Results 1 to 2 of 2

Thread: Phạm Đoan Trang đạt giải Tự do Báo chí 2019 của RSF

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489

    Phạm Đoan Trang đạt giải Tự do Báo chí 2019 của RSF



    Tối ngày 12/09/2019 tại Berlin, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đă chính thức trao giải Tự do Báo chí với hạng mục Tầm ảnh hưởng cho nhà báo độc lập, blogger Phạm Đoan Trang của Việt Nam.

    Blogger Phạm Đoan Trang, tác giả của một số sách chính luận bị cấm xuất bản trong nước, cho VOA biết bà quyết định không tới Berlin để dự lễ trao thưởng của RSF hôm 12/9 v́ biết rằng chính quyền Việt Nam có thể gây cản trở việc bà xuất cảnh, dù Đại sứ quán Đức tại Hà Nội có can thiệp.
    Nữ blogger Phạm Đoan Trang nói:
    “Tôi nghĩ nếu tôi muốn đi th́ chính quyền có thể cho đi, nhưng chắc chắn trước khi đi th́ phải ngồi đàm phán, và tôi phải chấp nhận một số điều kiện do bên chính quyền đưa ra, c̣n nếu tôi không chấp nhận th́ không được đi. V́ tôi không muốn đối thoại với họ nên tôi quyết định không đi.
    “Theo tôi biết th́ Đại sứ Đức có can thiệp với phía chính quyền Việt Nam để họ trả lại quyền mang hộ chiếu cũng như đảm bảo quyền tự do xuất nhập cảnh của một số nhà hoạt động Việt Nam trong đó có tôi.
    “Phía Đức rất nhiệt t́nh, nhưng theo kinh nghiệm của tôi th́ kiểu ǵ cũng phải đàm phán với phía công an Việt Nam như: không được đi vận động, không tuyên truyền, không nói xấu đất nước…nếu không th́ họ sẽ khởi tố; họ cũng sẽ cho rằng họ sẽ khó xử liệu tôi có đi về hay không, cho nên tốt nhất là tôi quyết định không đi.”


    Kư giả Phạm Đoan Trang

    Hôm 29/08, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, đồng sáng lập của trang mạng online Luật khoa Tạp chí, được RSF đề cử Giải Tự do Báo chí trong hạng mục Tầm ảnh hưởng.
    Ông Daniel Bastard, Trưởng Khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương của RSF, nhận định với VOA: “Phạm Đoan Trang là một nữ anh hùng chân chính - như chúng ta đă biết t́nh trạng tự do báo chí ở Việt Nam là các nhà báo và blogger không tuân theo đường lối của Đảng cộng sản phải đối mặt với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.”
    Đại diện của RSF nói rằng chính phủ Việt Nam cương quyết bóp nghẹt tiếng nói của bà thông qua việc bị công an đe dọa, chỉ v́ bà phơi bày những bất công và lên tiếng nhằm đảm bảo các quyền dân sự và chính trị.
    Ông Bastard nói rằng mặc dù bị sách nhiễu và trấn áp liên tục từ năm 2016 cho đến nay, bà Đoan Trang vẫn quyết tâm đóng một vai tṛ quan trọng trong việc giúp người dân tiếp cận thông tin độc lập và vận dụng quy tắc thượng tôn pháp luật - như Hiến pháp Việt Nam quy định - để chống lại các hành vi độc đoán của chính quyền.
    Ông Bastard nói thêm: “Chúng tôi đă mời bà tham gia buổi lễ trao giải tại Berlin, nhưng chính phủ Việt Nam không cho phép bà đi ra nước ngoài - điều đó thật xấu hổ.”

    Bà Đoan Trang nhận định về lư do bà được RSF đề cử trao giải mục Tầm ảnh hưởng:
    “Tôi nghĩ có thể họ biết rằng trong 2-3 năm qua tôi đă xuất bản rất nhiều sách, bên cạnh công việc biên tập của tôi ở Luật khoa Tạp chí. Mỗi năm tôi xuất bản 2-3 quyển sách và có lượng độc giả nhiều đến mức chính tôi cũng bất ngờ. Có thể họ căn cứ vào đó để trao giải thưởng.
    “Tôi biết rằng giá trị mà RSF theo đuổi khi xét trao giải thưởng này là họ muốn các nhà báo trên toàn thế giới, nhất là các nhà báo đang là nạn nhân của bức hại, sách nhiễu, hành hạ, ngược đăi của chính quyền biết rằng là các nhà báo đó không cô đơn trong cuộc chiến của họ.
    “RSF đă thực sự giúp cho những người trong t́nh trạng như tôi cảm thấy ḿnh không cô đơn.”

    Những quyển sách của Blogger Phạm Đoan Tranh được Nhà xuất bản Tự Do phát hành gần đây như Chính trị b́nh dân, Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù, Politics of A Police State
    Vào tối ngày 12/09, có mặt tại Berlin, nhà báo Trịnh Hữu Long thông báo trên Facebook:
    “V́ nhiều lư do, nhà báo Đoan Trang không đi Đức dự lễ trao giải này. Nhà báo Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Luật Khoa, sẽ thay mặt nhà báo Đoan Trang tham dự sự kiện.”


    CPJ: Việt Nam trong số 10 nước kiểm duyệt truyền thông gắt gao nhất thế giới



    Graphic Council of Europe

    Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia kiểm duyệt truyền thông gắt gao nhất trên thế giới, theo một báo cáo đặc biệt do Tổ chức Bảo vệ các Kư giả (CPJ- Committee to Protect Journalists) công bố hôm 10/9/2019.
    Các nước có tên trên danh sách được cho là đă hạn chế nghiêm ngặt các phương tiện truyền thông độc lập và hăm dọa các nhà báo, bịt miệng họ bằng h́nh phạt bỏ tù, dùng công nghệ kỹ thuật số để theo dơi hoặc sách nhiễu họ dưới nhiều h́nh thức.
    Theo Tổ chức Bảo vệ các Kư giả, th́ Việt Nam và Trung Quốc cùng với Ả Rập Xê-út và Iran, là 4 nước bị nêu đích danh là “đặc biệt tinh vi trong việc thực hành hai h́nh thức kiểm duyệt, là bỏ tù và sách nhiễu các nhà báo và gia đ́nh họ”, ngoài việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để giám sát và kiểm duyệt mạng lưới thông tin internet cũng như truyền thông xă hội.
    CPJ nhắc nhở rằng theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, mọi con người đều có quyền t́m và tiếp nhận thông tin, và quyền tự do biểu đạt.
    Tổ chức Bảo vệ các Kư giả nói rằng 10 nước bị nêu tên đă không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế khi nghiêm cấm hoặc giới hạn khắt khe truyền thông độc lập, và bịt miệng các nhà báo. Tại những nước này, nạn tự kiểm duyệt rất phổ biến.

    Ba nước bị xếp ở cuối sổ, đàn áp báo chí nghiêm ngặt nhất, là Eritrea, Triều Tiên và Turkmenistan, nơi mà truyền thông “chỉ là cái loa của nhà nước, và tất cả mọi cơ sở truyền thông độc lập đều phải hoạt động ở ngoài nước”.

    Các nhà báo nước ngoài hiếm hoi được cho phép nhập cảnh th́ bị giám sát chặt chẽ.
    Việt Nam xếp hạng 6 trong 10 nước, thuộc nhóm được xếp đứng trên nhóm ba nước đội sổ. Giám đốc điều hành của CPJ, ông Joel Simon, tố cáo chính phủ các nước này là kết hợp các biện pháp kiểm duyệt truyền thống với công nghệ mới để bóp nghẹt đối lập và kiểm soát truyền thông.
    Các nước này, theo CPJ, sử dụng một loạt chiến thuật đàn áp như sách nhiễu, bỏ tù tùy tiện các nhà báo và gia đ́nh họ, đồng thời sử dụng công nghệ số để giám sát và kiểm duyệt internet và truyền thông xă hội.
    Phúc tŕnh của CPJ nói tại Việt Nam, chính quyền do Đảng Cộng sản lănh đạo sở hữu và kiểm soát mọi phương tiện truyền thông, kể cả báo chí và truyền thanh/truyền h́nh.
    Nhà nước đă tung ra một loạt đạo luật hay sắc lệnh để bóp nghẹt những tiếng nói chỉ trích nhắm vào chính phủ, các chính sách của nhà nước, hoặc thành tích của các quan chức nhà nước.

    Luật báo chí VN năm 2016 xác định rằng báo chí phải phục vụ Đảng Cộng sản và nhà nước, phải là tiếng nói của đảng, các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước.
    CPJ nói rằng luật an ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm 2019, là một vũ khí để nhà nước chống lại mọi thông tin bất lợi cho họ trên mạng và bóp nghẹt quyền tự do báo chí.
    Từ khi luật an ninh mạng có hiệu lực, các thông tin trên truyền thông trong nước cho thấy người dân thường xuyên bị triệu tập, bị bắt giữ và khởi tố v́ đưa những thông tin lên mạng xă hội bị chính quyền cho “sai sự thật hoặc nhằm mục đích chống Đảng và Nhà nước”.
    VOA

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489
    Phạm Đoan Trang mong giải thưởng RSF lột tả sự ‘đàn áp, bịt miệng’ tại VN


    Nhà hoạt động-nhà báo tự do của Việt Nam Phạm Đoan Trang
    Phạm Đoan Trang được tặng giải « Tác động », dành cho các nhà báo đă giúp cải thiện cụ thể sự tự do, độc lập và đa chiều của nghề báo hoặc đánh động ư thức về vấn đề này.
    Bà đă thành lập Luật Khoa tạp chí trên mạng và tham gia biên tập trang web thevietnamese, giúp độc giả hiểu thêm về luật pháp để bảo vệ quyền lợi của ḿnh, chống lại sự độc đoán.

    Kư giả độc lập, Phạm Đoan Trang, tại Việt Nam vừa nhận Giải thưởng Tự do Báo chí của Phóng viên Không biên giới (RSF) nói cô mong giải thưởng này khuyến khích người dân Việt Nam dấn thân v́ tự do báo chí và thúc đẩy Hà Nội cải thiện quyền căn bản của công dân.
    Blogger Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động-nhà báo tự do của Việt Nam được quốc tế biết tiếng, được RSF vinh danh Giải thưởng Tự do Báo chí 2019, trong hạng mục Tầm ảnh hưởng, tại lễ trao giải tối ngày 12/9 ở Berlin, Đức.
    Trả lời phỏng vấn VOA từ Việt Nam sau khi được tin nhận giải, Trang cảm ơn sự ủng hộ của mọi người và bày tỏ hy vọng các giải thưởng quốc tế như thế này sẽ mang lại ích lợi, kết quả tốt đẹp chung cho phong trào đấu tranh trong nước và tự do báo chí ở Việt Nam.




    “Em thật sự mong muốn nó có thể khích lệ các nhà báo khác, kể cả các nhà báo tự do, dấn thân nhiều hơn, theo đuổi sự thật, công lư, nhân quyền ở Việt Nam nhiều hơn,” cô nói.
    Nữ blogger từng thực hiện các chuyến quốc tế vận kêu gọi cổ súy tự do báo chí cho người dân Việt Nam nhấn mạnh xă hội muốn phát triển, muốn dân chủ th́ phải bảo đảm tự do báo chí để dân được nghe, được biết sự thật đa chiều và được nói lên quan điểm chính kiến mà không bị đàn áp hay trả thù, điều mà cô cho rằng c̣n vắng bóng ở đất nước Việt Nam do đảng cộng sản độc quyền cai trị.
    “Tự do truyền thông trong đó có tự do báo chí và tự do xuất bản sẽ là lĩnh vực cuối cùng mà họ nới lỏng. Cho nên, tự do báo chí các nhà báo phải chiến đấu mới có được. Cần sự nỗ lực, dấn thân của các nhà báo. Em rất mong các nhà báo ư thức được sự cần thiết, vai tṛ của ḿnh trong việc đấu tranh giành lại quyền tự do báo chí,” Trang bộc bạch.
    Qua việc một blogger từ Việt Nam được Phóng viên Không biên giới trao giải thưởng, Trang nói cô mong muốn quốc tế biết đến t́nh h́nh vi phạm tự do báo chí ở Việt Nam là ‘cực kỳ nghiêm trọng’ và là ‘một thực tế rất đau ḷng của Việt Nam nửa thế kỷ qua.’
    “Em mong giải thưởng này có thể thu hút được quốc tế biết đến làn sóng ngầm đang diễn ra dưới bề mặt ổn định chính trị của Việt Nam. Dưới bề mặt đó là lớp sóng ngầm của đàn áp, của bịt miệng,” blogger Phạm Đoan Trang chia sẻ.

    Phạm Đoan Trang nằm trong danh sách chung khảo gồm các cá nhân và tổ chức từ 12 nước trên thế giới cho 3 giải thưởng quốc tế vinh danh sự Can đảm, tính hoạt động Độc lập, và Tầm ảnh hưởng của họ.
    Cùng được trao thưởng với Phạm Đoan Trang là nhà báo Ả Rập Eman al Nafjan, trong hạng mục Can đảm, và kư giả Caroline Muscat từ Malta được giải về tính hoạt động Độc lập.
    RSF nói Giải thưởng về Tầm ảnh hưởng dành cho Đoan Trang nhằm vinh danh các kư giả có công tạo ra những cải thiện cụ thể về quyền tự do báo chí hay góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về quyền này.
    Đoan Trang là tác giả của các đầu sách đánh động nhận thức của người dân về các quyền căn bản và giúp họ tự bảo vệ các quyền hợp pháp đó, chống lại những vi phạm của nhà cầm quyền như Chính trị b́nh dân, Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù…Cô là người sáng lập và biên tập tờ Luật Khoa, tạp chí điện tử cung cấp thông tin về các vấn đề pháp lư. Cô cũng là nạn nhân bị nhắm mục tiêu sách nhiễu, bắt bớ, hành hung v́ công việc vận động của ḿnh.

    Phạm Đoan Trang không đến Berlin dự lễ trao thưởng hôm 12/9 v́ biết rằng có thể bị sách nhiễu, cản trở việc xuất cảnh.
    Tổng thư kư RSF Christophe Deloire nói những nhân vật được họ vinh danh lẽ ra nên được vinh danh tại chính đất nước của họ, nhưng lại bị tước đoạt các quyền tự do, kể cả quyền tự do đi lại. Tuy nhiên, theo RSF, tinh thần cống hiến của các nhà báo này vượt xa những rào cản biên giới mà các nhà độc tài không thể làm ǵ có thể ngăn cản được điều đó.
    Giải thưởng Tự do Báo chí thường niên của RSF được thành lập từ năm 1992 để giúp bảo vệ và cổ súy truyền thông tự do, độc lập. Mỗi giải thưởng đi kèm với 2500 euro hiện kim.
    Blogger Đoan Trang từng được tổ chức nhân quyền People In Need tại Cộng ḥa Séc trao Giải Homo Homini vào năm 2018, giải thưởng dành cho những người có đóng góp đáng kể vào việc cổ súy nhân quyền-dân chủ trên thế giới.

    Được thành lập năm 1992, các giải thưởng của Phóng Viên Không Biên Giới ngoài giá trị danh dự c̣n được kèm theo số tiền tượng trưng là 2.500 euro. Trong quá khứ, RSF đă từng trao giải cho một số nhân vật như Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), sau này trở thành khôi nguyên Nobel Hoà B́nh 2010.

    Trên Facebook cá nhân, blogger Phạm Đoan Trang đă đăng một video clip (có phụ đề tiếng Việt) gởi đến tham gia buổi lễ trao giải do không đến dự được, đồng thời gởi lời cám ơn đến những độc giả lâu nay của bà.

    (VOA, RFI)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 09-02-2018, 10:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-03-2015, 05:31 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 13-11-2014, 12:28 AM
  4. Replies: 5
    Last Post: 12-03-2013, 11:38 AM
  5. Replies: 8
    Last Post: 03-12-2010, 09:37 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •