Gần đây, một bản tin đưa lên mạng cho thấy GS Quyên Di đã thuyết trình trong một cuộc hội thảo do Khoa Việt Nam Học tố chức tại Hà Nội vào ngày 29-11-2012 và kết luận “GS Quyên Di công khai hợp tác với CS”.Vài ngày sau đó ông Quyên Di trong một lá thư minh xác, đã cho biểt ông về VN tham dự “hội nghị quốc tế Việt Nam Học” trong vai trò của một giáo sư khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nam Á của đại học UCLA. Tự nhận mình là người chống chế độ CS trên phương diện văn hoá, ông Quyên Di cho biết “muốn cộng đồng không bị ngôn ngữ văn hoá cộng sản xâm nhập thì phải trực diện với họ (CS)” và chính ông là người có cơ hội đó đã trình bày về sức mạnh quyết tâm bảo vệ phát triển ngôn ngữ văn hoá VN tại Hoa Kỳ mục đích cho thấy “việc họ muốn xâm nhập cộng đồng chúng ta qua con đường ngôn ngữ và văn hoá là bất khả thi”!(?)
Đào Văn Hùng (Phó Chủ nhiệm Khoa) trao đổi ư kiến với GS Quyên Di. (Ảnh: Trung Hiếu/VSL)
Về điểm này, trong một bài viết được phổ biến rộng răi trên NET mới đây, ông Bút Xuân Trần Đ́nh Ngọc đă nêu lên một số nghi vấn cho đương sự. Để có một nhận định khách quan chính xác cần phái nhẳc đến mục tiêu xâm nhập CĐVN ở hải ngoại của CS trong việc dạy tiếng Việt, từ đấy hiểu được bề trái những việc làm của giáo sư Quyên Di trong lãnh vực này.
“Khoa Việt Nam Học” được thành lập vào năm 1998 theo nhu cầu của Nghị Quyết 36 ( tên nguyên thủy là “ Làm Tốt Công Tác Vận Động Cộng Đồng Người Việt Nam Ở Nước Ngoài, thành lập sau đại hội Đảng kỳ 6 năm 1989) có mục tiêu dạy tiếng Việt và tổ chức những chuyến du lịch cho kiều bào hải ngoại”. Các đại học Hoa Kỳ khi tuyển chọn giảng viên cho môn ngôn ngữ học thường là chọn những người có bằng được cấp phát từ những quốc gia có bang giao mà hai nước công nhận. Đây là lý do mà Khoa VNH năm 2004 đã được CS chỉ định cho phép đào tạo cử nhân Việt Nam Học (VNH) có “phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân” trong việc phát triễn tiếng Việt tại hải ngoại. Từ đó mới có những cuộc hội họp gọi là “hội nghị quốc tế VNH” tại Hà Nội để nghe tường trình về công tác cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các tham dự viên, chủ yếu là tại Hoa Kỳ.
Trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, dạy tiếng Việt là mối quan tâm hàng đầu của CSVN, đã được chỉ thị như sau:
(nguồn : báo Quê Hương # 11-2009)
Năm 2009, với tựa đề “Việt Nam chuẩn bị dạy tiếng Việt ở hải ngoại” đài Á Châu Tự Do trên mạng đã viết : “Ngày 4-8-2009 website Bộ Ngoại Giao CSVN cho biết đang có một chương trình thử nghiệm dạy Việt ngữ cho người Viêt Nam ở nước ngoài.... Dự án thử nghiệm sẽ bắt đầu từ nay (2009) cho đến năm 2010 và được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo hỗ trợ bằng các khóa huấn luyện giáo viên, lập giáo tŕnh, cung cấp sách giáo khoa và hướng dẫn phương pháp sư phạm...” . TS Nguyễn Ngọc Hùng, giám đốc Trung Tâm Việt Ngữ thuộc viện đại học Ngoại Ngữ Hà nội cho đài Á Châu Tự Do biết “ chúng tôi có các cơ sở giáo dục ở Los Angeles, ở Canada, ở Pháp, ở các nước Đông Âu...., Bà con có nguyện vọng được học tập để củng cố thêm tiếng Việt. Khi xây dựng bộ giáo tŕnh tham khảo về việc dạy tiếng Việt, ngoài việc gởi sang các nơi chúng tôi c̣n bán những tài liệu giáo khoa này, kể cả bán ở các hiệu sách trong nước cũng như ra nước ngoài”.
(http://www.rfa.org/vietnamese/progra...009121806.html
Cơ sở giảo dục của CSVN đặt tại Los Angeles là ở đâu? Là người năng nổ tận tâm trong việc giữ gìn văn hoá Việt chắc hẳn GS Quyên Di phải biết, lẽ nào ông lại cứ “âm thầm” hoạt động trước những tuyên bố thẳng thừng như thế nhắm vào cộng đồng người Việt hải ngoại ? Đây không phải là điều CSVN nói suông mà được chuẩn bị kỹ càng chờ cơ hội.
Chuyện gì xảy ra vào năm 2010? Đó là dự dự luật HR3359 hay còn gọi Dự Luật Giáo DụcTương Giao Giữa Hoa KỳVà Thế Giới (The US And World Education Act ) do dân biểu liên bang Loretta Sanchez đề xướng, có mục đích giúp học sinh trong các hệ thống trường công lập ở Hoa Kỳ, từ mẫu giáo đến lớp Mười Hai, cơ hội phát triển khả năng ngoại ngữ cũng như kiến thức về thế giới trên phương diện giáo dục cũng như giao thương. Học sinh VN kể cả ngoại quốc sẽ được quyền chọn tiếng Việt là ngoại ngữ như đã từng chọn tiếng Pháp, Đức,Tây Ban Nha.
Dự luật HR 3359 sau đó thất bại nhưng tiếng Việt hiện nay vẫn đang được vận động từng địa phương đưa vào trường học dưới dạng song ngữ hai chiều “ Dual Language Immersion” (DLI). Đầu tiên được thi hành tại trường tiếu học Stafford ngoại ô thành phố Houston Texas , rồi đến trường White Center Heights – Burien của thành phố Seattle tiếu bang Washington, tháng hai năm nay được chấp thuận tại Garden Grove Nam Cali.
Giáo sư Quyên Di cũng đã góp phần không nhỏ trong việc hướng dẫn chọn lựa sách giáo khoa cho chương trình này. Môi trường CS dễ dàng xâm nhập nhất là các trung tâm dạy tiếng Việt, giáo sư Quyên Di có để ý đến điều đó không? Năm 2002 Trung Tâm Việt Ngữ Nguyễn Bá Học tại Nam California đã bị cộng đồng (chủ tịch bấy giờ là ông Trần Ngọc Thăng) cùng giáo sư Lưu Trung Khảo lên tiếng phản đối cho thấy sách vở phim ảnh dùng giảng dạy toàn tuyên truyền cho CS, đại loại như thế này:
(trích : Em Học Tiếng Việt tập 1- tái bản lần thứ 9)
Năm 2003 Nguyễn Đình Bin đển San Francisco họp với các doanh gia kêu gọi người Việt hải ngoại về thăm quê hương vì “Đất mẹ luôn mở rộng vòng tay đón nhận những người con xa xứ” và hứa hẹn “ phụ huynh học sinh chỉ chịu phần vé máy bay khứ hồi, còn tất cả phí tổn ăn ở, tham quan của cảc em nhà nước đài thọ hết”. Chuyện này giáo sư Quyên Di chắc biết rõ hơn ai vì khoảng cuối thập niên 80 ông cũng đã từng tham dự và ngồi bên cạnh đại sứ CSVN Lê Văn Bàng trong buổi họp tại Nam Cali do bác sĩ Phạm Đăng Long Cơ, nhân danh Phòng Thương Mại Việt Mỹ tổ chức? C̣n nhớ hồi ấy đă có một cao trào bùng lên trong cộng đồng chống lại việc làm của BS Cơ, riêng GS Quyên Di khi có người thắc mắc sự có mặt của ông trong cuộc họp, ông giải thích rằng đây chỉ là một sự t́nh cờ. Nghe vậy th́ biết vậy, nhưng với những người am hiểu sách lược và đường đi nước bước của CSVN khó ai tin rằng đấy là chuyện t́nh cờ ? Kể từ ngày đó, tuối trẻ được đưa về tham quanVN qua chương trìnhTừ Thiện của các thương gia hay chương trình “Giáo dục Quốc tế mùa hè” phát xuất từ các đại học cộng đồng do giáo sư VN hướng dẫn như Vũ Đức Vượng của De Anza College Bắc Cali và Quyên Di Chúc Bùi, đại học Long Beach Nam California .
Vũ Đức Vượng du học từ năm 1968, năm 1984 với chức vụ Giám đốc Trung tâm Tái Định cư Người Tị Nạn Đông Nam Á (The Center for Southeast Asian Refugee Resettlement) có trụ sở tại San Francisco, ông đă đi sát với người Việt tị nạn vùng Bay và đă có những việc làm thiên cộng khiến ở đâu có mặt ông là ở đó có biểu t́nh. Tháng1-1997 Vũ Đức Vượng đă bị đuối việc v́ ông đă không chấp hành đúng theo chức vụ, thay v́ giúp đỡ những người Đông Nam Á tị nạn tại Hoa Kỳ th́ ông lại mang tiền của cơ quan này về giúp cho những người Việt đang c̣n sống ở bên nhà. Ông hiện dạy ở De Anza và San Jose City College vùng Bắc California. Năm 2010 Vượng được CSVN giao cho làm giám đốc chương trình Niên học Nước ngoài YAS(School Year Abroad) , trông coi mọi sinh hoạt cho học sinh lớp 11 và 12 ở Mỹ qua Việt Nam học một năm, từ soạn thảo chương trình học, du lịch, chọn thầy giáo, nhân viên cũng như giám sát học sinh cùng các gia đình Việt Nam nhận giữ các em . Nay GS Quyên Di chẳng lẽ cũng muốn theo gương Vũ Đức Vượng đi “giao Trứng cho Ác” ???
Không phải em nào cũng dễ bảo, nhưng chỉ cần 1 trong số 100 em, nhiệt tình với đất nước, nếu gom lại khoảng vài năm CS cũng tạo được một đội ngũ “Thanh Niên Thiện Chí” hải ngoại làm việc dưới sự chỉ đạo của ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài , điển hình là nhóm sinh viên tại Mỹ đã trở về VN dự lễ bế giảng tiếng Việt năm 2007. Gần đây, những ai có cơ hội theo dõi cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao CSVN trên Phố Bolsa TV hẳn chưa quên một chi tiết quan trọng. Được hỏi về thành quả của việc thi hành NQ 36 trong thời gian qua, ông Sơn tỏ ra khá hài lòng khi nhấn mạnh tới con số khoảng trên 30 giáo viên dạyViêt ngữ ớ hải ngoại đã về nước tham dự một khoá bồi dưỡng ở Hà Nội (?)
(nguồn : Quê Hương #11- 2009 )
Tháng 7 năm 2009 giáo sư Quyên Di đưa 20 sinh viên về VN trong chương trình "Giáo dục Quốc tế mùa hè” . Trong cuộc phỏng vấn ông cho biết mục đích đưa sinh viên về VN, ngoài thăm viếng các di tỉch danh lam thắng cảnh các em còn được học về văn hoá tại các cơ sở giáo dục lớn ở VN. Ông nhấn mạnh chỉ học về văn hoá mà thôi và ông cũng có mặt quan sát đế tối về bổ tủc thêm cho các em.
(http://www.youtube.com/watch?v=VHvVvqqk_w4).
Thật là một sự trùng hợp hi hữu! Cũng trong tuần lễ đầu của tháng 7 năm đó, CSVN đã tổ chức trại hè dành cho thanh thiếu niên kiều bào toàn thế giới. Với chủ đề "Ngọn đuốc soi đường” thanh thiếu niên sẽ được cho học 3 đề tài tại 3 nơi: “Bác Hồ với thanh niên kiều bào” (Hà Nội); “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” (Nghệ An); "Ký ức chiến tranh và khát vọng Hoà bình” (Quảng Trị).Trong ba đề tài đó, “Bảc Hồ với thanh niên kiều bào” có lẽ là đề tài bổ ích nhất không những cho các em mà cho cả chính bản thân ông Quyên Di nữa.
Khi đưa các em đi thăm Ba Đình, GS Quyên Di có đủ can đảm cho các em biểt tài liệu bút tích trưng bày tại đây về “hành trình tìm đường cứu nước của Bác” đã thiếu sót lá thư Bác gứi cho chính phủ Pháp xin học trường Thuộc địa để sau này ra làm quan cho Pháp không nhỉ ? Vào Nam tham quan Viện Bảo Tàng “Tội Ác Chiến Tranh”không biết GS Quyên Di có bổ túc thêm về thai nhi dị dạng nổi lều bều trong những chiếc lọ là của thời Việt Nam Cộng Hoà dành cho sinh viên y khoa nghiên cứu, nay được ngụy trang là “chất độc da cam”?
Trại hè 2014 năm nay cũng được tổ chức từ 11-7 đến 24-7 , được biết GS Quyên Di cũng đang “công tác” tại Viet Nam không biểt đã trở về Mỹ chưa?
(nguồn: Quê Hương #7- 2009)
Người CS vẫn luôn tự hào là đã “đi theo con đường Bảc đi". Đừng nghe CS nói như dưới đây mà phải nhìn CS làm:
Nguồn : Quê Hương #11-2009)
Hãy nhìn xem : một Trần Đức Thảo, thạc sĩ dạy đại học Pháp, năm 1952 nghe lời kêu gọi của Hồ Chí Minh về VN phục vụ cảch mạng để rồi bị ông này đày đọa, không giao cho chức vụ nào, thậm chí có lúc còn bị Hồ Chí Minh cho đi chăn bò để học hỏi thêm nơi nhân dân. Lang thang lúc cười lúc khóc như người điên, ông nói “chẳng thà là thằng điên còn hơn là thằng ảc,thằng đểu, thằng lưu manh !” Ông trở về Pháp năm 1991 và mất năm 1993. Điều khôi hài là khi ông mất, CSVN trao cho ông huy chưong Độc Lập, ca tụng ông là nhà triết học lớn của thế kỷ. Họ c̣n cho rằng “tư tưởng HCM” đă có ảnh hưởng với nhà triết học số một Việt Nam và lúc sinh thời đảng, nhả nước rất mực trọng đăi ông” ???.
Người thứ hai là luật sư Nguyễn Mạnh Tường, năm 22 tuổi ông đã có hai bằng tiến sĩ tại Pháp. Về Việt Nam năm 1936 ông dạy học. Ông từng đại diện phái đoàn chính phủ tham dự các hội nghị và nắm giữ nhiều chửc vụ quan trọng. Năm 1956 ông lên tiếng phê bình sai lầm của CCRĐ,ông bị tước hết mọi chức vụ, cô lập với xã hội chung quanh, không được làm bất cứ việc gì, gia đình sống lây lất nghèo đói, bán tất cả những đồ đạc trong nhà, phải nhờ vào sự giúp đỡ dấu diếm của bạn bè. Ông mất năm 1997 tại Hà Nội.
Họ là những người yêu nước , thật lòng muốn cho chế độ được tốt đẹp, nhưng Hồ Chí Minh không cần những thứ nhiệt tình đó. Sự có mặt của họ chỉ là để đánh bóng trên mặt trận tuyên truyền ngoại giao, còn thì phải cúi đầu nghe lệnh, phải biết nịnh bợ xum xoe, phải biết đồng lòng ca tụng cái ác của đảng.Tất cả những tội ảc của Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã được hai ông ghi lại trong hai tác phẩm: “Trần Đức Thảo- Những lời Trăng Trối” và “Kẻ Bị Khai Trừ”(Un Excommunie). Ngày nay CSVN cũng “đi theo con đường của Bác”, đưa tuối trẻ về huấn luyện nhồi sọ về huyền thoại Hồ Chí Minh dùng các em đánh bóng cho chế độ, một chế độ đã độc tài tham nhũng lại còn cúi đầu dâng đất dâng biển cho kẻ thù mà lịch sử Ông Cha ta, hết triều đại này đến triều đại khác, đã đổ biết bao xương máu giữ gìn từng tất đất tất vàng cho đời sau!
Dưới chế độ CS, văn hoá nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác đều phải nằm trong chính trị. Chính Hồ Chí Minh đã từng dạy cho học sinh cách viết văn: viết tốt cho Đảng, cho cán bộ cho nhân dân, còn địch thì phải viết nó xấu nó ác để gây căm thù trong lòng dân, dù cho nỏ tốt, chẳng hạn nếu nó có “phát chẩn” cho dân thì phải giải thích là nó “cướp” chỗ này rồi “giúp” chỗ khác!!! (Văn Hồ Chủ Tịch trang 210). Cho nên bảo đưa sinh viên về Việt Nam cho các em học về văn hoá tươi đẹp, lịch sử vẻ vang mà tiền nhân đã để lại là điều không chấp nhận được trong thời đại CS hiện nay.
“ Văn Hồ Chủ Tịch”, tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường XHCNVN
Giáo sư Quyên Di nhiệt tình xuất hiện hầu hểt trong tất cả các sinh hoạt liên quan đến chương trình phát huy tiếng Việt, không ai phủ nhận điều đó, cụ thể là trong các khóa tu nghiệp giáo chức giảng dạy Việt ngữ được tổ chức hàng năm tại nam California. Nghe đâu trong khóa tháng 8 năm nay ông được trao phó chức vụ Giám Đốc khoá tu nghiệp? Nhưng nhiệt tình ấy được xử dụng ra sao, nhằm phục vụ ai, và với mục tiêu nào là điều mọi người muốn biết và cần phải biết.
Central Valley 7-2014
Nhàn SF
Bookmarks