Hà Sĩ Phu (Danlambao)

1. Coi chừng trở thành cánh quân thứ hai của giặc bành trướng

Nhân dân Việt Nam, mà đại biểu là những người yêu nước, tử tế, thức tỉnh và dám nói đă bộc lộ thái độ đối với ông Tập Cận B́nh trong chuyến thăm Việt Nam lần này, mà những lời tuyên bố, những bài viết và những tấm h́nh như dưới đây có thể lấy làm ví dụ.

Name:  tmp-danlambao.jpg
Views: 998
Size:  20.2 KB

Name:  tmp-danlambao.jpg
Views: 904
Size:  13.9 KB



Ta rất quư những tiếng nói từ lương tâm, từ ḷng yêu nước như vậy, nhưng chưa dễ ǵ đưa xă hội ra khỏi cơn lúng túng như đèn cù, vẫn thấy có ḍng hành quân không nghỉ nhưng chỉ lát sau tất cả lại về chỗ cũ. Hôm nay tuy “khách quư” (chữ của ông Trần Công Trục) chưa đến nhưng kết quả chuyến thăm viếng thế nào thiết tưởng đă có thể đoán trước.

Nhất định là chuyến thăm lần này của họ Tập đến Việt Nam (như thăm một nạn nhân của chủ nghĩa Bành trướng Đại Hán) vẫn sẽ đạt được những mục đích mà họ dự định, đạt những ư đồ mà họ mong muốn, mà không gặp trở lực nào từ phía Việt Nam. Đừng ai ngạc nhiên khi thấy “nạn nhân” vẫn hân hoan đón rước anh xâm lược, vẫn cung kính tưng bừng, nạn nhân có giẫy giụa hay phản kháng ǵ đâu? Vẫn ôm 16 chữ vàng để ǵn giữ cái tài sản chung quư giá mà hai bác Mao-Hồ đă dày công vun đắp. Vẫn những thứ cũ, êm ru, có mới chăng là ở chỗ con sói đă nhích chân vào nhà chủ được thêm một bước, nạn nhân bị khóa chặt thêm một mắt xích, và nội bộ người Việt th́ càng hiểu rơ ḷng dạ của nhau hơn thôi.

Có thể sẽ lại được giải thích về những cố gắng kiên tŕ khôn ngoan ǵ đó, thắng lợi to lớn ǵ đó của nhà cầm quyền Việt Nam. Cứ tạm cho những cái gọi là cố gắng ôn ḥa khôn ngoan ấy là thực tâm muốn cho nước nhà tốt đẹp đi chăng nữa, nhưng thử nghĩ mà xem, nếu không có những hoạt động như vậy từ phía ĐCSVN th́ một kẻ cao cờ thâm hiểm như Trung quốc đương nhiên sẽ phải rất tốn công phu để tạo dựng cho được một cánh quân thứ hai, phối hợp với cánh quân thứ nhất là đội quân xâm lăng lộ liễu. Cánh quân thứ hai này có chức năng phải chống xâm lược bằng nước bọt để dân nghe cho sướng mà yên ḷng, nhưng đồng thời phải dẹp tan những cuộc biểu t́nh thực sự muốn chống xâm lược, phải ngăn cản sự hỗ trợ quốc tế bằng cách khước từ sự can dự của nước thứ ba và không kiện ra Liên Hiệp Quốc... Tóm lại, cánh quân thứ hai này che chắn cho cánh quân thứ nhất xâm lược được trọn vẹn. Liệu có lúc nào những người “đảng viên nhưng mà tốt” giật ḿnh, thấy ḿnh ủng hộ cấp trên làm những điều như thế là vô t́nh trở thành cánh quân thứ hai của bọn Tàu xâm lược hay không? Cũng xin thưa thêm rằng kẻ đánh thuê mà không biết ḿnh đánh thuê, cứ tưởng ḿnh chân chính th́ kẻ ấy mới càng nguy hiểm. Vẫn có rất nhiều ngụy biện để lừa dối người dân nhưng tôi tin rằng vẫn c̣n những người không dối nổi lương tâm.

V́ vậy, để hy vọng về một viễn cảnh tốt hơn, họa chăng ra khỏi cái ṿng luẩn quẩn như đèn cù, ta thử học người thầy thuốc, muốn chữa bệnh phải t́m được cái gốc đă sinh ra bệnh. Thử đặt câu hỏi: Ông cha ta đă ứng xử thế nào để thoát khỏi bàn tay ghê gớm của con mănh thú bành trướng, 1000 năm Bắc thuộc chứ ít ǵ đâu thế mà thoát được? Thoát được rồi, nhưng v́ sao đến thế hệ ngày nay, với bao nhiêu thuận lợi hơn ngày xưa mà nguy cơ Bắc thuộc có thể trở lại, trở lại một cách khó gỡ?

Dù biết ḿnh c̣n nhiều điều nông cạn nhưng cũng mạn phép được góp một nhời bàn về kế sách Thoát Trung của các tiền nhân.

2. Quy luật CẬN và VIỄN trong quan hệ Việt Trung

Với Trung quốc nên gần hay nên xa?

Xin thưa ngay: nên gần, nhưng đừng gần quá, phải giữ khoảng cách, đừng chui vào tay áo người ta.

- Không có nước nào gần gũi và nhiều duyên nợ với Việt Nam hơn nước Trung quốc.

- Không có người dân nào gần gũi và dễ ḥa hợp với dân Việt Nam hơn những người dân “đồng văn đồng chủng” Trung Hoa.

- Không có nền văn hóa nào gần gũi, ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Việt Nam hơn văn hóa Trung Hoa, đó là một trong vài nền văn hóa vĩ đại của thế giới.

Với một đối tượng như thế sao lại không nên gần gũi? Gần để học cái Thiện mà theo, để biết cái Ác mà chống (1). Một nhân dân nhiều người tài giỏi thế, một Văn hóa nhiều nét đặc sắc thế chẳng những nên gần mà c̣n nên kính trọng. Nhưng cũng chính Khổng Tử khi nói về sự kính trọng lại đề xuất một cách ứng xử “Kính nhi viễn chi” (kính nhưng mà phải đứng xa) để đối xử với “Quỷ thần”, bởi “Quỷ thần” không phải là người thường như ta, kính trọng mà gần gũi quá th́ sinh vạ. Tổ tiên người Việt đă ứng xử với yếu tố Trung Hoa một cách “Kính nhi viễn” đúng như vậy nên đă thành công.

Số mệnh truyền kiếp nước Việt phải kề môi kề răng với một con mănh thú khổng lồ, ḱnh địch với nó cũng chết mà co rúm trước nó cũng chết. Vậy mà nước Việt ta trải bốn ngh́n năm không chết. “Đinh Lê Lư Trần” vẫn cứ sánh vai cùng “Hán Đường Tống Nguyên” mà “hùng cứ một phương”, là bởi biết t́m ra luật ứng xử “viễn cận”. B́nh thường th́ gần gũi và nhún nhường, chấp nhận triều cống, kể cả việc xin làm dâu làm rể Thiên triều. Nhưng nếu Thiên triều giở mặt, nhe nanh muốn nuốt chửng ta th́ toàn dân ta trên dưới một ḷng, đem hết sức b́nh sinh quyết một phen sống mái, đánh cho đoàn quân Thiên triều tan tác, xác chết đầy sông đầy g̣. Nhưng thắng mà không kiêu (như kiểu kiêu của Lê Duẩn sau này), không tận diệt mà mở đường cho địch rút, sau đó lại chủ động hiếu ḥa.

Sách lược lúc gần lúc xa, lúc cương lúc nhu sở dĩ được tiến hành nhịp nhàng thành công như vậy là cốt ở hai điều: một là khi thân thiết vẫn phải giữ khoảng cách, không để cho Tàu chiếm được những nơi huyết mạch, hai là lúc kháng cự phải có sức mạnh tổng lực trên dưới một ḷng quyết đánh cho giặc chẳng những phải thua mà c̣n phải nể sợ đến mức phải từ bỏ dă tâm xâm lược. Lúc Cận lúc Viễn đều có chừng mực như vậy làm cho gă khổng lồ đành phải nuốt hận, để cho nước Việt nhỏ tồn tại, đô hộ tới cả ngàn năm mà đồng hóa không nổi, từng tấc giang sơn của họ vẫn được giữ nguyên.

Bài học “Kính nhi viễn chi” ấy tổ tiên người Việt ta đă phải trả bằng máu xương suốt ngh́n năm nô lệ và đă thành công. Rất cẩn trọng nhưng linh hoạt, không được thái quá cũng không bất cập.

Nhưng sự du nhập chủ nghĩa Cộng sản đă phá tan tành cái cẩm nang giữ nước ấy của ta. Bởi bản chất của chủ nghĩa Cộng sản là vừa quá tả lại vừa quá hữu, vừa thái quá lại vừa bất cập. Lẽ Cận -Viễn không thể điều ḥa, khi Cận khi Viễn đều thái quá. Quan điểm phân chia giai cấp-địch ta và đấu tranh không khoan nhượng, một mất một c̣n, tạo ra rất nhiều kẻ thù và hờn oán, đó là mặt quá tả, đối với người khác ḿnh th́ đẩy ra xa (Viễn) và quy thành địch. Nhưng lại mơ tưởng một thế giới đại đồng, một thứ hữu ái giai cấp không biên giới, đó là mặt quá hữu khuynh, đă gần (Cận) th́ lại gần quá, mất cảnh giác một cách ngây thơ trước bản năng bất thiện vẫn tiềm tàng dù là đồng chí. Cả hai mặt quá đà, quá khích này đều gây tai họa cho dân Việt Nam. Sự lạc quan tếu về t́nh cảm “vô sản đại đồng” chẳng những làm nḥe ranh giới giữa công dân và người cầm quyền xă hội bằng quan hệ cha con, bác cháu, mà củng làm nḥe ranh giới quốc gia bằng quan hệ “anh cả Liên xô, chị hiền Trung quốc” như một đại gia đ́nh vô sản. Khốn nỗi sự xóa nḥa những ranh giới tự nhiên ấy một mặt ru ngủ những con cừu ngờ nghệch, nhưng mặt khác chẳng những không ḷe được những con hổ con sói tinh khôn mà c̣n đánh thức bản năng tham lam của chúng và tạo cơ hội cho chúng nuốt chửng những “đồng chí” nhỏ yếu hơn, khác nào quan hệ đồng thuận và hợp tác của mănh thú với con mồi trong cái ảo ảnh của thế giới đại đồng Cộng sản. Chủ nghĩa đại đồng ảo tưởng đă tạo ra những con mồi đầy tính tự nguyện hiến dâng. Phải chăng đó chính là cái “tài sản chung quư giá” mà một nước Việt nhỏ bé với mănh thú Đại Hán khổng lồ Đại Hán mà hai “Bác” đă dày công vun đắp. Đại Hán cố giữ “khế ước” ấy làm cái gông, cái bẫy, để nước nhỏ bé không cựa được, chứ nước Việt bị thua thiệt đang cần thoát gông th́ giữ cái đó làm ǵ?

Tóm lại là toàn bộ âm mưu đô hộ kiểu mới của Đại Hán đối với Việt Nam được thiết kế trên cái nền Cộng sản. Chừng nào c̣n đứng chung trên cái mặt bằng Cộng sản chung ư thức hệ ấy th́ dân Việt vẫn như bị ngồi trên con tàu đă thiết kế sẵn đường ray. Dân Việt muốn chạy thoát khỏi cơn nô lệ mới chỉ có một cách là từ bỏ cái nền tảng ấy, mặt bằng ấy, con tàu ấy, đường ray ấy. Đó là đáp số duy nhất cho bài toán của Dân tộc chúng ta. Nhưng lối thoát ấy đă vướng một cái khóa do chính quá tŕnh cũ tạo ra. Cái khóa hóc hiểm rất khó mở ấy là: tuy con tàu bị định hướng sai khiến cho hành khách bức xúc và muốn thoát ra nhưng đội ngũ lái tàu và tập đoàn thân hữu kiểm soát trên tàu của họ đă thu được lợi quyền kếch xù nhờ quỹ đạo sai đó, th́ họ phải ơn cái quỹ đạo đó đến muôn năm. Nghe hành khách, bỏ đường ray ấy, bỏ con tàu ấy th́ lợi quyền vua chúa kia đâu c̣n như cũ?

Câu chuyện bi hài của dân Việt ḿnh suy cho cùng cũng đơn giản thế thôi. Những anh xu thời được vận may, kiếm chác được ít nhiều th́ cũng có thể rộng ḷng bỏ qua cho họ, nhưng sẽ không thể chấp nhận nếu họ cúi đầu bán rẻ linh hồn cho quỷ Bắc Kinh, làm nhục cho cả dân tộc, đắc tội trước công lao và xương máu của tổ tiên muôn đời nước Việt. Đảng CSVN đă đi quá đà trong việc gần gũi với Tàu, để quân Tàu gần gũi quá sâu vào nội t́nh, nội địa của ḿnh mà không biết chính sách “Viễn-Cận” nham hiểm của Tàu là “Viễn giao, Cận công”, tức kết bạn với nước ở xa nhưng phải trừng trị, phải đánh, phải dạy những nước ở gần. Thế th́ kẻ núp vào ống tay áo của Tàu hăy coi chừng v́ ắt có ngày toi mạng!

Tóm lại, đối với anh Tàu Đại Hán, nước Việt ta phải theo gương tổ tiên mà “Kính nhi viễn chi”, phải làm cho họ hiểu rằng “chúng em rất kính trọng các ông, nhưng xin các ông đứng xa ra một chút, giữ đúng cự ly an toàn cho chúng em nhờ! Nếu không... Bạch Đằng - Đống Đa c̣n đó! Ư Đảng Cộng sản thế nào? Chứ ḷng Dân tôi quyết là như vậy. *

Điều trớ trêu là khi dân đang bảo nhau thực hiện cho được chữ VIỄN để giữ khoảng cách an toàn trước anh Đại Hán th́ đại diện đại quốc lại có ông rất CẬN sang chơi là ông CẬN B́nh họ Tập. Cái lẽ VIỄN-CẬN lại được một phen thử thách.

Nhớ chữ trong Tam tự kinh, đang muốn “Tập tương VIỄN” là tập xa nhau ra, th́ lại tiếp ông Tập CẬN B́nh, vậy phải “tập” thế nào đây, “tập” cho gần nhau thêm nữa th́ khốn!

Đừng quên cẩm nang Thoát Trung là KÍNH nhi VIỄN! Bởi Kính mà Kính Cận quá e nh́n không thấy kẻ thù.

3-11-2015

Hà Sĩ Phu