Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2011-02-23
Đúng 10 ngày sau cơn chấn động chính trị từ Ai Cập, t́nh h́nh một xứ lân bang ở hướng Tây là Libya lại làm thế giới quan ngại.
AFP PHOTO / Vincenzo Pinto
Công dân Libya biểu t́nh đ̣i dân chủ vào ngày 23 Tháng 02 Năm 2011.
Riêng trong lĩnh vực kinh tế, tin tức giao tranh từ Libya c̣n khiến các thị trường thế giới đều bị ảnh hưởng. Hôm 21, giá dầu thô vượt ngưỡng trăm đồng lên tới gần 108 đô la một thùng trên thị trường Bắc Hải của Âu Châu, giá vàng lên quá 1.400 đô la một troy ounce và các thị trường cổ phiếu đều tuột dốc, thiên hạ mua Mỹ kim và Yen Nhật thủ thế... Qua phần trao đổi của Vũ Hoàng cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế xin quư vị t́m hiểu về cơn chấn động kinh tế từ vụ khủng hoảng của một nước Bắc Phi...
Ảnh hưởng kinh tế
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Chúng tôi là Vũ Hoàng, kể từ tuần này sẽ thay ông Việt Long cùng ông thực hiện chương tŕnh Diễn đàn Kinh tế hầu quư thính giả. Hồ sơ tuần này sẽ là ảnh hưởng kinh tế của vụ khủng hoảng từ Libya trong khu vực gọi là Bắc Phi Trung Đông.
Thưa ông, cách đây hai tuần, trong chương tŕnh phát thanh ngày chín tháng Hai khi đề cập tới hồ sơ Egypt mà xưa kia ta gọi là Ai Cập, lúc đó đang bị khủng hoảng nặng trước khi Tổng thống Hosni Mubarak phải từ chức, ông dự báo rằng hậu quả kinh tế sẽ không lớn cho thế giới dù là một quốc gia hơn 80 triệu dân, xuất khẩu dầu và nhất là khí đốt mà lại c̣n kiểm soát một trục giao lưu quan trọng là Kênh đào Suez. Thế th́ v́ sao vụ khủng hoảng tại Libya, một quốc gia chỉ có sáu triệu dân lại khiến dầu thô lên giá tới mức chưa từng thấy kể từ tháng Chín năm 2008? Chúng ta thấy rằng trong bối cảnh chung là giá nguyên nhiên vật liệu và nông sản đều tăng trên toàn thế giới, hiệu ứng kinh tế của vụ Libya có thể làm mọi người quan ngại, kể cả ở Việt Nam...
Libya là một nước rất giàu trong thế giới Hồi giáo. Bây giờ xứ này có loạn mà nội loạn lại có thể lan thành nội chiến thậm chí phân hoá th́ cả thế giới đều lo ngại.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong những ngày qua, t́nh h́nh trong toàn cơi Trung Đông và Bắc Phi, mà người ta hay gọi tắt là MENA, đă thêm căng thẳng, kể cả ở Vương quốc Bahrain là một quần đảo nhỏ nằm trong Vịnh Ba Tư. Xứ này là một trung tâm chế biến xăng dầu nằm trên một trục giao thông chiến lược và c̣n có một căn cứ hải quân quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong khu vực.
Riêng Libya c̣n là trường hợp đặc biệt c̣n hơn Ai Cập. Dù có diện tích rộng lớn là một triệu 800 ngàn cây số vuông, là gần gấp sáu lần diện tích Việt Nam, mà chỉ có hơn sáu triệu dân, Libya là một nước sản xuất và xuất khẩu dầu khí quan trọng, đứng hàng thứ 11 thế giới, nhất là cho các nền kinh tế Âu Châu đang có quá nhiều vấn đề. Với "nhật lượng" dầu thô, là sản lượng một ngày, khoảng một triệu 800 thùng, hơn 90% dành cho xuất khẩu và 80% là bán qua Âu châu, thật ra Libya là một nước rất giàu trong thế giới Hồi giáo. Bây giờ xứ này có loạn mà nội loạn lại có thể lan thành nội chiến thậm chí phân hoá th́ cả thế giới đều lo ngại.
Vũ Hoàng: Như vậy, xin ông tŕnh bày cho bối cảnh chung của Libya trước khi chúng ta t́m hiểu về ảnh hưởng kinh tế của vụ khủng hoảng xuất phát từ Lybia.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa là lên cầm quyền sau khi lật đổ vương triều từ năm 1969, lănh tụ Moammar Gaddafi là nhân vật khá độc đáo. Ông ta khai thác chủ nghĩa ái quốc chống lại cả các nước Tây phương lẫn các nước Á Rập Hồi giáo theo chế độ quân chủ và cai trị rất độc đoán trong khi lại hợp tác và c̣n yểm trợ các nhóm khủng bố Hồi giáo từ mấy chục năm trước.
Công dân Libya biểu t́nh trước đại sứ quán Libya ở Rome vào ngày 23 Tháng 02 Năm 2011. AFP PHOTO / Vincenzo Pinto.
Nhưng với 80% thu nhập ngân sách nhờ nguồn lợi dầu khí, Gaddafi thi hành một chính sách xă hội khá hào phóng như xây cất nhà ở, trường học và lo dịch vụ y tế cho người dân. Đă có thời mà dân Libya có mức sống thuộc loại cao nhất thế giới. Đó là một lẽ mà ta không thể quên.
Thứ hai, về mặt chính trị trên thượng tầng, ông dựa vào sức mạnh của quân đội v́ xuất thân là một sĩ quan trẻ, nhưng cũng có chú ư phân hoá thành phần tướng lănh để không ai có thể đe dọa quyền lực độc tôn của ḿnh. Thứ ba về mặc sắc tộc, Libya là một kết hợp của nhiều bộ tộc khác khau, với các bộ tộc gốc du mục ở miền Đông và miền Nam lại không thích uy quyền tập trung vào thủ đô Tripoli nằm ở phía Tây Bắc bên bờ Địa Trung hải. Gaddafi cũng dùng nguồn lợi dầu hỏa để xoa dịu sự bất măn của họ.
Thứ tư, Libya cũng là nơi mà nhiều lực lượng Hồi giáo quá khích tung hoành, kể cả các nhóm đặc công có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, và quan trọng nhất là một lực lượng vơ trang Hồi giáo xưng danh Nhóm Hồi giáo Đấu tranh tại Libya. Vừa tiêu diệt, Gaddafi lại vừa dùng tài nguyên dầu khí mua chuộc các nhóm này để trung hoà ảnh hưởng của họ.
Sau cùng và quan trọng nhất về thời điểm là ngay trong gia đ́nh Gaddafi cũng có sự chia rẽ, đôi khi v́ chuẩn bị cho việc kế nhiệm sau này. Motassem Gaddafi là người con lớn, đang đảm nhiệm an ninh cho chế độ th́ kín đáo kết hợp với một số tướng lănh thuộc thế hệ cách mạng, tức là tương đối đă lớn tuổi. Người em là Seif al-Islam Gaddafi th́ có ư hướng cởi mở hơn, muốn canh tân quốc gia và phá vỡ t́nh trạng bị cô lập của xứ Libya trong cộng đồng Á Rập Hồi giáo và với thế giới v́ những hành động khủng bố và ngang ngược của Gaddafi trong quá khứ. Nhân vật này cũng khá đặc biệt v́ c̣n lập ra các tổ chức phi chính phủ để đ̣i hỏi nhân quyền cho người dân, dĩ nhiên là với tham vọng sẽ lên kế nhiệm thân phụ để lănh đạo.
Mầm loạn bùng nổ
Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông đă súc tích tóm lược rất nhiều mâu thuẫn trong hệ thống cai trị của Libya. Bây giờ, những mâu thuẫn ấy đang phát tác ra ngoài, nhưng v́ sao lại vào lúc này?
Hiện tượng thất nghiệp trong cả khu vực Trung Đông, nhất là trong giới trẻ. Mà Libya bị thất nghiệp nặng nhất, từ 40 đến 45%, khiến thanh niên xứ này sẵn sàng xuống đường.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa: Ta thấy cái "nhân" của mầm loạn th́ đă quá nhiều - cơ bản nhất vẫn là chuyện thiếu dân chủ. Về cái "duyên" khiến mầm loạn bùng nổ lúc này th́ có ba yếu tố.
Thứ nhất là những biến động chính trị dồn dập ở hai lân bang Đông-Tây là Ai Cập và Tunisie. Thứ hai là những vận động ngầm của hai người con trai để giành quyền kế vị, với Seif al-Islam cũng muốn cải cách như Gamal Mubarak, con trai của Tổng thống Ai Cập vừa bị truất phế, khiến một số tướng lănh có lẽ không hài ḷng. Thứ ba và quan trọng nhất là hiện tượng thất nghiệp trong cả khu vực Trung Đông, nhất là trong giới trẻ. Mà Libya bị thất nghiệp nặng nhất, từ 40 đến 45%, khiến thanh niên xứ này sẵn sàng xuống đường.
Bây giờ, nếu mở lại tấm bản đồ để nh́n vào cục diện phức tạp này th́ ta thấy quốc gia rộng lớn này là một sa mạc bát ngát có hai khu vực dầu khí quan trọng cách nhau khoảng 600 cây số. Phía Tây, từ thành phố Elephant lên thủ đô Tripoli là nơi mà Gaddafi c̣n hy vọng kiểm soát được. Phía Đông, từ trung tâm Sarir lên Ras Lanuf và thành phố Benghazi là khu vực có thể lọt ra khỏi ảnh hưởng của Tripoli. Khi quân đội, an ninh và các bộ tộc lại chia đôi th́ phe nào cũng có trong tay một nguồn dầu khí đáng kể - để hy vọng đánh nhau dài dài. Hậu quả là toàn bộ hệ thống dầu khí huyết mạch cho Libya bị tê liệt, đầu tư và kỹ sư ngoại quốc sẽ di tản và thế giới mất một nguồn năng lượng đáng kể.
Vũ Hoàng: Thưa ông Nghĩa, như ông vừa tŕnh bày th́ hệ thống dầu khí của Libya có thể tê liệt và thị trường dầu khí thế giới bị ảnh hưởng. Chúng ta bước qua phần hai là hậu quả sẽ ra sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong những ngày qua, ta thấy một số đơn vị quân đội nổ súng vào dân biều t́nh và c̣n nổ súng vào nhau, chủ yếu là tấn công các kho đạn để vơ khí không lọt vào tay đối phương. Đă có tin đồn là một số tướng tá đang chuẩn bị đảo chánh Gaddafi nhưng quân đội xứ này không có uy tín và thống nhất vững mạnh như quân đội Ai Cập nên chưa chắc đảo chánh đă thanh công như bên Ai Cập và t́nh h́nh sẽ c̣n bất ổn khá lâu.
Người dân biểu t́nh ở Lybia hôm 21-02-2011. AFP PHOTO/HO/LIBYAN TV.
Trong những ngày tới, ta cần theo dơi xem các phe lâm chiến hay nổi loạn hay khởi nghĩa sẽ làm ǵ với các trung tâm dầu khí và mạng lưới dẫn dầu hay khí đốt ở hai khu vực Đông Tây. Nếu chiến sự bùng nổ ở những nơi đó th́ t́nh h́nh sẽ rất nguy ngập. Đă thế, dầu thô của Libya lại là loại có phẩm chất rất cao nên được ưa chuộng và có ảnh hưởng vượt trội lên giá dầu của thế giới.
Bây giờ, nói đến hiệu ứng Libya trên nguồn dầu thế giới th́ Libya xuất khẩu 80% số dầu của họ qua Âu Châu, đứng đầu là Ư, Pháp và Đức. Nh́n ngược lại, các nước Âu Châu lệ thuộc khá nhiều vào dầu thô Libya, nhất là Ư v́ mua 25% cho số tiêu thụ, lại là loại dầu thô rất "ngọt" mà Ư khó t́m ra nguồn thay thế nên sẽ bị khốn đốn nặng. Sau đó là nhiều quốc gia Nam Âu vốn dĩ đang mấp mé khủng hoảng tài chính như Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và cả xứ Ireland ở cực Bắc đều phải nhập dầu của Libya. Do đó, khủng hoảng Libya có thể gây hậu quả cực bất lợi cho đồng Euro đang bị suy yếu. Cũng v́ vậy mà thiên hạ thủ thân bằng cách mua vàng hay đô la Mỹ hay đồng Yen Nhật chứ không mua đồng Euro và tiền Âu Châu mất giá nặng.
Lời cảnh báo cho người Việt
Vũ Hoàng: Ông chú ư nhất đến hậu quả với Âu Châu từ một quốc gia bên mạn Nam của Địa trung hải?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa vâng v́ vị trí của nước Ư và hoàn cảnh của đồng Euro.
Libya bị cô lập và thiếu đồng minh trừ Ư Đại Lợi v́ xứ Ư này đă từng cai trị Libya trong ba chục năm giữa hai Thế chiến. Tập đoàn công nghiệp số một của Ư là doanh nghiệp dầu khí ENI có 30% vốn của nhà nước và đă đầu tư rất mạnh vào Libya từ nhiều thập niên rồi. Thủ tướng Ư Silvio Berlusconi lại đang bị truy tố ở nhà và chính phủ của ông có thể đổ.
Trong các nước miền Nam Âu Châu bị khủng hoảng và gây họa cho đồng Euro, th́ Ư Đại Lợi xoay trở tạm được nhờ chính sách quản lư không tệ của Chính quyền Berlusconi. Biến động tại Libya càng gây khó cho chính quyền Berlusconi đang bị rung rinh này th́ Ư càng bị thiệt hại nếu chính quyền mới lại tăng chi để mua phiếu. Chuyện ấy sẽ khiến đồng Euro càng nguy ngập.
Việc chế độ độc tài Libya và ru ngủ người dân bằng chủ nghĩa dân tộc h́nh thức theo kiểu Gaddafi mà c̣n bị rung chuyển th́ cũng là lời cảnh báo cho người Việt.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Ngoài ra, khi đảng cầm quyền của Thủ tướng Đức là Angela Merkel lại vừa bị tổn thất bầu cử rất nặng tại Hamburg sau vụ tổn thất năm ngoái, chủ yếu là v́ cử tri không hài ḷng với việc chính quyền dùng công quỹ cấp cứu đồng Euro. Năm nay, Đức lại có bầu cử và Bồ Đào Nha và Bỉ. là hai trong bốn nước bị nguy, lại đến kỳ hạn trả nợ. Hai nước kia là Tây Ban Nha và Ireland. Nếu Ư Đại Lợi cũng lâm hoạ mà nước Đức bị bó tay v́ chính trị nội bộ, th́ các giải pháp cấp cứu đồng Euro tất nhiên càng bị thu hẹp...
Vũ Hoàng: Đó là hậu quả đối với Âu Châu. Thưa ông, c̣n hậu quả với các nước khác th́ sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Libya bán 10% lượng dầu của ḿnh cho Trung Quốc nhưng v́ xứ này nhập dầu rất lớn nên số xuất khẩu này chỉ bằng 3% mức tiêu thụ của Trung Quốc thôi nên hậu quả trực tiếp th́ không nhiều. Nhưng gián tiếp th́ có, chưa nói đến hiệu ứng "cách mạng hoa nhài" hay "mạt lị hoa cách mạng" đang làm Bắc Kinh lúng túng!
Đầu tiên, chưa chắc Gaddafi đă sớm từ bỏ quyền lực như các Tổng thống Tunisie hay Ai Cập, hoặc nhượng bộ như các chính quyền Jordan, Yemen hay Bahrain hoặc sớm cải cách như Maroc nên động loạn có thể kéo dài. Hậu quả là dầu thô có khi lên lại những đỉnh cao vào năm 2008, từ trăm hai đến trăm tư một thùng trong năm nay. Khi ấy, kinh tế thế giới có thể trôi vào suy trầm.
Ngay trước mắt th́ các ngành dịch vụ như hàng không, du lịch và vận tải hay bảo hiểm của thế giới đều bị thiệt hại và điều ấy càng nâng cao giá thương phẩm - tức là nguyên nhiên vật liệu và nông sản - vốn dĩ đă tăng vọt trong năm qua. T́nh h́nh lương thực của thế giới v́ vậy cũng bị ảnh hưởng và sẽ gieo họa cho các nước nhập khẩu thức ăn - như Trung Quốc - hoặc bị nguy cơ lạm phát nặng, như Trung Quốc và nhất là Việt Nam.
Tôi c̣n e rằng đă có nhiều vấn đề nội tại v́ quản kư vĩ mô quá yếu, lạm phát quá cao và đô la lên giá, Việt Nam sẽ bị chấn động nặng từ những biến cố xảy ra tại Libya. Việc chỉ số VN-Index mất gần bốn chục điểm trong có hai ngày mới chỉ là một dấu hiệu tiên báo rất nhỏ. Nó như con hoàng yến vừa chết dưới hầm v́ bị nhiểm độc, trước khi khí độc dẫn tới nhiều vấn đề rộng lớn hơn. Việc chế độ độc tài Libya và ru ngủ người dân bằng chủ nghĩa dân tộc h́nh thức theo kiểu Gaddafi mà c̣n bị rung chuyển th́ cũng là lời cảnh báo cho người Việt.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa.
RFA
Bookmarks