Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Cuộc chiến nầy là cuộc chiến phức tạp nhất trong lịch sử Việt Nam, xen lẫn nhiều yếu tố chính trị quốc tế lồng trong chiến tranh lạnh toàn cầu giữa hai khối tư bản và cộng sản. V́ vậy, để góp phần soi rơ chiến tranh Việt Nam vừa qua, thiết tưởng nên đặt chiến tranh Việt Nam trong toàn cảnh chính trị thế giới.
1.- VẬN MỆNH VIỆT NAM TRONG TAY NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Trong điều 1 ḥa ước Pháp Việt ngày 6-6-1884, có đoạn nguyên văn như sau: “…Nước Pháp đại diện cho nước Nam trong các việc giao dịch với nước ngoài…” Như thế có nghĩa là từ năm 1884 tất cả những vấn đề ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp quyết định.
Đến thế chiến thứ hai (1939-1945), đế quốc Nhật Bản thao túng Đông Dương từ năm 1940, nhưng măi đến ngày 9-3-1945, Nhật Bản mới đảo chánh, lật đổ Pháp. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945. Tuy nhiên nền độc lập quá mong manh, v́ vua Bảo Đại dựa vào Nhật, mà Nhật sắp thất trận.
Sau khi Đức đầu hàng ngày 7-5-1945, nguyên thủ các nước Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô họp hội nghị thượng đỉnh tại thị trấn Potsdam (gần Berlin,thủ đô nước Đức), từ ngày 17-7 đến 2-8-1945, có mục đích bàn về các vấn đề hậu chiến tại Đức. Hoa Kỳ thử nghiệm thành công bom nguyên tử ngày 16-7, nên chọn ngày 17-7 để bắt đầu hội nghị Potsdam, nhằm tăng uy lực cho Hoa Kỳ trong các cuộc thương thuyết. Bên cạnh đó, cũng tại Potsdam, đại diện Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc (không họp hội nghị Potsdam, nhưng đồng ư qua truyền thanh) cùng gởi một tối hậu thư cho Nhật Bản ngày 26-7-1945. Lúc đó, Nhật Bản c̣n tiếp tục chiến đấu ở Á Châu. Liên Xô không tham dự vào tối hậu thư v́ Liên Xô chưa tham chiến ở Á Châu và chưa tuyên chiến với Nhật Bản.
Tối hậu thư nầy, thường được gọi là tối hậu thư Potsdam, buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện, chấp nhận những điều kiện của Đồng minh, như chấm dứt quân phiệt, giải giới quân đội, từ bỏ đế quốc... Cũng theo tối hậu thư Potsdam, tại Đông Dương quân Nhật sẽ bị giải giới do quân Trung Quốc ở bắc và do quân Anh ở nam vĩ tuyến 16. Như thế, qua tối hậu thư Potsdam, các cường quốc tự ư quyết định tương lai chính trị cho Việt Nam mà không có đại diện của Việt Nam.
Tối hậu thư Potsdam không đề cập đến ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội Nhật bị giải giới và rút về nước, nghĩa là không đưa ra một giải pháp chính trị cho tương lai Đông Dương. Phải chăng các cường quốc cố t́nh tạo ra một khoảng trống hành chánh và chính trị ở Đông Dương, nhằm sử dụng Đông Dương làm chiến lợi phẩm đổi chác với nhau, hay đổi chác với Pháp? Nhân cơ hội nầy, Pháp hết sức vận động với cả hai nước Anh và Trung Quốc để Pháp tái lập quyền bảo hộ Đông Dương.
Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng ngày 14-8-1945, mặt trận Việt Minh (VM) do Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) điều khiển, nhanh tay cướp chính quyền và lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) ngày 2-9-1945. Trong khi đó, để giải giới quân đội Nhật, tướng Douglas Gracey chỉ huy quân Anh đến Sài G̣n ngày 13-9-1945 và tướng Lư Hán cầm đầu quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc đến Hà Nội ngày 14-9-1945.
Pháp kư với Anh Tạm ước về hành chính và tư pháp tại London ngày 8-10-1945, theo đó Anh giao quyền cho Pháp cai trị phía nam vĩ tuyến 16 ở Việt Nam. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A, tr. 275.) Sau đó, Pháp kư với Quốc Dân Đảng Trung Quốc hiệp ước tại Trùng Khánh (Chongqing) ngày 28-2-1946, nội dung là Trung Quốc chịu cho quân Pháp thay thế ở bắc vĩ tuyến 16, và ngược lại Pháp nhường cho Trung Quốc nhiều quyền lợi kinh tế ở Bắc Kỳ cũng như ở Trung Quốc.(Chính Đạo, s đd. tr. 311.) Như thế các nước Anh, Trung Quốc, Pháp xem Việt Nam như một món hàng trao đổi, buôn bán với nhau.
Bookmarks