Năm 2013, nội thành TP.HCM không c̣n người xin ăn

TT - Ngày 17-8, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đă có buổi họp lấy ư kiến các ban ngành về dự thảo kế hoạch “Giải quyết t́nh trạng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015”.


Cảnh người già ăn xin như thế này thường thấy ở TP.HCM - Ảnh: Đ.T.

Theo kế hoạch, việc giải quyết người ăn xin được chia ra làm hai giai đoạn.

Giai đoạn một, từ nay đến năm 2013 sẽ không c̣n người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn các quận trung tâm như 1, 3, 4, 5, 6, 10, Phú Nhuận, B́nh Thạnh và Tân B́nh.

Giai đoạn hai, đến năm 2015 giải quyết cơ bản không có người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên toàn TP.HCM.

Các biện pháp được đưa ra để thực hiện mục tiêu này là nắm đối tượng và phối hợp tập trung người lang thang, đối tượng ăn xin về các trung tâm bảo trợ xă hội để giáo dục pháp luật, dạy văn hóa, dạy nghề.

Ngoài ra, các biện pháp lâu dài cũng được đưa ra như định hướng hội nhập cộng đồng cho các đối tượng; phối hợp các tỉnh thành khác đưa người ăn xin về địa phương, mở rộng nhà lưu trú cho người cơ nhỡ...

Link : http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/4...oi-xin-an.html
----------------------------------

Nhận xét của thợ khiêng

Đúng với tiêu đề bai viết " Năm 2013, nội thành TP.HCM không c̣n người xin ăn " , v́ ăn xin chuyễn hộ khẩu xuống các tỉnh lân cận. Cái người dân VN đang cần là xă hội phát triễn, cả nước dứt nạn ăn xin chứ không phải dời chổ ăn xin khỏi khu mặt tiền saigon

-------------------------------------------------------------------------

Phần phản hồi của bạn đọc

Cắt lá tỉa cành
18/08/2011 4:49:44 CH

Nhiệm vụ này theo ư kiến cá nhân của tôi là bất khả thi. Nếu dẹp được nạn ăn xin chỉ riêng trên địa bàn TP.HCM th́ ḍng người xin ăn này sẽ đổ dồn về các tỉnh lân cận, giống như bắt cóc bỏ dĩa mà thôi.
Quan trọng là phải trị từ gốc.

Minh Nhựt
---------------------------
Mong kế hoạch sẽ... đi đến nơi đến chốn
18/08/2011 1:38:54 CH

Đây là vấn đề tế nhị, nhạy cảm, đụng chạm đến đời sống, phạm trù đạo đức, xă hội... Không thể nói làm là dứt khoát làm bằng mọi giá mà không lưu ư đến tác động xă hội. Tôi đồng ư Đà Nẵng đă làm tốt việc này nhưng có ai thử nghiên cứu, đánh giá tác động của nó chưa? Có ai nghĩ rằng những người ăn xin, bán vé số đă "dạt" từ Đà Nẵng sang các tỉnh thành khác không? Và thực tế sau 5 năm không c̣n người ăn xin, Đà Nẵng có "biết" những thành phần đó hiện nay làm ǵ, ra sao? Nếu Đà Nẵng chứng minh được 50% những người đó nay đă có cuộc sống ổn định th́ có thể xem như thành công, là mô h́nh đáng để nhiều tỉnh thành học tập, làm theo.

Tuy nhiên, theo tôi TP.HCM không phải là Đà Nẵng. Việc giải quyết khó khăn, phức tạp hơn nhiều bởi lượng người ăn xin rất đông và đa số là người nhập cư. Họ đến từ hầu hết các tỉnh thành trong nước, v́ vậy để giải quyết tốt th́ không chỉ TP.HCM mà cần có sự phối hợp nhiệt t́nh, hiệu quả từ các tỉnh thành khác. Trong đó TP.HCM phải đóng vai tṛ then chốt, ví như xuất kinh phí xây dựng nhà dưỡng lảo, trung tâm nuôi dưỡng trẻ cơ nhở, trung tâm dạy nghề... không chỉ ở TP.HCM mà cả ở những tỉnh thành có liên quan.

Tôi nghĩ việc tuy khó nhưng không phải không làm được nếu có sự quyết tâm bền bỉ. Và bản dự thảo kế hoạch "giải quyết t́nh trạng người lang thang ăn xin, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015" của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM là tín hiệu đáng mừng, tuy có phần chậm trễ nhưng cần thiết.

Mong rằng kế hoạch này sẽ... đi đến nơi đến chốn. Bởi đây không phải là lần đầu TP.HCM đặt ra vấn đề này.

Thanh Vân
-------------------------------
Cân nhắc
18/08/2011 12:37:56 CH

Khéo làm th́ "tạo đại phước", vụng làm th́ "tạo đại tội". "Con người" là quư giá nhất.

Nhân Trung
-----------------------------------------------
Số phận của những người cùng khổ
18/08/2011 12:31:01 CH

Tôi th́ lại nghĩ ở một khía cạnh khác với các bạn. Ai cũng đồng ư và ủng hộ chủ trương dẹp bỏ vấn nạn ăn xin, nhất là ở những thành phố lớn như TPHCM, Đà Nẵng ... v́ đó là thể hiện sự văn minh, là bộ mặt của đất nước ta với bạn bè thế giới. Nhưng tôi băn khoăn, số phận của những người cùng khổ ấy rồi sẽ đi về đâu bởi v́ họ chấp nhận sự bố thí của người khác cũng có nghĩa họ đă đến bước đường cùng (không đề cập đến những trường hợp giả dạng, biến tướng). Như vậy giải quyết vấn nạn này phải đi đôi với giải quyết cũng chừng ấy con người vô gia cư, không học vấn, thiếu tŕnh độ, không nghề nghiệp, mất sức lao động, già nua ... Chắc chắn phải có thêm rất nhiều trung tâm dạy nghề, viện dưỡng lăo... Mà theo tôi muốn dẹp vấn nạn ăn xin th́ phải làm những thứ đó trước chứ không thể chỉ dựa vào quyền uy, cưỡng chế.

Một bạn đọc
------------------------------------------
Cần giải quyết tận gốc rễ
18/08/2011 12:30:38 CH

Ngoài việc tạo hướng đi cho những người ăn xin. Em thấy cần xử lư thật thích đáng những kẻ chuyên chăn dắt những em bé, bắt bán chewingum, hoa (lần nào em ra Hồ Con Rùa cũng gặp mấy bé này), dụ dỗ những cụ già đi ăn xin. Nhiều khi, mấy bé năn nỉ ḿnh mua, mặc dù thương bé đến quặn cả ruột nhưng mà vẫn phải kiên quyết từ chối để không tiếp tay cho những kẻ xấu ấy.

Hiện tại th́ tụi em gặp nếu có nước, trái cây, bánh kẹo th́ chia cho các bé, chứ không bao giờ cho tiền hay mua hàng. Ngoài ra, cần có những chính sách xă hội và công ăn việc làm, phổ cập văn hóa cho những tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, các khu ổ chuột để tránh không bị kẻ xấu dụ dỗ và lợi dụng nữa. Mong là các chính quyền, đoàn thể sẽ nhanh chóng khắc phục những t́nh trạng trên, để thành phố phát triển thật trong sáng và bền vững.

Tấn Phát
-----------------------------
Cần nghiên cứu nguyên nhân để đưa ra biện pháp
18/08/2011 12:24:31 CH

Người xin ăn (hay c̣n gọi là ăn mày, khất thực) là một hiện tượng xă hội. Các nguyên nhân dẫn đến một người phải đi ăn xin khá phức tạp. Tuy nhiên, khi một người đă lựa chọn nghề ăn xin th́ sinh kế của con người ấy đă đến đường cùng. Để giải quyết hiện tượng người xin ăn th́ trước hết phải nắm rơ nguyên nhân của từng loại h́nh người xin ăn để từ đó có hướng giải quyết hợp lư. Tránh cách nghĩ “vơ đũa cả nắm”, “bắt cóc bỏ dĩa” đối với hiện tượng người xin ăn.

Chẳng hạn như trong kế hoạch xóa hiện tượng người xin ăn, các cơ quan chức năng không thể dùng cùng một biện pháp đối với một người già xin ăn v́ neo đơn, không ai chăm sóc với một người thanh niên khỏe mạnh, dùng mánh khóe để xin ăn được.

Thiết nghĩ Đảng, Nhà nước và xă hội ta cần lưu tâm hơn nữa đối với tầng lớp người cùng khổ này.

Nguyễn Văn Toàn
---------------------------------------
TP.HCM chậm hơn Đà Nẵng 10 năm!
18/08/2011 12:00:49 CH
Đúng là quá chậm. Đà Nẵng đă không c̣n người ăn xin 5 năm rồi, nay TP.HCM mới đặt ra mục tiêu đến năm 2015. Nghĩa là TP.HCM đi chậm hơn Đà Nẵng cả 10 năm!

Lư Thị Na
--------------------------------
Cứ học mô h́nh Đà Nẵng là xong
18/08/2011 11:54:15 SA
TP.HCM cứ học tập mô h́nh của Đà Nẵng là sẽ tốt ngay. Đừng nói TP.HCM rộng hơn Đà Nẵng là khó làm, vấn đề là làm tốt hay không mà thôi.

Minh Lư
------------------------------------------
Cần làm đồng bộ ở tất cả các địa phương
18/08/2011 10:59:43 SA

Cần phải làm đồng bộ ở tất cả các địa phương, chứ không th́ nơi này cấm lại dồn về nơi khác. Đồng thời chính phủ phải có giải pháp hỗ trợ những người thật sự khó khăn không c̣n nơi nương tựa, không khả năng lao động. C̣n những trường hợp biến tướng th́ kiên quyết dẹp bỏ th́ bộ mặt đất nước mới văn minh.

-----------------------

Kế hoạch hay
18/08/2011 9:38:43 SA

Nếu đă có kế hoạch và có ư kiến chỉ đạo của Tp.HCM cùng các ngành chức năng th́ nên triển khai ngay đồng thời phải có thông tin rộng răi đến với quần chúng, lập đường dây nóng... phải làm cho triệt để chứ đă đưa ra mà làm không ra ǵ th́ khó coi lắm. Nên nhớ là TP.HCM rộng gấp mấy chục lần Đà Nẵng nên việc triển khai thật không phải dễ. Hy vọng trong tương lai không xa TP.HCM sẽ làm đẹp ḷng dân TP nói chung và bà con trên cả nước nói riêng cùng bạn bè quốc tế nữa. Chúc thành công.

TRAN THE HIEN
---------------------------------
Xin ăn giờ c̣n biến tướng dưới nhiều h́nh thức khác
18/08/2011 8:48:43 SA

Xin ăn bây giờ cũng đa dạng lắm, không c̣n đơn thuần phải ngửa tay xin tiền nữa. Một hôm ngồi chơi tô tượng tại công viên, một đứa bé đến mời mua 1 vỉ kẹo cool air với giá 10.000đ, cậu bé làm nhiều hành động mà phải nói là không mua không được. Tất cả mọi người đều bị ép buộc phải mua. Thật đến khổ.

Cao Thái Quang
-----------------------
Quá chậm
18/08/2011 8:34:05 SA

Kế hoạch này phải thực hiện từ lâu rồi, nay mới triển khai xin ư kiến. QUÁ CHẬM - nhưng c̣n hơn không. TP.Đà Nẵng đă thực hiện quá tốt, hợp ḷng dân, làm từ lâu rồi. TP HỒ CHÍ MINH nên triển khai ngay từ bây giờ, càng sớm càng tốt.

SON