Results 1 to 9 of 9

Thread: Điểm Sử thấp có phải là “thảm họa”?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054

    Thi Đại học môn Sử - đa số đạt ... 0 điểm !

    Thứ bảy, 30/7/2011, 09:37 GMT+7


    'Không nên coi điểm thi Sử thấp là thảm họa'



    "Khi khoa học lịch sử có ít tiếng nói trong cuộc sống hiện đại, khi cơ hội t́m việc làm của những người giỏi Sử ít đi th́ môn này sẽ không hấp dẫn học sinh", Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận trao đổi với VnExpress bên hành lang Quốc hội, ngày 29/7.

    - Trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay, môn Lịch sử có nhiều điểm 0, Bộ trưởng nói ǵ về vấn đề này?

    - Đă là cuộc thi tuyển đại học th́ đề thi có sự phân loại để tuyển chọn. Vừa qua, học sinh theo đuổi ngoại ngữ, tin học… những môn như Lịch sử và Văn học bị xem nhẹ hơn chút. Chúng ta đừng coi đó là thảm họa rồi quy là chú trọng đẩy cái này, sao nhăng cái kia.

    Kể cả nước Mỹ và nhiều nước khác đều có t́nh trạng này chứ không phải chỉ ở Việt Nam. Khi mà khoa học lịch sử có ít tiếng nói trong cuộc sống hiện đại, khi mà cơ hội t́m việc làm của những người giỏi Sử ít đi th́ môn Sử sẽ không hấp dẫn học sinh như các môn khác. Nếu không có tin học th́ người ta sẽ không sống được trong cuộc sống hiện đại, v́ thế họ phải học. Và khi học rồi sẽ t́m thấy thu nhập cao, công việc tốt th́ người học tự dưng thấy hay.

    Có những thứ mà do thời đại, do xu thế phát triển mà người ta phải học. Trở lại vấn đề, điểm Sử thấp, môn Sử kém hấp dẫn là chuyện của thời đại, của thế hệ này dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, sự đ̣i hỏi của thị trường lao động.


    - Theo các nhà giáo dục, điểm thi Lịch sử thấp là do chính cách dạy và học môn Lịch sử c̣n giáo điều. Quan điểm của Bộ trưởng?

    - Việc dạy học sinh đánh trận này trận kia dẹp bao nhiêu giặc, thu bao nhiêu vũ khí th́ đúng là không nên, phải thay đổi. Bản thân tôi cho rằng dạy sử là để học sinh hiểu biết truyền thống, tăng cường ḷng yêu nước, ḷng tự hào dân tộc, có ư thức trách nhiệm với đất nước chứ dạy sử để bắt các em nhớ số liệu th́ phải thay đổi. Phản ứng của xă hội trong chuyện này là đúng. Tôi cũng từng nói với nhà sử học Dương Trung Quốc là phải có sự phối hợp để thay đổi cách dạy sử hiện nay dù đây là chuyện không đơn giản. Nhưng tôi vẫn khẳng định nếu đổ hết lỗi cho việc dạy sử là không đúng, không nên cực đoan.

    - Vậy theo ông, cần thay đổi cách dạy và học Lịch sử như thế nào?

    - Đó là điều cần bàn. Mục tiêu của chúng ta là thay đổi giáo dục căn bản và toàn diện, trong đó có việc thay đổi mục tiêu, chương tŕnh, nội dung phương pháp dạy và học. Về môn Sử, chúng tôi đă trao đổi với Hội Sử học Việt Nam để phối hợp thay đổi. Môn Địa lư, Văn học cũng đều phải xem xét thay đổi. Nhưng thay đổi sách giáo khoa th́ không phải làm ngay được mà phải có quy tŕnh. Nếu thay đổi một cách sạch trơn, liên tục th́ thành tùy tiện.

    - Bộ trưởng nghĩ ǵ về việc rất nhiều người dân Việt Nam thuộc lịch sử Trung Quốc, trong khi lịch sử Việt Nam lại được nhớ đến không nhiều?

    - Đúng là như vậy, nhưng đó không phải là chuyện của giáo dục mà đó là vấn đề của xă hội. Người ta biết về lịch sử Trung Quốc không phải là do được học về lịch sử nước này, mà thông qua xem phim đọc truyện Trung Quốc. V́ vậy, sẽ phải thay đổi cách học sử, nhưng thay đổi thế nào th́ cần bàn rộng răi trong giới sử học, các nhà giáo, chuyên gia lịch sử. Chúng tôi sẽ xem xét để sớm thay đổi cách dạy các môn xă hội, trong đó có lịch sử.

    Tiến Dũng thực hiện


    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-...p-la-tham-hoa/

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    Giáo dục tai thiên đường XHCN là như thế này đây .


    Ph́ cười v́ những bài thi môn Lịch Sử



    12:03 PM | 01/08/2011

    'Vua cờ lau' là Trần Quốc Tuấn...?

    Mùa thi đại học, cao đẳng năm nay vừa kết thúc, nhiều thầy cô tham gia chấm thi tuyển sinh vào một số trường đại học, cao đẳng thuộc khối văn hóa nghệ thuật bắt gặp nhiều bài viết “văn chương dựng tóc gáy” đầy hài hước.

    Trong phần thi kiến thức chung, nhiều thí sinh nhầm lẫn khi đề cập đến các khái niệm môn lịch sử. Chẳng hạn, với câu hỏi “Trong lịch sử Việt Nam nói tới “Vua cờ lau” người ta muốn nói tới ai?”, có thí sinh trả lời “đó là Quang Trung Nguyễn Huệ”, “Trần Quốc Tuấn”, “Trần Quốc Toản”, “Ngô Quyền”, “Phùng Hưng”; thậm chí có em cho rằng “đó là Hoàng Hoa Thám”, “ Nguyễn Trăi”… Trong khi học sinh cấp THCS nếu đă đọc “Ngọn cờ lau Vạn Thắng Vương” th́ đều biết đó là Đinh Bộ Lĩnh - Đinh Tiên Hoàng.

    Với câu hỏi “Sông Hồng c̣n có tên nào khác trong lịch sử?”, nhiều bạn trả lời bằng cách đưa ra các tên như Hoàng Hà, sông Đỏ, Lục Thủy, Cúc Thủy, sông Đục… Đáng ngạc nhiên hơn khi có các thí sinh đưa ra đáp án như sông Vị Xuyên, Bạch Đằng, Tô Lịch…; thậm chí có đáp án là… sông Cửu Long.

    Trong khi đó, trả lời câu hỏi “Lư Thường Kiệt, Nguyễn Trăi gắn với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc?”, có bạn viết: “Lư Thường Kiệt nổi tiếng với “Hịch tướng sĩ”, “Lư Thường Kiệt truyền bá rộng răi Nho học vào Việt Nam”, hoặc “Với bài thơ “Thần” của ông quân ta giành thắng lợi” hay “Lư Thường Kiệt đọc bài “Nam quốc sơn hà” để dụ địch đầu hàng”, “Lư Thường Kiệt trả gươm báu cho rùa thần ở hồ Hoàn Kiếm”… Nhiều thí sinh khẳng định: “Nguyễn Trăi là tác giả của “Đại cáo toàn thư” hay “Nguyễn Trăi là tác giả của vụ án Lệ Chi viên”…

    Đồng thời, với câu hỏi “Nêu 2 địa danh của Hà Nội gắn với chiến công chống giặc ngoại xâm của người anh hùng áo vải Tây Sơn?”, thay v́ trả lời “Ngọc Hồi và Đống Đa”, một bạn trả lời: “Đó là Chi Lăng và Rạch Gầm - Xoài Mút”, “đó là Đông Anh, Sóc Sơn”, hoặc “chính là đường Tây Sơn, thành Cổ Loa”; đặc biệt có thí sinh viết: “H́nh như là phố Tây Sơn, nhưng em… không biết”.

    Không chỉ có kiến thức về lịch sử mới đáng lo ngại, kiến thức chung về các lĩnh lực khoa học xă hội khác của nhiều cô tú cậu tú cũng khiến nhiều người băn khoăn về việc học tập của các bạn trên ghế nhà trường THPT, cũng như sự lĩnh hội kiến thức ở ngoài đời, từ nhiều nguồn tri thức, kênh truyền thông khác. Chẳng hạn, trả lời câu hỏi: “Hăy điền tiếp vào chỗ trống (…) chức năng của các tổ chức sau (Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ, Ṭa án Tối cao nước Cộng ḥa XHCNVN), có bạn viết: “Chức năng của Đảng Cộng sản là bảo vệ cách mạng”, hoặc “Chính phủ bầu ra BCH T.Ư Đảng”, hay “Ṭa án nhân dân tối cao kiểm soát, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp”, “Ṭa án tối cao vạch mặt những tên tội phạm, lợi dụng chức quyền để cướp bóc tài sản”. Đặc biệt, có thí sinh khẳng định: “Chức năng của Ṭa án tối cao là thi pháp” (!)

    Trả lời câu hỏi “Hăy kể tên một tác phẩm âm nhạc mà em thích nhất và nói rơ v́ sao?”, có thí sinh viết: “Em thích tác phẩm “Bóng mây qua thềm” v́ đây là tác phẩm mà em… rất thích”, “Cố nhạc sĩ Văn Cao viết ca khúc “Chị tôi”, “Chữ người tử tù” của Nam Cao”, hay “Thép đă tôi thế đấy”, “Những trường đại học của tôi” của Lép Tônxtôi” hoặc “Em ơi Hà Nội phố”, “Họa mi hót trong mưa” của Trịnh Công Sơn; Em khác: (nguyên văn) “Em thích nhất “Thép đă tôi thế đấy” v́ nó nói lên được sự anh dũng kiên cường của người Liên Xô trong xă hội phong kiến và v́ nhân vật rất máu lửa”…

    Đó là chưa kể khi “tŕnh bày cảm xúc của ḿnh về vẻ đẹp của sinh viên t́nh nguyện” như đề bài yêu cầu, có thí sinh viết: “Tôi hỏi rằng anh được ǵ khi làm việc ấy?”, anh ấy trả lời: “Là sinh viên t́nh nguyện th́ anh sẽ phải t́nh nguyện, t́nh nguyện làm hết cả những việc mà T.Ư Đoàn giao cho”. Có thí sinh hồn nhiên: “Sinh viên t́nh nguyện là một truyền thống lâu đời của dân tộc”. Đặc biệt, có thí sinh bày tỏ: “Em cũng thích làm sinh viên t́nh nguyện lắm chứ, v́ nh́n các anh chị ấy thật… sướng”(!)

    Tuy nhiên, chúng tôi cũng được an ủi phần nào, bởi ấn tượng khó quên về buổi tiếp thi vấn đáp ấy, khi thí sinh là một thiếu nữ có nước da đen cháy của vùng quê nghèo, miền biển Giao Thủy, Nam Định. Em vừa trả lời vừa không ngăn được nước mắt, kể rằng em không có điều kiện để xem phim truyền h́nh, nói ǵ tới các giải trí có vẻ xa xỉ khác như xem liveshow ca nhạc hoặc xem phim ở rạp? Giọt nước mắt chân thành của em bỗng khiến chúng tôi quên đi tâm trạng thất vọng khi tiếp xúc với những kiến thức ít ỏi và cả “văn chương dựng tóc gáy” của một bộ phận thí sinh, tác giả những câu trả lời được trích dẫn ở trên…

    Theo An ninh thủ đô


    http://ione.net/tin-tuc/hoc-duong/tu...n-lich-su.html

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    Đất nước 4000 năm văn hiến , sắp mất vào tay Tàu Cộng , chỉ sau 100 năm đô hộ bởi đảng CSVN . Gần 90 triệu người Việt , ngồi trơ mắt ngó ! :mad:

  4. #4
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by Gánh Hàng Hoa View Post
    Đất nước 4000 năm văn hiến , sắp mất vào tay Tàu Cộng , chỉ sau 100 năm đô hộ bởi đảng CSVN . Gần 90 triệu người Việt , ngồi trơ mắt ngó ! :mad:
    Em nghĩ là sau vụ quà cáp quên cắt cáp là người dân trong và ngoài nước đă thức tỉnh rồi. Anh nào mà bây giờ, ăn nói làm việc ngu dại coi chừng bị lănh đủ.

  5. #5
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Em nghĩ là sau vụ quà cáp quên cắt cáp là người dân trong và ngoài nước đă thức tỉnh rồi. Anh nào mà bây giờ, ăn nói làm việc ngu dại coi chừng bị lănh đủ.
    Thức tỉnh th́ nhiều , hy sinh làm việc thực tế th́ ít .:(

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    149

    Hậu quả của việc nhồi nhét tính Đảng

    Đă qua 12 năm phổ thông dưới mái trường XHCN, tôi thấy rằng việc bắt học thuộc ḷng như con vẹt là những nhân tố chính làm học sinh chán học sử. Nào là ta diệt nhiều địch, ta luôn thắng địch luôn thua, không nói mấy tới thất bại đó là những quy luật bất thành văn trong giờ học lịch sử tại CHXHCN Việt Nam. Người nào có óc thông minh 1 chút không cần nhớ nhiều chỉ cần chém ra là qua môn này.

    Cái quan trọng nhất là dạy ḷng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc thất bại hoàn toàn. Giờ đây chỉ c̣n toàn 1 đám trẻ lau nhau quan tâm tới những thứ vật chất tầm thường, xa rời những giá trị của dân tộc Việt. Tôi vẫn nhớ hồi xưa thi Sử rất nhiều bạn xài phao v́ chả thể nhớ nổi cả quyển sách Sử toàn những số liệu cứng ngắc.

    Rất tiếc là Đảng nắm cách thức đào tạo con người mới XHCN, muốn thay đổi từ gốc là rất khó. Hiện tại tôi biết có 1 nhóm các nhà trí thức đă tự biên soạn bộ sách giáo khoa mới nhằm sửa chữa sai lầm này. Tuy họ không được sự đồng ư của Đảng nhưng vẫn rất kiên tŕ theo đuổi. Đó là nhóm của bác Phạm Toàn - một người trong nhóm Bauxite Vietnam. Hy vọng họ tiếp tục tốt công việc của ḿnh.

    P/S: Lại được thêm bọn vô trách nhiệm nói đó không phải là thảm hoạ nữa :mad:

  7. #7
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861

    Điểm Sử thấp có phải là “thảm họa”?

    (Hà Hiển, 8.8.2011) Một trong những câu chuyện thời sự nóng sốt thu hút rất nhiều ư kiến tranh luận trên báo chí và các website trong suốt cả tuần nay là việc có hàng ngàn điểm 0 trong các bài thi của các thí sinh thi đại học năm nay. Nhiều người cho đó là thảm họa, thậm chí cho rằng thanh niên học sinh mà kiến thức lịch sử kém cỏi như vậy th́ mất nước đến nơi.

    Trước luồng dư luận chỉ trích gay gắt này, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đă phát biểu trên báo chí rằng điều này là “b́nh thường”, “điểm Sử thấp, môn Sử kém hấp dẫn là chuyện của thời đại, của thế hệ này dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, sự đ̣i hỏi của thị trường lao động…” và vấn đề được nhiều người nhân đó phàn nàn rằng nhiều người thuộc lịch sử Tàu mà ít biết sử Ta được ông Luận lư giải “không phải là chuyện của giáo dục mà đó là vấn đề của xă hội".

    Phát biểu này của ông Luận chẳng những không làm dịu đi bầu không khí tức giận mà c̣n như dầu đổ vào lửa, càng khiến cho người ta nổi xung lên. Thậm chí, trên nhiều trang mạng có nhiều ư kiến đ̣i phải cách chức ông.

    Tôi th́ cho rằng ở một mức độ nào đó ông Luận đă phát biểu khá thẳng thắn, và trong toàn bộ bài phát biểu của ông , không phải là không có những nhận xét có lư rằng đây là vấn đề chung của xă hội. Nhưng người b́nh thường nếu nói vậy th́ dễ được chấp nhận, đằng này ông Luận lại là cán bộ cao cấp nhất của ngành giáo dục nên phát biểu của ông dễ bị “ném đá” cũng là điều dễ hiểu v́ với phát biểu đó, người ta nghĩ ngay là người lănh đạo cao nhất của ngành giáo dục t́m cách đối phó, cứ lấy “xă hội” ra để đổ trách nhiệm trong khi những người như các ông lại thuộc bộ phận chỉ đường dẫn lối, là “bộ phận ra quyết định” của cái “xă hội” ấy!

    Nhưng mục đích của người viết bài này không nhằm chỉ trích cá nhân ông Luận, thậm chí c̣n đồng cảm với ư kiến của ông rằng bản thân cái việc hàng ngàn thí sinh điểm 0 về môn sử là điều rất “b́nh thường”.

    Theo cách nh́n của người viết bài này th́ những điểm 0 này không đáng ngại lắm, có khi lại hóa… hay v́ nhiều sự kiện ghi trong “sử” mà các em đang học cũng đă bị “meo méo”, bị chính trị hóa theo quan điểm của các “nhà viết sử chính thống” rồi. Người lớn nhiều khi cứ lo xa này nọ cho bọn trẻ, nào là điểm sử thấp, nào là “thảm họa Vpop” (như báo chí vừa qua cũng kêu la om ṣm). Tôi th́ cho rằng bọn trẻ chẳng gây ra thảm họa ǵ đâu mà chính là rất nhiều người lớn, trong đó có nhiều ông “già đầu”, đang gây ra những thảm họa thật sự.

    Người lớn mà tạo ra một môi trường trong sạch, công bằng, văn minh, không thành kiến th́ chẳng cần bảo bọn trẻ cũng tự hướng đến những điều chân, thiện, mỹ. Người lớn không bảo “việc nước để chúng tao lo, không việc ǵ đến chúng mày”, th́ bọn trẻ tức khắc sẽ quan tâm t́m hiểu đến những vấn đề của đất nước, trong đó có lịch sử vẻ vang mà cũng đầy thăng trầm của dân tộc. Đừng đổ lên đầu con trẻ những vấn đề của người lớn!

    “Điểm sử thấp” của bọn trẻ chưa gây ra tai họa ǵ đến nỗi “mất nước” đâu! Hăy nh́n những gương mặt bừng sáng của những thanh thiếu niên Hà Nội trong các cuộc biểu t́nh thể hiện tấm ḷng yêu nước gần đây để mà lạc quan. Yên tâm đi các bạn!

    Quan điểm này của tôi có thể bị nhiều người phản đối. Nhưng ư kiến cho rằng các môn văn, sử đang được dạy trong các nhà trường thực chất đă bị chính trị hóa để không c̣n là chúng nữa đă được chia sẻ bởi nhiều nhà sử học và văn hóa nổi tiếng, kể cả các giáo viên dạy sử tại các trường phổ thông. Và theo lời của chính các nhà văn và nhà giáo này th́ đây là nguyên nhân học sinh chán ghét các môn văn, sử.

    Trong một bài báo đăng trên VietNamNet với tiêu đề:Bấm “Không thể lẫn lộn lịch sử với chính trị”, nhà văn Nguyên Ngọc viết: "Nói trắng ra, hiện nay người ta chán, ghét học văn, học sử, là v́ dạy văn th́ có thật sự dạy văn đâu mà là dùng văn để dạy chính trị, chủ yếu để dạy chính trị. Sử cũng hoàn toàn như vậy, không hề khác…”

    Trên một diễn đàn khác, Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng phát biểu: “Rơ ràng sử học Việt Nam trong thời gian rất dài nó phục vụ chính trị. Cái nhiệm vụ chính trị tôi cho là không sai nhưng nó đă sơ cứng rồi, nó làm cho chương tŕnh không tạo nên sự hấp dẫn cho bọn trẻ."

    C̣n nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Kim Phúc th́ nói: "Vấn đề dạy và học lịch sử hiện nay đă bị bóp méo. Nó được xây dựng trên một nền tảng không khoa học. Chính v́ vậy nên thầy th́ không muốn dạy mà tṛ th́ không muốn học."

    Phản ứng tích cực?
    Với cái môn học đă bị “bóp méo” nên” thầy th́ không muốn dạy mà tṛ th́ không muốn học" như ư kiến của ông Đinh Kim Phúc mà có hàng ngàn thí sinh được điểm 0 th́ có ǵ mà đáng ngại nhỉ? Sao không thể coi đó là một phản ứng tích cực, một thông điệp của sự thật đáng để cho các nhà giáo dục và những người có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết một cách thỏa đáng.

    Tôi cho rằng nếu một môn học có nhiều khuyết tật, bị “bóp méo” như các nhà văn nhà giáo đă phải thừa nhận như thế mà các thí sinh toàn được điểm 10 th́ mới là điều bất b́nh thường, mới là điều đáng lo hơn nhiều và đó mới tiềm ẩn một thảm họa thực sự. V́ không có kiến thức th́ vẫn c̣n có cơ may chữa được, chứ kiến thức bị méo mó th́ khó chữa gấp trăm lần.

    Các câu hỏi trong đề thi đặt ra không chuẩn cũng được một số nhà giáo nêu ra như là một nguyên nhân quan trọng khiến nhiều thí sinh không biết đường nào mà trả lời, hoặc nếu có trả lời th́ với lư sự khá “cùn”.

    Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, đồng thời cũng là người trực tiếp chấm thi môn sử nói rằng rất nhiều bài làm của các thí sinh làm ông cười ra nước mắt v́ sự ngây ngô của chúng. Chẳng hạn như có thí sinh viết rằng "Nguyễn Tất Thành thuở nhỏ t́nh t́nh rất ngổ ngáo, người thường xuyên trốn học đi biểu t́nh, bị thực dân Pháp bắt được, đuổi học! Từ đó người căm thù thực dân, đế quốc mà ra đi t́m đường cứu nước” để trả lời cho câu hỏi v́ sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi t́m đường cứu nước.

    T́nh trạng các thí sinh viết ra những câu có vẻ ngây ngô như thế khi làm các bài thi về văn hay sử là khá phổ biến. Nhưng theo tôi th́ đừng vội cho là tất cả các em đều ngây ngô khi viết ra những chuyện buồn cười đó. Biết đâu đây chỉ là một cách phản ứng, một kiểu giả vờ ngây ngô của những cô cậu học tṛ tinh quái đối với môn học mà các em không thích. C̣n tại sao các em lại không thích môn học này th́ Nhà văn Nguyên Ngọc đă đưa ra lư giải khá xác đáng như đề cập ở trên.

    Không thích nhưng vẫn phải làm bài, vẫn phải thi th́ phản ứng bằng cách bịa. Và phải nói rằng bọn trẻ bịa rất giỏi! Ở một góc độ nào đó th́ phải nói các em rất thông minh đấy chứ!

    Điểm sử thấp chưa phải là thảm họa là như thế. Bởi v́ như chính Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài viết trên VietNamNet đă dẫn ở trên cũng phát biểu “học sử học văn như thế, thú thật đến tôi cũng chán ghét, và đi thi chưa chắc đă được 0,5 điểm…”.

    V́ vậy, một mặt người viết bài này xin chia buồn với các thí sinh nếu các em trượt đại học v́ điểm sử thấp, mặt khác cũng xin các em và tất cả chúng ta đừng quá thất vọng về việc này. V́ những người như nhà văn Nguyên Ngọc mà đi thi bây giờ cũng có thể bị trượt cơ mà!

    Trên trang blog có tên là Bấm “Lư Toét”, chủ blog đă có nhận xét vui vui mà rất khó bắt bẻ rằng để phân tích nguyên nhân ra đi t́m đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành th́ “về phương diện sự thật, không một ai có thể trả lời thay anh Thành hay là bất kỳ ai khác câu hỏi này. Bởi sự thật th́, rất tiếc chỉ có anh Thành mới biết là anh ấy ra đi v́ nguyên nhân ǵ.”

    V́ thế giả sử Cụ Hồ (tức là anh Thành khi c̣n trẻ) mà c̣n sống rồi đi thi sử mà gặp phải câu hỏi trên th́ chắc ǵ Cụ đă có điểm!

    Đáp án thay đổi
    Hơn nữa, nếu một môn học, cũng như bất kỳ vấn đề ǵ, đă có hơi hướng “chính trị” th́ điểm số không phải là chuẩn mực để đánh giá tŕnh độ cao thấp nữa mà nó phản ánh mức độ phù hợp của bài làm so với quan điểm của người cho điểm.

    Ví dụ như vừa qua, mục thăm ḍ ư kiến trên trang Ba Sàm, cho thấy có đến 98% số độc giả đồng ư với việc vinh danh các liệt sỹ thuộc quân lực VNCH hy sinh trong cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và chỉ có 2% là không đồng ư.

    Điều ấy có nghĩa là giả sử nếu năm nay toàn bộ số độc giả ấy là thí sinh mà đề thi đại học có câu hỏi này và nếu đáp án trả lời do Bộ Giáo dục đưa ra là “không” th́ sẽ chỉ có 2% là đạt yêu cầu, và 98% thí sinh c̣n lại sẽ được 0 điểm. Nhưng điều ấy có phải là “thảm họa” không?

    Đối với những vấn đề lịch sử th́ các “đáp án” liên quan đến các quan điểm chính trị chỉ có tính tương đối và có thể thay đổi theo thời gian. Và với những sự thay đổi về đáp án ấy th́ việc điểm 0 lúc này lại là điểm 10 lúc khác hoặc ngược lại là điều rất có thể xảy ra.

    Ví như vào những năm của thập kỷ 70 của thế kỷ trước mà các thí sinh ở xứ Hungary đi thi viết rằng sự kiện xảy ra ở Hungary năm 1956 là “phản cách mạng” th́ chắc họ sẽ được điểm 10. Thời ấy, ai mà biết được mấy chục năm sau những điểm 10 ấy sẽ trở thành những điểm 0 tṛn trĩnh.

    V́ vậy “điểm sử thấp” chưa phải là tai họa ǵ cả. “Mất nước” (nếu xảy ra) và “điểm sử thấp” không có mối quan hệ nhân – quả với nhau, mà chúng cùng là hậu quả của một nguyên nhân lớn khác. Nhưng chuyện ấy nếu bàn ở đây th́ rất dài.

    Tính hấp dẫn của lịch sử nằm ở sự thật mà nó cần phải phản ánh. Hăy trả lịch sử về đúng vị trí của nó là một môn khoa học với mục đích hết sức giản dị là “dạy cho con tiếng nói thật thà” – như lời ca trong ca khúc “Gia tài của Mẹ” của Trịnh Công Sơn mà mỗi lần hát lên tôi lại thấy rưng rưng, lại như thấy lịch sử cả trăm năm, ngàn năm của đất nước đang hiện về, yêu biết mấy và cũng thương biết mấy!

    Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, một blogger ở Việt Nam.

  8. #8
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Thảm hoạ ǵ vậy ?

    ...có hàng ngàn điểm 0 trong các bài thi của các thí sinh thi đại học năm nay ...

    mà đặt vấn đề cho đó là một thảm hoạ, là mất nước đến nơi ư? Ai có ư tưởng đó ?, chắc có lẽ chẳng ai ngoài những cán vẹm trung kiên với đảng vẹm csvn . Bởi v́ đội ngũ thanh niên sinh viên là tương lai sự nghiệp của đảng nó, thế mà lịch sử đất nước xhcn VN kiên cường do đảng viết, v́ đảng ... mà sinh viên không "nhá" nổi để bị ăn 'trứng ngỗng' th́ quả thật thảm hoạ sẽ ập lên đầu đảng vẹm thôi!

    Hàng ngàn sinh viên chịu lănh điểm 0 cho môn lịch sử, đấy là một trạng thái phản đối những trang sử đầy lừa dối, không đáng để trí óc ghi nhớ!. Một thông điệp tích cực, rằng, hăy thay đổi tất cả bài học lịch sử của nước nhà chính thống.

    Phú Yên

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    79
    Quote Originally Posted by Phú Yên View Post
    Hàng ngàn sinh viên chịu lănh điểm 0 cho môn lịch sử, đấy là một trạng thái phản đối những trang sử đầy lừa dối, không đáng để trí óc ghi nhớ!.
    Đúng vậy. Cậu em họ ở VN của tôi nói rằng môn lịch sử khó làm bài vô cùng, bởi lẽ phải viết những lời dối trá mới được điểm tốt. Học sinh bỏ giấy trắng hay viết lăng nhăng là một cách thể hiện sự chống đối, hoặc đơn giản là thà điểm 0 c̣n hơn là làm những điều trái với lương tâm.

    Thời đại Internet t́m hiểu thông tin về quá khứ không hề khó. Những câu như thế này chỉ khiến ĐCS tự biến ḿnh thành tṛ hề:

    Quote Originally Posted by Đề thi Đại học 2011
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), nhân dân Việt Nam đă căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút" bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 04-01-2012, 03:02 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 15-12-2011, 04:18 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-12-2011, 04:37 AM
  4. Replies: 4
    Last Post: 16-06-2011, 04:29 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •