Results 1 to 2 of 2

Thread: Wikileaks: Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh quyền lực?

  1. #1
    Member
    Join Date
    17-04-2011
    Location
    Bern, Switzerland
    Posts
    194

    Wikileaks: Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh quyền lực?





    Trong một chuyến viếng thăm tỉnh Kiên Giang vào hai ngày 6 và 7 tháng 4 năm 2006, ông Seth Winnick, tổng lănh sự Hoa Kỳ tại Sài G̣n, đă t́m hiểu qua giới chức địa phương về thân thế một nhân vật từng có thời niên thiếu ở vùng này, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng Việt Nam.

    Những dữ kiện thu thập trong chuyến đi được ông Seth Winnick tường tŕnh trong công điện ngày 13 tháng 4 năm 2006, gửi về cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, vẽ nên chân dung ông Dũng như một người con yêu của Kiên Giang, và giải thích lư do tại sao sự nghiệp chính trị của ông Dũng chỉ trong một thời gian ngắn đă lên như diều gặp gió.

    ‘Người con Kiên Giang’

    Công điện cho biết, theo lời ông Bùi Ngọc Sương, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, ông Dũng ra đời tháng 11 năm 1949 ở tỉnh Cà Mau, và sau đó theo gia đ́nh dọn hẳn về Kiên Giang.

    Ông Sương cho hay, cha của ông Dũng là một lănh đạo cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), bị giết chết khi ông Dũng c̣n tấm bé. Sau cái chết của cha, ông Dũng cũng gia nhập MTGPMN. (Lư lịch của ông Dũng ghi rằng ông gia nhập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam vào năm 1961, khi mới được khoảng mười hai, mười ba tuổi, và gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 1967.)

    Vẫn theo lời chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, ông Dũng từng là y tá cứu thương cho MTGPMN, và trong thời kỳ chiến tranh, được lên chức đội trưởng đội phẫu thuật Kiên Giang. Địa bàn hoạt động của ông Dũng lúc đó là rừng U Minh, nơi một thời là thành tŕ vững chắc của MTGPMN.

    Sau 20 năm phục vụ trong quân đội, ông Dũng giải ngũ năm 1981 với chức vụ thiếu tá, rồi được đưa về đào tạo ở Học Viện Chính Trị Nguyễn Ái Quốc của đảng CSVN tại Hà Nội, nơi ông đă lấy được bằng cử nhân luật và bằng tốt nghiệp về nghiên cứu chính trị.

    Sau khi tốt nghiệp Học Viện Chính Trị, ông Dũng được bổ nhiệm làm phó Trưởng Ban Cán Bộ và Tổ Chức Tỉnh Ủy Kiên Giang.

    Một đoạn trong công điện viết:

    “Dũng nhanh chóng thăng quan tiến tiến chức trong hàng ngũ đảng cấp tỉnh. Chỉ trong ṿng một thập niên, ông được bổ nhiệm làm bí thư Tỉnh Ủy Kiên Giang, đồng thời là thành viên Đảng Ủy Quân Khu 9.

    Năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, Dũng được bầu là ủy viên của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Cuối năm 1994, ông được chuyển về Hà Nội để nhận chức thứ trưởng Bộ Nội Vụ (sau này được đổi tên thành Bộ Công An).”

    Công điện cũng cho biết, với Kiên Giang, ông Dũng luôn là người con gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn.

    Theo giới chức tỉnh Kiên Giang, ông Dũng thường xuyên về thăm quê và cắt cử nhiều người gốc Kiên Giang, hay thuộc đồng bằng Sông Cửu Long vào những vai tṛ quan trọng tại Hà Nội.

    Công điện tiết lộ:

    “Một nguồn tin đáng tin cậy tại Kiên Giang nói với Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ rằng, Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bộ Trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh cũng là người được Dũng đỡ đầu và giúp trở thành người kế nhiệm ông làm bí thư tỉnh Kiên Giang, rồi sau đó ra Hà Nội.”

    Cũng theo công điện, một vài người Kiên Giang khác được ông Dũng nâng đỡ.

    “Dũng c̣n bổ nhiệm ông Huỳnh Vĩnh Ái, cựu phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Kiên Giang vào chức phó chủ tịch của Ủy Ban Thể Dục Thể Thao quốc gia, một chức tương đương với Thứ trưởng. Ở chức vụ này, Ái được trao trách nhiệm điều hành việc hợp pháp hóa một số những h́nh thức cá cược thể thao. Ngoài ra, Dũng cũng đưa cựu giám đốc Sở Y Tế tỉnh Kiên Giang là ông Trần Chí Liêm ra Hà Nội, và giờ đây Liêm là thứ trưởng Bộ Y Tế.”

    Tả phù hữu bật

    Giải thích con đường quan lộ thuận lợi của Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Lănh Sự Seth Winnick dùng những cụm từ như “Ties of Blood” hay “Blood Debt” để mô tả thâm t́nh giữa Nguyễn Tấn Dũng với cả hai cánh tả lẫn hữu của đảng CSVN.

    Ông Seth Winnick viết trong công điện:

    “Một nguồn tin ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, cha của Nguyễn Tấn Dũng tử nạn v́ bị Hoa Kỳ hay quân đội VNCH tấn công ngay giữa lúc đang họp với hai lănh đạo của lực lượng nổi dậy lúc đó là Lê Đức Anh và Vơ Văn Kiệt.”

    Công điện giải thích:

    “Vẫn theo nguồn tin này, cả Lê Đức Anh và Vơ Văn Kiệt tin rằng họ nợ Dũng một món ‘ân oán’, và có bổn phận phải đền bù cho Dũng.

    Đó là lư do tại sao, dù có lập trường đối nghịch nhau, cả hai, Lê Đức Anh thuộc thành phần bảo thủ, từng giữ chức chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, và sau khi về hưu vẫn có rất nhiều thế lực; và Vơ Văn Kiệt, cựu Thủ Tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng kư nhất, đều cùng tiếp tay hỗ trợ cho sự nghiệp chính trị của Dũng.”

    Công điện c̣n cho biết các giới chức đồng bằng sông Cửu Long, “dù không lạm bàn về khuynh hướng chính trị của Dũng,” tỏ ra “rất hănh diện về người con yêu xứ Kiên Giang.”

    Công điện ghi rơ nhận xét của người Kiên Giang về Nguyễn Tấn Dũng: “Dũng là một người bộc trực thẳng thắn, dám nói, dám làm, không ngại có những quyết định táo bạo. Thí dụ, ông là người đầu tiên trong nhóm lănh đạo cao cấp dám gửi con qua học đại học tại Hoa Kỳ.”

    Các viên chức Kiên Giang cũng đánh giá rằng, liên hệ của ông Dũng với cả cựu Chủ Tịch nước Lê Đức Anh và cựu Thủ Tướng Vơ Văn Kiệt “giúp ông có thế để chống chỏi với áp lực từ cả hai phía bảo thủ và cấp tiến.”

    Ngoài thân thế của Nguyễn Tấn Dũng, một công điện khác, từ ṭa Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Sài G̣n, gửi về cho Bộ Ngoại Giao, ngày 5 tháng 6, năm 2009, cho thấy rơ hơn về con người này, khi mô tả việc Nguyễn Tấn Dũng từng chiếm độc quyền trang nhất của các tờ báo in cũng như báo mạng lớn, để dành cho bài ai điếu của ông, viết trong dịp giỗ đầu của cựu Thủ Tướng Vơ Văn Kiệt.

    Giành giựt chức thừa kế

    Công điện cho biết, “chỉ một năm sau cái chết của vị cựu Thủ Tướng cấp tiến Vơ Văn Kiệt, giới ủng hộ ông Kiệt than phiền là lănh đạo đảng cộng sản đương thời hoàn toàn phớt lờ những cải tổ mà ông Kiệt đề nghị, dù muốn bảo vệ di sản của ông.”

    Cũng theo công điện, th́ mặc dù tỏ ra không mấy tin tưởng vào viễn ảnh của việc cải tổ, giới trí thức Sài G̣n, kể cả những người đă dấy lên phong trào phản đối rầm rộ chính sách khai thác Bô Xít của đảng, cũng công nhận rằng “chủ trương cởi mở và sự thẳng thắn của Kiệt tiếp tục tạo cho họ nguồn cảm hứng để tiếp tục con đường cải cách, và dân chủ hóa Việt Nam mà ông đă vạch ra.”

    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ đánh giá cao nỗ lực của Nguyễn Tấn Dũng trong việc “dùng hoài niệm Vơ Văn Kiệt” để “làm hồi sinh h́nh ảnh của ḿnh như một nhà lănh đạo có khuynh hướng cải tổ.”

    Thay vào đó, công điện nhận định rằng, người ta (giới trí thức Sài G̣n) “nói về một khoảng trống trong phe cải cách, bởi v́ ngày nay, ngoài ông Kiệt ra, không ai hội đủ cả tinh thần cách mạng lẫn uy tín về cải tổ.”

    Một đoạn trong công điện viết:

    “Ở Việt Nam, ngày giỗ là một cột mốc quan trọng, và theo truyền thống, trách nhiệm cử hành nghi lễ giỗ hàng năm được trao cho người thừa kế.”

    V́ vậy, công điện cho biết, vào ngày 28 tháng 5, giới quan tâm tại Sài G̣n đă “chau mày” trước việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị cho tất cả những báo in và các trang báo điện tử lớn, hai ngày trước ngày giỗ của Vơ Văn Kiệt, phải đăng một bài viết của Dũng nhân dịp này.

    Công điện nêu rơ:

    “Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Sài G̣n được cho biết là giới truyền thông nhận chỉ thị trực tiếp từ phủ Thủ Tướng, là bài điếu văn của ông phải được đăng ở trang nhất, và không bài viết nào được đi trước bài của ông.”

    Theo nhận định của đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bài viết của thủ tướng “chẳng đặc sắc ǵ hơn một bài tán dương lănh đạo tiêu biểu, ca tụng ông Kiệt như một chiến sĩ giải phóng nhiệt thành, nhiều sáng kiến, đi tiên phong trong việc ḥa giải dân tộc và cải cách kinh tế.”

    Thế nhưng, sau khi bài viết của Dũng được công bố, “một loạt các bài viết khác đua nhau xuất hiện.”

    Và, “rất nhiều bài viết cả trên báo ‘lề phải’ lẫn cộng đồng blog, mô tả ông Kiệt là vị lănh đạo cuối cùng của ‘thế hệ đổi mới’: một nhà cải cách vĩ đại, ḥa giải; nhưng trên tất cả, là một người ủng hộ dân chủ ở một vị trí độc đáo, có nhiều uy tín và dám công khai kêu gọi cải cách.”

    Công điện cho biết thêm là những nhà quan sát chính trị tại Sài G̣n nói với ṭa lănh sự Hoa Kỳ là họ “đánh giá hành động của Dũng là một nỗ lực “khôi phục lại h́nh ảnh của ḿnh như là một người ủng hộ cải cách.” Và, đặc biệt là để “thu hút sự ủng hộ của giới trí thức cổ xúy cải cách, trong thời gian gần đây đă liên tục chỉ trích chính sách khai thác bauxite tại Tây Nguyên của chính quyền.”

    Tuy nhiên, công điện kết luận:

    “Trong bối cảnh mà ước nguyện và tư tưởng của Vơ Văn Kiệt không được mấy tôn trọng trong năm qua, mánh khóe của Dũng không những đă chẳng giúp ông kiếm được tí điểm nào trong giới trí thức mà c̣n phản tác dụng.”



    Nguồn: Hà Giang (Người Việt)

  2. #2
    Member
    Join Date
    17-04-2011
    Location
    Bern, Switzerland
    Posts
    194

    Ai trả học phí cho các con ông Dũng?



    Theo tin từ nước Anh, vụ án liên quan tới việc trả học phí cho Lê Đức Minh, con trai ông Lê Đức Thúy đă được đưa ra xét xử. Doanh nhân người Anh, Bill Lowther, 71 tuổi, cựu giám đốc của một công ty có trụ sở tại London, liên doanh với công ty Úc châu Securency, đă bị cơ quan chống hối lộ của Anh buộc tội. Trong phiên ṭa dự diễn ra hôm 20 tháng Chín, doanh nhân này được nộp tiền thế chân để tại ngoại trong khi quá tŕnh điều tra vẫn tiếp tục.

    Cơ quan chống tham nhũng của Anh xác nhận rằng, Bill Lowther đă đứng ra dàn xếp một chỗ học cao học cho con ông Thúy ở Đại học Durham và sau đó trả học phí cho anh ta trong thời gian học, tức 2 năm 2003 và 2004.

    Đó cũng là thời gian mà cha của Minh là ông Lê Đức Thúy giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trên cương vị này, năm 2003, ông Thúy đă dành hợp đồng tin tiền Polymer cho công ty Úc có tên là Securency. Cuộc điều tra của cảnh sát Úc cũng cho biết, Securency thông qua công ty trung gian do Lương Ngọc Anh -một đại tá t́nh báo công an, có quan hệ thân thiết với 2 ông Lê Đức Thúy và Nguyễn Tấn Dũng – làm giám đốc, chi trả khoảng 12 triệu Úc Kim cho việc chạy hợp đồng.

    Năm 2007, thủ tướng Dũng đă kư quyết định bổ nhiệm ông Thúy vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và ông Thúy ở cương vị này cho tới khi về hưu vào tháng Tư vừa rồi.

    Tính đến nay, phía Úc đă bắt giữ 7 viên chức liên quan và nhiều lần nêu đích danh một số quan chức Việt Nam dính líu trong vụ việc này.

    Vụ án đă được báo chí hải ngoại đăng tải nhiều lần, với các t́nh tiết liên tục cập nhật, nên xin không đề cập sâu thêm nữa.

    Chuyện con cái quan chức cỡ bự đi du học, có người khác trả tiền đă được x́ xầm lâu nay trong xă hội Việt Nam, tuy báo chí trong nước không dám đề cập tới. Câu hỏi được đặt ra là, ai đă trả học phí cho các con ông Dũng?

    Thủ tướng Dũng có 3 con.


    Nguyễn Thanh Nghị

    Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, hiện là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

    Tốt nghiệp đại học kiến trúc Tp. HCM, ít năm sau, Nghị sang Mỹ học tiến sĩ. Năm 2006 Nghị bảo vệ xong tiến sĩ ngành Kỹ sư công chính tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ.

    Như vậy Nguyễn Thanh Nghị cũng theo học tiến sĩ ở Mỹ vào khoảng thời gian cùng với Minh, tức 2003- 2006.


    Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Bảo Hoàng

    Con thứ hai của thủ tướng Dũng là Nguyễn Thanh Phượng, hiện là chủ tịch Hội đồng quản trị một quỹ đầu tư VietCapital với số vốn khoảng trăm triệu đô la. Nguyễn Thanh Phượng sinh năm 1981, tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 2002, sau đó học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Đại học quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ. Tra cứu cả 2 tên “International University in Geneva” và “University of Geneva” đều không thấy tên cô, nên không rơ cô đă theo học trong thời gian cụ thể nào và ở trường nào.

    Có thể tính như sau, vào năm 2006 Phượng làm cho tập đoàn Holcim của Thụy Sĩ và sau đó là phó giám đốc tài chính của công ty liên doanh giữa Holcim và một doanh nghiệp ở Kiên Giang mà gia đ́nh cô có ‘mối liên hệ mật thiết’. Khi đi làm, Phượng đă tốt nghiệp MBA rồi. Như vậy Thanh Phượng đi học cao học cùng thời gian với Lê Đức Minh và Nguyễn Thanh Nghị, khoảng năm 2003-2005, 2006 ǵ đó. Năm 2008, Phượng lấy Nguyễn Bảo Hoàng, một Việt kiều Mỹ, con của cựu quan chức Việt Nam Cộng Ḥa.

    Người con thứ ba của ông Dũng là Nguyễn Minh Triết. Trước khi đi chi tiết về Triết, xin ḷng ṿng một chút.

    Cách đây chừng vài năm, một sinh viên Việt Nam theo học ở Anh quả quyết rằng, anh ta học cùng với con trai thứ 3 của thủ tướng Dũng là Nguyễn Minh Triết. Lúc đó người viết đă nhất định không tin và cho rằng cậu ấy nhầm, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có 2 con thôi. Nhưng những tra cứu trên Internet sau đó đă cho thấy, đương kim thủ tướng Dũng có cậu út tên Nguyễn Minh Triết.

    Chuyện ông Dũng có đứa con thứ ba là không b́nh thường với một nước áp dụng rất ngặt nghèo việc sinh đẻ có kế hoạch, nhất là với cán bộ trong bộ máy nhà nước. Những người v́ lư do ǵ đó, sinh con thứ 3 đều bị kỷ luật từ khiển trách, hạ bậc lương cho tới khai trừ đảng và đều gặp trở ngại trên con đường thăng tiến.

    Người anh họ của tôi ở Hà Nội, có 2 con gái, chỉ v́ sức ép của gia tộc, muốn có thằng cu ‘chống gậy’ đă lặng lẽ sinh thêm con thứ 3. Anh phải bày mưu tính kế, khi bụng vợ lùm lùm liền đưa về quê sinh nở, gần năm sau mới lên. Đứa con trai mới sinh anh cũng không dám hé răng kể với ai. Vậy mà vài năm sau, lúc ngấp nghé ghế viện trưởng th́ chuyện của anh bị bại lộ. Vậy là ‘xôi hỏng bỏng không’, anh phải xin ra khỏi đảng và từ trưởng pḥng bị giáng xuống phó pḥng. Tất nhiên, cái ghế viện trưởng đă có kẻ khác ngồi thay.

    Không biết thủ Dũng đă ‘lách luật’ kiểu ǵ, để nếp tẻ đề huề mà vẫn có cậu thứ 3 và c̣n ngồi ở vị trí đỉnh cao quyền lực ở Việt Nam tới 2 nhiệm kỳ?

    Theo bạn sinh viên nọ, Triết sang Anh học từ bậc phổ thông, sau đó học tiếp lên đại học tại Anh. Một nguồn tin khá tin cậy cho hay, năm ngoái Triết đă về bộ Quốc Pḥng, được bổ nhiệm vào một vị trí rất ‘thơm tho’.

    Như vậy, trong cùng một thời gian, ông Dũng nuôi 3 đứa con ăn học ở nước ngoài, một ở Mỹ, một ở Thụy Sĩ và con thứ 3 học phổ thông và đại học tại Anh.

    Lương của thủ tướng Việt Nam là bao nhiêu?

    Ở một nước dân chủ, lương tổng thống, thủ tướng hay các vị bộ trưởng đều được công khai. Nhưng ở nước ta, đó là ‘bí mật quốc gia’. Léng phéng làm lộ ‘bí mật quốc gia’ có thể đi tù như chơi.

    Thử t́m hiểu qua Google cho kết quả như sau:

    Phó thủ tướng Vũ Khoan khi tới thăm Công ty sữa Việt Nam đă phát biểu, lương thủ tướng Việt Nam thua lương công nhân. Nguyên văn: “Các bạn nghĩ rằng lương của tôi đuợc bao nhiêu? Mới đây, tôi có đi thăm Cty sữa Việt Nam, hỏi chuyện anh em công nhân mới hay là lương của ḿnh c̣n thua lương anh em. Dẫu sao, tôi cũng thấy mừng v́ chuyện này...”

    Ông Vũ Khoan cũng nói thêm: “Tôi biết lương của các nguyên thủ nước ngoài rất cao, như lương của Thủ tướng Singapore cao hơn mấy lần so với lương Tổng thống Hoa Kỳ. Thế nhưng quan điểm của Chính phủ chúng tôi là một viên chức Nhà nước không thể hưởng lương quá cao so với những người đă hy sinh xương máu của ḿnh v́ sự độc lập và thống nhất của tổ quốc”.

    Cách đây vài năm, cộng đồng mạng có cuộc tranh luận xung quanh mức lương của thủ tướng Việt Nam, nhưng không ai có câu trả lời cụ thể. Mức lương nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam vào khoảng 3,8 triệu đồng, ở thời điểm năm 2005. Từ đó tới nay, lương cơ bản đă được điều chỉnh vài lần nhưng có lẽ không thể quá 10 triệu. Chắc chắn, không ai có thể ăn học nổi ở nước ngoài với khoản tiền ấy.

    Vậy ông Dũng đă dùng tiền ở đâu để cùng lúc chi trả cho 3 con ăn học ở nước ngoài. Nếu không phải là ông, th́ ai, công ty nào, doanh nghiệp nào đă trả những khoản tiền này?

    Khi nhậm chức năm 2006, ông Dũng cũng đồng thời giữ chức vụ Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chống tham nhũng.

    Trong 5 năm qua, dưới sự chỉ đạo của ông, không có một vụ tham nhũng lớn nào được phát hiện. Những vụ như PCI hay in tiền polymer đều do các nước có liên quan điều tra ra và Việt Nam hết sức lừng khừng trong việc hợp tác.

    Chỉ số tham nhũng ở Việt Nam, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế vào tháng 10 năm ngoái, ở mức 2,7 trên thang điểm 10 và Việt Nam là một trong số những nước xếp hạng chót.

    Có lẽ không quá khó hiểu, tại sao việc chống tham nhũng của Việt Nam lại lẹt đẹt như vậy. Thử điểm qua tài sản của gia đ́nh ông Trưởng ban qua từ khóa “tài sản Nguyễn Tấn Dũng“, cũng có thể thấy ti tỉ thứ; từ nhà thờ họ to như cái đ́nh, hăng taxi, bệnh viện, ngân hàng, dự án đất đai, cho tới cây xăng.v.v. Trưởng ban TW chống tham nhũng nuôi 3 con ăn học nước ngoài và sở hữu khối tài sản lớn như vậy, th́ liệu ông có thể chống ai, chống cái ǵ, chống ra sao?

    Tất nhiên, chẳng có ǵ để kiếm chứng những thông tin này, trừ khi một cuộc cách mạng hoa Nhài, hoa Sen nào đó xảy ra th́ người ta mới có thể biết được tương đối chính xác con số đó. Nó là bao nhiêu triệu/ tỉ đô- la?

    Nhưng có điều chắc chắn là, ở một nước nghèo, thu nhập b́nh quân đầu người xấp xỉ mức 1000 đô-la/năm, th́ sự giầu có bất thường của giới quan chức không phải là một dấu hiệu lành mạnh.

    Và, dù ông Dũng tự trả tiền ăn học cho 3 con, hay ai đó đă ‘giúp’ ông th́ đó đều là những đồng tiền bất minh.

    © Đàn Chim Việt

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 10
    Last Post: 14-03-2012, 01:17 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 02-11-2011, 08:42 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 24-03-2011, 01:50 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 23-03-2011, 06:34 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 07-12-2010, 10:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •