Thưa quư vị,
Cách đây không lâu (từ khoảng 9 hay 10 tháng) sự hiện diện của tôi, Lă Thân đă tŕnh bày về Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và từng bàn thảo với nhiều nhân vật như ông Sơn Hà, ông DVC...những vấn đề cần giải quyết để có một hành động chung và thống nhất giúp ích cho công cuộc dân chủ hóa tại đất nước. Những vấn đề trên vẫn chưa có giải đáp thỏa đáng v́ sự hiểu lầm đă có thể gây ra sự xích mích trầm trọng. Tôi xin chuyển vài trang trả lời rất quan trọng trong cuộc hội luận với THDCĐN trên Dân Luận, một không gian có nhiều thành phần độc giả sống trong môi trường tại Việt Nam.
Tôi thành thật xin quư vị đọc và thấy được tầm quan trọng của những ngày sắp tới. Kính
Trong thời gian gần đây, trên Dân Luận đă có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi xung quanh các chủ đề như: điểm mạnh và điểm yếu của đối lập dân chủ, vai tṛ của tổ chức trong sự thành công của tiến tŕnh dân chủ hóa, và trí thức Việt Nam cần làm ǵ trong t́nh h́nh hiện nay v.v..., mà phần lớn các cuộc thảo luận này xuất phát từ bài viết của các tác giả thuộc Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN). V́ thế, chúng tôi đă ngỏ lời mời Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tới trao đổi trực tiếp cùng độc giả Dân Luận, và dẫn đến việc hai bên đă thống nhất tổ chức một cuộc hội luận mang chủ đề: "Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và cuộc vận động dân chủ: Việt Nam đang ở đâu trong tiến tŕnh dân chủ hóa và phải làm ǵ?". Chúng tôi tin rằng, trong t́nh h́nh các cuộc cách mạng dân chủ đang diễn ra dồn dập tại Trung Đông, kèm theo các biến động kinh tế - xă hội liên tiếp diễn ra tại Việt Nam, chủ đề của cuộc hội luận lần này sẽ thu hút được nhiều độc giả quan tâm.
Cuộc hội luận lần này, bắt đầu từ ngày 21/2/2011, vẫn sẽ theo h́nh thức hỏi đáp 2 ṿng như đối với cuộc hội luận cùng đại diện Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) trước đây. Trước hết, xin mời độc giả Dân Luận tham khảo bài viết tự giới thiệu của THDCĐN phía dưới đây, và sau đó mời mọi người đặt các câu hỏi ṿng Một tới THDCĐN. Ban Biên Tập Dân Luận sẽ lựa chọn 10 câu hỏi trong đó để chuyển tới đại diện của THDCĐN vào ngày Thứ Ba 01/03/2011.
Xin gửi tới độc giả Dân Luận danh sách những người bên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên sẽ tham gia hội luận lần này:
1. Nguyễn Gia Kiểng, 68 tuổi, Thường Trực Ban lănh Đạo THDCĐN
2. Đoàn Xuân Kiên, 62 tuổi, phụ tá Thường Trực BLD THDCĐN
3. Việt Hoàng, 41 tuổi, doanh nhân tại Nga
4. Nguyễn Gia Dương, 42 tuổi, chuyên viên kinh tế tài chính, thành viên BLD THDCĐN
5. Sơn Dương, 58 tuổi, cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến quân lực VNCH, nhà báo, thành viên BLD THDCĐN
6, Hoàng An Việt, 40 tuổi, Kỹ sư Công Chánh, Biên Tập Viên – Khối Truyền Thông THDCĐN
____________________ __________
SƠ LƯỢC VỀ TẬP HỢP DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN
Quá tŕnh thành lập và hoạt động
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ra đời tháng 11 năm 1982 tại Paris, do một nhóm trí thức xuất phát từ miền Nam. Nhóm khởi đầu gồm mười người trong đó có ba cựu bộ trưởng Việt Nam Cộng Hoà, một cựu thứ trưởng, ba tổng giám đốc hoặc cao hơn, một giáo sư đại học và hai chuyên gia. Đặc điểm của nhóm là, khác với các tổ chức chống cộng lúc đó, đa số các thành viên của nhóm đă ở lại Việt Nam sau ngày 30/4/1975 và đă qua các trại tập trung cải tạo dưới chế độ cộng sản trước khi được trả tự do và ra nước ngoài sau một thời gian được sử dụng làm chuyên gia dưới chế độ cộng sản. Thời gian sống và làm việc dưới chế độ cộng sản cũng đă khiến họ kết bạn với nhiều nhân vật của chế độ cộng sản mà sau này sẽ trở thành chí hữu hoặc thân hữu của THDCĐN, như trường hợp giáo sư Nguyễn Bá Hào, vào Nam để tiếp quản hệ thống tin học của miền Nam, hay ông La Văn Liếm, tức Tám Lâm, tiếp quản hệ thống ngân hàng, hay ông Nguyễn Hộ, phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc và Công Đoàn phụ trách khu vực phía Nam. Kinh nghiệm trực tiếp dưới cả hai chế độ đă khiến họ cùng chia sẻ một nhận định là phải thay đổi hẳn quan niệm hoạt động chính trị. Cuộc đấu tranh mới không thể là sự tiếp nối cuộc xung đột trước 1975 mà phải nhắm mục đích duy nhất là dân chủ hoá đất nước và, do đó, đ̣i hỏi một dự án chính trị mới, một thái độ mới, một cách suy nghĩ mới và những phương thức đấu tranh mới.
Nhóm này đă quyết định dành trọn hai năm để chỉ mổ xẻ mọi vấn đề của đất nước hầu đi đến những kết luận chung được đúc kết thành văn bản trước khi bắt đầu hoạt động thực sự. Năm 1984, họ hoàn tất tài liệu đó, được đặt tên là Cơ Sở Tư Tưởng. Lập trường căn bản của tổ chức là đấu tranh thiết lập một thể chế dân chủ đa nguyên trong tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc bằng những phương thức bất bạo động. Sau thời gian này nhóm tiếp nhận thêm một số thành viên mới trong đó có ông Ngô Đ́nh Luyện cựu đại sứ và cố vấn chính trị VNCH, ông Lê Văn Đồng tức Tùng Phong, cựu bộ trưởng VNCH và tác giả cuốn Chính Đề Việt Nam, một cựu đại tá không quân VNCH, hai cựu giáo sư đại học Sài G̣n trong đó có một người đến từ hàng ngũ cộng sản ly khai sau 1975, và một số cựu sĩ quan Quân Lực VNCH. Ngược lại một số thành viên ban đầu rời tổ chức và trở thành thân hữu sau khi tổ chức nhận định là cuộc đấu tranh cho dân chủ sẽ rất dài và khó khăn. Một sự kiện quan trọng trong thời gian này là Lực Lượng Thanh Niên Việt Nam Tự Do, một tổ chức rất đông đảo và được nhiều cảm t́nh lúc đó sau một thời gian tiếp xúc đă quyết định tự giải thể để gia nhập vào nhóm. Sau đó nhóm đă lập ra một cơ cấu tổ chức với hai ban tổ chức và chính trị. Tổ chức đă có mặt tại khắp Tây Âu và tại Bắc Mỹ, một số cơ sở tại Việt Nam cũng đă h́nh thành. Từ năm 2000 có thêm phân bộ Đông Âu.
Năm 1988 tổ chức cho phát hành nguyệt san Thông Luận. Tờ báo đă lập tức gây thảo luận sôi nổi và từ đó tổ chức được công luận gọi là "nhóm Thông Luận", mặc dù trên thực tế nó chưa có danh xưng chính thức. Nhờ lập trường hoà giải và hoà hợp dân tộc tổ chức đă được sự ủng hộ nồng nhiệt của các trí thức tiến bộ trong nước, nhiều người c̣n đang có mặt trong guồng máy nhà nước cộng sản. Tờ báo vẫn phát hành đều đặn cho tới nay, sau 23 năm.
Từ 1996 THDCĐN có thêm một cơ quan ngôn luận mới: báo điện tử Thông Luận. Trang báo điện tử này liên tục bị công an đánh phá. Trong năm 2010 gần một triệu người đă thăm viếng trang Web này. Nhiều bài của báo điện tử Thông Luận cũng đă được các báo điện tử khác tiếp tay phổ biến.
Năm 1993 một chi bộ thanh niên trong nước cho phát hành tờ báo nhỏ Thao Thức nói lên nguyện vọng của sinh viên và học sinh. Sau vài tháng có dấu hiệu công an bắt đầu tỏ ra có khả năng phát hiện những người chủ xướng, tổ chức quyết định đ́nh bản tờ Thao Thức để bảo toàn lực lượng.
Trước ngưỡng cửa năm 2000, ngày 19-12-1999, một đại hội thành viên đă biểu quyết chọn danh xưng chính thức là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, danh xưng tiếng Anh là Rally for Democracy and Pluralism, tiếng Pháp là Rassemblement pour la Démocratie Pluraliste. Cả hai danh xưng tiếng Pháp và tiếng Anh đều viết tắt là RDP. Sự ra mắt công khai với danh xưng chính thức này tiếp theo và là hậu quả của một cố gắng không thành. Từ giữa năm 1999 tổ chức kết hợp các thành phần dân chủ Việt Nam dự định công bố Kết Ước 2000 như là tuyên cáo của lực lương dân chủ Việt Nam. Dự án này bị đ́nh chỉ sau khi không đạt được đồng thuận giữa những người dân chủ, dù được một đa số tương đối ủng hộ. Một số thân hữu và thành viên THDCĐN vẫn bảo lưu ư kiến cho rằng nên công bố Kết Ước 2000 vào thời điểm đó.
Trong đợt đàn áp năm 2002 sau đại hội 9 những người dân chủ bị bắt và kết án tù phần lớn là thân hữu của THDCĐN và bị cáo buộc là hợp tác với Tập Hợp.
Từ tháng 9-2007 THDCĐN hợp tác với một số anh em dân chủ trong nước phát hành bán nguyệt san Tổ Quốc, mặc dù bị sách nhiễu và đàn áp liên tục tờ báo ra đều đặn cho tới nay và là kết hợp dân chủ công khai duy nhất vẫn c̣n tiếp tục hoạt động trong nước. Tập san Tổ Quốc được sự hợp tác của nhiều đảng viên cộng sản từng giữ những chức vụ quan trọng trong đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.
Ngoài hoạt động chính trị Tập Hợp tiếp tay cho nhiều tổ chức văn hoá và thiện nguyện và cũng đă thành lập, từ năm 1993, Nghĩa Hội Tự Do Việt Nam với mục đích hỗ trợ tinh thần và vật chất cho những tù nhân chính trị và, một cách rộng hơn, cho mọi người đang mắc nạn v́ dân chủ tại Việt Nam.
Lập trường, nhân sự và phong cách sinh hoạt
Là một kết hợp hoàn toàn hướng về tương lai, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên qui tụ những người Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi, mọi quá khứ chính trị và mọi cương vị, trong cũng như ngoài nước. Trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên hiện nay, có những người từng là viên chức, sĩ quan của miền Nam và cũng có những người đă có hàng chục tuổi đảng cộng sản và đă giữ những chức vụ quan trọng trong chế độ cộng sản. Tập Hợp cũng đă tranh thủ được cảm t́nh và sự ủng hộ của nhiều thân hữu đang giữ những chức vụ quan trọng trong đảng và nhà nước cộng sản. Các thân hữu này giúp Tập Hợp có cái nh́n chính xác về hiện t́nh đất nước đồng thời cũng là một bảo đảm cho một chuyển hoá hoà b́nh và liên tục của đất nước về dân chủ sau này.
Lập trường chính trị của Tập Hợp được tŕnh bày đầy đủ trong Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên được liên tiếp tu chỉnh. Văn bản hiện nay của dự án là Thành Công Thế Kỳ 21 (http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=Con tent&pa=showpage&pid =7) phổ biến năm 2001. Một văn bản mới sẽ được phổ biến trong năm 2011.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tiêu biểu cho một khuynh hướng chính trị. Đây là kích thước quan trọng nhất của Tập Hợp. Lập trường của Tập Hợp đă gặp nhiều chống đối lúc ban đầu nhưng dần dần đă đi vào ḷng người. Hiện nay, ngoài một số đảng viên cộng sản bảo thủ không c̣n người Việt Nam nào phản bác thể chế dân chủ đa nguyên. Tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc mà Tập Hợp đơn độc bảo vệ trong nhiều năm, nói chung, cũng đă được chấp nhận, dù là đôi khi qua những thuật ngữ khác. Chủ trương đấu tranh cho dân chủ bằng phương thức bất bạo động cũng đă trở thành một đồng thuận của mọi người dân chủ Việt Nam. Phần lớn các tổ chức chính trị đă đi đến một lập trường rất gần với lập trường của Tập Hợp. Điều đặc sắc là do những đóng góp về tư tưởng chính trị của nó Tập Hợp được nh́n như là những người chủ xướng dân chủ đa nguyên, được đồng hoá với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc và được coi là những người chủ trương bất bạo động thành thực nhất. Tập Hợp vừa là một tổ chức chính trị vừa là một khuynh hướng chính trị. Chính v́ thế mà Tập Hợp có sự tỏa rộng mà một tổ chức b́nh thường không có. Tập Hợp là một tổ chức chính trị mà số thân hữu và cảm t́nh viên đông gấp bội số thành viên. Nhiều người tuy không tiếp xúc với Tập Hợp vẫn ủng hộ Tập Hợp chỉ v́ ủng hộ khuynh hướng chính trị mà Tập Hợp là hiện thân. Ngược lại, một số người tuy không biết Tập Hợp cũng chống Tập Hợp v́ chống khuynh hướng đó. Trong đấu tranh chính trị, sự kiện được coi là tiêu biểu cho một khuynh hướng chính trị được hàng triệu người chia sẻ là một ưu thế lớn, bởi v́ khi thời cơ đến ưu thế đó sẽ là một sức mạnh quyết định.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng đề ra một phong cách sinh hoạt chính trị khác. Tập Hợp không coi trọng cơ chế, thứ bậc, không có những tài liệu pháp qui phức tạp. Tập Hợp được xây dựng trên t́nh anh em, t́nh chí hữu. Nó là một kết nghĩa v́ lư tưởng và v́ ḷng yêu nước. Sức mạnh và sự gắn bó của THDCĐN là ở chỗ nó có một tư tưởng chính trị và một dự án chính trị cho đất nước. Chính v́ vậy mà tuy đă h́nh thành từ hơn 28 năm, nó vẫn cởi mở như một tổ chức đang ở trong giai đoạn thành lập. Phong cách sinh hoạt này không ngăn cản Tập Hợp sinh hoạt một cách đồng bộ và kỷ luật. Ư thức rằng sự thiếu vắng của một tư tưởng chính trị và một nhân sự chính trị đă là hai nguyên nhân chính của những thảm kịch trong quá khứ, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cho tới nay hoạt động như một môi trường đào tạo cán bộ và một pḥng thí nghiệm tư tưởng. Chọn lựa này không ngăn cản Tập Hợp có những hoạt động cụ thể.
THDCĐN hiện có phân bộ ở mọi nước Tây Âu, Hoa Kỳ, Canada, Úc và một phân bộ Đông Âu. Mỗi phân bộ có một Ban Thường Trực đứng đầu là một chủ tịch đại diện tổ chức tại nước sở tại. Ở cấp trung ương Ban Lănh Đạo là cơ quan có mọi thẩm quyền. Văn Pḥng Ban Lănh Đạo có vai tṛ của một ban chấp hành dưới sự điều khiển của một Ủy Viên Thường Trực Ban Lănh Đạo do Ban Lănh Đạo đề cử và được toàn thể thành viên bầu qua đầu phiếu phổ thông. Thường Trực hiện nay là Nguyễn Gia Kiểng, một trong những sáng lập viên của tổ chức.
Cuộc hội luận cùng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên: Câu trả lời ṿng Một (phần 1)
Câu hỏi 1: Trích: “Tập Hợp không coi trọng cơ chế, thứ bậc, không có những tài liệu pháp qui phức tạp. Tập Hợp được xây dựng trên t́nh anh em, t́nh chí hữu. Nó là một kết nghĩa v́ lư tưởng và v́ ḷng yêu nước. Sức mạnh và sự gắn bó của THDCĐN là ở chỗ nó có một tư tưởng chính trị và một dự án chính trị cho đất nước...”
Như vậy có phải THDCĐN hoạt động trên tinh thần cảm tính, duy t́nh, chú trọng "quan hệ cá nhân" chứ không hề dựa trên điều luật? Và như vậy, nếu có xung đột cá nhân giữa hai người th́ có cơ sở nào để tin tưởng các thành viên của THTCĐN không vất bỏ t́nh anh em đi để đấu đá với nhau?
Nguyễn Gia Dương trả lời:
Thưa quư anh chị và nhất là quư anh chị trong Ban Biên tập Dân Luận,
Đầu tiên, xin phép có một nhận định:
Có lẽ hơi chủ quan khi trích từ một đoạn văn nói lên t́nh chí hữu và ḷng yêu nước, để rồi kết luận bằng câu hỏi lo ngại rằng đây là những «hoạt động với cảm tính, duy t́nh chứ không hề dựa trên điều luật». Có lẽ cũng hơi bất công khi trích từ đoạn văn đề cập đến căn bản của sự gắn bó của một tổ chức để rồi đặt nghi vấn rằng các thành viên của tổ chức đó «có thể vất bỏ t́nh anh em đi để đấu đá với nhau».
Tiếp theo, cũng xin trấn an mọi người rằng THDCĐN có một Qui ước Sinh hoạt. Như bạn Tùng – một khách viếng thăm – đă nhận định, Qui ước này khá chặt chẽ. Nếu không quá chủ quan, tôi cho rằng Qui ước này khá tinh vi và tiến tŕnh dân chủ hoá Việt Nam sẽ chứng minh điều này.
Trong thực tế, THDCĐN cũng đă dựa vào Qui ước này để có những biện pháp kỷ luật, chế tài và khai trừ thành viên. Ngoài ra, mọi phương cách tổ chức, mọi quyết định uỷ nhiệm hay băi nhiệm đều chiếu theo những thủ tục mà Qui ước này đă định. Tuy nhiên, giữa «hợp lư» và «hợp t́nh», có lẽ THDCĐN thiên về «hợp t́nh» hơn.
Tôi muốn nhấn mạnh khiá cạnh này v́ qua đó, quư anh chị sẽ hiểu rơ hơn quan niệm nền tảng của THDCĐN về cơ cấu và tổ chức: Chúng tôi cho rằng nền tảng vững chắc nhất để xây dựng một tổ chức, một đảng phái hay một quốc gia chính là sự đồng thuận căn bản, nhất là đồng thuận căn bản về tương lai mà mọi người chấp nhận và chia sẻ.
Đồng t́nh này là chất keo kết tụ mọi con người, mọi tầng lớp trong xă hội. Đồng t́nh này hơn hẳn mọi văn kiện, giao kèo hay điều lệ.
Ở phạm vi quốc gia, muốn có được đồng thuận này chúng ta cần một chính sách hoà giải và hoà hợp dân tộc để liên tục đi t́m đồng thuận bị đánh mất sau mọi tranh chấp.
Đi xa hơn nữa, chúng ta cần một nhà nước khuyến khích hơn là một nhà nước răn đe, một nhà nước thuyết phục hơn là nghiêm cấm, đối thoại hơn chỉ thị, cảm thông hơn giáo điều. Nói tóm lại, một guồng máy hành chánh dựa vào khía cạnh «hợp t́nh» nhiều hơn khía cạnh «hợp lư». Chúng tôi đă thử nghiệm ở phạm vi của tổ chức những nguyên tắc trên và kết luận rằng phương pháp này khả thi cho Việt Nam, dân trí không nhất quyết là một thuận lợi hay một trở ngại.
Cần nói ngay là sinh hoạt tập thể không thể tránh được những khác biệt thậm chí xung đột giữa các thành viên trong một tổ chức. Điều này cần phải xem là tự nhiên trong một tổ chức chính trị như THDCCĐN. Trách nhiệm của những người lănh đạo tổ chức là phải giải gỡ nhanh chóng những bất đồng, mâu thuẫn. Trong suốt 30 năm qua, đă có những biện pháp kỉ luật, thậm chí khai trừ thành viên vi phạm kỉ luật tổ chức, nhưng không nhiều những trường hợp như thế. Phần lớn những anh em không c̣n muốn làm thành viên đă được yêu cầu chuyển qua tư cách thân hữu. Phải nói ngay là rất hiếm hoặc chưa có một thành viên nào đă quay lại chống phá tổ chức hay mạt sát anh em sau khi đă rút khỏi THDCCĐN. Nếu có đi nữa th́ những hành vi này rất kín đáo, nếu không nói là giấu giếm. Chúng rất lẻ loi và không gặt hái được hậu thuẫn nào.
Hiện tượng này chứng ḿnh một điều: Cho dù có xem THDCĐN là hoạt động trên tinh thần cảm tính, duy t́nh và vô luật lệ đi nữa th́ những xung đột cũng rất ít, nếu không nói là hiếm hoi. Hơn nữa, THDCCĐN chưa là nạn nhân của tệ đoan đấu đá nhau sau khi đă vất bỏ t́nh anh em. Lư do chính có lẽ xuất phát từ đồng thuận căn bản về tư tưởng và dự án chính trị. Ngược lại, nhiều đảng phái chính trị có đảng ca, đảng kỳ, đảng quy và đảng viên có đảng tịch. Trên giấy tờ họ có cả một cấu trúc làm việc và một kỷ luật sinh hoạt. Tuy nhiên, khi xung đột xảy ra th́ chẳng ai chừa ai: Cạn tào ráo máng. Có những tổ chức đă bể làm nhiều mảnh sau những xung đột được đem ra công luận. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không là ngoại lệ nhất là với những phát biểu gần đây của thành phần ưu tú khi được góp ư vào những văn kiện cho Đại hội đảng.
Hiện tượng này cũng khẳng định một điều: Văn kiện rườm rà, tài liệu pháp qui phức tạp chưa chắc đă bảo đảm ngăn chặn được việc thành viên vất bỏ t́nh anh em đi để đấu đá với nhau.
Câu hỏi 2: Thành lập đă được 28 năm nhưng đến nay Tập Hợp vẫn chưa chứng tỏ được cho mọi người thấy rằng ḿnh là một tổ chức mạnh. Điều đó buộc những người quan tâm theo dơi phải đặt câu hỏi: Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên có dành thời giờ để xem xét lại các khâu phát triển tổ chức của Tập Hợp không hay là vẫn chỉ cứ theo lối ṃn cũ mà đi? Và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đă có nghĩ đến một phương cách tổ chức nào đó phù hợp với tinh thần dân chủ đa nguyên để thoát khỏi t́nh trạng dậm chân tại chỗ nếu không muốn nói là thụt lùi với hi vọng giúp các tổ chức tranh đấu cho dân chủ nói chung và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên nói riêng có thể phát triển và hoạt động hữu hiệu không?
Tôi là Việt Hoàng từ THDCĐN xin được trả lời:
THDCĐN xem việc ‘phát triển tổ chức’ là một trong những khâu quan trọng của quá tŕnh chuẩn bị và h́nh thành một tổ chức chính trị có tầm vóc. Dự án Chính trị của THDCĐN có viết: ‘Một nhận xét rất quan trọng là hai giai đoạn đầu, xây dựng một cơ sở tư tưởng và h́nh thành đội ngũ cán bộ ṇng cốt, chiếm gần hết thời giờ và công lao của một cuộc cách mạng. Phải vài thập niên mới có nổi một cơ sử tư tưởng đúng đắn, lành mạnh, được quần chúng chia sẻ và một đội ngũ cán bộ chừng vài trăm người với vài chục người là những cán bộ thực sự ṇng cốt, nắm vững cơ sở tư tưởng, có bản lănh, có quyết tâm, có kỹ thuật và kỷ luật đấu tranh. Nhưng một khi hai yếu tố này đă có, tổ chức có thể dựa vào một vận hội lịch sử mà phát triển rất nhanh chóng và giành được thế chủ động trong ṿng vài năm, thậm chí vài tháng’.
Chính v́ tâm niệm như vậy nên THDCĐN không hề đi theo lối ṃn cũ của các tổ chức chính trị khác (chú trọng các hoạt động gây tiếng vang hơn là xây dựng đội ngũ) mà THDCĐN tiên phong và kiên tŕ xây dựng, phát triển tổ chức theo đúng bài bản của các tổ chức chính trị đă thành công theo đúng tŕnh tự 5 bước (xây dựng cơ sở tư tưởng, xây dựng đội ngũ ṇng cốt, xây dựng và kiểm điểm phương tiện, xây dựng cơ sở quần chúng, tiến công dành thắng lợi).
Đă 28 năm mà THDCĐN vẫn chưa là một tổ chức mạnh, điều này tôi xin được đồng ư và đây là sự thật trên một góc nh́n của một số người. Không phải là chúng tôi bao biện nhưng v́ THDCĐN đề ra một phương pháp đấu tranh hoàn toàn mới, đó là đấu tranh có tổ chức. Trong khi đó văn hóa Khổng giáo không sẵn sàng cho mọi sự kết hợp có tổ chức. ‘Văn hóa tổ chức’ vẫn là yếu điểm của người Việt do lịch sử để lại. Chính v́ vậy chúng ta vẫn chưa ư thức được tầm quan trọng của tổ chức nên chưa chủ động tham gia vào các tổ chức và khi tham gia rồi th́ chưa cố gắng để làm cho tổ chức tốt hơn.
Cho dù THDCĐN vẫn chưa thực sự là một ‘tổ chức chính trị hùng mạnh’ như mong muốn của chúng tôi cũng như mọi người nhưng THDCĐN không hề ‘dậm chân tại chỗ’ hay ‘thụt lùi’. THDCĐN vẫn đi tới. Về mặt phát triển tổ chức, THDCDN nay đă có mặt khắp các châu lục và trong nước. Về mặt vận động để giành thắng lợi cho cơ sở tư tưởng và các chiến lược căn bản của THDCDN, chúng tôi vẫn không ngừng nghỉ chuyển thông điệp của tổ chức đến mọi thành phần nhân dân trong nước và hải ngoại… THDCDN vẫn bền bỉ đi trên đường ḿnh vạch ra, và vẫn thường xuyên t́m kiếm kết hợp trong ư hướng thúc đẩy phong trào dân chủ lớn dậy. THDCDN trước đến giờ vẫn từ chối những hoạt động cốt gây tiếng vang nhưng thiếu tác động vào bốn điều kiện của cuộc cách mạng dân chủ. Độc giả Lê Lâm Đông có thể chỉ cho chúng tôi và mọi người thấy được có tổ chức chính trị nào ‘ưu việt’ hơn THDCĐN hay không? Nếu có chúng tôi sẵn sàng phục tùng và ủng hộ ngay mà không hề do dự.
Phương pháp tổ chức của THDCĐN rất dân chủ và hoàn toàn phù hợp với tinh thần ‘dân chủ đa nguyên’, mọi tiếng nói trong THDCĐN đều được tôn trọng và lắng nghe. THDCĐN đă có tầng lớp kế thừa, ví dụ như ngay trong nhóm thảo luận này đă có 3 người ở độ tuổi 40 trong đó có Nguyễn Gia Dương là thành viên Ban lănh đạo của THDCĐN, điều thú vị nhất là tôi cũng mới được biết là anh Nguyễn Gia Dương mới tham gia vào Tập Hợp năm 2005.
Quan điểm của THDCĐN về tổ chức đă được nói đến rất nhiều trong Dự Án Chính Trị cũng như qua các bài viết trên Thông Luận, mong ông vui ḷng bỏ chút thời gian để đọc nó. THDCĐN không bao giờ coi ḿnh là ‘mục đích phải phục vụ’ và không hề ‘chê bai các tổ chức và cá nhân tranh đấu khác’. Sẽ dễ dàng cho bạn đọc theo dơi hơn nếu ông đưa ra được những dẫn chứng cụ thể. Như đă tŕnh bày ở phần trả lời khác, nếu THDCĐN có lên tiếng liên quan đến các khía cạnh hoạt động của các cá nhân hay tổ chức bạn th́ chỉ là lên tiếng v́ sự lớn mạnh cần thiết cho phong trào dân chủ, hoàn toàn không có nghĩa là sự bỉ thử, chỉ trích để lấy tiếng… THDCĐN là một tổ chức chính trị của người Việt, dành cho mọi người Việt và luôn hướng về tương lai. Tập Hợp chỉ là ‘phương tiện’ để mang lại tự do và dân chủ cho Việt Nam. Bây giờ và măi măi về sau chỗ đứng của Tập Hợp là t́nh cảm mà người dân Việt Nam dành cho nó, Tập Hợp tôn trọng và phục tùng mọi sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam.
Thưa ông Lê Lâm Đông và độc giả của Dân Luận, THDCĐN mong muốn mọi sự thay đổi, chuyển tiếp tại Việt Nam diễn ra trong ḥa b́nh và có trật tự, không nên có ‘cách mạng đường phố’. Chúng tôi có cùng quan điểm với tác giả Người Sài G̣n qua bài viết ‘Phong trào dân chủ hải ngoại và việc dân chủ hoá Việt Nam’ (http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=New s&file=article&sid=5 240). Tác giả cho rằng việc ‘một nhóm các Đảng Viên yêu nước muốn dân chủ kết hợp với Phong Trào Dân Chủ để làm cuộc cách mạng nhung hoặc màu. Biến thể (này) là lí tưởng và cũng là tối ưu nhất cho đất nước. Với t́nh h́nh hiện nay của nội bộ Đảng cộng sản, biến thể này rất có thể xảy ra và có nhiều cơ hội thành công nếu Phong Trào Dân Chủ biết hành động với tinh thần hoà giải và thoả hiệp’. Và như vậy, vai tṛ của tầng lớp trí thức tinh hoa (trong và ngoài Đảng cộng sản) có một vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh dân chủ hóa đất nước. Chúng tôi cũng cho rằng tầng lớp trí thức tinh hoa phải chủ động và dấn thân hơn nữa vào quá tŕnh này. Điều mong muốn lớn nhất của chúng tôi là từ bây giờ trở đi thành phần trí thức tinh hoa của dân tộc luôn sẵn sàng nhận lănh trách nhiệm dẫn dắt và lănh đạo đất nước.
Tôi, Nguyễn Gia Dương, xin được bổ túc một vài ư nhỏ, và minh định một vài khía cạnh và nhất là một vài nguyên tắc.
Có lẽ chúng ta cũng nên định nghĩa cho rơ ràng một vài khái niệm: Thế nào là một tổ chức mạnh?
Đối với THDCĐN, một tổ chức là nơi quy tụ những con người chia sẻ một số giá trị. Trong một giai đoạn (dài hay ngắn c̣n tuỳ theo lịch sử và văn hoá của một cộng đồng), những giá trị trên có thể bị chê bai và những con người này chưa chắc đă đông đảo. Nhưng với thời gian và với cố gắng âm thầm của các thành viên, tổ chức này dần dần xuất hiện như hiện thân của một tương lai. Một tổ chức quy tụ được những con người và những giá trị như trên là một tổ chức mạnh.
Một tổ chức mạnh cũng là nơi đă gây dựng được một dự án khả thi và được đón nhận như một đồng thuận nền tảng để xây dựng cộng đồng hay một đất nước. Tổ chức đă đầu tư vào dự án này là một tổ chức mạnh v́ tổ chức này đă có được uy tín (Có rất nhiều tổ chức chỉ chạy đi vay mượn những khái niệm căn bản mà không đầu tư trí tuệ vào đó. Họ sẽ hụt hẫng và trở thành tṛ cười sau khi đă cố gắng leo lên sân khấu gây tiếng vang).
Khi có được hai yếu tố nêu trên th́ sức mạnh ‘cơ bắp’ chỉ là vấn đề nhỏ. Chúng tôi có gặp một vài lănh đạo của công đoàn ‘Đoàn Kết’ Ba Lan. Họ nói với chúng tôi rằng trong giai đoạn đầu ‘sức mạnh’ của họ chỉ là niềm tin và đức tin. Nhưng khi vận hội xảy đến, có nghĩa là trong giai đoạn cuối của cuộc đấu tranh, số người gia nhập tổ chức không sao kể hết.
Cá nhân tôi cảm thấy rất nhiều người Việt Nam đồng hoá chữ ‘mạnh’ với ‘số đông’ để rồi mượn danh nghĩa ‘quần chúng’ để làm thước đo cho ‘khả năng’ của một tổ chức. Chúng ta quên rằng vốn liếng quư báu nhất của một tổ chức là uy tín và giá trị mà họ quảng bá.
Tại sao có thể sai lầm như vậy? Hăy lấy thí dụ của Liên Minh Dân Chủ Miến Điện mà linh hồn là bà Aung San Suu Kyi. Tổ chức này có mạnh về ‘cơ bắp’ hay không? Thành viên chính thức có được bao nhiêu? Nhưng uy tín của họ thế nào? Trong những đợt xuống đường biểu t́nh gần đây tại Miến Điện, có ai đề cập hay giương cao biểu ngữ của Liên Minh Dân Chủ Miến Điện không? Nhưng trong thâm tâm, mọi người nghĩ đến tổ chức nào có nhiều khả năng nhất để lănh đạo quần chúng? Có lẽ chúng ta đều có câu trả lời và chỉ có một câu trả lời.
Cuối cùng, khi nói đến sức mạnh, cũng cần tương đối hoá đề tài: Mạnh so với ai?
Nếu so sánh với các tổ chức đối lập Việt Nam hiện nay, có lẽ THDCĐN cũng không yếu lắm về mặt tư tưởng cũng như thành viên và nhất là cảm t́nh viên hay thân hữu trong và ngoài nước.
Nếu so sánh với đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) th́ phải nh́n nhận rằng có bao nhiêu phần trăm đảng viên ĐCSVN c̣n tin tưởng vào lư tưởng CS? Trong lúc đó, có lẽ 99% thành viên THDCĐN đă tin tưởng vào Dự án Chính trị Dân chủ Đa nguyên.
Định nghĩa như vậy và so sánh như trên, có lẽ THDCĐN cũng không yếu kém như bạn quan niệm. Tuy nhiên như anh Việt Hoàng đă đề cập, chúng tôi vẫn phấn đấu v́ chúng tôi không theo lối ṃn cũ.
Câu hỏi 3: Tôi đă theo dơi rất thích thú các bài viết của Tập Hợp trên trang web Thông Luận. Ngoài Dự án chính trị Thành cộng Thế Kỷ 21 tôi cũng đặc biệt chú ư tới các bài xă luận và các bài viết của ông Nguyễn Gia Kiểng. Qua những bài viết này tôi có một nhận xét là Tập Hợp mới vẽ ra cho người đọc thấy một tương lai cần phải có cho Việt nam nhưng chưa cho người ta thấy phải làm ǵ để có được cái tương lai ấy. Giống như mới cho thấy ước mơ mà chưa chỉ cho phải đi những bước cụ thể nào để đạt được ước mơ ấy. Tôi muốn nói là Tập Hợp chưa chỉ ra lộ tŕnh phải đi. Lộ tŕnh ấy - như tôi hiểu - là diễn tiến từng bước cụ thể để tạo được những điều kiện đi tới và có được dân chủ - không loại trừ việc phải tạo được các điều kiện để có cuộc cách mạng thay đổi thể chế độc tài.
Đầu đề của cuộc hội luận này rất hấp dẫn với tôi: Việt Nam đang ở đâu trong tiến tŕnh dân chủ hóa và phải làm ǵ?
Để có thể thể nắm bắt và chấp nhận được những điều quư vị trong Tập Hợp sẽ tŕnh bày tôi xin quư vị trả lời hộ tôi câu hỏi: Lộ tŕnh để đi đến dân chủ tự do cho Việt nam gồm những bước cụ thể nào và trong mỗi bước ấy phải có những hành động cụ thể ǵ? Có nắm bắt được lộ tŕnh cụ thể này th́ mọi người mới thấy Việt Nam đang ở đâu trong tiến tŕnh dân chủ hoá và nhờ vậy mới có thể tiếp tay với Tập Hợp.
Đoàn Xuân Kiên trả lời:
Tôi có mấy ư dưới đây để bàn bạc cùng các bạn đọc Dân Luận về điều các bạn gọi là một “lộ tŕnh dân chủ”, hiểu như “là diễn tiến từng bước cụ thể để tạo được những điều kiện đi tới và có được dân chủ”. Bạn đọc hỏi rằng THDCĐN phác hoạ ra “lộ tŕnh tranh đấu nào để đến dân chủ đa nguyên và phù hợp với hai lập trường cơ bản của Tập Hợp là bất bạo động và hoà giải hoà hợp dân tộc?”. Thắc mắc của các bạn rất chính đáng, v́ có nắm được lộ tŕnh cụ thể như thế th́ mới không ṃ mẫm, v́ hiểu được “quy luật” phát triển của sự việc, do vậy, quy luật sẽ tự mở đường để đi.
Xin nói ngay là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN) không quan niệm một cách máy móc về cái gọi quy luật phát triển cách mạng, hay là lộ tŕnh cách mạng dân chủ. Dựa trên kinh nghiệm những cuộc cách mạng trong lịch sử, THDCĐN đă đúc kết quan niệm về “bốn điều kiện cuả cách mạng” và “năm giai đoạn của cuộc vận động dân chủ” mà Việt Nam sẽ phải đi qua để đến thắng lợi của cách mạng dân chủ. Những nội dung này nằm trọn trong Dự án chính trị dân chủ đa nguyên: Thành Công Thế Kỷ 21 - Phần VI: “Chấm dứt độc tài và thiết lập dân chủ đa nguyên” (http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=Con tent&pa=showpage&pid =17).
Đây chính là lộ tŕnh dân chủ mà tổ chức đă nhất quán theo đuổi suốt hơn hai mươi năm nay. Điều này nói lên giá trị bền vững cuả tầm nh́n xa mà tổ chức này đă đạt được trên hành tŕnh dân chủ. Đến hôm nay, đọc lại phần VI nói riêng và toàn văn Dự án chính trị của THDCĐN, hẳn bạn đọc dễ nhận thấy tính mới mẻ cũng như tính tiền phong của dự án chính trị dân chủ đa nguyên. THDCĐN đă không chọn lối ṃ mẫm, hô khẩu hiệu hay phản ứng theo t́nh thế khi chọn lựa con đường ḿnh đi.
Trước hết, mục “Bốn điều kiện cần và đủ của cuộc cách mạng dân chủ”:
“Điều kiện thứ nhất là mọi người trong nước đồng ư rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi.
Điều kiện thứ hai là đảng hay giai cấp cầm quyền, v́ mất đồng thuận trên lư tưởng chung hay v́ bị ung thối, đă chia rẽ, phân hóa và đă mất bản năng tự tồn của một đoàn thể.
Điều kiện thứ ba là đại đa số quần chúng đạt tới đồng t́nh về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới.
Điều kiện thứ tư là có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới”. (Thành công thế kỷ 21 – Dự án chính trị dân chủ đa nguyên, 2001).
Những ǵ ghi trong mục “Bốn điều kiện cần và đủ của cuộc cách mạng dân chủ” không phải là những nhận định ngẫu hứng, mà chính là đúc kết từ những bài học cách mạng trong lịch sử. Những điều ghi trên cũng khái quát từ những hoàn cảnh lịch sử cụ thể và ngắn hạn. Cho đến ngày hôm nay, những nhận định ghi trong Dự án chính trị vẫn chứng tỏ tính đúng đắn của nó:
“Nh́n vào bối cảnh hiện tại của đất nước chúng ta có thể khẳng định là hai điều kiện đầu đă có. Toàn dân đă chán ghét chế độ và đang nôn nóng chờ đợi thay đổi. Khát vọng dân chủ ngày càng lên cao trong dân chúng; hơn thế nữa sự chuyển hóa về dân chủ ngày càng được nh́n như một lẽ tự nhiên và một sự bắt buộc, càng tŕ hoăn chừng nào càng gây thiệt hại cho đất nước chừng đó. Không những dân chúng mà cả một số lượng đông đảo cán bộ và đảng viên cộng sản cũng đang mất kiên nhẫn trước sự ù ĺ của ban lănh đạo đảng cộng sản.
Mặt khác, đảng cộng sản cũng đă ruỗng nát. Cán bộ đảng viên đă mất hết mọi tin tưởng vào chủ nghĩa xă hội và ban lănh đạo đảng, ngược lại ban lănh đạo đảng cũng đánh giá đa số đảng viên là tham nhũng, thiếu khả năng và phẩm chất. Những xung đột rất trầm trọng đă xảy ra ngay giữa các cán bộ cấp cao. Tâm lư ngự trị trong đảng là thi nhau giành giật, mạnh ai nấy sống. Đảng cộng sản đă mất ư chí và sức sống của một đoàn thể.
Điều kiện thứ ba cũng đă gần đạt được. Đại bộ phận quần chúng, kể cả đảng viên cộng sản, đều đă đồng ư rằng chế độ chính trị tương lai của Việt Nam bắt buộc phải là một thể chế dân chủ đa nguyên, dành chỗ đứng ngang nhau cho mọi người và cho mỗi người; mọi người đều đă đồng ư rằng nền kinh tế của Việt Nam phải là kinh tế thị trường lấy tư doanh làm nền tảng, lấy cạnh tranh làm sức mạnh và lấy lợi nhuận làm chất kích thích. Hơn thế nữa chúng ta c̣n ư thức được rằng phải thực hiện cuộc cách mạng dân chủ này bằng đường lối bất bạo động, trong tinh thần ḥa giải dân tộc. Chúng ta chỉ c̣n thiếu một dự án chính trị rơ ràng và minh bạch, đặt ra những vấn đề lớn của đất nước cùng với những hướng giải quyết. Trong tinh thần đó dự án chính trị này là một đóng góp.
Sau cùng chúng ta cũng đă thấy xuất hiện những cố gắng kết hợp quan trọng. Một số những khuôn mặt tranh đấu, thuộc những quá khứ chính trị khác nhau cũng đang dần dần trở nên quen thuộc với quần chúng. Những điều kiện cho một sự tập hợp các lực lượng dân chủ đă gần như hội đủ.
Như vậy việc c̣n lại phải làm là hoàn tất điều kiện thứ ba, nghĩa là đạt tới đồng thuận trên một dự án chính trị, và xây dựng điều kiện thứ tư, nghĩa là h́nh thành một kết hợp dân chủ có tầm vóc”.
Trong các hoạt động thường ngày, từ nhiều năm nay, THDCĐN vẫn nói với nội bộ và với phong trào dân chủ của chúng ta về nhu cầu khẩn cấp và chính đáng về việc hoàn tất điều kiện thứ ba và xây dựng điều kiện thứ tư: một tổ chức dân chủ có tầm vóc. Bạn đọc hẳn đă thấy khá rơ là tổ chức THDCĐN đă không mệt mỏi trong hai công tác vừa kể. Bài vở trên báo Thông Luận hay web Thông Luận là nhắm vào hai mục tiêu nói trên. Những hoạt động nằm trong khuôn khổ vận động thân hữu và cảm t́nh viên cũng không ngoài hai mục tiêu trên. Hai tuyển tập Cách mạng dân chủ Việt Nam: Nh́n lại để đi tới (tập I: http://thongluan.org/vn/modules.php?name=Con tent&pa=showpage&pid =1410 & tập II: http://thongluan.org/vn/modules.php?name=Con tent&pa=showpage&pid =1411) tập họp lại một số bài viết quan trọng cũng là nhắm vào hai việc trên đây. Trong thời gian qua, THDCĐN thường bày tỏ những nhận định của ḿnh về một số hoạt động của phong trào dân chủ Việt Nam th́ cũng không ngoài mục đích duy nhất là nhắc nhở nhau và nhắc nhở các bạn đồng hành về một nhu cầu cần thiết là tiến tới xây dựng một tổ chức dân chủ có tầm vóc. Đó là điều kiện đủ cho một cuộc cách mạng dân chủ VN thành công.
Trở lại thắc mắc của bạn đọc Dân Luận về một lộ tŕnh dân chủ, xin nhắc lại là THDCĐN cũng đă là tổ chức duy nhất cho đến nay phác hoạ một chương tŕnh làm việc cụ thể cho một tiến tŕnh chuyển hoá dân chủ qua năm giai đoạn để cuộc cách mạng dân chủ VN thắng lợi.
Năm giai đoạn đó là:
“1. Xây dựng một cơ sở tư tưởng
2. Xây dựng một đội ngũ cán bộ ṇng cốt
3. Xây dựng và kiểm điểm phương tiện
4. Xây dựng cơ sở quần chúng
5. Tiến công giành chính quyền "
Xin lưu ư là vể điểm 5 này, Dự án dân chủ đa nguyên minh định rằng: «Chỉ sau khi bốn giai đoạn trên đă được thực hiện mới có thể nghĩ đến việc tiến công giành chính quyền và phương pháp để nắm chính quyền mới có thể được quyết định. Trong thực tế những người dân chủ Việt Nam phải dứt khoát loại bỏ giải pháp vũ trang ngay từ đầu v́ giành chính quyền bằng bạo lực đ̣i hỏi phát động nội chiến rất sớm và giữ chiến tranh ở một mức độ giới hạn rất lâu trước khi tổng tấn công. T́nh trạng nội chiến này gây tang tóc và đổ vỡ kéo dài cho đất nước và có thể không có lối thoát. Thế giới văn minh đă từ bỏ bạo lực như một phương tiện đấu tranh chính trị, dân tộc Việt Nam sau những kinh nghiệm đau đớn của giai đoạn nội chiến vừa qua lại càng phải từ khước bạo lực một cách dứt khoát hơn. Chiến lược của những người dân chủ Việt Nam là diễn tiến ḥa b́nh”. (Thành công thế kỷ 21 – Dự án chính trị dân chủ đa nguyên, 2001).
Tôi không ngại trích dài, v́ thiết tưởng cần nói lại lần nữa một cách cụ thể quan điểm của THDCĐN về cách mạng dân chủ Việt Nam, rằng không có con đường tắt cho một cuộc chuyển hoá thành công về dân chủ đích thực. Những cuộc cách mạng “xảy non” sẽ chỉ dẫn đến thứ dân chủ h́nh thức, dân chủ giả hiệu như chúng ta thấy đang diễn ra trên thế giới. THDCĐN không đồng t́nh với phương thức hoạt động như thế.
Cũng xin ghi lại đây những nhận định có tính cương lĩnh mà thành viên chúng tôi không thể quên trong các công tác thường ngày:
“Năm giai đoạn phải đi theo thứ tự nhưng không nhất thiết là giai đoạn trước phải hoàn tất giai đoạn kế tiếp mới bắt đầu. Các giai đoạn gối đầu lên nhau. Tiến tŕnh năm giai đoạn là một công thức hướng dẫn hành động, nó là một điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ. Đi sai tiến tŕnh này th́ chắc chắn thất bại nhưng theo đúng tiến tŕnh chưa chắc đă thành công. Sự thành công c̣n tùy thuộc nhiều yếu tố định lượng: cơ sở tư tưởng được hưởng ứng đến mức độ nào, cán bộ nhiều hay ít và khả năng thế nào, phương tiện dồi dào tới mức nào.
Một nhận xét rất quan trọng là hai giai đoạn đầu, xây dựng một cơ sở tư tưởng và h́nh thành đội ngũ cán bộ ṇng cốt, chiếm gần hết thời giờ và công lao của một cuộc cách mạng. Phải vài thập niên mới có nổi một cơ sở tư tưởng đúng đắn, lành mạnh, được quần chúng chia sẻ và một đội ngũ cán bộ chừng vài trăm người với vài chục người là những cán bộ thực sự ṇng cốt, nắm vững cơ sở tư tưởng, có bản lănh, có quyết tâm, có kỹ thuật và kỷ luật đấu tranh. Nhưng một khi hai yếu tố này đă có, tổ chức có thể dựa vào một vận hội lịch sử mà phát triển rất nhanh chóng và giành được thế chủ động trong ṿng vài năm, thậm chí vài tháng.
Nhận định của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là cuộc vận động dân chủ hiện nay mới chỉ ở giữa giai đoạn thứ nhất và bước đầu của giai đoạn thứ hai. Nhưng không phải v́ thế mà có thể kết luận bi quan rằng thắng lợi của dân chủ c̣n xa”. (Thành công thế kỷ 21 – Dự án chính trị dân chủ đa nguyên, 2001).
Có lẽ đến đây bạn đọc đă có thể để ư rơ hơn một ư ngắn gọn trong Lời Giới Thiệu về THDCĐN ở đầu buổi hội luận này: THDCĐN tiêu biểu cho một khuynh hướng chính trị khác và cũng đề ra một phong cách sinh hoạt chính trị khác như thường thấy lâu nay.
Từ những định hướng quan trọng như trên, mỗi thành viên THDCĐN sẽ không hấp tấp chạy theo đuôi những biến cố nhất thời, mà kiên tŕ xây dựng đội ngũ, rèn luyện bản thân và đề ra những hoạt động nhằm triển khai những công tác trọng điểm mà Dự án chính trị của tổ chức đă đề ra. Có thể gọi đấy là một lộ tŕnh cụ thể và từng bước để giúp thúc đẩy việc hoàn tất năm giai đoạn của cuộc vận động dân chủ hiện nay. Lộ tŕnh ấy là tiến tŕnh chung giúp mọi thành viên, không phân biệt là ở trong nước hay tại hải ngoại, không lạc hướng hoạt động để chạy đuổi theo những hành vi có tính gây tiếng vang mà không có tác dụng chắc cho tiến tŕnh dân chủ hoá. Lộ tŕnh đó được tóm gọn trong sáu bước dưới đây:
“1. Thức tỉnh quần chúng về sự cần thiết của một giải pháp chung cho cả dân tộc
2. Giành thắng lợi dứt khoát về mặt tư tưởng và lư luận
3. Phát động mạnh mẽ cuộc tranh đấu đ̣i dân chủ trong nước
4. Nâng cao tinh thần và hiệu năng của những cố gắng vận động sự yểm trợ của thế giới
5. Xúc tiến sự h́nh thành một mặt trận dân chủ
6. Mục tiêu chính: bầu cử tự do"
(Thành công thế kỷ 21 – Dự án chính trị dân chủ đa nguyên, 2001)
Tôi phải trích dài, để bạn đọc đồng t́nh đồng thuận với những ǵ chúng tôi nghĩ và làm trong khuôn khổ cuộc vận động dân chủ hiện nay. Một “lộ tŕnh” cụ thể như thế đă trở nên dễ hiểu và xác đáng đối với những ai hằng quan tâm đến vận mệnh đất nước. Mặt khác, THDCĐN không hề quan niệm rằng “lộ tŕnh” cụ thể kia là độc quyền của THDCĐN. Hơn một lần chúng tôi mời gọi các tổ chức dân chủ bạn cùng đồng hành với chúng tôi trên con đường dân chủ này. Cũng hơn một lần THDCĐN minh nhiên mời gọi sự liên kết hoạt động giữa những người bạn đồng hành.
Đến đây xin trở lại một phát biểu của một bạn đọc: “Muốn có một lộ tŕnh cụ thể khả thi và khoa học trước hết phải nghiên cứu thực tiễn thông qua lịch sử và các nghiên cứu xă hội chính trị để thấy được các điều kiện cần và đủ để có dân chủ tự do. Từ các điều kiện cần và đủ này chúng ta sẽ thấy được lộ tŕnh tự nhiên như là quy luật để đi đến dân chủ”. Đúng thế. “Lộ tŕnh dân chủ” như ghi trong TCTK21 chính là kết quả của những nghiên cứu nghiền ngẫm từ thực tiễn và từ kinh nghiệm lịch sử. Hẳn bạn đọc không t́m thấy những phát biểu tư biện, trừu tượng thường gặp trong các salon trí thức hàn lâm. Chúng ta đang bàn về đất nước ḿnh với đầy đủ những di sản lịch sử và văn hoá lâu dài. Chúng ta cũng đang muốn chấm dứt ṿng luẩn quẩn của lịch sử dân tộc cũng đă được ghi nhận minh nhiên trong Dự án chính trị TCTK 21 (Phần III). Bạn đọc có kinh nghiệm về các vấn đề kinh tế chính trị sẽ thấy những điều ghi trong TCTK 21 hoàn toàn minh chứng cho nhận định của bạn đọc ĐVB nêu trên đây.
Một điểm cần nhấn mạnh ở đây: chúng tôi không hề coi thường những tính toán chiến lược của Đảng CSVN trong việc đánh phá phong trào dân chủ VN. Chúng tôi quan niệm rằng đối sách của phong trào dân chủ phải là: phát huy thế trận quần chúng và tiến tới mặt trận dân chủ khi điều kiện của thực tiễn đă chín.
THDCĐN nghiêm túc trong vấn đề xây dựng và phát triển tổ chức mà một bạn của tôi đă trả lời bạn đọc trong một thư khác. Ở đây, tôi chỉ ghi nhận là bạn đọc đă khá tinh ư khi nh́n ra vài nét khác biệt trong cơ cấu tổ chức của chúng tôi so với các tổ chức khác. Nói thế có nghĩa là chúng tôi quan niệm khác về việc xây dựng và phát triển tổ chức sao cho nó đủ năng động trong hoàn cảnh khá tế nhị hiện nay.
Trước khi tạm ngừng, tôi muốn bàn thêm một chi tiết nêu lên trong thư của hai bạn Đặng Vũ B́nh và Lê Lâm Đông, rằng nhiều bài xă luận của Thông Luận đọc th́ thấy thích lắm nhưng rốt lại chỉ có tính cách hô khẩu hiệu suông. Xin được có đôi lời chất chính: những bài xă luận từ lâu nay vẫn được nh́n như là những bài viết phản ảnh quan điểm của THDCĐN về các vấn đề thời sự khi nó vừa xảy ra. Có thể một số bài xă luận cũng đưa ra một đáp án cho một bài toán thời sự, theo nhăn quan của người dân chủ Việt Nam đứng trong đội ngũ THDCĐN. Chúng tôi không hề dùng bài xă luận để “hô khẩu hiệu” theo nghĩa là khua chiêng trống ồn ă cho qua chuyện, không thiết thực ǵ cho xă hội. V́ chỉ là những bài viết phản ảnh cái nh́n của THDCĐN về một vấn đề cụ thể, khó có thể xem những bài xă luận hằng tháng là một chỉ dẫn về những tầm nh́n chiến lược của THDCĐN về tiến tŕnh dân chủ hoá nước nhà. Đây là một vấn đề cần được xem xét ở bản dự án chính trị của tổ chức. Khi bàn bạc cùng các bạn về vấn đề các bạn nêu ra về quan điểm của THDCĐN về “lộ tŕnh dân chủ”, tôi dựa vào Dự án chính trị là v́ thế.
Sơn Dương trả lời cụ thể vào phần 2 của câu hỏi: mỗi bước ấy phải có những hành động cụ thể ǵ?
Tôi xin phép dùng một thí dụ cho vui trước khi trả lời câu hỏi này. Xin quư anh chị tưởng tượng: Trong một trận đấu trên vơ đài giữa hai đấu thủ. Một bên là vai u thịt bắp, đầu óc ma bùn như Mr. T trong các show đánh vật. Mr. T sẵn sàng sử dụng mọi đ̣n phép bất chính, như ném cát vào mắt đối thủ hoặc chơi những đ̣n cấm kỵ bất chấp cả trọng tài. Một bên là đối thủ Mr. K chơi đúng theo luật đánh vật. Nếu Mr. K bị đối thủ khiêu khích và tiết lộ các đ̣n đánh ngang dọc vào các yếu điểm này, này của Mr. T, liệu Mr. K sẽ qua được một hiệp của trận đấu?
Xét trên mặt đấu tranh chính trị, trả lời cho phần 2 của câu hỏi này là một sự tự sát chính trị. Thật vậy, ngay cả ông Hồ Chí Minh sau khi đă nắm được cả kho bí kíp cướp chính quyền từ tay nhân dân của Mác-Lê, nếu có ai hỏi ông Hồ Chí Minh những bước cụ thể nào để cướp chính quyền và trong mỗi bước ấy ông có hành động cụ thể ǵ, tôi e rằng ông Hồ Chí Minh cũng không nói. Làm sao ông Hồ có thể nói được, thí dụ như, công tác tổng nổi dậy sẽ thực hiện ở đâu trước tiên, phải tập trung dân chúng bằng phương tiện ǵ, phải dùng súng đạn làm áp lực khơi động ḷng yêu nước của người dân như thế nào, phải có người lấy thân ḿnh lấp lỗ châu mai thế này, thế này, phải thủ tiêu bọn phản cách mạng như thế này thế này…!!! Cùng lắm ông Hồ Chí Minh cũng chỉ có thể nói chung chung một lộ tŕnh cướp chính quyền, trong đó từng bước cụ thể sẽ tuỳ sự sáng tạo tranh đấu của từng cán bộ, từng chi bộ… bị chi phối rất nhiều bởi nhiều yếu tố, thiên thời, địa phương, địa lợi, nhân hoà, biến cố lịch sử v.v... Ông cũng chỉ nhấn mạnh nhân dân hăy tin tưởng vào sự lănh đạo của ông là có chủ nghĩa cộng sản để soi sáng phương hướng, có phương châm “cứu cánh biện minh cho phương tiện” để hành động và có một đội ngũ cán bộ ṇng cốt để thực hiện lư tưởng đấu tranh giai cấp, vậy “nhất định ta sẽ thắng”. Nói ra những bước cụ thể trong từng giai đoạn cướp chính quyền, chỉ khiến cho quân thực dân dễ t́m bắt, ngăn chận và tiêu diệt đội ngũ trước khi có thể hành động.
Một tổ chức chính trị có tiềm năng là một tổ chức có một tư tưởng chính trị làm nền tảng, có một dự án chính trị khả thi và có một đội ngũ quyết tâm thực hiện dự án chính trị. Một khi 4 điều kiện ắt có và đủ cho một cuộc cách mạng bùng nổ như:
1. Mọi người đồng ư chế độ hiện hữu là xấu xa
2. Đảng cầm quyền phân hóa, ung thối và mất bản năng tự tồn của một tổ chức
3. Đại đa số dân chúng đă có đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới; và
4. Một tổ chức chính trị phù hợp với nguyện ước của toàn dân.
Một khi đă xuất hiện các điều kiện ắt có để làm cách mạng, chắc chắn sẽ xảy ra những biến cố làm ng̣i nổ cho một cuộc xuống đường. Ng̣i nổ này có thể được đưa tới từ lửa ở Bắc Phi và Trung Đông, có thể được xuất cảng từ chính ngay nội địa Trung Quốc, có thể là chính ngay trong nội địa Việt Nam. Tôi tin tưởng các h́nh thức vận động quần chúng xuống đường đ̣i tự do, dân chủ và quyền làm người sẽ thiên biến vạn hóa tuỳ theo các yếu tố thời cơ có tính châm ng̣i cho một hành động tập thể để đạt đến mục đích của tổ chức.
Xin cám ơn quư anh chị.
(c̣n tiếp)
Bookmarks