Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?
Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Câu lạc bộ Kháng chiến "?
MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG
MIỀN NAM VIỆT NAM (20-12-1960)
Trong cao trào đồng khởi của đồng bào miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời (20-12-1960) nhằm đoàn kết toàn dân đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ nguỵ quyền tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Với đường lối đúng đắn ấy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng đă tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa của ḿnh các tầng lớp nhân dân, các tổ chức và mọi người Việt nam yêu nước, để cùng nhau chống Mỹ cứu nước.
Mặt trận dân tộc giải phóng không ngừng củng cố và mở rộng khối đoàn kết dân tộc, tổ chức và động viên đồng bào và chiến sĩ miền Nam đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. ảnh hưởng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng không ngừng được mở rộng trong các tầng lớp nhân dân miền Nam và uy tín của mặt trận đă được nâng cao trên trường quốc tế
Trong Chiến tranh Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một tổ chức quân sự và chính trị, hoạt động chống chính quyền Việt Nam Cộng ḥa và sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tổ chức này được thành lập trên danh nghĩa "đoàn kết toàn dân đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc" [1]. Chủ trương của Mặt trận là: "Đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đ́nh Diệm tay sai Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà b́nh, trung lập, tiến tới ḥa b́nh thống nhất Tổ quốc". Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được cung cấp về tài chính, thiết bị và nhân sự bởi nhiều bộ phận dân cư tại miền Nam Việt Nam cũng như của chính phủ và quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.
Mặt trận trước khi chính thể Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam thành lập, cũng là chính thể và Ủy ban Trung ương như là một chính phủ lâm thời, đại diện cho các vùng thuộc quyền kiểm soát, quản lư các vùng do Mặt trận quản lư.
Tên gọi khác
Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam người ta c̣n gọi những người tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là Việt Cộng. Từ "Việt Cộng" vốn xuất phát từ cụm từ "cộng sản Việt Nam", được phổ biến bởi Ngô Đ́nh Diệm - Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng ḥa - trong chiến dịch Tố Cộng của Ngô Đ́nh Diệm; về sau từ "Việt Cộng" cũng được dùng để gọi tổ chức này.
Lính Mỹ gọi họ một cách ngắn gọn là VC (viết tắt từ "Việt Cộng" và đọc theo tiếng Anh là "vi-xi"), hay Charlie (nguyên nhân là do hai chữ cái V và C lần lượt được phát âm là Victor và Charlie theo bảng mẫu tự ngữ âm của NATO).
Thành lập
Dự định thành lập Mặt trận được công khai nói đến lần đầu tiên trong Đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao động Việt Nam. Tại đại hội, Tôn Đức Thắng đă nói rằng Mặt trận sẽ được dựa trên các khái niệm của Lenin về liên minh 4 giai cấp, nhưng để phù hợp với sự phức tạp của xă hội miền Nam, Mặt trận cần bao gồm cả các nhóm tôn giáo và dân tộc khác nhau; mục tiêu đấu tranh của Mặt trận phải rộng để kêu gọi được đông đảo quần chúng; Mặt trận cần nhấn mạnh các chủ trương dân tộc và cải cách, đặt ra mục tiêu cuối cùng là sự xây dựng một nước Việt Nam ḥa b́nh, thống nhất, dân chủ và phồn vinh. Cũng như tiền thân Việt Minh của nó, Mặt trận mới này sẽ cần được tổ chức thành nhiều cấp, từ ủy ban trung ương đến các tổ chức ở cấp làng; chủ nghĩa cộng sản sẽ không được nói đến [2]. Mặt trận đặt dưới sự lănh đạo của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương cục Miền Nam. Những người cộng sản miền nam hoạt động dưới danh nghĩa Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam, hoạt động công khai và là thành viên tham gia Mặt trận.
Một vụ tấn công của MTDTGPMNVN tại Sài G̣n năm 1965
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960 tại xă Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên) trong vùng căn cứ của ḿnh ở tỉnh Tây Ninh, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động bí mật ở miền Nam. Lănh đạo ban đầu là Vơ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát. Huỳnh Tấn Phát giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kư Ủy ban Trung ương. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận là Nguyễn Hữu Thọ (1961). Đại hội lần thứ nhất khai mạc ngày 16 tháng 2 năm 1962 chính thức bầu Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch: Phùng Văn Cung, Vơ Chí Công, Huỳnh Tấn Phát, Ybih Aleo, Đại đức Sơn Vọng, Trần Nam Trung, và Nguyễn Văn Hiếu là Tổng thư kư Mặt trận. Ủy viên Đoàn Chủ tịch: Trần Bạch Đằng, Phan Văn Đáng, Nguyễn Hữu Thế, Trần Bửu Kiếm, bà Nguyễn Thị Định, Hoà thượng Thích Thượng Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi, Lê Quang Thành, ông Đặng Trần Thi.
Mặt trận đă ra "Tuyên ngôn" và "Chương tŕnh hành động 10 điểm" với mục tiêu đại diện cho quyền lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam đấu tranh nhằm đánh Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng ḥa, tiến tới sự thống nhất của Việt Nam.
Nguyên nhân thành lập Mặt trận
Sau Hiệp định Geneve, Việt Nam chia cắt làm hai miền. Việt Nam dân chủ cộng ḥa thực hiện đấu tranh ḥa b́nh đ̣i thi hành các điều khoản của Hiệp định nhưng Việt Nam cộng ḥa khước từ. Các phong trào đấu tranh ḥa b́nh đ̣i thống nhất đất nước của các tổ chức ở miền nam (có khi không hoàn toàn do những người cộng sản và ủng hộ đảng cộng sản lănh đạo) đều bị chính quyền Việt Nam Cộng ḥa đàn áp. Những người cộng sản và Việt Minh ở miền nam bị đàn áp, đă có một số tổ chức vũ trang, bán vũ trang được thành lập, chống Việt Nam Cộng ḥa một cách tự phát. Chính quyền Việt Nam cộng ḥa chia lại ruộng đất tại nhiều vùng trước 1954 thuộc sự kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tại miền nam, có lợi cho địa chủ, gây bất b́nh cho nông dân nhiều nơi. Chính quyền Đệ nhất cộng ḥa ngày càng trở nên độc đoán, phi dân chủ, gây mất niềm tin của dân chúng, nhiều người bất b́nh đă đứng về phía những người cộng sản để chống lại. Sự lệ thuộc quá nhiều của Việt Nam cộng ḥa vào Mỹ, chính sách kinh tế tuy có một số ưu điểm khuyến khích kinh tế phát triển nhưng hố sâu phân hóa xă hội lớn. Trong khi đó, những người cộng sản đă tham gia đấu tranh giành độc lập, những uy tín có được từ thời tiền cách mạng, Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, đă hướng nhiều người dân tin tưởng vào cách mạng. Ngoài ra th́ sự phân chia đất nước làm hai miền khiến cho nhiều gia đ́nh phân li, những người có tinh thần dân tộc cũng bất b́nh. Do vậy, những người cách mạng ở miền nam đă ủng hộ cho giải pháp khởi nghĩa giành chính quyền. Sau khi Hội nghị TW 15 của Đảng Lao động tháng 1.1959 tán thành khởi nghĩa ở Miền Nam, phong trào cách mạng có biến chuyển. Một vùng rộng lớn do cách mạng kiểm soát được h́nh thành. Việt Nam dân chủ cộng ḥa không thể can thiệp trực tiếp vào t́nh h́nh miền nam, trong khi vấn đề cấp bách có một lực lượng đại diện cho miền nam chống Mỹ và Việt Nam cộng ḥa, và quản lư các vùng đất do phía cách mạng kiểm soát, do đó Mặt trận được thành lập.
Tổ chức
Thực chất đây là một tổ chức được thành lập theo yêu cầu chiến tranh của Đảng Lao động Việt Nam và những người có lập trường thân cộng sản đấu tranh cho thống nhất đất nước trong cuộc chiến tại miền Nam, nhằm tạo vị thế chính trị cho phong trào đấu tranh chống Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa, đồng thời quản lư các vùng đất do họ quản lư có được kể từ sau phong trào đồng khởi.
Mặt trận liên tục tổ chức, lănh đạo các hoạt động chống chính phủ Việt Nam Cộng ḥa, chống lại sự can thiệp của Mỹ và các đồng minh. Để thực hiện mục đích đó, Quân Giải phóng Miền Nam đă được thành lập ngày 15 tháng 2 năm 1961, do Trung ương cục miền Nam lănh đạo, thực hiện chiến tranh du kích chống lại chính quyền Sài G̣n, với chi viện về vũ khí và người từ miền Bắc. Sau khi Mặt trận ra đời, hàng loạt các tổ chức của mặt trận và các tổ chức cách mạng ra đời tham gia mặt trận:
Một người lính Quân Giải phóng Miền Nam, 1973
Hội Liên hiệp Sinh viên Học sinh Giải phóng
Kỳ ủy Đảng Dân chủ Việt Nam
Đảng Xă hội Cấp tiến
Thông tấn xă Giải phóng
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (do Bộ tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ huy)
Hội Phụ nữ Giải phóng
Ủy ban Tự trị Dân tộc Tây Nguyên
Hội Những người Công giáo kính Chúa yêu nước
Hội Lục ḥa Phật tử
Hội Nông dân Giải phóng
Hội Lao động Giải phóng (sau đổi là Liên hiệp đoàn Giải phóng)
Hội Văn nghệ Giải phóng
Ủy ban Đoàn kết Á Phi của miền Nam Việt Nam
Ủy ban Bảo vệ Ḥa b́nh Thế giới của miền Nam Việt Nam
Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam ở miền Nam Việt Nam, do Bí thư Trung ương Cục miền Nam đứng đầu)
Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam
Hồng thập tự Giải phóng
Hội đồng Quân Dân Y
Hội Nhà giáo yêu nước
Báo Giải phóng
Ủy ban nhân dân miền Nam Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ
Trong các tổ chức tham gia Mặt trận, đảng bộ miền nam của Đảng Lao động là tổ chức quan trọng nhất. Về công khai, tổ chức có tên Đảng Nhân dân cách mạng. Ngày 18/1/1962 trên sóng Radio Hà Nội tuyên bố Đảng Nhân dân cách mạng đă thành lập ngày 1/1/1962, là tổ chức có lập trường chống thực dân, đế quốc và phong kiến. Tuy không đề cập là tổ chức cộng sản, nhưng tuyên bố tuyên truyền chủ nghĩa Marx - Lenin tại miền nam Việt Nam.
Ngày 25 tháng 2 năm 1962, Mặt trận đặt đại diện thường trực tại Cuba, đến tháng 2 năm 1963 đặt đại diện thường trực tại Algérie, sau đó tại Indonesia, Cộng ḥa Dân chủ Đức, Trung Quốc, Liên Xô, Campuchia, Romania, Mông Cổ, Thụy Điển. Ủy ban Mặt trận giải phóng địa phương được tổ chức ở 4 cấp: cấp miền, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xă. Từ năm 1960-1967, Ủy ban Mặt trận giải phóng địa phương các cấp thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng ở cấp ḿnh. Đến năm 1968 một số địa phương như Thừa Thiên-Huế, Sài G̣n-Chợ Lớn-Gia Định, Đà Nẵng... thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng th́ Ủy ban nhân dân cách mạng làm nhiệm vụ của chính quyền. Sau khi Chính phủ cách mạng lâm thời ra đời th́ chính phủ và Ủy ban nhân dân cách mạng các cấp làm nhiệm vụ chính quyền.
Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời
Từ ngày 6 đến 8 tháng 6 năm 1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là ṇng cốt, cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Ḥa b́nh Việt Nam do Trịnh Đ́nh Thảo làm chủ tịch, đă lập ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam để đối chọi với chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa. Chính phủ cách mạng lâm thời do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch, và Hội đồng cố vấn Chính phủ do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Chính phủ cách mạng lâm thời đă được các nước theo phe cộng sản và một số nước thuộc Thế giới thứ Ba công nhận. Ngay trong tháng 6 năm 1969, cho đến ngày 5 tháng 11 năm 1975 đă có 23 nước công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam, trong đó có 21 nước đă quan hệ ngoại giao.
Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris được kư kết. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cùng với Chính phủ Cách mạng Lâm thời được chính thức công nhận là một chính quyền tại Nam Việt Nam và là một trong 4 bên tham gia hiệp định. Tuy nhiên, những người lănh đạo vẫn tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng ḥa và đă giành được quyền kiểm soát Nam Việt Nam vào năm 1975.
Thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa
Dưới sự chỉ đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, từ ngày 15 đến 21 tháng 11 năm 1975, hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức để tiến tới thống nhất về mặt nhà nước. Đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa do ông Trường Chinh đứng đầu, đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam do ông Phạm Hùng đứng đầu. Hội nghị đă tán thành tổ chức bầu cử Quốc hội thống nhất.
Ngày 25 tháng 4 năm 1976 tổng tuyển cử trong cả nước được tổ chức, bầu ra 492 đại biểu của Quốc hội Việt Nam thống nhất. Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội họp phiên đầu tiên, đặt tên nước là Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, xác định Thủ đô, bầu chính phủ, đổi tên thành phố Sài G̣n - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, chính quyền Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa để ra đời chính quyền Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam của một quốc gia Việt Nam thống nhất.
Sau khi hợp nhất lănh thổ và chính quyền, các đơn vị đoàn thể khác cũng tiếp tục hợp nhất. Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam Mặt trận bắt đầu ngày 31 tháng 1 năm 1977 đă tuyên bố hợp nhất Mặt trận với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà b́nh Miền Nam Việt Nam thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đánh giá
Theo đánh giá của William Colby, cựu giám đốc CIA và người từng chỉ huy Chiến dịch Phượng Hoàng, để làm mờ đi lư lịch cộng sản (và thu hút nhiều người tham gia hơn), Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được coi là một phong trào của riêng người Nam Việt Nam sẵn sàng đón nhận mọi đảng phái và những nhân vật miền Nam mà tên tuổi được tung ra như là những người lănh đạo tổ chức th́ trên thực tế họ không có mấy quyền hành kiểm soát mặt trận cũng như những người trong mặt trận Việt Minh thời Chiến tranh Đông Dương. Quyền chi phối Mặt trận chủ yếu thuộc về nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa [3].
Bookmarks