Báo Trung Quốc vẫn dọa đánh Việt Nam
BẮC KINH (TH) - “Nếu những nước này không muốn thay đổi chính sách với Trung Quốc, họ sẽ cần phải chuẩn bị nghe tiếng đại bác. Chúng ta cần sẵn sàng cho điều đó v́ có thể chỉ là cách duy nhất để giải quyết tranh chấp lănh thổ trên biển”.
Những người biểu t́nh chống Trung Quốc bị bắt dồn lên xe buưt ở Hà Nội ngày 21 tháng 8, 2011. Trong khi đó, báo chí Trung Quốc vẫn lai rai dọa đánh Việt Nam. (H́nh: AP)
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phụ bản Anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh, đe dọa Việt Nam và Philippines như vậy trong bài b́nh luận ngày 25 tháng 10, 2011 không kư tên tác giả nên được hiểu như quan điển chính thức của tờ báo.
Cuối tháng 9 vừa qua, báo này đă hô hào đánh Việt Nam sớm như một ví dụ “giết con gà để dọa bầy khỉ”.
Khác với lời lẽ nhẹ nhàng, cam kết giải quyết các tranh chấp chủ quyền lănh thổ với Việt Nam bằng đường lối ḥa b́nh, thương nghị trong các văn bản chính thức hoặc các lời tuyên bố của đám lănh tụ cấp cao, hoặc lời tuyên bố qua kênh ngoại giao, Bắc Kinh vẫn cho báo chí của đảng đe dọa với những lời lẽ hiếu chiến.
Bài b́nh luận của Hoàn Cầu Thời Báo gọi chính sách của Việt Nam đối với tranh chấp là không hợp lư của các nước nhỏ theo “chiến lược lợi dụng cơ hội” muốn “khai thác lập trường ngoại giao ôn ḥa của Trung Quốc coi như cơ hội vàng ngọc để mở rộng lợi ích quốc gia”.
Từ lối suy luận như vậy, báo trên nói rằng, chính sách, chiến lược của Việt Nam đă đe dọa “lợi ích lâu dài của Trung Quốc về chủ quyền lănh thổ” mà không nghĩ rằng chính Trung Quốc đă cưỡng chiếm biển đảo, lănh thổ của nước khác rồi lu loa là của ḿnh với các bằng chứng lịch sử “không thể tranh căi”.
Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa đầu năm 1974 rồi đến năm 1988 vào kéo dài đến giữa thập niên 1990, Trung Quốc đánh chiếm một số băi đá ngầm, đảo nhỏ của Việt Nam và Philippines tại quần đảo Trường Sa. Những năm gần đây, khi thực lực quân sự đă đủ ăn trùm các nước nhỏ trong khu vực, Bắc Kinh hô hoán thêm cái “Lưỡi Ḅ” nuốt gần hết biển Đông như “lợi ích cốt lơi”.
Ngày 11 tháng 10 năm 2011, Bắc Kinh và Hà Nội kư văn bản 6 điểm “thỏa thuận nguyên tắc giải quyết các vấn đề trên biển” khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm nước này.
Nguyên tắc thứ nhất của thỏa hiệp viết rằng “Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’, kiên tŕ thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lư và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho biển Đông trở thành vùng biển ḥa b́nh, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy tŕ ḥa b́nh và ổn định trong khu vực”.
Chưa được bao nhiêu ngày th́ Bắc Kinh lại giở giọng dọa đánh trong cái bài viết “Đừng coi cách tiếp cận ôn ḥa (của Trung Quốc) là không đổi”.
Khi bị báo chí ngoại quốc chất vấn về lời đe dọa trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh chối rằng “Trung Quốc gắn bó với chiến lược phát triển ḥa b́nh” và cam kết “giải quyết các tranh chấp trên biển xuyên qua các phương pháp ôn ḥa. Kích động bất ḥa và thù nghịch chỉ làm phức tạp vấn đề”.
Nhưng tờ Hoàn Cầu Thời Báo là con đẻ của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cũng là một cái loa tuyên truyền chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Đây là chiến thuật vừa dọa vừa vuốt quen thuộc của Bắc Kinh.
Trước khi phái đoàn Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng rời Trung Quốc về nước, một bản tuyên bố chung 8 điểm của hai nước được công bố với những lời lẽ ca tụng t́nh nghĩa “đồng chí anh em” với “16 chữ vàng” và “4 tốt”, rồi kêu gọi “hợp tác toàn diện chặt chẽ”.
Bản tuyên bố chung này không quên nhắc nhở “tăng cường định hướng dư luận và quản lư báo chí, thúc đẩy t́nh hữu nghị giữa nhân dân hai nước, giữ ǵn đại cục quan hệ hữu nghị hai nước, làm cho t́nh hữu nghị Việt-Trung được kế thừa và phát huy rạng rỡ”.
Bắc Kinh nói một đàng, làm một nẻo, đe dọa như vậy, vẫn thấy TTXVN, tờ Nhân Dân, tờ Quân Đội Nhân Dân ở Hà Nội vẫn im lặng. (T.N.)
*nguồn:
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm.../?a=138999&z=1
Bookmarks