The Wuhan Institute of Virology in Hubei province, China. Thomas Peter/Reuters (ảnh và ghi chú trên nó từ WSJ)

Nguồn gốc Covid-19 đến nay vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp và được hâm nóng từ thông tin một số nhân viên Viện Virus học Vũ Hán nhập viện từ tháng 11/2020.
Mỹ đang tiến gần hơn bao giờ hết đến cái đích đánh bại Covid-19 khi một nửa dân số quốc gia đă tiêm chủng và các hạn chế đang dần được dỡ bỏ.
Nhưng chúng ta đến nay vẫn chưa biết làm thế nào mà loại virus nguy hiểm này, thứ đă đóng cửa cả thế giới, xuất hiện. Điều đáng sợ hơn là việc ngày càng có nhiều manh mối cho thấy nó không diễn ra một cách tự nhiên, như giới chuyên gia đă tranh luận từ lâu.

Mỹ đang yêu cầu kêu gọi nghiên cứu, điều tra tích cực hơn về nguồn gốc dịch bệnh, cảnh báo nguy cơ xảy ra những đại dịch tương tự trong tương lai. Washington cũng công khai hơn khi xem xét các ư kiến cho rằng sai lầm hoặc một tai nạn từ pḥng thí nghiệm Trung Quốc đă gây ra đại dịch là khả năng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/5 cho biết ông đă ra lệnh cộng đồng t́nh báo gấp rút tăng cường nỗ lực điều tra nguồn gốc Covid-19 và báo cáo lại trong ṿng 90 ngày. Bắc kinh trong khi đó nói hồ sơ điều tra tại Trung Quốc đă đóng.

Tuy nhiên, mối quan tâm về giả thuyết Covid-19 ṛ rỉ từ pḥng thí nghiệm được hâm nóng khi truyền thông Mỹ gần đây công bố những chi tiết chưa từng được tiết lộ trong một báo cáo t́nh báo Mỹ, cho thấy vài nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán đă bị ốm với "triệu chứng giống Covid-19" và phải nhập viện hồi tháng 11/2019, vài tháng trước khi Covid-19 bùng phát ở thành phố này.
Đây là chi tiết mới về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà họ mắc phải. Chưa rơ những nhà nghiên cứu này có mắc Covid-19 không. Viện Virus học Vũ Hán bác bỏ kịch liệt báo cáo, cho rằng nó là lời nói dối trắng trợn nhằm thúc đẩy thuyết âm mưu virus ṛ rỉ từ pḥng thí nghiệm.



209 nghị sĩ Cộng ḥa tại Hạ viện Mỹ ngày 28.5 đă gửi thư tới Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đề nghị mở một cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ về nguồn gốc của COVID-19.
“Chúng tôi đề nghị bà kêu gọi các chủ tịch ủy ban của đảng Dân chủ hợp tác ngay lập tức với lời kêu gọi của đảng Cộng ḥa để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc gây ra đại dịch COVID-19 toàn cầu”, bức thư viết.
Theo các nghị sĩ Cộng ḥa, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy “đại dịch bắt nguồn từ một pḥng thí nghiệm ở Trung Quốc” và Bắc Kinh đă “che giấu” điều này.
“Nếu đúng như vậy, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về cái chết của gần 600.000 người Mỹ và hàng triệu người khác trên toàn thế giới”, bức thư nêu rơ.
“Rơ ràng WHO đă thất bại không đưa ra kết luận cuối cùng về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 cũng như trách nhiệm của Trung Quốc”, các thành viên của đảng Cộng ḥa tuyên bố.
“Nhiệm vụ đó thuộc về chúng ta tại Quốc hội. Các nghị sĩ Cộng ḥa tại Hạ viện nhiều lần kêu gọi bà khám phá sự thật này. Đă đến lúc bà phải tham gia cuộc chiến này”, bức thư gửi Chủ tịch Hạ viện nêu rơ.
Bức thư cho biết không chỉ các nghị sĩ Cộng ḥa lo ngại về cuộc điều tra của WHO, mà một số quan chức trong chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đặt ra những câu hỏi tương tự về độ tin cậy trong báo cáo của WHO và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập.
Cố vấn cấp cao về Covid-19 của Nhà Trắng Andy Slavitt cũng nói trong cuộc họp báo hôm 25/5 rằng Bắc Kinh không "hoàn toàn minh bạch" trong cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc nCoV và một cuộc điều tra đầy đủ là cần thiết để xác định nguồn gốc dịch bệnh đă giết chết gần 3,5 triệu người.

Các quan chức cấp cao của Mỹ hoài nghi về báo cáo nguồn gốc Covid-19 của WHO, nêu khả năng Trung Quốc tham gia soạn thảo.
"Chúng tôi thực sự lo ngại về phương pháp và quy tŕnh tạo nên báo cáo về nguồn gốc Covid-19 của WHO, bao gồm khả năng chính phủ Trung Quốc đă hỗ trợ soạn thảo nó", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trả lời CNN hôm 28/3.
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu nước Mỹ Anthony Fauci trong khi đó nói rằng ông không rơ liệu báo cáo nguồn gốc Covid-19 của WHO có phải để "tẩy trắng" hay không, song thêm rằng sẽ không vội đánh giá trước khi có báo cáo cuối cùng.
"Điều tôi muốn làm trước tiên là phải xem được bản báo cáo. Có rất nhiều phỏng đoán về những việc họ đă làm và những điều liệu họ có được phép làm hay không", Fauci cho biết.

V́ sao giả thiết tai nạn pḥng thí nghiệm được đặt lại lúc này ? Ông Bruno Canard, nhà nghiên cứu vi khuẩn học Pháp, nhận định trước hết về phương diện chính trị : những người ghét Donald Trump trước đây không chịu công nhận v́ . . . tổng thống Mỹ tiền nhiệm là người chủ xướng giả thuyết này.
The Economist cũng cho rằng hướng này được thúc đẩy, một phần là do sự ra đi của tổng thống Donald Trump và ngoại trưởng Mike Pompeo, những người hăng hái bảo vệ giả thiết tai nạn thí nghiệm nhất.
Báo Pháp L’Express dẫn nguồn từ New York Times cho biết t́nh báo Mỹ đang phải phân tích « một lượng rất lớn » dữ liệu tin học, dựa trên cơ sở các liên lạc viễn thông ở Trung Quốc, sự dịch chuyển của nhân viên pḥng thí nghiệm và tiến triển địa lư của đại dịch ở Vũ Hán. Chính quyền Biden cũng thúc đẩy t́nh báo các nước đồng minh chú ư giả thiết này và chia sẻ thông tin. Trong khi chờ đợi, cựu tổng thống Donald Trump nói rằng : « Đối với tôi, chuyện này đă rơ ràng ngay từ đầu, nhưng họ đả kích tôi kịch liệt, như thường lệ ».

Nhưng đặc biệt trên mặt chuyên môn là lá thư của 18 nhà khoa học lừng lẫy đăng trên Science hôm 13/05, từ chối việc bác bỏ giả thiết tai nạn thí nghiệm và kêu gọi điều tra sâu hơn., một số nhà khoa học kư tên trong lá thư trên Science là những bậc thầy quốc tế về virus corona. Chẳng hạn ông Ralph Baric c̣n là thầy của « Batwoman » Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), chuyên gia về virus corona của Viện Virus Vũ Hán, nơi lưu giữ bộ sưu tập virus corona lớn nhất thế giới.

Jamie Metzl, cố vấn từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết virus vẫn có thể lọt ra từ pḥng thí nghiệm khi các nhà khoa học nghiên cứu chúng với những mục đích tốt như phát triển vaccine.
"Vậy nên, tôi tin rằng có thể đă xảy ra một vụ ṛ rỉ t́nh cờ nhưng tiếp nối sau đó là hành vi che đậy có chủ đích", Metzl nói.
Bắc Kinh đến nay vẫn không sẵn sàng thực hiện một cuộc điều tra mở về nguồn gốc Covid-19 mà chỉ vin vào kết luận từ nghiên cứu của WHO. Chính phủ Mỹ cùng nhiều nước khác đă chỉ trích sự thiếu minh bạch đó và kêu gọi mở rộng điều tra. Chính quyền Biden đă tái gia nhập WHO sau khi chính quyền tiền nhiệm rút Mỹ khỏi tổ chức y tế toàn cầu này.
Một nhóm các nhà khoa học nổi tiếng có kinh nghiệm về bệnh truyền nhiễm đă chỉ trích báo cáo của WHO v́ không quan tâm đến giả thuyết virus ṛ rỉ từ pḥng thí nghiệm. Nó bị bác bỏ chỉ trong vài trang của một báo cáo vài trăm trang.
"Chúng ta phải cân nhắc cả giả thuyết virus lây lan trong tự nhiên lẫn từ pḥng thí nghiệm một cách nghiêm túc cho đến khi có đầy đủ dữ liệu", các nhà khoa học viết trên tạp chí Science.
Theo tiến sĩ Paul Offit, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman Đại học Pennsylvania, bất chấp việc giới chức Trung Quốc không muốn cho phép một cuộc điều tra công khai về nguồn gốc virus, thế giới vẫn cần thực hiện nó để đề pḥng nguy cơ bùng phát những đại dịch khác trong tương lai.
"Họ phải cho phép điều tra", Offit nhấn mạnh. "Đây đă là đại dịch thứ ba xuất hiện trong ṿng 20 năm qua. Đầu tiên là SARS, thứ hai là MERS. Tôi tin rằng chúng chưa dừng lại".
"Tôi nghĩ chúng ta cần biết điều này ngay từ khi dịch bệnh bùng phát. Tôi thấy thật không công bằng khi chúng ta phải dựa vào một người tố giác ở Trung Quốc th́ mới biết có một loại virus đang lây lan ở Vũ Hán, khiến nhiều người thiệt mạng. Sự tŕ hoăn khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội hành động kịp thời và tôi nghĩ rằng họ (Trung Quốc) đáng trách v́ việc đó".

Về giả thiết virus từ một hang động gần Vũ Hán lây cho một vật chủ và con vật này lây sang người, đă xem xét đến 80.000 mẫu vật của nhiều loài vật khác nhau nhưng vẫn không t́m được vật trung gian ! Phái đoàn điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Trung Quốc không khám phá được ǵ, đặc biệt v́ có xung đột lợi ích. Có nhiều câu hỏi mà Bắc Kinh có thể trả lời nhưng họ không hỏi. Sự thật đang trong tay Trung Quốc. Có thể một ngày nào đó các tài liệu liên quan sẽ được một người có lương tâm tiết lộ, nhưng điều này không chắc.

L’Obs và The Economist nhắc lại, những vụ mầm bệnh thoát ra từ các cơ quan nghiên cứu vẫn thường xảy ra. Hồi năm 1967, một virus thuộc loại Ebola thoát ra ở Marburg làm 7 người chết. Vụ tử vong cuối cùng v́ virus đậu mùa là do con virus này ṛ rỉ từ một pḥng thí nghiệm ở Anh năm 1978. SARS-CoV-1, virus gây dịch SARS 4 lần thoát ra khỏi pḥng thí nghiệm và lây lan ra các nước : năm 2003 ở Singapore và Đài Loan, năm 2004 thoát khỏi một viện nghiên cứu ở Bắc Kinh đến hai lần.


Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) tại pḥng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh tư liệu chụp ngày 23/02/2017. AP (click on image for lảge)

Tháng 12/2019, trên 100 sinh viên và thành viên của hai trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ở Lan Châu (Lanzhou) bị nhiễm bệnh sốt cấp tính Brucellosis thường chỉ có ở động vật. Đáng báo động hơn cả là virus cúm H1N1 lan tràn trên thế giới từ năm 1977, nay được biết xuất xứ từ một pḥng thí nghiệm Đông Bắc Á, có thể là ở Trung Quốc hay Nga.
Nay các luận án của các sinh viên Trung Quốc bị tiết lộ chỉ khẳng định điều mà người ta đă biết, đó là Trung Quốc đă đùa với lửa từ lâu. Họ dùng một con virus, biến đổi nó để xem có lây nhiễm cho tế bào người hay không. Việc « nhào nặn » các gien là phương pháp nguy hiểm không nên làm, chỉ nên thực hiện khi t́m thấy một virus gần giống với một mầm bệnh có khả năng gây dịch bệnh.
Các nhà ngoại giao Mỹ khi thăm Viện Virus Vũ Hán năm 2018 đă cảnh báo về an toàn sinh học tại đây, nêu nguy cơ virus corona có thể gây ra đại dịch. Bà Thạch Chính Lệ đầu năm 2020 nói rằng một trong những nỗi lo đầu tiên của bà là con virus có thể thoát ra được.
Nhóm của Thạch Chính Lệ nhiều năm trời nghiên cứu khả năng lây nhiễm cao hơn của virus corona đối với con người. Trong báo cáo năm 2015, họ cho biết đă lai tạo một virus corona trên loài dơi và loài chuột, có thể tự sinh sản trong các tế bào hô hấp của người. Một số người cho rằng có thể con virus c̣n bị cho là lai tạo giữa con corona trên dơi và tê tê.
Đúng vào ngày lời kêu gọi của 18 nhà khoa học nổi tiếng được đăng, những người ẩn danh như « The Seeker » trên Twitter tiết lộ ba luận án tiến sĩ và thạc sĩ thực hiện dưới sự chỉ đạo của Thạch Chính Lệ, từ 2014 đến 2019, cho thấy Viện Virus Vũ Hán đă lai tạo virus nhiều hơn là giới khoa học vẫn nghĩ.

Lấy cớ bị « chính trị hóa », Bắc Kinh từ chối cung cấp dữ liệu Covid

Bắc Kinh vẫn thái độ lấp liếm, hôm 21/05 trong thượng đỉnh về y tế do EU và G20 tổ chức, Tập Cận B́nh cổ vũ các nhà lănh đạo thế giới « kiên quyết bác bỏ mọi mưu toan chính trị hóa » đại dịch Covid. Đến 25/05, đại diện Trung Quốc tại World Health Assembly, thiết chế quan trọng của WHO, tuyên bố phần việc điều tra về nguyên nhân Covid tại Trung Quốc đă kết thúc, nay phải chuyển hướng điều tra sang các nước khác.
. Tuy nhiên, các nhà khoa học trong nhóm của WHO nói vẫn cần điều tra thêm ở Trung Quốc như họ đă đề xuất khi đưa ra báo cáo giai đoạn 1.
“Sẽ cần thêm một số nghiên cứu ở Trung Quốc, một số nghiên cứu ở ngoài Trung Quốc”, nhà khoa học Hà Lan Marion Koopmans trong nhóm của WHO cho biết.

Chính quyền Trung Quốc từ chối cung cấp các dữ liệu dịch tễ chủ yếu về 174 ca Covid đầu tiên ở Vũ Hán hồi tháng 12/2019, trong khi những tài liệu này hết sức quan trọng để có thể dập dịch sau này. Đặc biệt là vụ ba nhà nghiên cứu của Viện Vũ Hán bị nhiễm bệnh vào tháng 11/2019, trước khi dịch Covid được chính thức công bố.
Một bài viết của Wall Street Journal đặt vấn đề, phải chăng hầm mỏ được canh gác cẩn mật nhất Trung Quốc chứa đựng các thông tin về Covid ? Tại mỏ đồng Mặc Giang (Mojiang) ở Vân Nam, có liên quan đến Viện Virus học Vũ Hán, tháng 4/2012 có sáu thợ mỏ nhiễm một căn bệnh kỳ lạ sau khi vào dọn dẹp phân dơi, và ba người đă tử vong.
Chính quyền Trung Quốc phong tỏa lối vào mỏ này, nói rằng có voi rừng. Nhưng một nhà báo mới đây lọt vào được, sau đó bị thẩm vấn suốt 5 tiếng đồng hồ và xóa hết các h́nh ảnh chụp được, cho biết cư dân được lệnh không trả lời báo chí nước ngoài. Báo Pháp Le Point nêu thêm một nghi vấn khác : tất cả các nước có trại nuôi chồn để lấy lông đều phát hiện được các ca SARS-CoV-2, c̣n Trung Quốc, nhà sản xuất lông chồn lớn nhất thế giới không khai báo ca nào ?!

Để kết luận tôi vẫn thích dùng câu văn nổi tiếng của Arthur Conan Doyle trong cuốn: "The Sign of Four" từ loạt truyện thám tử Sherlock Holmes lừng danh của ông: "“When you have eliminated the impossible, whatever remains, however improbable, must be the truth” tạm dịch:
"Khi bạn đă loại bỏ điều không thể xảy ra, bất cứ điều ǵ c̣n lại, dù không thể có, phải là sự thật"

BlackHole

Nguồn tham khảo

𝐁𝐢𝐝𝐞𝐧 𝐨𝐫𝐝𝐞𝐫𝐬 𝐜𝐥𝐨𝐬𝐞𝐫 𝐫𝐞𝐯𝐢𝐞𝐰 𝐨𝐟 𝐂𝐨𝐯𝐢𝐝 𝐨𝐫𝐢𝐠𝐢𝐧𝐬 𝐚𝐬 𝐔.𝐒. 𝐢𝐧𝐭𝐞𝐥 𝐰𝐞𝐢𝐠𝐡𝐬 𝐖𝐮𝐡𝐚𝐧 𝐥𝐚𝐛 𝐥𝐞𝐚𝐤 𝐭𝐡𝐞𝐨𝐫𝐲
𝐓𝐡𝐞 𝐖𝐮𝐡𝐚𝐧 𝐋𝐚𝐛 𝐋𝐞𝐚𝐤 𝐐𝐮𝐞𝐬𝐭𝐢𝐨𝐧: 𝐀 𝐃𝐢𝐬𝐮𝐬𝐞𝐝 𝐂𝐡𝐢𝐧𝐞𝐬𝐞 𝐌𝐢𝐧𝐞 𝐓𝐚𝐤𝐞𝐬 𝐂𝐞𝐧𝐭𝐞𝐫 𝐒𝐭𝐚𝐠𝐞
𝐇𝐨𝐮𝐬𝐞 𝐑𝐞𝐩𝐮𝐛𝐥𝐢𝐜𝐚𝐧𝐬 𝐝𝐞𝐦𝐚𝐧𝐝 𝐜𝐨𝐧𝐠𝐫𝐞𝐬𝐬𝐢𝐨𝐧𝐚𝐥 𝐩𝐫𝐨𝐛𝐞 𝐢𝐧𝐭𝐨 𝐂𝐎𝐕𝐈𝐃-𝟏𝟗 𝐨𝐫𝐢𝐠𝐢𝐧
Mỹ Nghi TQ giúp WHO soạn thảo báo cáo nguồn gốc Covid 19
TQ gây đại họa cho Thế Giới v́ lai tạo virus ở Vũ Hán