Giữ lại 1 tỉ USD khám chữa bệnh ở nước ngoài: Huyễn hoặc chính ḿnh
Khảo sát mới đây của Bộ Y tế cho thấy, trong vài năm gần đây, mỗi năm nước ta có khoảng 30.000 người thu nhập cao ra nước ngoài chữa bệnh với tổng chi phí từ 500 triệu đến 1 tỉ USD.
>>Người Việt chi gần 1 tỷ USD cho chữa bệnh ở nước ngoài
Nguyên nhân, theo Bộ, là do phần lớn cơ sở y tế nước ngoài có chất lượng dịch vụ cao hơn, chăm sóc người bệnh tốt hơn cơ sở trong nước.
Chất lượng dịch vụ, điều này liên quan đến khả năng cung cấp dịch vụ. Nhưng thử nh́n lại những bệnh viện có tiếng ở các thành phố lớn, nơi nào cơ sở vật chất cũng ít nhiều xuống cấp, dịch vụ đơn điệu, nhân viên phục vụ chưa chuyên nghiệp.
Năm qua, các bệnh viện sản đều quá tải. Tại Bệnh viện Hùng Vương (Tp.HCM), PGS.TS Vũ Thị Nhung, nguyên giám đốc bệnh viện than thở, không thể đáp ứng nhu cầu nằm sanh của người có thu nhập cao. Bà nói: “Có người sẵn sàng trả hai triệu đồng/ngày để nằm pḥng cao cấp, nhưng chúng tôi kiếm đâu ra để đáp ứng”.
Bệnh tật không nguy hiểm th́ có thể chấp nhận chữa trị trong nước, nhưng với những bệnh đe doạ đến tính mạng, bệnh ác tính, người thu nhập cao sẵn sàng chi tiền, miễn sao được điều trị tốt, được đáp ứng mọi nhu cầu. Năm qua, người viết từng chứng kiến một bệnh nhân mắc ung thư đi Singapore chữa bệnh, đều đặn hàng tuần ông bay sang để được truyền một loại thuốc đặc biệt. Ông không biết tiếng Anh, nhưng không lo v́ từ sân bay đến bệnh viện đều có người biết tiếng Việt tiếp đón chu đáo.
Dù vậy, dưới góc độ chuyên môn, theo đánh giá của Bộ Y tế, tŕnh độ, khả năng của nhiều chuyên gia y tế Việt Nam, cũng như trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện lớn trong nước không hề thua kém so với một số nước trong khu vực. Một số người không đồng t́nh với nhận định này.
Bác sĩ N., công tác tại Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM cho rằng, có bác sĩ Việt Nam tŕnh độ ngang ngửa với nước ngoài, nhưng số này rất ít. C̣n nh́n chung th́ bác sĩ của ta không bằng. Bác sĩ N. nói: “Dễ hiểu v́ phần lớn bác sĩ ta sau khi ra trường đều lao vào kiếm tiền, ít lo tự đào tạo”.
Bác sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Y khoa Medic, cũng thừa nhận: “Đừng huyễn hoặc chính ḿnh. Hăy nh́n lại có bao nhiêu giáo sư Việt Nam đạt chuẩn quốc tế, được nước ngoài công nhận?”
Đó là nói về con người, nói về trang thiết bị chúng ta cũng thua xa. Đơn cử ở ta có các bệnh viện trị ung thư, nhưng chưa có một trung tâm chuyên sâu trị ung thư mà không cần hoá trị, xạ trị như The West Clinic Excellence, một trung tâm ung thư của Hoa Kỳ có chi nhánh tại Singapore.
Những thí dụ minh hoạ khác, ở ta t́m đâu ra một trung tâm phẫu thuật tim bằng robot hay một trung tâm chuyên ghép tạng?
Thực tế trên cho thấy, để giữ lại 1 tỉ USD mà người dân chi phí ra nước ngoài chữa bệnh không đơn giản chỉ là việc xây dựng các bệnh viện và trung tâm y tế kỹ thuật cao như Bộ Y tế đặt ra. Sự thật cần được nh́n thẳng, bài toán cần được giải một cách căn cơ, thấu đáo.
Bookmarks