Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 13 of 13

Thread: Thiên Hồi Kư Thép Đen: Tập I - Đặng Chí B́nh

  1. #11
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Thiên Hồi Kư Thép Đen: Tập I - Đặng Chí B́nh

    Thép Đen: Tập I - Chương 10

    Chọn Điểm Đổ Bộ

    Sau khi đă tập sử dụng thuần thục bút ch́ mật. Tôi bắt đầu phải nghiên cứu về phương tiện ra ngoài Bắc, và địa điểm tôi sẽ xâm nhập.

    Ngay từ giai đoạn đầu, khi tôi mới tiếp xúc với ông Cẩn cũng như sau này gặp Hoàng Công An. Các ông đều nói, tôi sẽ phải đi dự một khóa huấn luyện về dù. Nhưng dần dần ít tháng sau; có thể do những diễn biến của điều kiện pḥng thủ Bắc, Nam. Hoặc v́ lư do ǵ khác tôi không rơ. Ông Phan nói rằng tôi sẽ ra Bắc, với bao nhiêu đại h́nh thiên nhiên phức tạp. Tụi Cộng Sản không thể giăng người ra canh gác suốt ngày đêm được. Hơn nữa, hiện nay hải quân của tụi Việt cộng hầu như rất yếu. Tầu tuần tiễu của chúng chỉ quanh quẩn gần bờ. Ít khi chúng dám lảng vảng ra ngoài khơi.

    Theo ư kiến của Cục, chính tôi phải chọn vùng tôi sẽ đổ bộ. V́ như vậy, ít nhiều tôi đă quen thuộc địa h́nh, địa vật, bớt ngỡ ngàng hơn ở một vùng lạ. Đối với tôi, đây cũng là một vấn đề hơi nan giải. V́ khi ở miền Bắc, tôi c̣n quá bé; không biết được, hoặc nhớ được một vùng biển nào rơ ràng cả. Dĩ nhiên, điểm đổ bộ phải ở một vùng hoang vắng, xa thủ đô Hà Nội, nơi có địa bàn hoạt động của tôi. Tôi nghĩ ngay đến Đồ Sơn. Kỳ Hè 1953, tôi theo một số bạn bè xuống băi biển Đồ Sơn Hải Pḥng tắm, đến chiều tối mới về Hà Nội.

    Khi tôi vừa nêu lên địa điểm Đồ Sơn, cả ba người: An, Dale và Brown đều lắc đầu, hoặc xua tay. Đó là cửa biển Hải Pḥng, Cộng Sản canh gác rất cẩn mật, gắt gao; không thể đổ bộ được. Tôi moi óc nghĩ măi, mới nhớ ngày xưa, khi tôi c̣n học tiểu học ở quê nhà (lúc ấy tôi mới lên 10), có lần nhà trường tổ chức cắm trại ở một miền rất xa, đó là Cồn Vạn. Chúng tôi phải đi qua một con sông rất to, sau này, tôi biết là sông Đáy. Tôi chỉ nhớ mơ hồ chỗ đó mọc rất nhiều thông, như rừng vậy.

    Tôi t́m trên bản đồ chi tiết. Sau một lúc, tôi xác định được vị trí. Brown và Dale hẹn sẽ trả lời tôi sau. Họ c̣n nghiên cứu thẩm tra. Khoảng 3 ngày sau, họ đến cho tôi biết, vùng đó không thể đổ bộ được. Phía ngoài miền biển đó có đất bồi và những băi śnh lầy, lún thụt lẩn ra ngoài biển đến 5- 6 cây số. Hơn nữa, chỗ rừng thông phía bên trong. Hiện là mấy nông trường lớn, đă và đang xây dựng.

    Với quăng đời thơ ấu của tôi, tôi chỉ biết có nơi đó, nên cuối cùng tôi nói:

    - Tùy ở trên chọn cho tôi một địa điểm nào gần đấy, khoảng vài chục cây số cũng được. Tôi sẽ ṃ mẫm t́m vào quốc lộ Một để về Hà Nội.

    Mấy ngày sau, Brown đến chỉ cho tôi trên bản đồ lớn. Chi tiết một vùng, thụt lùi về phía Nam:

    Chỗ này đă được sưu tra, xác định, cách khoảng 30 cây số so với vùng B́nh biết. Nằm giáp ranh giữa hai huyện Kim Sơn của tỉnh Ninh B́nh và huyện Nga Sơn của tỉnh Thanh Hóa.

    Tôi c̣n đang quan sát để nắm được một cách khái niệm về những tuyến đường, và những điểm chuẩn của khu vực, Brown lại nói tiếp:

    - Nơi đấy là khu rừng non, dài hàng mấy cây số, lau sậy um tùm. Do đó, khi B́nh đổ bộ lên, nếu thấy mệt mỏi có thể nghỉ ngơi tùy ư hàng tuần cũng được.

    Nghe Brown nói vậy, tôi cũng yên tâm. Tuy nhiên, nh́n trên bản đồ, gần vùng đổ bộ. Trên đường về quốc lộ Một, có một con sông không to lắm. Tôi hơi băn khoăn, chỉ chỗ sông tôi sẽ phải vượt qua, hỏi:

    - Chỗ này có cầu không?

    Theo quan điểm của tôi khi ấy. Kế hoạch của một công tác bao gồm nhiều khâu. Nhiều khi chuẩn bị kỹ những khâu lớn, khâu khó khăn; nhưng đôi khi chính những việc nhỏ, rất vạch vănh, lại quyết định sự thành bại. Chẳng hạn, điệp viên chỉ cần qua khúc sông ấy không có cầu, đ̣. Phải ṃ mẫm thăm hỏi, để rồi bị bắt ngay chỗ đó. Như vậy, những chuẩn bị chính yếu công phu ở Hà Nội để làm ǵ?

    Tôi đă phát biểu ư kiến này với họ. Sau khi Hoàng Công An dịch lại, mắt Brown sáng lên, nh́n tôi vừa gật đầu, vừa nói:

    - Đó là một ư kiến cần thiết, rất hay!

    Họ hẹn sẽ trả lời sau, câu hỏi này. Thật là nhanh, tôi không ngờ. Chỉ 3 ngày sau, Brown và Dale đưa đến cho tôi 16 tấm không ảnh loại 40×60 phân. H́nh chụp rơ ràng khu vực tôi yêu cầu. Con sông có một chiếc cầu và rất nhiều thuyền bè lớn nhỏ trên sông. Đồng thời cả h́nh quốc lộ Một và đường xe lửa từ Thanh Hóa về đến Hà Nội.

    Lúc đó, chính sự việc này đă làm cho tinh thần tôi được nâng cao thêm qua hai yếu tố:

    * Tin tưởng kỹ thuật khoa học chụp h́nh mà Hà Nội chưa biết.
    * Ư niệm được mức độ quan tâm đến công tác của Cục cũng như của Mỹ.

    Thời gian này càng gần tới ngày đi, một ngày đi đầy rẫy những hiểm nguy đang đợi chờ. Với muôn ngàn t́nh huống đang đợi chờ. Với muôn ngàn t́nh huống chưa biết. Nhiều lúc đi trên đường phố Sài G̣n, tôi nh́n cảnh tấp nập náo nhiệt xe cộ của đường phố, Nh́n ḍng người quần áo đủ mọi mầu sắc ngược xuôi, với những nét mặt đầy vẻ hân hoan, háo hức nỗ lực đi vào cuộc sống ngày mai; mà tôi biết rằng sẽ đầy hương vị và t́nh người, tôi bâng khuâng. Tôi nh́n từng mái nhà, từng cḥm cây, góc phố quen thuộc. Cảnh vật và con người như luyến lưu, như hẹn ước và cũng như giă từ.

    Tâm trạng của người sắp từ giă cảnh sống này để đi vào đất địch. Như là đi sang một thế giới khác với những cảnh đời hoàn toàn xa lạ và những t́nh huống bất trắc, bạn bè thân thuộc không ai hay.

    Càng gần ngày đi, tôi càng nhiều lần về với bố mẹ và các em.

    Bố ơi! Mẹ ơi! Các em bé bỏng thương yêu ơi!

    Những lúc vui đùa hàn huyên với các em. Nh́n dáng thơ ngây, hồn nhiên thân mật của các em. Tự nhiên, một nỗi niềm đă nén chặt trong ḷng tôi, như muốn trỗi dậy đầy vơi. Để rồi th́, chỉ c̣n là những cái nh́n đắm đuối, nghẹn ḷng như thần căn dặn: Rồi đây nếu anh ra đi không trở lại. Các em hăy thay anh trông nom, săn sóc bố mẹ. Ai có hỏi anh, các em hăy nói: Anh đă đi xa để trả nợ que hương rồi, nhé! Nhưng, cả hai đứa em gái và một đứa em trai của tôi thật vô t́nh. Chúng vẫn cứ cười vui, đùa bỡn với tơi như thường. Các em không biết rằng trong ḷng tôi sóng gió tơi bời. Thôi đành! Thời gian sẽ nói rơ với các em những ǵ ḷng tôi muốn nói lúc này.

    Buổi chiều cuối cùng, trước ngày lên đường, dù công việc chuẩn bị bề bộn. Tôi vẫn quyết dành ra hai tiếng về thăm bố mẹ và các em một lần nữa.

    Khi tôi về, chỉ có bố tôi ở nhà, mẹ tôi đă đi nhà thờ chầu. Các em, đứa xin phép đến nhà bạn, đứa xin phép đi xem phim, không c̣n đứa nào ở nhà. Cảnh nhà vắng vẻ càng làm tăng nỗi niềm đang đè nâng tim tôi. Bố tôi, tuổi đă gần ngũ uần, dáng dấp c̣n nhanh nhẹn, cường tráng như người 40, nhờ vẫn thường xuyên ôn luyện quyền thuật. Người tưởng tôi về thăm nhà như mọi khi, nên người chỉ quan tâm nhắc nhở tôi một câu, mà người vẫn nói, ngay khi tôi c̣n nhỏ: “Văn ôn, vơ luyện, mày phải thường xuyên luyện tập, để tay chân cứng chắc; tinh thần minh mẫn.”

    Đến đây, tôi phải tŕnh bày vài nét sơ lược về bố tôi. Khi chưa di cư, c̣n ở ngoài Bắc. Ông là một vơ sư nổi tiếng của huyện. Có lẽ trong đời vơ nghiệp, ông đă nhiều lần phải gục mặt, uất hận trước đối thủ. V́ vậy, người đă kỳ vọng vào đứa con trai đầu ḷng. Mong rằng sau này nó sẽ làm được những điều mà người chưa, hoặc không làm được trong ngành vơ thuật. Ngay từ khi tôi mới lọt ḷng mẹ (bố mẹ kể chuyện lại.) Người đă ngâm, tắm tôi nhiều lần bằng những bài thuốc gia truyền, mà người đă dày công sưu tầm được. Người đă bắt tôi, một đứa bé 3- 4 tuổi, tập đứng Trung b́nh tấn, Xà tấn, Đ́nh tấn; tập những bài Quư Châu, Mai hoa và Hùng quyền; bắt đứa bé đó phải chịu bao nhiêu khổ luyện suốt mùa Đông rét mướt, cũng như những ngày Hè nóng nực; năm nay qua năm khác. Khi tôi 10 tuổi, người đă gửi gấm tôi cho nhiều vơ sư mà người cho là có thực tài. Vị vơ sư cuối cùng là Lă Giang Sơn (1948) với hỗn danh “Bạch Tượng.” một danh thủ có hạng của Trung Hoa. Âu đó cũng là một cơ may, cơ thể dẻo dai của tôi, sau này mới chịu đựng nổi những gian khổ trong cái nghiệp chướng của đời tôi.

    Tôi nh́n vào đồng hồ đă một tiếng rồi, măi không thấy mẹ tôi đi chầu về. Tôi đang băn khoăn chưa biết phải nói với bố tôi như thế nào, may quá, bố tôi đă bỏ lên lầu; tôi vội vàng xin phép để ra gặp mẹ tôi ở nhà thờ.

    Trên đường đi, tôi miên man nghĩ đến mẹ tôi. Tôi vẫn chưa hiểu tại sao h́nh ảnh người mẹ vẫn đậm nét hơn h́nh ảnh của người bố ở trong tôi. Khi tôi vào đến cuối nhà thờ, nh́n thấy dáng mẹ tôi đang quỳ, tay lần tràng hạt, miện lẩm bẩm đọc kinh, đôi mắt người vươn cao trên bàn thờ, một mối xúc động đă dồn ứ trong tim tôi. Nhà thờ chỉ c̣n lại mươi ông già, bà cả ở lại cuối buổi chầu. Tôi tiến lên quỳ cạnh mẹ tôi. Người quay lại mở to mắt nh́n tôi ngạc nhiên. Ôi! Mắt mẹ tôi nh́n bao la mênh mông như đại dương! Tôi cảm thấy như bé nhỏ lại trong cái nh́n của bà mẹ. Mẹ ơi! Ôi, t́nh mẫu tử! Tôi nghĩ rằng, tất cả những ngôn từ đẹp nhất, cao quư nhất của loài người cũng không diễn tả hết được sự cao quư thiêng liêng của t́nh mẫu tử. Mẹ tôi biết là tôi có việc muốn gặp, nên người làm dấu thánh giá rồi hai mẹ con ra khỏi nhà thờ.

    Vừa ra đến ngoài, người đă hỏi ngay, giọng băn khoăn:

    - Mày lại có chuyện ǵ, lại về thế?

    Chắc người thấy dạo này tôi về nhà luôn. Tôi nh́n xuống bàn tay mẹ tôi vẫn lần cỗ tràng hạt. Ḷng tôi nghẹn lại. Làm sao tôi nói được, tôi về giă từ để đi vào nơi d8ầ bất trắc đang chờ đợi (có thề thuyền bị đắm ở biển khơi, bị công an, bộ đội kẻ thù bắt ngay trên biển và rồi trong đất liền. Có thể, c̣n lắm chông gai trên đất địch…) Mẹ ơi! Con sắp chia xa cùng mẹ. Có thể chẳng bao giờ con c̣n được nh́n thấy mẹ nữa.

    Có lẽ v́ thái độ của tôi, mẹ tôi cảm thấy một chuyện ǵ bất thường, nên người đặt tay lên vai tôi, giọng lo lắng:

    - Con có chuyện ǵ, hăy nói thực với mẹ đi!

    Chỉ một phút yếu ḷng khiến mẹ tôi phải lo sợ, tôi vội vàng tươi nét mặt và cười toét:

    - Có ǵ đâu, mẹ! Con về nhà không thấy, nên ra đây gặp mẹ. Vậy thôi!

    Nét mặt lo âu của mẹ tôi biến ngay, người đập vào tay tôi mắng yêu:

    - Bố mày, thế mà làm tao hết hồn!

    Rồi mẹ tôi nói tiếp:

    - Chủ nhật này, mày về đưa tao sang khu Bàn Cờ thăm bà bạn nhé!

    Tôi chợt hiểu, lại vấn đề cô Nga, Thu Nga. Đă nhiều lần, bố mẹ tôi muốn tôi lập gia đ́nh với con gái của bà bạn này. Làn nào tôi cũng khất lần với lư do sự nghiệp vẫn chưa thành, v…v…Điều chính khiến tôi, thoái thác là, tôi tự nghĩ, trong khi đất nước đang chia hai, xẻ ba, tôi không thể vội vă t́m chuyện ấm êm. Hơn nữa, đă thích nghiệp gió sương, tôi không được quyền làm bận rộn cuộc đời của một người khác. Tôi vẫn thích những câu thơ của Lưu Trọng Lư:

    Em là gái trong song cửa
    Anh là Mây bốn phương trời.
    Anh theo cánh gió chơi vơi,
    Em vẫn nằm trong nhung lụa.

    Tôi hiểu, ngày Chủ nhật tôi không có lư do ǵ để từ chối ư kiến của mẹ. Vả lại, chủ trương của tôi là trước khi ra đi, tôi không muốn làm một điều ǵ, dù nhỏ nhặt, để phật ư mẹ tôi. Cho nên, sau khi mẹ tôi nói, tôi chỉ vâng nhẹ một tiếng. Tiếng “vâng” như c̣n nằm trong cuống họng. Nếu tinh ư, mẹ tôi sẽ nhận ra tiếng “Vâng” rụt rè đó của tôi. Nhưng có lẽ người cho rằng tại nói đến nhà cô Nga, nên tôi mới ngập ngọng như vậy. Người đă không biết rằng, rồi đây, măi măi tôi vẫn không thực hiện được lời hẹn của người. Đứa con trai của người đă ra đi biền biệt, không về. Để rồi mấy chục năm sau, đứa con trai đó may sống sót, mang được tấm thân về, mọi vấn đề, từ đất nước, đến con người, đều đă đổi thay, tang thương, vũng thành đồi.

    Ánh nắng chiều phía Tây đă nhạt dần. Không gian cảnh vật cũng đổi mầu tím sậm. Dùng dằng măi, cuối cùng tôi cũng phải chào và xin phép mẹ về trường. Bất chợt, tôi cầm lấy tay mẹ tôi, nghẹn ngào muốn nói: “Lạy mẹ con đi,” nhưng không thốt ra thành lời. Đúng là chân bước đi mà đầu c̣n ngoảnh lại. Tôi đă ngoảnh lại nhiều lần nh́n bóng dáng nghiêng nghiêng đă thẫm mầu của người phía sân cuối nhà thờ cho tới khi bị khuất hẳn.


    (c̣n tiếp)

    Đặng Chí B́nh

  2. #12
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Thiên Hồi Kư Thép Đen: Tập I - Đặng Chí B́nh

    Thép Đen Tập I - Chương 11


    Sửa Soạn Lên Đường …..

    Theo những quy định thời gian ấy, tôi phải làm một số thủ tục về giấy tờ. Trong đó, tôi phải viết một giấy ủy quyền cho thân nhân.

    Đă từ 6, 7 tháng trước, mỗi tháng lương của tôi là 5.000đ không kể công tác phí như thuê nhà, xe cộ.v.v… V́ vậy, nếu v́ lư do nào đó mất liên lạc, như bị bắt, chết, v.v… đều được coi như là mất tích, nhà nước sẽ trả lại cho thân nhân 12 tháng lương. Đó, nếu ai đi ra v́ tiền, th́ 60.000đ là một sinh mạng của một con người.

    Thực ra, tất cả những người trong Cục T́nh Báo miền Nam đều hiểu, đối với những người ra đi, nếu không v́ một lư do nào khác cao đẹp hơn, như non sông, đất nước, th́ làm sao số tiền đó có thể mua được họ?

    Cục cũng hứa hẹn thật nhiều. Nếu công tác thành công trở về, chính phủ sẽ cho đi nghỉ ở Nhật mấy tháng. Nếu công tác trở về, sẽ v.v… và v.v… Vậy, c̣n nếu không trở về, th́ sẽ được… mất tiêu!

    Tôi hiểu đây cũng chỉ là những thủ tục giấy tờ về lương lậu. Vậy mà phải nghe, phải làm những vấn đề này, mặt tôi cứ nóng dần lên. Thật ḷng, tôi nghĩ thàt đừng có cái mục này, tôi lại c̣n thấy ḷng nhẹ nhàng thích thú hơn, cho nên tôi rất uể oải, lần thần không muốn viết. Mấy lần tôi định nói thẳng với ông An: “Hay thôi, không phải viết nữa. Nếu tôi vào đất địch, bị chết, hay bị mất tích, Cục cứ nói như không có tôi.”

    Chắc An cũng hiểu những nỗi niềm thầm kín của tôi, nên ông đặt nhẹ tay lên vai tôi, thân mật:

    - Tôi hiểu ḷng B́nh lắm và cả Cục cũng hiểu con người B́nh cho nên họ rất quư nể B́nh. Bây giờ B́nh hăy nghe tôi, viết vài chữ ủy quyền lại cho bất cứ ai như bố mẹ, bạn bè thân thuộc v.v… chỉ là một thủ tục pḥng hờ, chứ người ta ra ngoài miền Bắc, đi về chợ ấy như đi chợ ấy, có sao đâu!

    Để khỏi phải nói nhiều, tôi ngồi viết nghuệch ngoặc giấy ủy quyền cho bố tôi, tâm tư thầm nghĩ, thôi, nếu có bề ǵ th́ gọi là một chút đền công các đấng sinh thành!

    Họ mang đến cho tôi một chiếc ba lô của Nhật, bên trong đựng sẵn một đôi “bốt- đờ- sô” để lội bùn và đi trong rừng, quần áo và một vài trang bị vặt, hầu hết đều sản xuất từ Nhật, riêng cái túi “dết” màu xanh nước biển là của miền Bắc (tôi đoán chắc chiếc túi này của một đồng bào vượt tuyến.) Những thứ trang bị đều dùng để đi từ ngoài biển vào, và sống ở trong rừng, c̣n quần áo, dép, mũ v.v… để sử dụng trong những vỏ bọc th́ chính tôi phải lo liệu lấy.

    Tôi nghĩ đến dép “râu” (B́nh Trị Thiên.) Nó làm tôi thật vất vả. Tôi phóng xe chạy đôn đáo suốt Tân Định, ông Tạ, Cầu Ông Lănh t́m mua mà không có. Thậm chí tả kiểu ra đặt thợ làm giầy, họ lại không có nguyên liệu và không biết cách nào. Măi mới gặp được một ông thợ giày di cư đă từng sống ờ vùng Việt Minh làm cho. Tay ông làm, nhưng mắt ông nh́n tôi đầy thắc mắc. Tôi phải nói đây là một “mốt” mới ra ḷ của học sinh, của tay chơi. Đi dép râu mà lại ngồi trên solex hay vespa thế mới hách. Ông thợ giầy làm sao có thề hiểu được, nên ông tin quá!

    Tôi c̣n phải đi hớt tóc theo kiểu nông thôn miền Bắc, và ra Cấp mấy ngày phơi nắng cho da ngâm đen. Trong khi tôi phải làm những công việc b́nh thường này. Đầu óc tôi lửng lơ nghĩ về xă hội và con người trong thời đại ngày nay. Vào đất Cộng Sản, hoạt động t́nh báo cho thế giới tự do, khổ thật. Phải trở về một dạng anh nông dân, quê mùa cục mịch. Ngược lại, Cộng Sản vào đất tự do hoạt động, th́ lại lên “complet,” kính trắng, phong độ hào hoa. Càng ra vẻ trí thức càng dễ hoạt động. Chính một điều này đă đủ nói lên mức sống của hai xă hội; tương phản cảu hai cảnh đời.

    Trong ngày ra Cấp với Hoàng Công An; một buổi tôi đang ngồi đôi mắt nh́n ra biển cả bao la về măi phía chân trời. Tai đang nghe đài phát thanh Hà Nội, th́ chợt một giọng the thé của xướng ngôn viên miền Bắc, tuyên bố về phiên ṭa xử vụ C- 47. Nghe loáng thoáng, chiếc phi cơ hoạt động t́nh báo đă xâm nhập bầu trời miền Bắc. Bị bắn rơi tháng 7 năm 1961 ở Cồn Thơi, Ninh B́nh, nhiều người đă chết v.v… C̣n mấy người sống sót bị thương nặng. Điệp viên Đinh Như Khoa bị 15 năm tù (mới chạm vào đất liền đă bị bắn rơi, chưa hoạt động ǵ,) phi công phụ Phan Thanh Vân bị 7 năm tù.

    Cái tên Phan Thanh Vân nghe thật quen thuộc, nhưng lúc đó tôi không thể nhớ ra v́ c̣n đang bận tâm về việc xử điệp vụ kể trên. Từ vụ án này, gịng suy tư của tôi cứ len lỏi chảy dài, đẩy đưa về công tác của chính ḿnh.

    Tôi vào đất địch một ḿnh, tôi phải quyết định nhiều vấn đề với bao cảnh huống khác nhau chưa thề biết trước. Từ ư nghĩ này, tôi cần phải đặt ra giả thuyết về một số t́nh huống, để hỏi ư kiến giải đáp của Cục. Có như vậy, khi đă ở trong đất địch; tôi nắm vững để dễ dàng, mạnh băo xử lư. Tôi đưa ư kiến này ra với Hoàng Công An, ông ta vồn vă khuyến khích tôi:

    - Ư kiến của B́nh rất có giá trị thực tiễn. B́nh hăy suy nghĩ; đặt ra những trường hợp bất ngờ, tôi sẽ đưa ngay về Cục để đáp ứng yêu cầu của B́nh.

    Cuối cùng, tôi đă mầy ṃ viết một bản 30 câu hỏi để đưa về Cục. Thí dụ:

    * Nếu trong hai ngày 16 và 18 theo quy ước. Tôi không gặp đối tượng để trao tài liệu M. Vậy tôi sẽ hủy ngay tài liệu M?

    * Cũng làm như vậy với Z5 Hoàng Đ́nh Thọ?

    * Nếu trên đường trở về, tôi bị ốm nặng, bị kẹt v́ tụi công an truy lùng. Hoặc v́ lư do nào đó, tôi không thể đến được điểm hẹn theo thời gian quy định, th́ sao?

    * Nếu bị bắt tù, sau 2 – 3 năm, tôi trốn được về Nam, th́ sao? v.v…

    Mấy ngày sau, khi 30 câu hỏi của tôi được đưa về Cục. Hoàng Công An trở lại với bác sĩ Harry trả lời: Trên Cục chỉ giải đáp một số, c̣n hầu hết những câu hỏi khác để tôi tự quyết định, tùy theo t́nh h́nh tại chỗ, sao cho thỏa đáng.

    Măi ngày hôm đó, họ mới trao cho tôi những giấy tờ tùy thân mang theo. Tôi nh́n tờ giấy thông hành mới, với chữ kư pḥng công an huyện Vĩnh Linh; thời hạn một tháng. (thời gian công tác của tôi là 25 ngày) tôi đoán rằng, tất cả những giấy tờ đưa cho tôi phải giống hệt như thật. Tôi nh́n, từ con dấu cho đến nét chữ, thật sắc sảo. C.I.A. làm giả, hết chê!

    Ngoài mấy bao thuốc lá “Dại Tiền Môn” và hộp quẹt của Trung Cộng (điều này đă nói lên nhiều khía cạnh yếu, kém của C.I.A. và t́nh báo miền Nam) Anh c̣n đưa cho tôi 400đ tiền miền Bắc, gồm giấy 5đ, 2đ, 1đ, 5 hào. Bằng cái nh́n về tiền bạc ở miền Nam, tôi cầm 400đ với thái độ không thỏa măn lắm, v́ thấy quá ít ỏi. An đă hiểu ư tôi ngay, nên nói:

    - B́nh yên tâm, ở trên Cục đă nghiên cứu kỹ. Với 400đ này trong một tháng, B́nh có thể bao quát, pḥng hờ hết cả. Tiền không thiếu, nhưng nếu B́nh mang đi nhiều, đôi khi lại làm ảnh hưởng ngược lại cho công tác. Thông thường, tiêu ở miền Bắc chỉ có giấy 5đ là lớn nhất đấy.

    Sau đó, bác sĩ Harry đưa cho tôi một số thuốc bệnh, lọc nước, chống muỗi, và một số hộp lương khô, tăng sức v.v… khi sống trong rừng.

    Trước khi về, An c̣n nhắc tôi xác định lại rơ ràng những quy ước, mật khẩu, tín hiệu v.v…

    *

    Ngày 20 tháng 4 năm 1962, ngày tôi rời Thành Đô dịu hiền và nhiều t́nh nghĩa.

    Tôi lên đường theo thời gian và lộ tŕnh quy định như sau:

    2 giờ chiều ngày 20/4, tôi sẽ rời Sài G̣n, đáp máy bay ra Huế. Tôi sẽ ở lại đấy 2 ngày để ra Bến Hải nghiên cứu và xác định lại một số địa điểm chính của địa h́nh bên kia bờ khu quân sự Bắc. Sau đó, ngày 22/4/62, sẽ trở về Đà Nẵng, điểm uất phát, để đến điểm đổ bộ thuộc Nga Sơn Thanh Hóa.

    Buổi sáng ngày 20/4, ở số 62 đường Trần Hưng Đạo, Dale và Brown báo cho biết: Khoảng 12 giờ trưa, sẽ có một nhân vật cao cấp trong ngành của Mỹ ở Sài G̣n, đến chào vả tiễn đưa tôi.

    Đúng buổi trưa hôm đó, một người Mỹ to lớn, bệ vệ cùng đến với bác sĩ Harry. Ngay từ lúc ông ta bước vào pḥng, tuy tôi không nh́n trực diện, nhưng tôi biết ông ta không rời một cử chỉ thái độ nào của tôi trong lúc tôi cùng Brown, Dale và An chuẩn bị lại một số trang bị của chuyến đi. Qua đôi kính trắng thật to, mắt ông ta vừa lộ vẻ hân hoan tươi sáng, vừa như ṭ ṃ quan sát. Tôi chẳng biết ông ta đang nghĩ ǵ về tôi, nhưng tôi có một điều chắc chắn, ông ta không thể nghĩ được rằng, người thanh niên trước mặt sắp bước vào đất thù của thế giới tự do – có thể sẽ hy sinh cả mạng sống – đă là chủ một hiệu vàng, nghĩa là từng ngồi trên hoặc cạnh đống tiền. Nếu ông ta biết được như vậy, ông ta mới đánh giá được đầy đủ ư nghĩa chuyến đi của tôi. Cuối cùng, ông ta nắm tay tôi thật chặt, chúc tôi thành công và hẹn gặp lại.

    Lần lượt sau đó, Dale, Brown, Harry đều bắt tay tôi, nói rằng không thể ra trường bay đưa tiễn, v́ lúc đó ờ Sài G̣n rất ít người Mỹ, đi ra đây là điều bất tiện.

    Như tôi đă nói, tŕnh độ Anh ngữ của tôi c̣n thấp, phải nói bằng tay nhiều hơn bằng miệng, đồng thời để hiểu được họ tôi phải dựa vào sự phán đoán là chính. V́ thế, tôi chả nói hết được những điều tôi muốn nói với họ lúc chia tay.

    Những thứ dụng cụ trang bị của tôi đều được mang đi trước. 1 giờ 30 tôi và An ra phi trường. Trên đường đi, tôi nh́n lại Đô Thành, có thể là lần cuối, mắt đăm chiêu, ḷng ngập ngừng thăm thẳm.

    Khi xe tới đường Công Lư, tôi thoáng thấy một anh bạn quen đang song đôi hai chiếc solex cùng với người bạn gái rẽ vào phía đường Yên Đổ. Âm vang của một bài hát quen thuộc từ đâu ùa đến với tôi, như trỗi dậy thành lời:

    “Rồi đây, mai này ai hỏi đến tên tôi,
    Bạn ơi! Hăy nói đă đi xa rồi…”

    Phải chăng đó là điềm báo trước một lần đi không trở lại? Tôi cũng nghe và thuộc nhiều bài hát, nhưng không hiểu tại sao lúc ấy lại chỉ nhớ mấy câu này!

    Suốt từ lúc đó ra phi trường, tôi im lặng không nói một lời, ḷng vương vấn nặng nề như cái nóng chiều Hè oi ả của Thành Đô. Tôi liếc nh́n sang An, trong cặp kính trắng, mắt An cũng đăm chiêu như đang nghĩ ngợi điều ǵ.

    Xe tới trường bay, tôi thấy ông Lư và ông Cục Trưởng đă có mặt. Đó là lần thứ ba tôi gặp ông Cục Trưởng. Người ta nói “quá tam ba bận,” chẳng lẽ tôi không c̣n lần nào gặp ông nữa ư? Mà đúng, sau đó không bao giờ tôi gặp lại ông.

    Nh́n hàng ria mép rậm x́ to tướng của ông Cục Trưởng, nhất là đôi mắt dù đă được che khuất sau chiếc kính râm mầu đen bóng, tôi vẫn thấy hai luồng nhỡn tuyến phát ra, có thể những ai là đối thủ sẽ không yên ḷng khi phải đứng trước cặp mắt ấy.

    Thấy tôi xuống xe, ông nhanh nhẹn chạy lại, nắm chặt tay tôi, niềm nở chào đón, sau đó ông ân cần hỏi:

    - Trước khi anh ra đi, anh có yêu cầu bất cứ điều ǵ không?

    Tôi bâng khuâng nghĩ ngợi, tôi cần cái ǵ nhỉ? Nếu tôi ra đi, thành công chẳng nói làm ǵ, c̣n như bị bắt, hay bị chết, tôi cần cái ǵ? Nếu như vậy, tôi chẳng cần cái quái ǵ cả. Điều tôi cần, tôi hiểu, kể cả chính phủ miền Nam cũng không làm ǵ được, đó là, nếu tôi bị bắt, tôi cần được cứu ra. Cho nên, nh́n ông ta, tôi cám ơn và lắc đầu. Cuối cùng, khi bắt tay lúc tôi bước lên máy bay, ông Cục Trưởng đặt nhẹ tay lên vai tôi, dịu dàng thân mật:

    - B́nh đi vào thực tiễn, biết đâu khi thành công trở về. B́nh lại mang kinh nghiệm huấn luyện bổ sung cho chúng tôi.

    Tôi hiểu, đó cũng chỉ là một câu xă giao để động viên, khích lệ người ra đi thôi. Nhưng, phải thừa nhận rằng, đó là một câu nói có giá trị thực tế của một người có nhăn quan tiến bộ. Tuy nghĩ như vậy, nhưng tôi chỉ cười, không nói ǵ. Thấy tôi im lặng tư lự, ông Cục Trưởng nói tiếp giọng sôi nổi:

    - Nếu B́nh đi công tác thành công trở về, tôi sẽ ra tận Đà Nẵng đón B́nh ngay khi c̣n ở trên hải thuyền.

    Tôi ngước mắt, nh́n thẳng vào mắt ông, miệng tôi hơi mỉm cười để làm giảm độ căng sắc của mắt ḿnh. Th́ ra, tôi chỉ có giá trị khi thành công! C̣n lúc này, chỉ là tiễn đưa lấy lệ! Tuy nhiên, nghĩ cho cùng “Đời là thế!” Nên tôi cười to hơn và bay tay tự nhiên cũng nắm chặt tay ông Cục Trưởng hơn khi từ giă.

    Khi tôi và Hoàng Công An xuống trường bay Phú Bài, lại vẫn chính ông Hương lái chiếc xe “díp” dân sự ra đón. Ông đưa chúng tôi về một khách sạn ở Huế.

    Hôm sau, chúng tôi lại ra Bến Hải, nhưng lần này dịch về gần phía cầu Hiền Lương. Tôi ngước mắt đăm chiêu nh́n hai lá cờ đang phất phới tung bay trong gió lộng. Một lá đầy mầu máu, sặc mùi tử khí, giết chóc phía bên kia. Và một lá mầu vàng với ba sọc đỏ hiền ḥa phía bên này, tự nhiên ḷng tôi suy ngẫm. Hai lá cờ đứng bên nhau đang cùng tung bay trước gió dưới cùng một bầu trời Tổ Quốc, thế mà muôn đời không bao giờ có thể sống chung. Chỉ v́ một lá cờ muốn trên trái đất này, chỉ c̣n lại một mầu duy nhất là mầu của nó. Nghĩa là tất cả mọi mầu cờ khác phải bị tiêu diệt. Ai cũng hiểu đó là lá cờ nào rồi.

    Sáng ngày 22/4, ông Hương đưa tôi và An trở vào Đà Nẵng.

    Đà Thành với thời tiết bốn mùa của Hà Nội năm xưa đây rồi. Cái lành lạnh của cuối Xuân đầu Hè càng làm cho thành Đà thêm nhiều mầu sắc. Xe đă đi sâu vào giữa phố phường. Do thói quen từ trước, tôi không hỏi và cũng không cần biết khi đến Đà Nẵng sẽ ở đâu, và ai sẽ đón. Chính v́ vậy, khi xe ngừng lại trên đường Độc Lập, chéo xa xa phía bên kia là một “bar” giải khát, mang cái tên mỹ miều gợi nhớ “Hà Nội,” cả ông Hương và Hoàng Công An đều bắt tay tôi từ biệt, hẹn gặp lại ngày tôi từ bên kia vĩ tuyến trở về. Sau đó, ông Hương chỉ sang quán Hà Nội:

    - B́nh xách va li váo quán đó chờ, lát nữa sẽ có người đến đón. Từ lúc này, B́nh thuộc quyền hạn của người khác.

    Vai khoác chiếc ba lô to mầu vàng của Nhật, tay khệ nệ xách chiếc va li, tôi tiến về phía “bar” Hà Nội. Bước chân vào quán, nh́n thấp thoáng qua mấy chậu cảnh hoa lá tốt tươi, tôi thấy bàn này vài sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến, bàn kia mấy người Bộ Binh ngồi chung với những người bận Không Quân và thường phục. Sâu phía trong, chỗ sát quầy “buvette” trên những hàng ghế cao, là mấy quân nhân Dù cổ áo óng ánh một vài chiếc mai vàng. Tại một đầu quầy, ba người mặc thường phục, kính trắng đạo mạo, đang ngồi trầm ngâm bên những “phin” cà phê sáng bóng. Quang cảnh trong quán, nổi bật vẫn là ba bộ mặt giai nhân duyên dáng, lả lướt trong những tà áo dài bó chẽn những thân h́nh căng đầy hương sắc.

    Tôi hơi ngỡ ngàng băn khoăn, tiến vào một chiếc bàn trống ở trong góc. Chính cái dáng dấp “không giống ai” của tôi đă làm cho hầu hết những người trong quán đều quay lại với những ánh mắt ṭ ṃ. Tôi coi như không biết, lựa thế đặt va li và ba lô. Tôi hiểu đây là một trong những tụ điểm gặp gỡ của những giới son trẻ tài hoa nơi Thành Đà, tuy khác nẻo đường nhưng cùng chung sở thích những âm thanh du dương trầm bổng đưa đẩy bên những mầu sắc mơ hồ ch́m nổi chung quanh. Một tà áo mầu hoa khế tiến lại nhỏ nhẹ giọng của đất văn vật ngàn năm:

    - Dạ thưa anh dùng ǵ ạ?

    Nghe giọng nói của một giai nhân, tuổi trạc đôi mươi, với bối cảnh của chiếc quán, tự nhiên tôi nổi hứng gió sương:

    - Một ly Martel “sếch”, một Capstan.

    Khi cô chiêu đăi đưa rượu và thuốc lá ra, nh́n đôi bàn tay thon dài, óng chuốt duyên dáng khẽ để ly rượu trước mặt tôi. Gợi trí ṭ ṃ, tôi ngước lên. Đôi mắt long lanh thăm thẳm soi mói nh́n tôi ngập ngừng:

    - Chắc anh mới đến Đà Nẵng?

    Hơi mỉm cười như để thừa nhận, tôi hỏi lại nhẹ nhàng:

    - Thế cô đoán tôi là dạng người ǵ đến đây?

    Cô cũng mỉm cười, liếc nh́n vào chiếc ba lô và va li rồi dè dặt:

    - Chắc anh là nhà chuyên môn, tới mỏ than Nông Sơn…?

    Đầu tôi gật gật, nh́n cô như tỏ vẻ thán phục. (Lời đoán của cô, làm tôi chợt nhớ đến tên bạn thân của tôi là Lê Đức B́nh, hiện cũng đang trông coi mỏ than Nông Sơn, tôi nghĩ nếu có dịp sẽ tạt vào thăm hắn.) Tuy vậy, tôi cũng lơ đăng phà hết khói thuốc, rồi quay lại khẽ cảm ơn cô, lửng lơ để tùy cô suy nghĩ.

    Về sau, tôi mới biết cô này tên là Hiếu. Cô cũng là nguyên nhân trong vụ một anh trung úy Thủy Quân Lục Chiến đă tát cảnh cáo một ca sĩ khá nổi danh của Sài G̣n ngay tại “bar” nay hơn một tháng trước đó.

    Ngay từ lúc bước vào quán, tôi đă thắc mắc, suy nghĩ không hiểu sao người nào ở trên Cục lại cho hẹn đón tôi ở cái quán này? Chừng nửa giờ sau, thắc mắc của tôi đă được trả lời. Tôi thoáng thấy bóng ai như dáng dấp của Phan, ngồi trên chiếc xe “díp” dân sự chạy tới và đỗ lại chéo phía xa bên kia đường. Người trên xe bước xuống, đúng là Phan. Tôi hơi ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Th́ ra từ bốn, năm tháng trước, Phan nói bận công tác xa, chính là ra Đà Nẵng này.

    Giữa tôi và Phan đă quen cảnh gặp nhau bất ngờ, tôi thong thả thanh toán tiền, rồi khoác ba lô, xách va li đi ra. Khi tôi vừa khuất xa cửa quán, chiếc “díp” đă chồ tới sát ngay cạnh tôi. Một cái bắt tay thật chặt, bốn mắt mở to, hoan hỷ nh́n nhau.

    Trên đường đi, sau những phút hàn huyên của giai đoạn xa cách. Phan quay sang tôi dặn ḍ:

    - Bây giờ “moa” đưa “toa” đến trọ ở một khách sạn. Tên chủ khách sạn là bạn quen của “moa.” “Moa” sẽ giới thiệu “toa” là bạn. Con trai của một chủ tiệm vàng ở Sài G̣n, ra đây t́m địa điểm mở chi nhánh. Như “toa” biết đấy, người ta dự đoán là thành phố này Mỹ sẽ vào nhiều, cho nên con buôn các nơi, nhất là tụi ba Tầu, đang đổ xô về đây làm ăn.

    Tiếp xúc với Phan từ lâu, tôi đă hiểu tính làm việc quá phóng khoáng của Phan, nhiều khi trở thành tùy tiện, thiếu sự điều nghiên thấu đáo. Có thể cho tới khi gặp tôi, nh́n lại con người tôi, Phan đă nghĩ ra là tôi cần phải đóng một vai như vậy mới hợp. Tuy biết vậy, tôi vẫn gật đầu đồng ư, v́ Phan hiện đang là người chỉ huy trực tiếp của tôi.

    Lát sau, xe tới đậu trước khách sạn Hồng Phát, một khách sạn 6 tầng lầu mới xây; tầng một chuẩn bị mở “buvette.” Phan chạy vào một lúc, rồi cùng trở ra với một người đeo kính trắng, đóng bộ đàng hoàng, khoảng 40 tuổi. Phan giới thiệu tôi, rồi chỉ ông đó:

    - Đây là anh Yến, chủ khách sạn này, đồng thời anh c̣n là chủ một khách sạn lớn nữa ở Sài G̣n.

    Phan cười, hất hàm về phía tôi, nói với anh Yến:

    - Đó, bạn “moa,” “toa” liệu sắp xếp cho một buồng tiện nghi.

    Ông Hồng Phát rất niềm nở cởi mở, ông gọi người quản lư ra hỏi một lúc, rồi quay lại nói với tôi:

    - Tôi rất vinh hạnh được quen biết anh. Ở đây buồng số 5 là tiện nghi nhất, nhưng một “xừ” đại tá Mỹ đă ở hơn một tháng rồi, hai ngày nữa y đi. Tôi sẽ ưu tiên dành cho anh. Bây giờ, anh hăy ở tạm pḥng 8 cùng lầu 3.

    Trong khi hai anh bồi mang va li và ba lô của tôi lên lầu, ông Yến tự tay lấy ch́a khóa từ ông quản lư, dẫn Phan và tôi lên theo.

    Ngay buổi chiều hôm đó và những ngày hôm sau nữa, tôi hơi ngạc nhiên thấy ông Yến hay chuyện tṛ, tỏ ra thân mật muốn kết thân với tôi. Nào là sẽ hướng dẫn tôi đi thăm thú thành phố, vân vân… và vân vân.

    Khi ông đại tá Mỹ rời đi, tôi đă chuyển về pḥng số 5. Những buổi gặp Phan và Yến sau này, tôi đă hiểu họ. Phan hiện là người chịu trách nhiệm tung người ra Bắc, gồm Biệt Kích, người Nhái và những người đi lẻ như tôi v.v…Điểm xuất phát là Đà Nẵng. Một ḿnh Phan một chiếc “Cadillac” mới toanh. Đối với thành phố Đà Nẵng nhỏ hẹp này, Phan là người rất có thế lực. Các giới chức từ Tỉnh Trưởng trở xuống đều nể v́. Ông Yến, tức Lương Hồng Yến; người Tầu. Là một thương gia giầu có, chồng của Thái Lệ Chi, một giai nhân của đất thần kinh. Khổ người và dáng dấp bà Chi hao hao giống bà Trần Lệ Xuân. Chính qua người vợ hương sắc này, ông Yến đă lọt qua nhiều cửa chính quyền, để tiến măi trên bực thang tiền bạc.

    Thấy tôi là bạn của Phan, ông ta nghĩ tôi không những là người có tiền bạc, mà c̣n có thần thế nữa, cho nên ông ta đă hết ḿnh săn đón. Những buổi chuyện tṛ thân mật, chính ông đă tâm sự:

    - Loại chúng ḿnh luôn luôn là đối tượng mà Cộng Sản muốn tiêu diệt!

    Qua câu chuyện và cách ăn nói, mặc nhiên ông ta đă nghĩ tôi cũng trong giới giầu sang như ông ta. Tôi cười thầm, tôi chỉ là loại dân nghèo cùng đinh, làm sao được ờ giai cấp giầu sang như ông bạn! Tuy nghĩ thế, v́ vỏ bọc, tôi cũng cười tỏ sự đồng t́nh với ư kiến của ông ta.

    Tôi ra Đà Nẵng được 3 ngày, Phan đưa tôi đến một căn nhà ở gần phía cầu Hàn. Ở đây, tôi lại gặp Brown và Dale. V́ có một số diễn tiến mới, hai ông ra đây trực tiếp thông báo cho tôi. Tôi ngồi nghe và sau đó cùng nghiên cứu, thảo luận lại một số vấn đề về t́nh h́nh cũng như tin tức. Ngoài ra, hai ông c̣n cho tôi biết thêm là hải thuyền tôi đi, phía bên ngoài khơi, sẽ có một tầu của hạm đội 7 đi hộ tống. Hoặc, đang có sự nghiên cứu; lần sau. Nghĩa là trong tương lai, sẽ dùng tầu ngầm, khi đến điểm đổ bộ, dùng xuồng cao su, nhẹ nhàng bí mật tiến vào bờ v.v… Phải nói rằng, ngay lúc đó, tôi chẳng hề tin theo lời Phan. Tôi vẫn nghĩ, đó chỉ là những h́nh thức dùng để động viên, nâng cao tinh thần, tin tưởng cho người đi hoạt động mà thôi.

    Tới hai hôm sau, Phan đưa tôi sang phía biệt khu Hải quân, vào một nơi riêng biệt. Dùng “ca nô” chạy ra phía sau ngọn Sơn Trà để thực tập đổ bộ và chôn dấu vật dụng.

    Phần v́ đêm khuya, sóng gió lớn ở vùng cửa biển. Phần v́ lề lối, tác phong làm việc hời hợt, chiếu lệ. Kiểu “cỡi ngựa xem hoa,” nên khi thấy bị ướt át, run lạnh, Phan cũng giục đi về dù tôi chưa làm xong. Tuy cũng có thực tập về hồng ngoại tuyến vài lần, nhưng cũng chỉ là hời hợt thiếu sự mẫn cán thực tế.

    Một tuần lễ ở Đà Nẵng, tôi cũng có ư định gặp lại bạn Lê Đức B́nh trong mỏ than Nông Sơn. Nhưng rồi công việc bề bộn cho đến phút chót, nên tôi đă không thực hiện được ư định này. Phan thường căn dặn tôi, để tránh nguy hiểm, không nên đi về phía đầu đường Bạch Đằng từ Grande Hotel trở lên. V́ ở đấy, nhiều người Mỹ thường lui tới có thể xẩy ra những vụ lộn xộn gài ḿn, gắn lựu đạn v.v… sẽ nguy hiểm cho ḿnh. Trong thâm tâm, tôi hiểu rằng phía ấy là nơi làm việc của cơ quan t́nh báo. Phan không muốn tôi đến, chứ giai đoạn đó, hầu hết những building mới xây. Thậm chí, ngay khách sạn Hồng Phát, Grand Hotel, v.v… đă đầy rẫy những người Mỹ từ Hạm Đội 7 mặc thường phục vào mướn thuê pḥng rồi.


    Đặng Chí B́nh

  3. #13
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Thiên Hồi Kư Thép Đen: Tập I - Đặng Chí B́nh

    Thép Đen: Tập I - Chương 12

    Băo Tố Ngoài Khơi ...

    Theo quy định, 7 giờ chiều ngày hôm sau. Ngày 28 tháng 4, tôi sẽ xuống hải thuyền đậu ở một nơi riêng biệt bên Biệt khu Hải Quân.

    Bên ngoài trời mưa gió. Khung trời Đà Nẵng, chung quanh toàn biển, nên gió thật nhiều. Không gian ẩm thấp, xám xịt. Từng đợt gió mạnh đẩy bạt những hạt mưa nho nhỏ qua khung cửa sổ, hắt vào măi giường tôi nằm. Cũng chẳng hiểu tại sao, tôi vẫn không muốn đóng khung cửa sổ lại. Cứ nằm đón nhận từng làn hơi ẩm ướt của gió mưa, buông lơi tâm tư bồng bềnh ngược xuôi ch́m nổi.

    Đă hơn 10 giờ tối, nằm măi không ngủ được, đầu óc tôi lướt nhanh soát lại tất cả các vật dụng sẽ mang theo. Tôi đă để lại nguyên chiếc va li cồng kềnh với tất cả hành trang của một đời trai độc thân, với bao ân t́nh kỷ niệm: Từ chiếc đồng hồ đeo tay (đi công tác, tôi đă được cung cấp một đồng hồ khác, loại chống nước của Liên Xô). Chiếc dây chuyền 3 chỉ vàng chưa hề bao giờ đeo. Tiền bạc, toàn bộ giấy tờ; chiếc ví da, cho đến những thư từ, h́nh ảnh gia đ́nh và bạn bè. Tôi cảm thấy một Đặng Chí B́nh như được lột xác, trút bỏ hết tất cả. Nay cả đến hơi hướng của những cảnh đời đầy hương sắc, để trở thành một Lê Viết Hùng, sẽ ngược xuôi trong một cảnh đời khác. Một cảnh đời lầm than cực khổ của những con người lôi thôi lếch thếch. Làm việc như những con vật, quần quật suốt ngày đêm.

    Tâm tư tôi đang ch́m đắm trong những cảnh sống của khung trời miền Bắc đang đợi chờ, chợt văng vẳng một giọng hát nho nhỏ cao vút đâu đây: “…Mai anh đi rồi, làm sao em ngăn được, thà vui cho trót đêm nay…” Tôi giật ḿnh, bâng khuâng. Câu hát trùng với hoàn cảnh của tôi làm sao! Không hiểu ai đó lại ca vào đúng lúc này? Không thể dằn được sự ṭ ṃ. Tôi bật dậy, tiến tới cửa sổ, nhô hẳn đầu ra ngoài nghe ngóng. Tôi xác định được tiếng hát ở lầu trên. Chẳng rơ nguyên nhân nào thúc đẩy, tôi mở cửa, nhẹ chân rón rén lên lầu, bước dần lại căn pḥng vẫn c̣n tiếng hát lả lơi nho nhỏ. Tôi dựa tường, yên lặng lăng nghe. Giọng ca có lúc như nghẹn ngào than van, nhưng có lúc lại vút cao, lanh lảnh tràn đầy mộng ước.

    Nh́n đồng hồ, đă gấn 11 giờ đêm, tôi cảm thấy đứng như thế này là một hành động bất nhă. Chỉ v́ một bản hát nào đó tôi không biết tên, đă hợp đúng tâm trạng của tôi. Lần bước xuống hẳn dưới nhà. Người bồi và ông quản lư, đang ngồi hút thuốc nói chuyện, thoáng thấy tôi xuống, đều đứng dậy, tưởng tôi cần việc ǵ. Đắn đo một lúc, tôi hỏi:

    - Này, trên pḥng 12, ai hát hay thế nhỉ?

    Người bồi tên là Lụa, đẩy hẳn cái ghế ra, quay lại. Mắt sáng lên nh́n tôi, giọng Quảng Nam săn đón:

    - Trời ơi! Hôm nay thầy mới hỏi, cô là em nuôi tên là Dạ Lư Hương, ca sĩ tài tử đó! Nếu thầy muốn làm quen, mai cháu sẽ giới thiệu cổ cho thầy. Cồ nổi tiếng là cao kỳ, nhưng với thầy, cháu thấy hai người hợp lắm. Cháu bảo đảm, ăn chắc!

    Tên Lụa nói líu lo một hồi, cướp hết cả lời ông quản lư. Tôi nghĩ, phần v́ hoàn cảnh và điều kiện không cho phép, phần v́ c̣n đang phải dấn thân vào những phương trời giông băo. Không được quyền đa mang những chuyện bận tâm, nên tôi nghiêm hẳn nét mặt, cố nói giọng thật lạnh lùng:

    - Cảm ơn anh! Cô ấy đă làm tôi mất ngủ, v́ hát giữa đêm khuya!

    Nói xong, tôi trở lên pḥng, trước 4 con mắt mở to của họ. Lúc này, tiếng hát đă im bặt, nhưng lời ca và giọng hát ấy đă theo tôi về phương trời miền Bắc xa xôi, suốt dài theo năm tháng. Nhất là vào những đêm mưa buồn, không ngủ.

    5 giờ chiều hôm sau, Phan đến đưa tôi sang biệt khu Hải Quân. Khi đến gần, một chiếc thuyền đâu khuất trong một vụng nhỏ vắng vẻ. Tuy Phan chưa nói, nhưng qua một số hiện tượng, tôi đă hiểu, đó là chiếc thuyền tôi sẽ đi. Nh́n bề ngoài, chiếc thuyền trang bị như một thuyền đánh cá ở các vùng ven biển. Nhưng theo Phan nói, máy móc được thiết kế thật tốt, có thể chạy từ 10 đến 12 hải lư một giờ. Lúc Phan dẫn tôi xuống thuyền, tôi đă thấy lố nhố 5, 6 người, đa số là thanh niên, mặc toàn quần áo nâu. Hai người làm tôi chú ư hơn cả, đó là một ông già chừng 50- 55 tuổi. Dáng mặt đen ṛn mạnh khoẻ. Và một người khoảng 40 tuổi mặc may ô tay c̣n cầm cái mỏ lết, vừa chui từ hầm tầu lên. Thân h́nh anh ta trông lực lưỡng, to, cao với những bắp thịt cuồn cuộn, chắc nịch như một lực sĩ.

    Sau khi cả 6 người dưới thuyền có mặt đầy đủ, Phan chỉ ông già rồi quay lại tôi:

    - Đây là bác thuyền trưởng.

    Rồi Phan chỉ tiếp anh chàng có thân h́nh to lớn, khi năy:

    - Đây là anh thợ máy.

    Sau đó, Phan khoa tay nói rằng, những người c̣n lại đều là thủy thủ. Theo lệnh Phan, một anh chạy lên chỗ xe “díp” mang vật dụng của tôi xuống thuyền. Tôi thấy các anh, các bác dưới thuyền, người nào cũng đen xạm, rắn chắc, khoẻ mạnh. Họ đều là người Công Giáo, v́ tôi thấy ai cũng đeo tượng Chúa. Và nhất là ở mé thuyền, mấy cỗ tràng hạt c̣n đang rung rinh theo đà lắc lư của con thuyền. Tất cả đều là người miền Trung. Khi cả Phan và tôi đă chui vào trong khoang thuyền, Phan quay lại hỏi toàn thể:

    - Tất cả những đồ cần thiết đă chuẩn bị đầy đủ chưa, anh em?

    Bác thuyền trưởng dơng dạc trả lời:

    - Thưa đủ!

    Phan hất hàm về phía anh thợ máy:

    - T́nh trạng máy móc thế nào?

    Anh ta trả lời, giọng Quảng B́nh chắc nịch:

    - Thưa, b́nh thường!

    Bây giờ, Phan mới hướng về tôi, nói với toàn thể những người dưới thuyền:

    - Đây là ông cán bộ, đi công tác đặc biệt. Các anh em có trách nhiệm phải đưa ông đến điểm đổ bộ đă quy định. Suốt trên đường đi đến mục tiêu, ông có toàn quyền bảo thuyền quay lại, các anh em phải theo lệnh.

    Nghe Phan nói, tôi hiểu, nếu lúc đó, bắt đầu vào thực tế, tôi mất tinh thần, tôi sợ, (một điệp viên vào đất địch mà sợ hăi, dứt khoát chỉ làm hư việc,) th́ quay về là đúng. Nếu không, đôi khi c̣n tác hại hơn, không thể nào mà lường được. Anh sợ, anh quay về, chỉ có một điều hại là công tác chưa thi hành được, chứ địch chưa biết ǵ cả, và anh chỉ bị kỷ luật như đă định mà thôi, chứ nếu anh đă sợ mà anh cứ vào đất địch, chắc chắn anh sẽ không hoàn thành được công tác và dễ bị địch phát hiện. Địch sẽ khai thác những tài liệu anh mang theo, sự di hại c̣n to lớn biết chừng nào.

    Sau đó, tôi theo Phan lên bờ, Phan đặt tay lên vai tôi, thân mật:

    - Tinh thần của “toa” thế nào?

    Tôi mỉm cười, đập mạnh vào tay Phan một cái, đùa cợt:

    - Đấy, tinh thần tôi đấy!

    Phan siết chặt tay tôi, rồi không biết Phan nghĩ thế nào, tự nhiên dang tay ôm chặt tôi, không một lời từ giă, hẹn gặp lại hay chúc thành công. Đó cũng là cá tính của Phan khi chia tay.

    Trời đă chập choạng, thuyền bắt đầu rời bến. Xa xa, thành phố Đà Nẵng đă lên đèn. Hơn một tuần lễ ở đây, tôi chưa biết nhiều về Đà Thành, vậy mà tôi cũng thấy vương vấn bâng khuâng. Tôi có cảm tưởng con thuyền rời xa dần khung trời tươi sang để đi sâu vào vùng đen tối mịt mù. Thực sự, con thuyền đă khởi hành lúc 7 giờ chiều, trời c̣n sáng, để đi dần vào màn đêm. Và từ một vùng yên tĩnh trên sông Hàn, để tiến dần vào vùng sóng gió của biển khơi. Con thuyền đă bắt đầu lắc lư, vật vă với những vạt sóng bạc đầu vùng cửa biển.

    Tôi đứng dựa mui thuyền. Đă gần nửa đêm, bầu trời rất thấp, hàng trăm ngàn v́ sao nhấp nháy. Tôi đưa mắt nh́n một ṿng chung quanh. Tôi có cảm tưởng, bầu trời như một chiếc vung khổng lồ úp xuống mặt nước bao la cùng chiếc hải thuyền cô độc, đang âm thầm rẽ song. Giữa mầu xám xịt mênh mông của biển khơi, là những tảng trắng đục của những lớp sóng bạc đầu trông như đá hoa cương. Chiếc thuyền nhấp nhô nghiêng ngả, đập vào đầu những ngọn sóng, gây lên những tiếng bộc bạch chắc nịch. Làm cho con thuyền rung lên, phát ra những tiếng cọt kẹt…cọt kẹt…

    Dù tôi đă uống trước hai viên thuốc chống say sóng do Phan đưa, thế mà tôi vẫn thấy người nôn nao khó chịu. Tôi đành phải chui vào trong khoang nằm nghỉ. Đang vật vờ nửa thức nửa ngủ, tôi bỗng nghe tiếng rổn rang, nặng ch́nh chịch của ông thuyền thưởng:

    - Buộc lá cờ vàng, đen lên!

    Dù người rất mệt v́ say song và đă nôn ói hai ba lần, tôi vẫn phải cố ḅ lên xem chuyện ǵ. Trời đă sáng, mọi người đang hướng nh́n về phía mặt trời mọc. Một chiếc tầu mầu trắng toát, cách xa khoảng chừng 5 cây số, đang chĩa mũi về chiếc hải thuyền. Quá xa, và cũng do ánh nắng, tôi không trông rơ mầu cờ của chiếc tầu đó. Thấy anh thợ máy đang quỳ phía mũi thuyền, dán mắt vào chiếc ống nḥm. Tôi cố lần ra, khẽ đặt tay vào vai anh. Anh quay lại, hơi ngạc nhiên khi thấy tôi, anh tươi nét mặt:

    - Tầu của ta, không sao!

    Rồi anh trao ống nḥm cho tôi. Qua ống nḥm, tôi đă nh́n rơ mầu cờ vàng ba sọc đỏ phía cuối tầu. Và, đó cũng là lúc chiếc tầu đang chuyển mũi về phía trái, tức vào bờ. Tôi nhớ chiều hôm trước, lúc ở biệt khu Hải Quân. Phan đă đưa cho ông thuyền trưởng mấy loại giấy tờ, nói là khi nào có tầu của ta kiểm soát, xuất tŕnh giấy lệnh công tác đặc biệt của trung ương. Nhưng, sao lại c̣n phải kéo lá cờ hiệu, con con mầu đen vàng? Tôi vào hỏi ông già, th́ ra đó cũng là mật hiệu của thuyền đi công tác đặc biệt nữa. Mật hiệu này, luôn luôn thay đổi, có khi hàng ngày, có khi hàng tuần.

    Mặt trời đă lên cao, nền trời trong xanh, mặt biển thật yên lành. Tuy vậy, phần v́ bị nôn mửa, phần v́ tôi không hề ăn uống ǵ, nên người rất mệt. Mặc dù cảnh biển trời rất đẹp, thật hùng vĩ, nhưng tôi vẫn phải chui vào khoang nằm.

    Tôi nằm chập chờn, lúc tỉnh lúc mê, nhưng tôi vẫn theo dơi được những diễn tiến của con thuyền. Khoảng gần trưa, thái độ của mọi người có vẻ thận trọng, dè dặt hơn. Cứ 5, 10 phút, lại một người mang ống nḥm ra phía mũi thuyền quan sát một ṿng. Từ ông già thuyền trưởng, cho đến các anh thủy thủ, ai nấy đều trầm tư im lặng, ít nói chuyện hẳn đi. Tôi hiểu, con thuyền đă đi vào vùng biển cùa miền Bắc.

    Ánh nắng đă nhạt dần, một ngày nữa đă trôi qua. Tôi đă biết, từ bác thuyền trưởng đến các anh thủy thủ, trước đây họ đều là dân chài lưới chuyên môn ở Nghệ An. Họ đă chối bỏ bạo quyền vô nhân, khát máu Cộng Sản, di cư vào miền Nam. Họ là những người dân hiền lành chất phác, suốt đời chỉ biết cặm cụi làm ăn. Họ đă ra đi thoát khỏi bàn tay sắt máu của lũ cộng. Họ t́m đến được thế giới tự do. Nhưng, họ c̣n thấy trách nhiệm của họ với những bà con, thân thuộc c̣n ở lại, nên họ đă t́nh nguyện làm công việc này, để góp phần nhỏ bé, giới hạn do cuộc sống đơn giản, ít học thức của họ. Do đấy, t́nh cảm thương yêu đồng bào, đồng chí thật chân phương thắm đượm gần gũi. Thấy tôi bị say sóng, không ăn uống ǵ được, người nào cũng săn sóc, giúp đỡ như ruột thịt anh em. Họ nấu từng bát cháo nóng, đưa từng hộp dầu cao với những cử chỉ thật đậm đà, gần gũi, làm tôi vô cùng xúc động. Lại một đêm nữa trôi đi b́nh lặng.

    Sáng hôm sau, mặt trời phía Đông loé sáng được hơn một tiếng đồng hồ, th́ mạn phái Tây Bắc, từng cụm mây đen to tướng đùn lên, dần dần che lấp cả bầu trời. Không khí tự nhiên oi nồng khác thường. Mặt biển óng 1ên mầu vàng nhợt.

    Mấy ngày này, tôi chỉ húp được sữa, ngồi một lúc hoa mày chóng mặt, tôi lại phải nằm. Gần về chiều, trời vẫn oi ả, giữa biển khơi mà im gió như trong buồng. Nét mặt mọi người đều lộ vẻ lo âu với những hiện tượng không b́nh thường của thiên nhiên.

    Đột nhiên, một anh thủy thủ tay đang cầm ống nḥm ở mũi thuyền, quay lại mặt nhớn nhác, tay chỉ trỏ phía xa xa, miệng nói léo nhéo, nghe không rơ, v́ tiếng máy nổ ồn ào. Mọi người, ngay cả tôi, linh cảm thấy một điều bất thường. Dù mệt, tôi cũng cố cùng mọi người đổ xô ra phía mũi.

    Xa xa, từ phía trái, tức phía trong bờ, có hai chấm đen đang tiến dần về phía chiếc thuyền. Tôi giằng lấy ống nḥm từ tay anh thủy thủ. Rơ ràng hai chiếc ca nô đen x́. V́ c̣n quá xa, nên chưa trông rơ cờ hiệu, nhưng ai cũng hiểu rằng, c̣n chệch vào đâu được nữa, đó chính là ca nô của bộ đội hải quân biên pḥng của Cộng Sản. Không nói ra, nhưng mặt người nào cũng tái đi, lấy cái ǵ để chống đỡ bây giờ? Chịu trận, như con cá đă nằm trên thớt. Tôi liếc nhanh những vật dụng mang theo, tay tôi sờ trong người, mân mê mấy bọc tài liệu con con. Đầu tôi loé lên quyết định, phút cuối cùng sẽ gửi chúng vào ḷng biển cả. Dứt khoát, bằng mọi giá không để tài liệu này lọt vào tay kẻ thù.

    Những bước chân chạy khẩn trương rầm rập. Những tiếng nói to dằn mạnh của mấy ngựi í ới:

    - Mở tốc lực tối đa!

    - Bẻ lái chạy theo hướng phải!

    - Bỏ lưới lên mui, căng ra!

    Hai chấm đen càng lúc càng to, càng rơ ra. Qua bản thân ḿnh, tôi hiểu rằng trống ngực của mỗi người đều tăng nhịp đập theo tiếng máy tầu.

    Sau khi những xốn xang chuẩn bị của mỗi người ạm ổn, tuy không ai bảo ai, nhưng cứ thỉnh thoảng, mọi người lại quay nh́n về phía hai chấm đen với những đôi mắt trắng nhợt. Anh thợ máy chui vào khoang, lấy bức h́nh Đức Mẹ treo cao lên phía vách thuyền. Rồi cũng không ai bảo ai, trừ ông già thuyền trưởng đang lái thuyền, mọi người, anh thợ máy và các thủy thủ, đều ngồi xếp chân bằng tṛn làm dấu, nguyện kinh. Tôi cũng ngồi dậy đọc kinh cùng mọi người. Tiếng cầu kinh râm ran theo tiếng máy vang rền. Tuy đọc kinh, nhưng thỉnh thoảng một cái đầu, lại ngoảnh về phía hai chấm đen, lúc này đă to bằng hai con trâu mộng.

    Mây đen mù mịt, trời càng thẫm dần. Bỗng nhiên pằng, pằng, pằng pằng! Bốn tiếng súng như xé màng tai mọi người, làm cả 7 cái đầu đều quay về phía hai chấm đen một lượt. Tiếng đọc kinh càng to, càng cấp bách hơn. Mọi người đọc kinh “dọn ḿnh chịu nạn.” Khoảng cách của hai chiếc ca nô và chiếc thuyền càng lúc càng ngắn lại. So sức máy của con thuyền với sức máy của hai chiếc ca nô, tôi có cảm tưởng như sức chạy của con gà đối với hai con chó sói.

    Đột nhiên, một làn chớp xanh lè nháng lên. Một tiếng nổ làm rung rinh mặt biển, rồi như tiếng gầm của đại bác, rền vang ngang dọc trên bầu trời. Những hạt mưa lạch tạch ngoài mũi, trên mui thuyền. Gió bắt đầu lồng lộn nổi thổi. Sóng cuồn cuộn nổi lên, mưa gió xoáy mịt mù. Chiếc thuyền dựng lên, ngụp xuống, nhấp nhô giữa muôn ngàn núi sóng. Biển trời gầm rú át cả tiếng đọc kinh và tiếng máy của thuyền. Mọi người đều nh́n lại, hai chiếc ca nô đă mờ mịt trong gió mưa.

    Thoát cái nạn kẻ thù, lại gặp cái nạn cuồng phong, băo tố của biển khơi. Thuyền đă bẻ lái quay về hướng cũ, v́ khi năy sợ quá nên đă chạy ra hướng đại dương. Mưa băo càng cuồng loạn, tiếng đọc kinh càng lớn. Nhiều lúc, tôi tưởng như chiếc thuyền ch́m nghỉm, hoặc vỡ tan ra từng mảnh. Ngồi trong khoang mà mọi người ướt đẫm. Cả chiếc thuyền, chẳng chỗ nào c̣n khô. Người tôi lúc xô sang góc này, lúc đập vào góc kia. Bác già thuyền trưởng đang xệch miệng g̣ người đẩy lái thuyền. Một cơn sóng đánh trùm lên, đánh bật văng bác váo trong góc. Ba anh thủy thủ đổ xô ra, một người đỡ bác, hai người kia chộp lẹ vào cần tay lái. Bác già đă vươn ngay dậy được, xông đến tiếp tay cho hai anh thủy thủ đang nghiêng ngả với chiếc bánh lái.

    Người tôi lạnh run, mệt lả, v́ mấy ngày không ăn. Tôi tưởng chắc phen này sẽ về ḷng đại dương, chấm dứt một cuộc đời ch́m nổi mưa gió.

    Chừng nữa giờ sau mưa tạnh, gió dịu dần, biển khơi đất trời nguôi cơn giận. Màn đêm đă bao phủ cả bầu trời. Tôi đưa mắt nh́n khắp chung quanh, chỉ một mầu xám xịt, chẳng c̣n thấy bóng dáng hai con trâu điên đâu nữa. Chính chúng cũng đă phải chạy thoát thân, và có lẽ chúng nghĩ rằng, chiếc thuyền bé nhỏ của chúng tôi hẳn đă làm mồi cho cá biển.

    Thuyền chạy được 5- 6 giờ nữa, lúc này đă gần 12 giờ đêm. Trời lại bắt đầu nổi gió, và mưa cũng trở lên đầy hạt. Gió thật mạnh, quay cuồng, gió quất vào những khe ngách con thuyền. Gầm rít lên như muốn xé tan con thuyền bé nhỏ, cô đơn, giữa sự giận khùng của đại dương bao la.

    Trận băo này thật là khủng khiếp. Người nào cũng phải ôm gh́ lấy khung thuyền. Ai cũng thấy nếu lỏng tay, không bị gió dữ th́ cũng bị những cơn sóng thần sầu như trái núi hất tung người xuống biển. Chung quanh, mọi người chỉ c̣n nghe thấy tiếng ầm ầm của sóng gió thét gào. Tiếng máy thuyền như im bặt. Có chăng đây đó, thỉnh thoảng là tiếng kêu Chúa, hoặc gọi cha mẹ, ré lên rồi tắt ngủm trong màn đêm.

    Giữa lúc cái sống và cái chết ở cạnh nhau này, tôi thấy ông già thuyền trưởng vung cánh tay như vẫy tôi, miệng của ông há to, tôi không nghe thấy tiếng gọi. Tôi vận sức, nắm chặt khoang thuyền, lết lần từng bước về phía ông. Tôi cảm thấy, ông gọi tôi chắc có việc nan giải. Phần v́ người ướt như chuột trong cống, lạnh run, phần khác v́ sức tôi quá yếu (hai ngày hai đêm không ăn) nên tôi trượt chân, chới với tưỡng đă lao xuống biển nếu tôi không nhanh tay, chộp được một cái cọc ở mé thuyền và cùng lúc đó, hai anh thủy thủ vồ được hai chân tôi kéo lại.

    Có lẽ, v́ thấy quá nguy hiểm, nên ông già thuyền trưởng vừa gào, vừa ra hiệu cho hai anh thủy thủ khác ra giữ lái thuyền thay ông. Khi ông và tôi đă ḅ vào được trong khoang, ông nh́n tôi giọng hổn hển ngắt quăng v́ rét và v́ mệt:

    - Đă đến điểm đổ bộ rồi. Chỗ này c̣n cách bờ khoảng 20 cây số. Với kinh nghiệm chài biển của tôi, trời đang giông băo thế này, nếu thuyền vào bờ, sẽ bị đắm. V́ thông thường, sóng cách bờ 5- 10 cây số dữ dội hơn ngoài biển khơi nhiều. Cơn băo hiện nay chưa biết bao giờ sẽ dứt. Vậy hoàn toàn do cán bộ quyết định đi vào hay đi … về?

    Thật là một vấn đề nan giải giữa sống và chết. Bao nhiêu công lao khó nhọc, đă đến đây, chả lẽ quay về? Để có thể quyết định được dứt khoát, tôi hỏi lại ông:

    - Hay bỏ neo tại đây, chờ hết băo ta vào?

    Ông cười, miệng méo xệu, trong khi ba anh thủy thủ mở to mắt nh́n tôi như nh́n một con quái vật. Cuối cùng, ông già nói gằn giọng như ông đang căi nhau:

    - Không thuyền nào bỏ neo ở giữa biển, dù có bỏ neo cũng không tới, mà nếu có tới, trời đang gió băo thuyền sẽ lướt đi theo sóng không đứng yên. Đậu lại, hoặc chết máy lúc này th́ chỉ một cơn sóng cũng ch́m nghỉm. Chưa nói, nếu sáng mới hết băo, lúc đó ban ngày, đậu đây, chẳng khác nào chiếc mồi mời tầu công an ra mang vô.

    Tôi nh́n ông, tuy mệt và rét mà ông vẫn phải nói nhiều, nói dài. Ông đă gợi hết đường ngơ cho tôi rồi. V́ vậy, sau một phút đắn đo, tôi khoát tay, dơng dạc hai tiếng:

    - Quay về!

    Óc tôi lướt nhanh, nếu chỉ một ḿnh tôi, sống chết cũng vào, v́ đă đi th́ dứt khoát chẳng quay về. Nhưng ở đây, c̣n 6 sinh mạng nữa, mỗi người là một chùm liên hệ gia đ́nh, tôi không được quyền liều lĩnh.

    Ba anh thủy thủ cùng ngồi trong khoang nghe tôi nói quay về, mắt họ sáng lên, ngực họ như xẹp xuống v́ được x́ hơi ra. Ông thuyền trưởng quay lại phía lái, chụm hai bàn tay trước mồm làm loa, gào to:

    - Bẻ lái quay về miền Nam. Phải coi chừng chiều gió và sóng.

    Các anh thủy thủ đúng là đi biển có kinh nghiệm. Chiếc thuyền nhẹ lướt, quay nghiêng, rồi trực chỉ mũi về hướng Nam. Bây giờ, thuyền lại xuôi gió và sóng. Riêng tôi, v́ mệt mỏi và những suy tư, nặng chĩu trong ḷng, tôi nằm liệt ở trong khoang, chẳng muốn biết ǵ nữa ở bên ngoài. Tôi nằm thiếp dần, mê man. Sáng hôm sau, trời yên biển lặng, tôi vẫn chỉ mơ mơ màng màng, rồi tôi lại thiếp đi. Măi cho tới khi anh thợ máy lay tôi dậy. Tôi nh́n miệng anh nói, nhưng giọng Nghệ An thật khó nghe, có lẽ v́ mệt quá nên tai tôi ù lên chăng? Thấy tay anh cầm bát cháo con con đang bốc khói, và qua ánh mắt, tôi hiểu anh muốn bảo tôi cố ngồi dậy húp bát cháo này! Thái độ của anh, đă xoa dịu phần nào những nỗi niềm nặng chĩu u buồn trong ḷng tôi. Tôi chống tay ngồi dậy, đón nhận t́nh anh. Tôi chỉ biết nh́n anh bằng ánh mắt biết ơn.

    Bên ngoài, ánh nắng chiều đă xiên khoai vào khoang thuyền. Sau khi húp hết được bát cháo nóng, người tôi như thêm phần sinh khí. Tôi ḅ dậy, chui ra ngoài mũi thuyền, ngồi dựa vào mui. Tôi đưa mắt nh́n ra phía chân trời xa xa, nơi có miền Nam thân yêu đang đợi chờ. Đột nhiên, một ư nghĩ len vào hồn, làm tôi tư lự đăm chiêu. Tôi đă bỏ dở công tác phải quay về. Đường đi không đến, dù rằng chẳng phải do ḿnh muốn, tôi vẫn cảm thấy như có áng mây buồn vương vấn trước mắt.

    Cảnh chiều tàn trên đại dương làm cơi ḷng tôi sầu nặng. Thêm nữa, đây vẫn c̣n là đất địch, nên tôi lại chui vào khoang.

    Một đêm, một ngày nữa trôi qua. Đến đêm thứ năm, kể từ ngày đi, thuyền mới về vĩ tuyến 17, đến phần đất của miền Nam tự do. Như đă nói trên, v́ mang một tâm sự không vui, phần khác v́ say sóng không ăn uống ǵ được, làm người càng mệt, nên trên suốt đường về tôi cứ nằm li b́. Măi tới gần nửa đêm, tôi nghe loáng thoáng nhiều tiếng ồn ào quát tháo. Một vài vệt đèn “pin” chiếu lấp loáng vào trong khoang thuyền. Một chiếc tầu tuần nào đó thuộc Hải Quân của ta, đến kèm sát để hỏi giấy tờ, dù thuyền đă đánh tín hiệu bằng đèn “pin” trước rồi. Một chiếc ca nô nhỏ, trên lố nhố một số người, cặp vào phía mũi thuyền. Tôi không muốn họ nh́n thấy, tôi kéo chiếc chăn đơn che mặt và vẫn nằm yên. Một lúc sau, thuyền lại tiếp tục đi. Mờ sáng hôm sau, thuyền về tới bến cũ trong Biệt Khu Hải Quân.

    (c̣n tiếp)

    Đặng Chí B́nh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 13-03-2012, 02:32 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 18-02-2012, 07:28 PM
  3. ĐỚI BỈNH QUỐC B̀NH THIÊN HẠ
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 9
    Last Post: 13-09-2011, 05:23 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 31-05-2011, 12:45 PM
  5. CSVN Chạy Mặt "B́nh Luận Viên Giống Cái"!
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 05-09-2010, 03:57 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •