"Chính thằng này là người phải chịu trách nhiệm để mất Hoàng Sa"
"Chính thằng này là người phải chịu trách nhiệm để mất Hoàng Sa"
Nguyễn Hưng Quốc
Trong bài “Cái nước ḿnh nó thế”, tôi có dùng chữ “chủ nghĩa đầu hàng”. Đó không phải là chữ của tôi. Ở Trung Quốc, đặc biệt dưới thời Mao Trạch Đông, người ta rất hay dùng chữ “chủ nghĩa đầu hàng”. “Chủ nghĩa đầu hàng” trở thành chiếc mũ cối được dùng để chụp lên đầu nhau trong các cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng. Trong Cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông phê phán truyện Thủy Hử là tuyên truyền cho “chủ nghĩa đầu hàng” và chủ nghĩa xét lại. Ở Việt Nam, trong bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” được soạn thảo vào năm 1943, Trường Chinh, lúc ấy là Tổng Bí thư đảng Cộng sản, đă sử dụng chữ ấy khi tố cáo chính sách văn hóa của Pháp là nhằm “tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng và chủ nghĩa ái quốc mù quáng và hẹp ḥi (chauvinisme)”. Sau đó, đặc biệt sau năm 1954, ở miền Bắc, chữ “chủ nghĩa đầu hàng” cũng được một số nhà nghiên cứu sử dụng. Trong số đó, có hai nhà phê b́nh văn học nổi tiếng: Trần Thanh Mại, với bài “Thơ văn Phan Thanh Giản chỉ là tiếng thở dài của chủ nghĩa đầu hàng” và Hoài Thanh khi đánh giá nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Ở đây, xin nói một chút về nhận định của Hoài Thanh.
Trong Truyện Kiều, nhân vật được chú ư và gây tranh căi nhiều nhất, ngoài Thúy Kiều, chắc chắn là Từ Hải. Người khen, khen hết lời. Khen tướng mạo: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Khen bản lĩnh: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”. Khen tài hoa: “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. Khen tính cách: “Đội trời đạp đất ở đời”. Khen hành động: “Nghênh ngang một cơi biên thùy”. Nhưng người chê, cũng chê hết sức gay gắt. Chê dại gái: “Bốn bể anh hùng c̣n dại gái / Thập thành con đĩ mắc mưu quan.” Tương truyền vua Tự Đức, khi đọc đến câu “Chọc trời quấy nước mặc dầu / Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?” đă tức giận ném cuốn sách xuống đất và dọa nếu Nguyễn Du c̣n sống th́ sẽ căng ra đánh ba chục roi v́ tội bất kính đối với hoàng đế. Hoài Thanh kể: Hồ Chí Minh có lần nói với Tố Hữu: “Từ Hải là một thằng tồi, nó không chết đứng th́ rồi cũng đến chết ngồi, mà đă chết v́ đầu hàng th́ chết đứng hay chết ngồi đều là chết nhục.” (Hoài Thanh toàn tập, tập 4, nxb Văn Học, Hà Nội, 1999, tr. 856.)
Hoài Thanh rất mê Truyện Kiều, và ở Truyện Kiều, “đặc biệt thích nhân vật Từ Hải”. Tháng 5 năm 1943, trên báo Thanh Nghị, ông viết bài ca ngợi Từ Hải: với nhân vật Từ Hải, văn thơ cổ điển của cha ông chứng tỏ “cái cốt cách tráng kiện, cái khí chất hào hùng”. Năm 1949, thời kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục ca ngợi Từ Hải: “Từ Hải chết không nhắm mắt, Từ Hải chết đứng… Từ Hải chết với ḷng ngay thẳng của ḿnh, v́ sự hèn nhát của Hồ Tôn Hiến.” Năm 1959, sau hiệp định Geneve, ở miền Bắc, ông lại vẫn khen Từ Hải: “Từ Hải ngay thẳng cả với kẻ thù và đă chết v́ sự ngay thẳng, v́ thật dạ tin người.” Nhưng sau đó, dưới ảnh hưởng của đảng Cộng sản, đặc biệt của Hồ Chí Minh và Tố Hữu, ông thay đổi hẳn cách đánh giá của ḿnh. Năm 1965, ông lại phê phán Từ Hải: “Từ Hải bị giết, v́ dại dột tin người mà bị giết.”
Trong bài “Thêm một lư do để yêu Đảng”, sau khi tóm tắt các chi tiết kể trên, ông tự đánh giá:
“Như thế là từ chỗ nói Từ Hải ‘chết v́ ngay thẳng, v́ thật dạ tin người’ đến nói ‘v́ dại dột tin người’, qua đúng hai mươi năm tham gia cách mạng tôi mới bắt đầu nh́n thấy cái chết này cần phê phán. Rơ ràng là quá chậm. Nhưng tôi vẫn chưa nh́n ra cái chính cần phê phán. Cái chính ấy, tạp chí Văn nghệ Giải phóng tháng 12 năm 1965 đă nói lên trong một bài viết về Truyện Kiều nhân dịp kỷ niệm Nguyễn Du: ‘Thế rồi Từ Hải chết v́ phạm sai lầm của chủ nghĩa đầu hàng’.”
Rồi ông nói thêm:
“Trong điều kiện chiến đấu ác liệt ở miền Nam, các đồng chí đă nhanh chóng nh́n ra sự thật; đầu hàng là chết, và đă chết v́ đầu hàng th́ chết đứng, chết ngồi đều là chết nhục.” (Hoài Thanh toàn tập, tập 2, nxb Văn Học, Hà Nội, 1999, tr. 1414.)
Viết như trên, Hoài Thanh chỉ có dụng ư ca ngợi đảng Cộng sản, kẻ đă làm ông “sáng mắt sáng ḷng”. Nhưng cái giá phải trả cho những cái “sáng” ấy là ông phải hy sinh nhiều thứ: thứ nhất là văn học (v́ những mục tiêu chính trị); thứ hai là tài năng (khi ông trở thành một kẻ nói leo). Đó là chưa kể chuyện hy sinh nhân cách; nói như Xuân Sách: “Vị nghệ thuật nửa cuộc đời / Nửa đời c̣n lại vị người bề trên.”
Nhưng ở đây, tôi chỉ muốn nói đến chuyện khác:
Tại sao trước 1975, giới lănh đạo Cộng sản ghét chủ nghĩa đầu hàng đến như vậy mà bây giờ, từ lời nói đến hành động của họ, ở đâu cũng bàng bạc một thứ chủ nghĩa đầu hàng đến thảm hại như vậy?
Trung Quốc ức hiếp họ đến mấy, họ vẫn cứ nhịn. Trung Quốc chửi: họ nhịn. Trung Quốc đánh: họ nhịn. Tàu Trung Quốc đánh ch́m tàu đánh cá Việt Nam, bắt ngư dân Việt Nam, họ cũng không dám gọi tên. Chỉ nói bâng quơ: “tàu lạ”. Tàu Trung Quốc cắt dây cáp thăm ḍ dầu khí Việt Nam, họ cũng không dám lên tiếng; hơn nữa, c̣n biện hộ giùm cho Trung Quốc: v́ Trung Quốc “vô t́nh”. Họ phân bua: Không phải họ hèn mà v́ họ muốn tránh chiến tranh. Nhưng dưới mắt người dân, qua lời nói cũng như việc làm của họ, vừa đối với dân vừa đối với Trung Quốc, họ thực sự đă đầu hàng và muốn cổ vũ cho một thứ chủ nghĩa đầu hàng trong quần chúng. Để đừng ai hô hào chống lại Trung Quốc cả.
Tôi gặp khá nhiều đảng viên thuộc thành phần trí thức, có người giữ một số chức vụ khá cao, đặc biệt trong lănh vực giáo dục, ở miền Bắc. Mỗi lần nhắc đến các hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc và các phản ứng yếu ớt của Việt Nam, hầu như ai cũng đều nói một giọng giống nhau: “Ḿnh là nước nhỏ và yếu mà. Làm ǵ được?” Người ta xem chuyện thua Trung Quốc là chuyện đương nhiên. Và người ta chịu thua ngay từ đầu.
Bạn tôi có một người quen trước đây từng du học ở Úc. Học cũng chẳng đến đâu. Sau, về nước, không có một mảnh bằng nào cả. Nhưng nhờ bố làm lớn trong Trung ương đảng, anh ta nhảy lên làm giám đốc một công ty ở Hà Nội; sau đó, chuyển sang làm đại diện cho một đại công ty Việt Nam ở Bắc Kinh. Nói chuyện qua điện thoại với bạn tôi, anh ta khoe là suốt ngày đi chơi. Bạn tôi ngạc nhiên: “Mày là trưởng pḥng đại diện mà sao rảnh rỗi quá vậy?” Anh ta đáp: “Th́ em có biết ǵ đâu. Toàn bọn Tàu làm cho em cả!”. Bạn tôi lại hỏi: “Mày không sợ Tàu cướp nước ḿnh hả?”. Anh ta cười gịn giă: “Thôi, anh ơi. Bận tâm ǵ đến chuyện đó. Cứ xem như ḿnh đă mất nước rồi đi! Bọn Tàu bây giờ khác Tàu ngày xưa lắm. Ngay cả khi cướp nước ḿnh, bọn nó cũng chả hành hạ ǵ dân ḿnh đâu!” Rồi anh ta lại cười. Cười rất gịn giă.
Thoạt nghe chuyện ấy, tôi nghĩ đó chỉ là một chuyện cá biệt. Nhưng sau, nói chuyện với nhiều cán bộ từ Việt Nam sang, tôi mới biết đó là một thái độ hết sức phổ biến. Ngay trong bài giảng về Biển Đông của Đại tá Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị, Bộ Quốc pḥng, vào giữa tháng 12 vừa qua, cũng toát lên điều đó. Chỉ khác ở cách nói.
Tại sao có một sự thay đổi nhanh chóng và lạ lùng đến như vậy nhỉ?
Không thể không nghĩ đến chuyện Hoài Thanh kể trên. Ông đi từ sự ngưỡng mộ đến sự phê phán đối với Từ Hải, từ việc cho Từ Hải là anh hùng đến việc chê trách Từ Hải là kẻ theo chủ nghĩa đầu hàng, chỉ v́ những ảnh hưởng của đảng, cụ thể là của Hồ Chí Minh, qua lời kể của Tố Hữu.
C̣n bây giờ, sự phát triển tràn lan của chủ nghĩa đầu hàng tại Việt Nam hiện nay là do đâu?
Hỏi cho vui vậy thôi.
Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc/VOA
Có chi mà lạ rứa ?
V́ đó là tục lệ "nút lưỡi" giữa các lảnh tụ với nhau của khối commies đặt ra, chỉ khác là lúc đó Mao c̣n nhợn sợ (có lẽ sợ hồ lây bịnh ho lao) mùi nứơc miếng của "hồ ho lao" mới thấy sự né tránh ,chớ giữa Brezhnev và Honecker (CS Đông Đức ) họ "nút lưỡi" ngon lành trước công cộng không có sự ngượng ngùng mắc cở lại c̣n hảnh diện nữa .
Ngô Nhân Dụng
Dư luận công dân mạng ở Việt Nam đang công kích những ư kiến sư phụ Trung Cộng với một thái độ rất khiếp nhược của một viên đại tá tại Học Viện Chính Trị thuộc Bộ Quốc Pḥng.
Trong một bài lên lớp cho các cán bộ giáo dục, ông đại tá này than phiền rằng khi bàn đến vấn đề biển Đông, dư luận người Việt, tức là đồng bào của ông ta, cứ “chĩa mũi dùi vào một phía”, cứ tập trung vào mỗi ông Trung Quốc! Ông ta nói: “Nếu chúng ta chỉ tập trung vào mỗi một ḿnh Trung Quốc là hoàn toàn chưa đúng, chưa chính xác mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Mỹ, và Việt Nam với các nước ASEAN.”
Nghe bài giảng này, nếu không phải là người Việt Nam th́ phải bật cười. Nhưng là người Việt Nam th́ phải khóc. Khóc, bởi v́ những ư tưởng ngô nghê này cho thấy một người Việt đă lên tới chức đại tá mà c̣n tối tăm đến như thế!
Ở vùng biển Đông của nước ta, khi “đặt trong mối quan hệ tổng thể Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Mỹ, và Việt Nam với các nước ASEAN” th́ phải hỏi: Quốc gia nào chủ mưu gây ra những khó khăn cho nước ḿnh? Quốc gia nào đă đem quân tới đánh, chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974? Có phải Mỹ hay một nước Đông Nam Á nào không? Bọn cướp biển nào đă tấn công các tàu đánh cá của người Việt? Bọn giặc nào đă bắn giết, đánh, cướp của và bắt cóc ngư dân Việt Nam đ̣i tiền chuộc? Tàu thuyền nước nào đă vào hải phận nước ta đâm thẳng vào các con thuyền đánh cá của đồng bào Việt Nam? Ai cho người đi cắt dây cáp những con tàu thăm ḍ đáy biển của Petro Việt Nam? Có phải người Mỹ, người Philippines, người Malaysia hay từ một nước Đông Nam Á nào không?
Chỉ cần nh́n vào sự thật để t́m ra câu trả lời đúng nhất, chính xác nhất th́ chỉ thấy có một thủ phạm! Là chính quyền công! Nhắm mắt không nh́n sự thật đó, chứng tỏ viên đại tá này chỉ ba hoa để tung hỏa mù, cốt đánh lừa tất cả đồng bào, nhằm che đậy tội ác của Cộng Sản Trung Quốc. Đó là một thủ đoạn dối trá đang được đảng Cộng Sản Việt Nam sử dụng để che đậy thái độ khiếp nhược của họ trong lúc ḷng dân sôi sục trước mối nhục ngàn năm đang khơi dậy.
Không những che đậy, bào chữa cho thủ phạm gây ra những tội ác đối với đồng bào, ông đại tá c̣n lên giọng dậy dỗ rằng: “Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa.”
Ơn với nghĩa ǵ ở đây? Ông ta bèn nhắc nhở trong thời gian Cộng Sản Việt Nam đánh miền Nam, “Nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đă từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép...”
Từ năm 1954 cả miền Bắc Việt Nam sống nhờ viện trợ kinh tế và quân sự của Trung Cộng; hơn 300 ngàn lính Trung Cộng đă sang nước ta. Ông Dương Danh Dy, cựu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, cũng từng kể: “Những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta.” Với các chi tiết: “Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô tô, tàu thủy, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói ḿ chính đến cái kim sợi chỉ... không sao kể hết.” Nếu không có những “viện trợ to lớn” đó th́ bây giờ chắc vẫn c̣n một chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, cũng như vẫn c̣n Đại Hàn Dân Quốc. Trong 20 năm chiến tranh, người dân miền Bắc hàng ngày được những cái loa (Made in China) oang oang nhắc nhở rằng Mao chủ tịch là bậc thầy vĩ đại, yêu thương dân Việt Nam như con cái. Khi quân Trung Cộng chiếm Hoàng Sa th́ họ giải thích rằng đó là đàn anh chiếm để giữ hộ, mai mốt sẽ trả lại! Toàn dân đă bị lừa gạt, không ai dám nói ra sự thật. Một nhạc sĩ sống ở miền Nam mới dám đặt bài hát mở đầu bằng lời nhắc nhở: “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu;” nếu ai ở miền Bắc nói đến chuyện đó chắc đă được đưa đi Cổng Trời.
Nhưng tại sao Trung Cộng đem cho những “viện trợ to lớn từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ ô tô, tàu thủy, máy bay đến chiếc xe đạp, từ gói ḿ chính đến cái kim sợi chỉ” cho người Việt Nam giết lẫn nhau như vậy?
Câu trả lời đă được ông Lê Duẩn nói ra trong một phút thành thật: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc...”
Tất nhiên, cả Trung Cộng lẫn Nga Xô đều biết như vậy. Cho nên phải “viện trợ to lớn” cho những người Việt đi đánh giết đồng bào của ḿnh! Nhưng Lê Duẩn không phải là người đầu tiên khởi xướng việc “đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”.
Năm 1963, trong một cuộc gặp gỡ với các đại biểu đảng Lao Động Việt Nam ở Vũ Hán, Mao Trạch Đông đă hứa hẹn: “Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Châu Á.”
Tháng Chín năm đó, Trung Cộng đă triệu tập Hồ Chí Minh đến gặp Chu Ân Lai và Aidit, lănh tụ đảng Cộng Sản Indonesia, lúc đo có hơn 3 triệu đảng viên, tại miền Nam Trung Quốc; để bày kế hoạch phối hợp giữa hai đảng Cộng Sản đàn em. Sau đó, đảng Cộng Sản Indonesia bành trướng hoạt động, đảng Cộng Sản Việt Nam thúc đẩy cuộc chiến chiếm miền Nam lên mức độ khốc liệt hơn, là nguyên nhân khiến Mỹ phải đổ quân vào miền Nam Việt Nam.
Năm 1965, Mao Trạch Đông đă nói với Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc một câu được dẫn ra trong một cuốn sách của nhà xuất bản Sự Thật: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy. Sau khi giành được Đông Nam Châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây...” Mao đă thất bại ở Indonesia, v́ Tháng Chín năm đó, Aidit cùng các cố vấn Trung Cộng đặt kế hoạch bắt cóc và ám sát các tướng lănh Indonesia để Tổng Thống Sukarno sẽ nắm quân đội và đưa đảng Cộng Sản vào chính quyền. Âm mưu này bị lộ, Tướng Suharto không nằm trong danh sách bị bắt giết v́ không có địa vị quan trọng; ông chờ cho một số tướng lănh khác bị bắt rồi mới ra tay, âm mưu đảo chính thất bại khiến tới nửa triệu đảng viên Cộng Sản và cả dân lành cũng bị sát hại v́ bị nghi là thân cộng. Trước khi Cộng Sản Indonesia hành động, họ đă có dịp tiếp đón phái đoàn Cộng Sản Việt Nam do Lê Duẩn cầm đầu, ăn tiệc với nhau chờ giờ phút chiến thắng.
Mao thất bại ở Indonesia nhưng thành công tại Việt Nam. Khi Lê Duẩn nói, “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc...” th́ chính ông ta đang thực hiện mục tiêu “giành cho được Đông Nam Châu Á” của Mao Trạch Đông. Năm 1970, ông Lê Duẩn đă nói với Mao Trạch Đông rằng: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là v́ chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ Tịch... Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ th́ chúng tôi có thể hy sinh 2, 3 triệu người... Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản!”
Đến khi “tinh thần quốc tế vô sản” giữa Bắc Kinh và Mát Cơ Va bị vỡ, bị Trung Cộng “cho một bài học” v́ dại dột bám đuôi Liên Xô, năm 1979 Lê Duẩn mới sai nhà xuất bản Sự Thật in cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua”. Ở trang 73 họ viết thế này: “Những người cầm quyền Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc... họ chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc... Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ...”
Người Việt Nam bây giờ ai cũng hiểu câu “Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ”. Nhờ bán hàng cho Mỹ và các nước Tây phương, kinh tế Trung Quốc đă sống lại sau khi bị Mao làm cho kiệt quệ cho tới khi ông ta chết. Từ năm 1979 đến nay kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trung b́nh 9% mỗi năm, nhờ đảng biết bóc lột dân lao động làm hàng hóa rẻ tiền bán cho các nước khác. Những người Cộng Sản cầm quyền ở Trung Quốc được chia phần hưởng thụ với các nhà tư bản đỏ. Hiện nay ở Thượng Hải, số đại gia với tài sản đầu tư trên 30 triệu Mỹ kim là 1,318 người trong khi Los Angeles chỉ có 950 người.
Nhờ buôn bán với Mỹ, nên các xí nghiệp Trung Quốc phát đạt; nhưng khi hàng hóa Trung Quốc thừa mứa không đổ đi đâu được, họ có thể vận chuyển qua đường lậu sang tràn ngập thị trường Việt Nam, giết chết các nhà sản xuất người Việt mới chập chững vào nghề! Không những đổ hàng lậu, họ c̣n cho xâm nhập cả các công nhân lậu vào cướp việc làm của người lao động Việt Nam nữa.
Trước cảnh “lấn sân” đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam không dám tích cực kiểm soát biên giới để ngăn chặn hàng lậu! Cũng không dám có hành động phản kháng khi Trung Cộng lấn áp từ các ngư phủ đến các tàu thăm ḍ đáy biển Việt Nam. Công tŕnh “Ta đánh miền Nam là đánh cho Trung Quốc” đưa tới những hậu quả nhăn tiền đó. Nói đến ân nghĩa của Trung Cộng là sỉ nhục dân tộc Việt Nam, là xúc phạm vong hồn hai triệu người Việt Nam đă chết trong cuộc chiến tranh “đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc!”
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)
Bookmarks