Tội ác của CSVN đă thảm sát người dân miền Nam và Tết Mậu Thân, năm 1968
Vâng, rồi cũng phải nghe lại ở đâu đó quanh ḿnh. Một tiếng hát, một giọng hát bay cùng với những bất hạnh hồn ma tổ quốc. Những ca sĩ trẻ phơi phới chất giọng, phơi phới thanh xuân như Diễm Liên, Lê H. Phong đă hát trong những cùng thẩm của tâm hồn làm tôi muốn mềm ra như nước mắt. C̣n bạn?
Ờ th́ vẫn chỉ là một bài thơ phổ nhạc thôi mà. Ôi những ca từ không mấy vui, không thể nào vui được! Thơ Nguyễn Thị Thanh B́nh, nhạc sĩ Quốc Toản, những giai điệu mới vẫn giữ được toàn bộ hương hơi bài thơ & ḥa âm chóng vánh chỉ trong một đêm xuống. Đă vậy c̣n được G.S Nguyễn Ngọc Bích chuyển tải phần Anh Ngữ thật lưu loát thật... thơ, khiến những ca từ bỗng có tính cách toàn cầu hóa và lại gần được với khá nhiều giới trẻ sinh viên học sinh ở hải ngoại. Cuộc đời này khi không chúng ta cảm thấy ḿnh phải “tạ ơn” nhiều người, nhiều thứ quá. Chúng ta lại c̣n nợ nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, và rồi với những đoạn đường năm tháng không may lại phải nhận lănh thêm công lao dưỡng nuôi của một “quê hương” khác. Ở một nơi những người con dân Việt đành xin làm công dân hạng hai.
Liệu trong chúng ta, ai có thể trơ ĺ đến biến thành những tên quịt nợ?
Chúng ta mỗi người hăy nên trả nợ theo cách thế của ḿnh. Có điều giờ đây chúng ta cũng chỉ muốn đưa tiễn một năm cũ đen như đêm ba mươi. Cuối năm ngồi tính sổ vẫn chưa thấy tín hiệu mùa xuân mùa sen nở ǵ vậy cà!
Giá ǵ có thể tống táng được những cái chết đă có điềm báo. Kể cả những khuất mắt chỉ c̣n là một khối xương thịt ướp lạnh không hơn không kém.
Cuối năm vẫn có quá nhiều điều không tài nào nuốt được. Cứ mắc nghẹn như những bài thương ca Việt Nam. Cuối năm c̣n đâu những ông đồ già ngồi chờ ở những góc phố, mà hồn xiêu xiêu nghĩ tới những tiền đồ dân tộc? Ḱa là những nhà thư pháp mang họ Lư họ Lâm như cặp vợ chồng Lư Tùng Niên, Lâm Hán Thành... đă về qua những con đường vẫn c̣n chưa thay đổi họ như Uông, Ưng, Vương, Giả, Liễu... Những con đường vẫn mang tên Việt Nam, dù cũng đă ít là một lần bị “xóa bỏ” từ con đường Tự Do sang con đường Đồng Khởi, hay con đường “ngời ngời” Công Lư chuyển đổi thành con đường “hung hăn” Nam Kỳ Khởi Nghĩa ǵ đó...
Rồi th́ những câu chúc Tết hay câu liễn câu đối cũng tuồng như đă nhuốm đầy những dự cảm “Tàu lạ”, với đường nét chữ Tàu văn Tàu, ví dụ như “Xà niên cát tường” là câu chúc “Năm con rắn tốt lành” hoặc Cung hạ tân hỉ, Sinh ư hưng long, Khai trương hồng phát v.v… là cái chi chi tôi cũng không cần phải học nhại theo nữa, vậy th́ nói chi phải vác về nhà treo (sợ là ám chướng xui quẩy không chỉ ba ngày Tết, mà c̣n cả năm 2013 th́ nguy to bạn ơi).
Năm 2013, có phải chúng ta sẽ nhất định rủ rê nhau bằng mọi giá đứng dậy hát cho được khúc hát tự do?
C̣n bây giờ, một lần nữa mời bạn tạm nghe một khúc ca đă lỡ làm một vài người cảm động và bận rộn. Có lẽ bản chất của những người nghệ sĩ đúng nghĩa vốn như thế, không thể không cảm nhận và đau trước cái đau của chính dân tộc ḿnh.
Vậy mà bạn có biết không. Chỉ một bài thơ dăm bảy hàng ngắn ngủi, mà nhà thơ Chu Ngu Du của Tàu Cộng qua bài “Đă Đến Lúc” phải lănh án (thơ) tới 7 năm. Một thứ nhà cầm quyền chỉ giỏi sống nhờ những công cụ tuyên truyền. Quả thật một bài thơ th́ đâu có ǵ nghiêm trọng. Lẽ nào chỉ v́ nhà thơ đẩy cảm hứng đến một nơi chốn đă đẫm máu và húy kỵ, đại khái như: “Đă đến lúc chúng ta phải đến quăng trường Thiên An Môn...” (?!)
Tự nhiên tôi bỗng nhớ đến những giọt máu thơ rỉ ra từ trái tim của sinh viên Nguyễn Phương Uyên: “V́ danh dự tổ quốc. Chống giặc Tàu xâm lăng...”, cũng như một Điếu Cày với “Ḍng Sông Tranh Đấu” và mới đây nhất là chất thơ mạnh mẽ như một bài hịch “Khi Tổ Quốc Gọi Tên Ta” của luật sư đầy nhiệt huyết Lê Quốc Quân. Ơi những hồn thơ yêu nước bị vây khổn tội t́nh!
Không phải đă-đến-lúc th́ c̣n lúc nào nữa đây? Lúc nào th́ chúng ta mới làm Kinh Kha để gọi kêu những lời tống biệt của Thâm Tâm: “...Chí lớn chưa về bàn tay không. Th́ không bao giờ nói trở lại. Ba năm mẹ già cũng đừng trông.”
Mẹ già hay mẹ Việt Nam th́ khúc tang ca nào mà chẳng đau ḷng hả bạn.
Nguyễn Thị Thanh B́nh
* Source: http://danlambaovn.blogspot.com.au/2...-nam.html#more
Bookmarks