Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Cảm nhận sau bài nói của Thủ tướng tại quốc hội Việt Nam ngày 25/11/2011

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Cảm nhận sau bài nói của Thủ tướng tại quốc hội Việt Nam ngày 25/11/2011

    Posted on 05/12/2011


    Tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa hay cuộc chiến đ̣i 2 quần đảo HS, TS của Tổ quốc VN ?


    - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại tuyên bố, một tuyên bố nửa vời : Thủ tướng đă dũng cảm khẳng định HS, TS là của VN, và khẳng định TQ đă chiếm HS của VN năm 1974.

    Tuy vậy Thủ tướng cũng rơi vào bẫy mà TQ mong muốn : kéo dài việc thu hồi HS, TS bằng phương pháp ḥa b́nh.

    Từ khi loài người có chữ viết, không có 1 trang nào dám viết là : 1 đất nước bị xâm lược chỉ được phép đấu tranh bằng ḥa b́nh với nước vừa cướp đất, cướp biển của anh...


    *


    Ngày 25/11/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă có phát biểu quan trọng về 4 vấn đề lớn của Việt Nam trên Biển Đông tại Quốc hội VN.


    1. Vấn đề thứ nhất, về đàm phán phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.


    2. Vấn đề thứ hai, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa.


    3. Vấn đề thứ ba, quần đảo Trường Sa.


    4. Vấn đề thứ tư, liên quan tới cam kết quốc tế là nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện đúng Công ước Luật biển năm 1982 và tuyên bố DOC bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông, bảo đảm ḥa b́nh, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở Biển Đông.


    Bài báo này sẽ đề cập đến vấn đề mà dư luận VN quan tâm chính : chủ quyền VN tại Hoàng Sa, Trường Sa.


    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    1. Dẫn bài


    Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng kư bức công hàm nhân danh chính phủ VN Dân chủ cộng ḥa, nhân danh nhà nước Bắc VN, công nhận những đ̣i hỏi của TQ qua công hàm của Chu Ân Lai ngày 4/9/1958.


    Vấn đề là ở chỗ, công hàm của họ Chu tuy để khẳng định chủ quyền của TQ đối với lănh hải 12 hải lư, có lồng “mẹo” chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa, Trường Sa, 2 quần đảo đang thuộc chủ quyền của Việt Nam cộng ḥa.


    Từ bấy tới nay, chính quyền VNDCCH, và sau đó CHXHCN VN đều im lặng, hay phản đối chiếu lệ, giới hạn phổ cập trên thông tin đại chúng, khi :


    - 1974, TQ dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH.
    - 1988, TQ dùng vũ lực chiếm 7 đảo do CHXHCN VN nắm chủ quyên.
    - 1992, TQ dùng vũ lực chiếm cứ thêm 1 đảo tại Trường Sa.


    Không những lănh đạo cao cấp VN, từ thế hệ này, sang thế hệ khác không nói đến HS, TS, mà họ không cho người dân thường VN nói đến HS, TS. Blogger Nguyễn Văn Hải bị bắt do tham gia chăng khẩu hiệu HS-TS-VN, năm 2007. Gần đây các cuộc biểu t́nh mùa hè 2011, khi TQ gây hấn trên Biển Đông qua các vụ B́nh minh02 và VIKINH 2 cũng liên tục bị công an VN đàn áp.


    Hai từ Hoàng Sa, Trường Sa là 2 từ thuộc lĩnh vực “nhậy cảm”, mà ĐCS VN không cho người dân thường, được tự do bầy tỏ ḷng yêu nước đối với vấn đề chủ quyền VN tại HS, TS.


    Như vậy, điều dễ hiểu là những ǵ xẩy ra với HS, TS không được trí thức VN đào suy kỹ lưỡng, do chính sách đàn áp, đầu hàng TQ của VN.


    Vi vậy, ngay cả từ dùng cho xung đột của VN với TQ về chủ quyền tại 2 quần đảo này cũng chưa chính xác. Xung đột này thường được mô tả là tranh chấp chủ quyền tại HS, TS. Từ " tranh chấp" đem cho người đọc 1 cảm nhận sai lệch là VN và TQ là 2 chủ thể cân bằng nhau, cùng có yêu cầu về chủ quyền như nhau, ít nhất là trong quăng thời gian phát biểu chủ quyền tương đương nhau.


    Thực tế th́ VN không tranh chấp với TQ về chủ quyền tại HS, TS.


    Chủ quyền tại HS, TS của VN đă được VN thực hiện ít nhất từ 3 thế kỷ nay.


    Hoàng Sa, Trường Sa không phải là 2 quần đảo các đảo vô chủ, mà các nước khác có quyền tuyên bố sự phát hiện của ḿnh, và tuyên bố chủ quyền nơi đây. Hoàng Sa, Trường Sa đă nằm trong bản đồ VN từ nhiều thế kỷ trước, đă được các nước trên thế giới mặc nhiên công nhận từ hàng trăm năm nay. Hoàng Sa, Trường Sa đă như những ngọn núi của dăy Hoàng Liên Sơn, như những ngọn núi của dăy Trường Sơn, như những sông Hồng, sông Thu Bồn, sông Sài G̣n, như các địa danh Lào Cai, Yên Bái, Ải Mục Nam Quan, thác Bản Giốc, Hà Nội, Sài G̣n, Đà Nẵng , Nha Trang, Qui Nhơn, Khánh Ḥa, Lâm Đông, Phú Quốc......là máu thịt của Tổ quốc Việt Nam.


    Các hành động dùng vũ lực của TQ năm 1974, 1988, 1992 là hành động xâm lược trắng trợn, là hành động cướp đảo của kẻ cướp, là những hành động xâm lấn lănh hải của VN, môt nước độc lập có chủ quyền, đă được hầu hết các nước trên thế giới công nhận, là trái với tất cả các công ước quốc tế về chung sống ḥa b́nh.


    Như vậy ta sẽ không gọi những đấu tranh cho HS,TS trở về với VN là tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nữa, mà ta gọi là cuộc chiến đ̣i 2 quần đảo HS, TS của Tổ quốc VN.

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    2. Hoàng Sa, Trường Sa đă thuộc chủ quyền VN từ lâu đời

    Những bằng chứng lịch sử và pháp lư chứng tỏ Hoàng Sa, Trường Sa đă được nhà nước phong kiến VN khẳng định chủ quyền, khai thác một cách ḥa b́nh, liên tục hàng trăm năm nay, nhiều đến nỗi bạn đọc có thể t́m thấy trên bất cứ trang mạng tiếng việt nào.

    Sở dĩ chúng ta có được số lượng bằng chứng nhiều như vậy, từ các chỉ dụ của các nhà vua, từ các việc thành lập các hải đoàn Hoàng Sa và Bắc Hải khai thác HS,TS dưới triều nhà Nguyễn, hay việc tổ chức lập bia chủ quyền trên 2 quyần đảo này, đến những phong tục tập quán của đảo Lư Sơn, hay các địa danh được chính quyền phong kiến chỉ định bảo vệ và khai thác HS, TS, như mộ gió, như tục lệ mỗi người lính mang theo một đôi chiếu, 7 đ̣n tre, 7 sợi dây lạt và một tấm thẻ Bài có khắc tên họ, bản quán để pḥng xa, nếu chẳng may hy sinh th́ đồng đội sẽ bỏ xác vào chiếu thả trôi trên biển.

    Trước khi lên đường, thường là vào tháng Hai Âm lịch, th́ làm lễ gọi là "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa"...đă nói lên 1 điều :

    Đă hàng trăm năm nay, Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của Tổ quốc VN.

    Dưới đây tôi chỉ đơn giản một vài các sự kiện để bài viết có tính chặt chẽ.


    2.1. Những chứng cứ lịch sử pháp lư xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    - Thời Lê Thánh Tông (1460-1497), "Toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư" đă vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa, gọi là "băi cát vàng" và "Vạn lư Trường Sa". (Nguyên bản này hiện đang lưu giữ tại Tokyo Nhật Bản).


    - Thế kỷ thứ XVIII, trong "Đại Nam nhất thống toàn đồ" ghi rơ Hoàng Sa và Vạn lư Trường Sa là một trong những đảo của Việt Nam.


    - Lê Quư Đôn (1726-1786) trong cuốn "Phủ biên tạp lục" đă tả kỹ về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


    - Phan Huy Chú (1782-1840) trong sách "Lịch triều hiến dương loại chí" và "Hoàng Việt địa dư chí" mô tả việc quản lư Hoàng Sa,Trường Sa của Việt Nam.


    Ngoài ra, các sự kiện sau liên quan đến chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.


    - Thời thuộc Pháp : Từ ngày 6/6/1884, sau khi triều Nguyễn kư với Pháp Hiệp ước Giáp Thân, công nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Từ đó, Pháp thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


    - Năm 1887, Pháp và triều đ́nh Măn Thanh kư công ước hoạch định biên giới trên bộ và trên biển giữa Bắc Việt Nam và Trung Quốc “Convention relative à la delimitation de la frontière entre la Chine et le Tonkin.” : Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, không nằm trong tranh chấp, có địa lư thuộc Miền Bắc VN / le Tomkin/.


    - Ngày 15/6/1938, toàn quyền Đông Dương I.Brévie kư Nghị định số 156-SC, quyết định tổ chức hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.


    - Ngày 21/12/1933, Thống đốc Krautheimer kư Nghị định số 4702-CP, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.


    - Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền của Bảo Đại quản lư. Hôm đó, Tướng Phan Văn Giáo lúc đó là Thủ hiến Trung Phần đă đích thân đến đảo Hoàng Sa để chủ tọa buổi lễ.


    - Tháng 9/1951, tại Hội nghị San Fransisco, ông Trần Văn Hữu - Thủ tướng Chính phủ của Bảo Đại, trưởng phái đoàn của Việt Nam đă tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Nhật đă trả lại tất cả lănh thổ họ đă chiếm cứ trong chiến tranh thế giới thứ hai, 51 quốc gia tham dự, không hề có ư kiến phản đối.


    C̣n tiếp...

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    2.2. Một số tài liệu nước ngoài.

    Tại kho lưu trữ của Pháp có tài liệu đề ngày 10/4/1768 mang tên là "Note sur l'Asedemandés pas M. de la bonde à M. d' Etaing" cho biết là hồi đó hải quân Việt Nam tuần tiễu đều đặn giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa.

    Đô đốc d'Estaing tả hệ thống pḥng thủ của Việt Nam có nhiều đại bác, mang huy hiệu Bồ Đào Nha, ghi năm 1661, có những khẩu nhỏ hơn, mang hiệu xứ Campuchia dấu khắc tên "Anh Quốc Ấn Độ công ty" (Brifish company of India).

    Những khẩu pháo nhỏ này đă được thu lượm ở Hoàng Sa.


    Ngoài ra c̣n có các tác giả Le Poivre (1740), J Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlagip (1840)… cũng từng khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


    Có cả các tác giả người Trung Quốc trước đây cũng từng viết sách nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.


    Nhà sư Thích Đại Sán trong cuốn Hải ngoại kư sự viết năm 1696 đă xác nhận các chúa Nguyễn hàng năm cho thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở vùng Vạn lư Trường Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam).


    Tập tài liệu của Trung Quốc "Ngă quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên" do Hàn Chấn Hoa chủ biên, trang 115 thiên thứ nhất, cũng ghi chép dấu vết trên đảo Vinh Hưng (Phú Lâm) ở Hoàng Sa có miếu gọi là Hoàng Sa tự. (Hoàng Sa tự được vua Minh Mạng triều Nguyễn cho xây dựng).


    C̣n tiếp...

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    2.3. Việc thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

    Để quản lư về hành chính, ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 12 (30/3/1938), nhà vua đă ra Chỉ dụ số 10, sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào tỉnh Thừa Thiên.


    Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lư của chính quyền Sài G̣n.

    Ngày 22/10/1956, VNCH đă ra Sắc lệnh số 143/NV quy định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Ngày 3/7/1961, Ngô Đ́nh Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng hoà kư quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc Thừa Thiên - Huế, nay thuộc tỉnh Quảng Nam và gọi là xă Định Hải thuộc quận Hoà Vang.

    Ngày 6/9/1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sài G̣n kư Nghị định số 420/BNV-HCDB-26 sáp nhập Trường Sa vào xă Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.


    Sau khi thống nhất đất nước, ngày 9/2/1982, Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN VN đă ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai.


    Ngày 28/12/1982, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VII đă ra Nghị quyết đưa huyện Trường Sa sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh Hoà).


    Từ khi chiếm lĩnh được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông cha ta đă cho người ra cắm mốc chủ quyền. Khi chính quyền Pháp c̣n bảo hộ, họ cũng đă cắm bia chủ quyền ghi: "Cộng ḥa Pháp - Đế quốc An Nam quần đảo Hoàng Sa".


    Năm 1938, Pḥng (Service) Khí tượng Đông Dương xây dựng một trạm khí tượng tại đảo Itu Aba hoạt động dưới quyền Pháp. Đây là trạm thời tiết rất quan trọng nên đă được mang kư hiệu quốc tế là 48919.

    Đến thời chính quyền Sài G̣n quản lư, trạm khí tượng này vẫn hoạt động. Hiện nay 4 người c̣n sống, đó là các cụ: Nguyễn Văn Như, Trần Huynh, Phạm Miễn, Vơ Như Dân.


    C̣n tiếp...

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    2.4. Những chứng tích lịch sử về việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa được lưu truyền sâu đậm trong dân gian.


    Khi nhà vua cử các đội đi Hoàng Sa, đă biết rằng cuộc ra đi vô cùng khó khăn, nên đă cho mỗi người lính mang theo một đôi chiếu, 7 đ̣n tre, 7 sợi dây lạt và một tấm thẻ Bài có khắc tên họ, bản quán để pḥng xa, nếu chẳng may hy sinh th́ đồng đội sẽ bỏ xác vào chiếu thả trôi trên biển.

    Trước khi lên đường, thường là vào tháng Hai Âm lịch, th́ làm lễ gọi là "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa". Đồng thời làm những "ngôi mộ gió", nơi chôn những h́nh nhân tượng trưng cho những người lính hy sinh ở Hoàng Sa.

    Một trong những người lính đó là Anh hùng Phạm Hữu Nhật cách đây hơn 170 năm đă có bia mộ trên triền núi ở Lư Sơn "Phục vị vong Cao B́nh Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị. Sanh Giáp Tư (1804), Giáp Dần (1854) tôn diệt phong tự".

    Như vậy là cách đây hơn 3 thế kỷ, ông cha ta đă xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, những việc đó được ghi trong cả sách của ta, của quốc tế và ngay cả của Trung Quốc.

    Ông cha chúng ta cũng đă biết cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ xây miếu, đào giếng, trồng cây, xây trạm dự báo thời tiết, và hàng năm cử người ra để kiểm tra và thu hồi sản vật trên vùng đất mà nước ḿnh quản lư.


    Cho đến nay, thế giới biết rằng, vào năm 1956, khi người Pháp rút, bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Việt Nam Cộng ḥa, lợi dụng lúc đó, Trung Quốc đă đưa quân đánh chiếm đảo Phú Lâm phía Đông Hoàng Sa, quân đội Sài G̣n phải chạy về đóng tại phía Tây Hoàng Sa.

    Ngày 20/1/1974, lợi dụng quân đội Sài G̣n đang thua trận (do Mỹ đă rút khỏi Việt Nam), Trung Quốc đưa quân đánh chiếm nốt phía Tây để chiếm toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam.

    Trong trận chiến đó Trung Quốc bị cháy và hỏng 2 chiến hạm, 2 tàu chiến. Quân đội Sài G̣n bị cháy 2 tàu, hỏng 2 tàu, 18 người chết, 43 người bị thương, 175 người mất tích.


    Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hàng thế kỷ. Trung Quốc đă dùng bạo lực quân sự để đánh chiếm và xâm lược.

    Đây là những cơ sở pháp lư và lịch sử thường thức mà mỗi công dân Việt Nam, mỗi một thành viên của thế hệ trẻ Việt Nam cần nắm được.


    Hoàng Sa , Trường Sa do ông cha ta khai khẩn bằng công sức ngàn lần khó khăn. Bằng cả tính mạng với việc ra khai thác Hoàng Sa, Trường Sa là gần đồng nghĩa với hi sinh.

    Mộ của họ là vùng biển cả mênh mông Hoàng Sa, Trường Sa. Trên đất quê hương, họ chỉ có "mộ gió" chôn h́nh nhân tượng trưng mà thôi.


    Bởi lẽ vậy, thế hệ trẻ, toàn dân tộc Việt Nam không thể thờ ơ với bất cứ 1 lực lượng chính trị nào muốn bán Biển Đảo của Việt Nam, muốn làm ngơ trước sự xâm lược Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

    C̣n tiếp....

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    3. Hoàng Sa, Trường Sa không nằm trong khái niệm địa lư Trung Quốc

    3.1. Các thư tịch cổ của Trung Quốc không nói 1 từ nào trực tiếp về Hoàng Sa, Trường Sa. Các học giả đương đại Trung Quốc không t́m ra được 1 chứng cớ lịch sử nào thuyết phục để tŕnh bầy trong các hội nghị quốc tế.


    Trong cuốn Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ, bản đồ Trung Quốc đời Thanh, xuất bản năm 1894 ghi chú rơ: "Điểm cực Nam lănh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, Quảng Đông, độ Bắc cực 18o13”.

    C̣n quyển Quảng Đông dư địa toàn đồ, bản đồ tỉnh Quảng Đông, xuất bản năm 1897 cũng ghi: "Điểm cực Nam tỉnh này là mỏm núi bên ngoài cảng Du Lâm 18o09'10"". Trong Đại Thanh đế quốc, bản đồ toàn Trung Quốc trong tập bản đồ mang tên "Đại Thanh đế quốc toàn đồ", xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910, cũng chỉ rơ phần cực Nam lănh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam.

    Những bản đồ trên đây đều khẳng định cho đến thế kỷ XX, lănh thổ Trung Quốc không bao giờ gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Như vậy chúng ta đă thấy mặc dù có lịch sử bành trướng gần 5000 năm của dân tộc Trung Quốc, người Trung Quốc phong kiến chưa bao giờ biết đến, và chưa bao giờ coi Hoàng Sa, Trường Sa là lănh hải của họ.


    Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu B́nh, do mưu đồ chiến lược, muốn ngăn chặn Hoa Kỳ từ khơi xa, và muốn có bàn đạp bành trướng ra Ấn Độ Dương, đă thực thi âm mưu chiếm 2 quần đảo thuộc lănh hải VN từ lâu đời.


    Từ Mao tới Hồ hôm nay, Trung Quốc luôn ngụy tạo bằng chứng lịch sử. Thí dụ Trung Quốc nói rằng :"Công ước Măn Thanh-Pháp 1887-1889 công nhận chủ quyền của họ trên HS,TS", là ngụy biện.


    Cả bản Công ước không có 1 từ nào nói về HS hay TS. Điều này thật dễ hiểu, v́ đây là Công ước hoạch định biên giới trên đất liền miền Bắc và trên vịnh Bắc Bộ của VN với triều đ́nh Măn Thanh. Không đưa HS, TS vào những điểm tranh chấp là mặc nhiên TQ công nhận HS, TS thuộc miền Trung VN, thuộc VN.


    Đôi khi do thiếu bằng chứng thật, TQ c̣n nêu ra trường hợp đường lưỡi ḅ 1947 do 1 cá nhân nào đó vẽ ra trên 1 tờ báo, hay việc 1 sĩ quan hải quân TQ ra HS và có 1 số mô tả về HS, làm bằng chứng lịch sử. Đây là các trường hợp mang tính cá nhân, không đại diện cho 1 quốc gia, không có tính lịch sử để tuyên bố chủ quyền.


    Các việc này cũng như 1 khách du lịch VN hôm nay, sang TQ tham quan 1 ngọn núi không có người ở. Sau đó về VN, và viết trên Blog của ḿnh những ǵ nh́n thấy, nghe thấy tại đỉnh núi đó. 100 năm sau, chính phủ VN dựa trên trang Blog này đưa ra yêu sách chủ quyền với ngọn núi mà nhà du lịch VN đă mô tả.

    Đây chỉ xứng đáng là chuyện hài lề phố, không có giá trị bằng chứng quốc gia.

    C̣n tiếp...

  8. #8
    Member
    Join Date
    10-10-2011
    Posts
    7
    Minh la mot nuoc nho, thoi gian gan day cung da tao dung duoc 1 chut it vi the tren truong quoc te. Nhung so voi Trung Quoc thi minh chi con cach dau tranh trong hoa binh thoi..theo toi minh phai dua vao nhung nuoc lon, keu goi cong dong asian, phai co hanh dong manh me hon nua de doi lai chu quyen Hoang sa va Truong sa.
    Viet Nam co len...!!!!

  9. #9
    Member
    Join Date
    05-10-2011
    Posts
    66
    toi dong y voi y kien cua ban muusinh. Dan toc viet nam co truyen thong danh duoi giac ngoai xam..rat nhieu cac nuoc lon da phai thua tran, tu bo y dinh xam luoc, gan day nhat la nuoc ta da trai qua 2 cuoc truong ki khang chien chong thuc dan Phap va de quoc My, nguoi dan da muon phan kho cuc. Neu van de Hoang Sa va Truong sa khong duoc giai quyet mot cach hoa binh..rat de xay ra chien tranh..mot khi dieu do xay ra..ai la nguoi phai chiu kho, chiu thiet thoi?....

  10. #10
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by hoangthuy View Post
    toi dong y voi y kien cua ban muusinh. Dan toc viet nam co truyen thong danh duoi giac ngoai xam..rat nhieu cac nuoc lon da phai thua tran, tu bo y dinh xam luoc,
    - Đánh chệt xâm luợc lịch sữ đă chứng minh,nhưng tới lúc chệt loại mao th́ chưa thấy, chỉ thấy chệt mao chạy qua 1979 rồi tự ư chạy về .

    - Đánh Tây th́ lịch sữ đă chứng minh .

    - C̣n về phần Mỹ mà vẩn c̣n nặng định nghĩa theo giáo dục sao vàng Phúc kiến hể Mỹ đem quân vào chổ nào là "xâm luợc" th́ hoá ra Mỹ "xâm luợc" thế giới rất nhiều đó .Hăy tự google coi có bao nhiêu căn cứ quân sự Mẽo trên thế giới th́ có bấy nhiêu sự "xâm luợc" của "đế quốc mẽo " .

    gan day nhat la nuoc ta da trai qua 2 cuoc truong ki khang chien chong thuc dan Phap va de quoc My, nguoi dan da muon phan kho cuc. Neu van de Hoang Sa va Truong sa khong duoc giai quyet mot cach hoa binh..


    Nếu giăi quyết Bằng HB được th́ chệt cộng đă đ̣i Đảo Nhật chiếm rồi ..

    Nhật đă đ̣i Đảo Nga chiếm rồi ...

    Á căn Đ́nh đ̣i đảo Ăn Lê chiếm rồi .

    Ấn Độ đ̣i phần đất chệt cộng chiếm rồi.

    Và sau cùng Chế Linh về VN đ̣i lại đất Chăm ở đâu đó Nha Trang tháp Bà rồi ...


    rồi rat de xay ra chien tranh..mot khi dieu do xay ra..ai la nguoi phai chiu kho, chiu thiet thoi?....
    Ủa, có cuờng quốc nào sau lưng CSBV mà đ̣i chiến tranh vậy ?

    Dĩ nhiên đất chổ nào có war th́ dân khu đó khổ rồi c̣n phải hỏi , Chính v́ thế Chế Linh hỏng dảm đ̣i lại phần đất "Chăm" bằng vũ lực là thế ,V́ dân Nha Trang sẽ đẩm máu lần nữa sao ? . Cho nên CL yêu chuộng HB nên đành về VN hát để trọn niềm yêu nuớc Chàm của ḿnh đó mà ..

    Hiện tại th́ 3 dũng nói cho vui vậy thôi để lấy ḷng dân ,để gở gạt lại danh dự tiền bối của 3d là già hồ im re chả dám đ̣i chủ quyền Hs/Ts ǵ cả năm 1956 . (tới 1974 c̣n im thin thít nh́n chệt cộng hốt Hoàng Sa,sách giáo khoa trước 1974 tại nuớc VNDCCH có dạy con nít HS/TS là của Vn hôn vậy ? )

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 25-11-2011, 02:58 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 15-07-2011, 09:45 PM
  3. Replies: 6
    Last Post: 08-04-2011, 02:12 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 01-04-2011, 06:21 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •