́nh.

    Trong lịch sử Việt Nam, chúng ta c̣n có trường hợp của bà Nguyễn Thị Lộ. Theo truyền thuyết th́ từ 1 cô gái bán chiếu gon mà Thị Lộ gặp gỡ duyên phận với Nguyễn Trăi qua tài ứng khẩu thi văn. Nhưng Thị Lộ lại là nguyên nhân khiến ḍng họ Nguyễn này bị tru di tam tộc.

    Túm lại là trong những liên hệ chằng chịt phức tạp của sự đời, nếu b́nh tâm, kiên nhẫn gỡ từng gút thắt, nhiều khi chúng ta lại thấy ra cái sự đời "ngó vậy mà hổng phải vậy".
    Có rứa thiên hạ mới dài ḍng văng tự ra mà đối.....thọi nhau.
    Cần có rất nhiều chim Én để làm nên Mùa Xuân , nhưng chỉ cần một tiếng Sói tru , một tiếng Cú kêu , hay tiếng éc éc của chim Heo . sẽ làm cho đêm âm u thêm rùng rợn , hăi hùng

  5. #5
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Quote Originally Posted by tinhyeu@ View Post
    Cần có rất nhiều chim Én để làm nên Mùa Xuân , nhưng chỉ cần một tiếng Sói tru , một tiếng Cú kêu , hay tiếng éc éc của chim Heo . sẽ làm cho đêm âm u thêm rùng rợn , hăi hùng
    Một câu trả lời rất hay. Nó vừa nhẹ nhàng nhưng không kém phần cay đắng. Không biết cái ông Nguytac nầy có cảm nhận được hay không để mà độn thổ cho khỏi xấu hổ.....


  6. #6
    Member
    Join Date
    01-10-2010
    Posts
    229

    Vẹm nguytac Nô Tàu!

    Quote Originally Posted by tinhyeu@ View Post
    Cần có rất nhiều chim Én để làm nên Mùa Xuân , nhưng chỉ cần một tiếng Sói tru , một tiếng Cú kêu , hay tiếng éc éc của chim Heo . sẽ làm cho đêm âm u thêm rùng rợn , hăi hùng
    Loại bẩm sinh ăn mày, thân phận chó săn không thế nào sánh với chim Én đuợc. :D

    Quote Originally Posted by Pleiku View Post
    Một câu trả lời rất hay. Nó vừa nhẹ nhàng nhưng không kém phần cay đắng. Không biết cái ông Nguytac nầy có cảm nhận được hay không để mà độn thổ cho khỏi xấu hổ.....
    [/CENTER]
    VC có nhân tính đâu mà biết xấu hổ. :D
    Tàu nó ngồi trên đầu coi như lũ Khuyển, Mă ngay trong nhà của ḿnh mà có thằng nào dám ngo ngoe đâu. Lên Net ghép tội, rủa người đă chết cho thoả dă tâm nhỏ nhen của ḿnh. Tội nghiệp. :(
    Last edited by NhaTrang; 06-09-2012 at 08:10 PM.

  7. #7
    Ngụy Tặc
    Khách
    Quote Originally Posted by tinhyeu@ View Post
    Cần có rất nhiều chim Én để làm nên Mùa Xuân , nhưng chỉ cần một tiếng Sói tru , một tiếng Cú kêu , hay tiếng éc éc của chim Heo . sẽ làm cho đêm âm u thêm rùng rợn , hăi hùng
    Đúng.....đúng...đ... .úng!!!!!

    Bà Nhu được phước báu sinh ra đời là 1 người phụ nữ xinh đẹp, quư phái. Bà cũng được phước báu sinh ra trong 1 gia đ́nh quyền quư, được ăn học nên người. Ngoài ra, bà c̣n chứng tỏ là 1 phụ nữ quyết đoán, sáng tạo, hùng biện.
    Rất tiếc, bà Nhu không có đức mà cũng không chịu tu thân để tích đức. Bà ỷ lại vào những ưu điểm nổi bật của ḿnh. Tham lam, say đắm trong cái phước phần ḿnh có mà quên 1 điều mà người xưa nhắc nhở rằng th́ là:

    "Có tài mà cậy chi tài
    Chữ tài liền với chữ tai một vần"

    Cái mà ông Nguyễn Cao Kỳ nhận xét là th́ rằng:

    "...Càng về dài Diệm càng cảm thấy rằng ông ta là người do Thiên Chúa sai xuống để cứu rỗi Việt Nam đến độ ông ta đă giao tất cả mọi chuyện cho cố vấn của ông ta.

    Trong trường hợp này, em trai của ông ta (tức Ngô Đ́nh Nhu) là Cố vấn Chính trị tối cao, và cũng là chỉ huy trưởng Lực lượng Mật vụ, th́ không những tàn ác và tham nhũng mà c̣n lấy một người đàn bà cũng tàn độc và gian ác làm vợ."

    Twenty Years and Twenty Days
    Stein and Day Publisher, New York 1976, trang 32.
    Thực ra th́ bà Nhu "múa" tài qua cái miệng mà thôi, chứ bà chưa thể "múa" tài qua quyền lệnh. Nhưng không phải vậy mà nó không "gây hậu quả nghiêm trọng".

    Cái này nhà Phật kêu là "khẩu nghiệp". Những lời nói thốt ra từ cửa miệng của bà thường khiến người nghe sinh tâm phiền năo và đánh giá bà rất thấp. Riêng cái mục phát ngôn bừa băi về vụ tự thiêu của Ht Quảng Đức th́ người ta không chỉ phiền toái mà c̣n chỉa mũi dùi vào chế độ Diệm. Và ông Diệm th́ cứ cúi đầu nghe theo lời dạy của bà là rằng th́: "Phương cách giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt tĩnh.....". Hỏi làm sao người ta ủng hộ chế độ Diệm cho được?
    Bà Nhu có thể nói là thuộc loại "chưa thấy quan tài chưa biết đổ lệ". Có lẽ sau khi thấy quan tài rồi th́ bà mới chịu....tịnh khẩu mà tu thân. Nhưng mà h́nh như đă....hơi muộn.

    Nói chung là ông Diệm "Cần có rất nhiều chim Én để làm nên Mùa Xuân" cho miền Nam. Nhưng khổ nỗi, "chỉ cần một tiếng Sói tru , một tiếng Cú kêu , hay tiếng éc éc của chim Heo" mà cơ đồ nhà Ngô Đ́nh bỗng chốc bị thiêu rụi, khiến đêm đen chế độ thành "đêm âm u thêm rùng rợn , hăi hùng".



    Tui cũng vừa đọc được cái bài dưới đây. Một phần nào đó cũng nói lên sự liên quan về "khẩu nghiệp" của bà Nhu.


    Bà Trần Lệ Xuân và những cái chết bất đắc kỳ tử

    (TNO) Vụ tai nạn giao thông của bà Ngô Đ́nh Lệ Quyên, con gái bà Trần Lệ Xuân, hôm 16.4 tiếp tục bổ sung vào một danh sách dài những cái chết bất đắc kỳ tử trong gia đ́nh người phụ nữ từng một thời được mệnh danh là đệ nhất phu nhân của chính quyền Sài G̣n cũ.

    Vào năm 1963, sau vụ người chồng Ngô Đ́nh Nhu cùng anh chồng là ông Ngô Đ́nh Diệm bị sát hại, khi được hỏi có muốn xin tị nạn tại Mỹ hay không, bà Trần Lệ Xuân đă trả lời: “Tôi không thể cư ngụ tại một đất nước mà chính phủ họ đă đâm sau lưng tôi. Tôi tin rằng mọi quỷ sứ ở địa ngục đều chống lại chúng tôi”.

    Câu nói đó hóa ra đă trở thành một lời nguyền cho những tai ương xảy ra với gia đ́nh bà Trần Lệ Xuân đến tận ngày nay.

    Từng được gọi là “rồng cái”, bà Trần Lệ Xuân, qua đời ở tuổi 87 vào năm ngoái, là một phụ nữ mảnh dẻ song có nhiều quyền lực tại miền nam Việt Nam dưới thời ông Ngô Đ́nh Diệm cho đến khi ông này bị ám sát vào năm 1963.

    Bà Trần Lệ Xuân thâu tóm nhiều quyền lực và của cải, nhưng bị lên án v́ sự lộng quyền và những phát biểu cay độc trong vụ tự thiêu của các nhà sư nhằm phản đối việc đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm.

    Dẫu vậy, cuộc đời của người một thời là đệ nhất phu nhân không chính thức của chế độ Sài G̣n cũ vẫn có thể xem là bi kịch trong một vài khía cạnh.

    Điềm báo cho sự thay đổi kéo theo đầy bi kịch trong cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân xảy ra vào tháng 2.1962 khi bà thoát khỏi vụ ném bom dinh Độc Lập của hai viên phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc.

    Mịt mù trong lửa khói, bà Nhu - tên thường gọi của Trần Lệ Xuân - nhanh chóng lao đến những đứa con ngủ tại căn pḥng bên cạnh song bị rớt xuống một cái hố do vụ nổ gây ra, và rơi xuống tận tầng hầm, theo tờ The Guardian.

    Bà Nhu tin rằng vụ tấn công được người Mỹ bí mật khuyến khích, do họ ngày càng thất vọng với ông Diệm và chán ghét cả ông Nhu.

    Khi phong trào đấu tranh của Phật giáo bùng phát dữ dội năm 1963, bà Nhu đă có chuyến công du các trường đại học Mỹ để bảo vệ chế độ Sài G̣n.

    Chuyến công du đă trở thành một tṛ hề. Thậm chí, cha của bà là Trần Văn Chương, đại sứ của chính quyền Sài G̣n tại Washington lúc bấy giờ, cùng không màng gặp mặt con gái. Các sinh viên Mỹ giận dữ với sự đàn áp ngày càng gia tăng tại Sài G̣n đă "tặng" cho bà Trần Lệ Xuân trứng gà và những lời lăng mạ.

    Trong khi ngụ tại khách sạn Beverly Wilshire ở Los Angeles vào ngày 2.11.1963, bà Nhu được thông báo về cuộc đảo chính tại Sài G̣n do các viên tướng thực hiện. Hai anh em nhà họ Ngô đă bị bắn chết trong một chiếc xe bọc thép.

    Các con của bà Nhu được phép rời Sài G̣n và gặp bà tại Paris, nơi bà bắt đầu cuộc sống lưu vong trong một căn hộ nh́n ra tháp Eiffel. Ít lâu sau, bà Nhu chuyển đến Rome, nơi người anh chồng là Ngô Đ́nh Thục tị nạn.

    Cuộc sống lưu vong là một giai đoạn đầy cay đắng với bà Trần Lệ Xuân. Ban đầu bà kiếm được một số tiền bằng cách thu phí cho mỗi cuộc phỏng vấn và chụp ảnh, trước khi rút vào cuộc sống ẩn dật, theo tờ The Guardian.

    Người con gái đầu Ngô Đ́nh Lệ Thủy qua đời vào năm 1967 trong một tai nạn xe hơi.

    Năm 1986, cha mẹ bà được phát hiện bị bóp cổ đến chết tại ngôi nhà ở Washington. Người em trai Trần Văn Khiêm bị truy tố tội giết cha mẹ với động cơ tranh chấp quyền thừa kế, theo nhà chức trách. Trần Văn Khiêm được phát hiện bị tâm thần, khẳng định trước ṭa án rằng những kẻ theo chủ nghĩa Do Thái phục quốc đă giết cha mẹ ông ta, theo New York Times.

    Chưa một lần trở về Việt Nam kể từ năm 1963, bà Trần Lệ Xuân qua đời trong lặng lẽ vào ngày 24.4.2011, ở tuổi 87, tại một bệnh viện ở Rome.

    Thế nhưng, lời nguyền bất đắc kỳ tử vẫn chưa buông tha gia đ́nh người phụ nữ vang bóng một thời này. Vào ngày 16.4.201, người con gái út của bà, Ngô Đ́nh Lệ Quyên đă thiệt mạng trong một tai nạn giao thông bi thảm tại Rome.

    Sơn Duân
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...dac-ky-tu.aspx

  8. #8
    Member
    Join Date
    28-05-2011
    Posts
    432
    Ngụy Tặc

    Đúng.....đúng...đ... .úng!!!!!

    Bà Nhu được phước báu sinh ra đời là 1 người phụ nữ xinh đẹp, quư phái. Bà cũng được phước báu sinh ra trong 1 gia đ́nh quyền quư, được ăn học nên người. Ngoài ra, bà c̣n chứng tỏ là 1 phụ nữ quyết đoán, sáng tạo, hùng biện................ ...
    hii

    Thời gian và kết quả của việc làm là câu trả lời hữu hiệu nhất .

    Kể ra th́ gia đ́nh họ Ngô quả là tồi tệ , nếu lấy thang điểm từ 10 lên đến 1 để đánh giá những điều tốt đẹp của họ th́ họ chỉ đứng ở hàng thứ 8 c̣n lâu mới đến số 1 bởi v́ số 1 phải lên thiên đường hay niết bàn mới có .

    Đệ nhị VNCH xô đổ họ Ngô để rồi tụt xuống hạng thứ 10

    CSVN xô đổ VNCH để rồi tụt tụt không có điểm dừng .

    Trời ạ !Con chó trước khi nằm nó c̣n đi quanh mấy ṿng nó mới nằm , nếu phải là người th́ trước khi phê phán ai th́ cũng phải sờ lên gáy ḿnh cái đă .

    Bạn có quyền phê b́nh đời tư , nhân cách của bất cứ ai , nhưng ở trên đời này có ai là hoàn hảo ?Chỉ có tốt nhiều hơn hay xấu nhiều hơn mà thôi .

    Theo bạn , chắc là phải " thần thánh "như ông hồ th́ mới xứng đáng .

    Để rồi hậu quả th́ tồi tệ , di hại đến bao đời , thế mà bạn không quan tâm , chỉ chú tâm xỉa xói một chế độ chỉ c̣n trong mơ ước của mọi người , lạ nhỉ ?
    Last edited by tinhyeu@; 07-09-2012 at 11:53 AM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    BÀ NGÔ Đ̀NH NHU, NĂM MƯƠI NĂM CÔ ĐƠN

    Kim Thanh

    Tin từ Ngô Đ́nh Trác báo cho ông bạn tôi, Luật sư Trương Phú Thứ, hay rằng Bà quả phụ Ngô Đ́nh Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đă về Nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày lễ Phục Sinh, 24/4/2011, hưởng thọ 87 tuổi.

    Tôi viết bài này gửi các thân hữu, bạn bè, và những người mà tôi biết chắc vẫn c̣n ái mộ, quư mến –hoặc ít ra không thù ghét– Bà Ngô Đ́nh Nhu, chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa Việt Nam, và Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Không như những phản tướng 1963, tôi chưa hề gặp mặt Bà Nhu, chưa hề nhận ân sủng nào của Bà hay của chế độ, ngoài một trăm đồng Bà tặng Hội JECU năm xưa, được Ngô Đ́nh Lệ Thủy trao cho tôi.

    Bà Ngô Đ́nh Nhu là người nổi tiếng thuộc ḍng họ Ngô Đ́nh và người liên hệ trực tiếp với chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa duy nhất c̣n sống sót vừa ra đi. Dù thương hay ghét Bà, ai cũng phải công nhận Bà là một nữ lưu thông minh, có tài có sắc, một cộng sự viên đắc lực, quả cảm của chồng và anh chồng. Qua hai nền Cộng Ḥa, chưa có một phụ nữ tầm cỡ public figure (người của quần chúng) Việt Nam nào làm tôi thấy cảm phục và hănh diện như Bà Ngô Đ́nh Nhu. Cho dù, dĩ nhiên, Bà chưa hoàn hảo, cũng như bất cứ ai trên đời. Trước và sau vụ đảo chánh 1963, Bà là mục tiêu tấn công của những nhà báo và chính khách Việt Nam và ngoại quốc, nhất là Mỹ, chưa nói Cộng sản đội lốt tôn giáo, đối lập, "cách mạng", đă không ngần ngại vu khống, xuyên tạc, đổ lỗi, thêu dệt đủ điều, kể cả về đời tư của Bà. Đọc tất cả những tài liệu đă được giải mật, và những sách báo cũ, và những sách báo mới trên các Diễn Đàn Hải Ngoại –những diễn đàn của Đui Chột, của Thù Hận, của Ác Độc– tôi thấy bất nhẫn và buồn nôn trước sự hèn hạ, nhỏ nhen của con người, v́ dù sao Bà cũng chỉ là một phụ nữ. Bọn họ, kể cả Mỹ và Tây Phương, không mă thượng, anh hùng đủ, than ôi, để đánh Bà bằng một cành hoa hồng, nhưng đă dùng mọi thứ dao búa. Họ dă man, trên phương diện tinh thần, không khác chi một Gia Long đă hành h́nh, về thể xác, nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái 16 tuổi bằng cách cho voi dày.

    Bà là hiện thân và nạn nhân của Bất Hạnh như một nữ nhân vật chính tuyệt đẹp trong những vở bi kịch Hy Lạp. Nhưng khác với họ luôn vùng lên, phản kháng, chất vấn Thượng Đế, Bà đă im lặng, chấp nhận mệnh số nghiệt ngă, và âm thầm chịu đựng tất cả những oan khiên, bất công, suốt một nửa thế kỷ.

    Một điểm nữa, ngời sáng, về con người của Bà, mà tôi tin rằng đến cả kẻ thù cũng không thể phủ nhận. Khi chồng bị thảm sát, Bà c̣n trẻ đẹp lắm –điều mà báo chí Mỹ thiên vị và ác độc cũng phải ca ngợi. Nhưng Bà ở vậy, thờ chồng, nuôi đàn con c̣n vị thành niên, không có của ch́m của nổi, không lầu son gác tía, nhờ tham nhũng hoặc ăn cắp của công. Nếu phạm vào hai điều cấm kỵ này, chắc chắn báo chí và công luận Mỹ và Việt Nam, vốn hiềm khích, đă không bao giờ để Bà yên. Bà sống khép kín như một nữ tu tại gia. Không xuất hiện trước đám đông. Không cho nhân gian thấy tóc đổi màu, những dấu chân chim in trên đuôi mắt và những tàn phai bởi thời gian, theo gương những mỹ nhân tự thuở xưa. Không tuyên bố này nọ. "Thời của tôi qua rồi", bà thường nói với người những quen biết, như một lời giă biệt thế gian. Không mang tiếng, không bồ bịch, không bước thêm bước nữa. Không v́ tiền bán thân cho tỷ phú. Nếu sống vào thời quân chủ, Bà xứng đáng nhận lănh bằng khen "Tiết Hạnh Khả Phong".

    Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi yêu mến Bà như một người mẹ (bà kém mẹ tôi hai tuồi). Ca ngợi Bà như một nữ chính khách một thời sáng giá, đảm lược, dám nói dám làm, như chồng bà, trước ṿng vây khốn của thù trong giặc ngoài. Kính trọng Bà như một thần tượng. Làm sao tôi không xúc động khi nghe tin Bà đă bước vào một cuộc hành tŕnh cuối cùng, ngày Chúa chết trên cây thập giá vàsống lại, để từ nay vĩnh viễn thuộc về của Tuổi, nói theo Edwin Stanton, belongs to the Ages.

    Nhà danh họa thuộc phái ấn tượng Auguste Renoir của những tuyệt phẩm chan ḥa ánh sáng và màu sắc, những năm cuối đời, bị bệnh tê thấp hành hạ, không đứng được nữa, phải ngồi vẽ tranh một cách đau đớn với bàn tay co quắp, nhức buốt. Người học tṛ của ông, danh họa Matisse, thấy vậy, thương ông, đă hỏi: "Tại sao Thầy phải tiếp tục ngồi vẽ một cách khổ sở như thế?" Renoir nh́n khung vẽ, trả lời: "Đau đớn sẽ qua đi. Cái đẹp sẽ c̣n lại."

    Tôi muốn nhắc lời của Renoir, để nói về Bà, trong một nghĩa nào. Đau đớn tinh thần của Bà Ngô Đ́nh Nhu sẽ qua đi. Cũng như đau đớn thân xác của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nhưng vẻ đẹp của Bà sẽ tồn tại. Vĩnh viễn.

    Tôi biết những kẻ chống và ghét Bà sẽ khó chịu v́ bài viết của tôi. Không sao. Đời mà. Tuy nhiên, xin những kẻ ấy xử sự cao thượng một chút, như một con người. Hăy để Bà yên nghỉ, ít nhất trong thời gian này. Chờ sau ba tháng, một năm, mười năm nữa, rồi hăy ch́a ra nanh vuốt, cũng chưa muộn.

    Tôi muốn báo tin cho các thân hữu của tôi và xin họ đọc một kinh, cầu nguyện cho linh hồn Bà mau về Cơi Vĩnh Hằng, và t́m được B́nh An đích thực. Sau năm mươi năm cô đơn.

    Kim Thanh
    Ngày Chúa sống lại 24/4/2011

    o0o

    Những bức ảnh "vang bóng một thời" của bà Trần Lệ Xuân




    Trần Lệ Xuân đánh đàn bên các con. Ảnh: Life

    Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đ́nh Lệ Thủy trên b́a tạp chí Life

    Những năm tháng cuối đời Trần Lệ Xuân sống kín tiếng tại Pháp. Ảnh: Life

    Trần Lệ Xuân trên b́a tạp chí Time

    Trần Lệ Xuân trong một cuộc trả lời phỏng vấn

    Trần Lệ Xuân xuất hiện trước công chúng. Ảnh: Life

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Những bức ảnh "vang bóng một thời" của bà Trần Lệ Xuân


    Trần Lệ Xuân là người tạo ra và cổ súy cho kiểu áo dài cổ rộng. Ảnh: Life

    Trần Lệ Xuân cho dựng tượng Hai Bà Trưng. Ảnh: Life

    Trần Lệ Xuân trước báo giới. Ảnh: Life






    Bà Trần Lệ Xuân kết hôn với ông Ngô Đ́nh Nhu năm 1943. Bà có bốn người con (hai trai, hai gái), trong đó con gái đầu là Ngô Đ́nh Lệ Thủy đă thiệt mạng trong một tai nạn giao thông ở Pháp.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. 3 Quân Nhân miền Nam VNCH Đổi Lấy 1200 Gă Cán Việt Cộng.
    By phamthangvu in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 1
    Last Post: 22-04-2012, 06:11 AM
  2. Tàu Cộng Chôn dấu rất nhiều Vũ Khí Hạt Nhân
    By TuDochoVietNam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 03-12-2011, 02:00 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 18-11-2011, 04:27 PM
  4. Replies: 31
    Last Post: 17-11-2010, 08:08 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •