(LTS Việt Báo: Điểm dị thường trong cuộc vận động chủ quyền Hoàng Sa là chuyện nhà nước Hà Nội chần chừ, do dự, chậm răi… có vẻ như bất đắc dĩ mới nhắc tới quần đảo Hoàng Sa. Bài của tác giả Nguyễn Duy-An kể về chi tiết lạ thường này trong cuộc vận động từ nội bộ National Geographic, nơi tác giả giữ chức vụ Senior Vice President của National Geographic.)
Đầu tháng 8 năm 2011, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Nguyễn Nhă đă ghé thăm trụ sở National Geographic tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và gởi tặng tôi một ấn bản luận án Tiến Sĩ Sử của ông hoàn tất năm 2003 là “Quá Tŕnh Xác Lập Chủ Quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” được ông dịch sang tiếng Anh với tựa đề “Documents on Viet Nam’s Sovereignty over Paracels & Spratleys.”

Trong cuộc gặp gỡ thân t́nh này TS Nguyễn Nhă đă hỏi tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” xảy ra đầu năm 2010, và cứ thắc mắc tại sao tôi không bao giờ “lên tiếng” về việc này mặc dầu trong các diễn đàn cũng có nhiều người nhắc đến tên tôi. Thực ra, tôi đă ghi lại những diễn tiến “Bản Đồ Hoàng Sa” ngay từ đầu nhưng quyết định không phổ biến v́ lời khuyên của một người đàn anh rất nổi tiếng trong giới truyền thông của người Việt tại Hoa Kỳ: “Em t́m cách nào ‘danh chính ngôn thuận’ để National Geographic chịu sửa lại chú thích trong bản đồ của họ; rồi chờ khi mọi chuyện lắng đọng hăy ‘x́ ra’ chứ ngay lúc này th́ không nên v́ em sẽ bị ‘chụp mũ và trù dập’ từ chết tới bị thương…!”

Câu chuyện bản đồ Hoàng Sa sau đó cũng được National Geographic sắp xếp ổn thỏa và hợp lư, nhưng v́ công việc bề bộn nên tôi chưa hoàn tất bài viết. Tuy nhiên, sau lần gặp gỡ TS Nguyễn Nhă và nhất là những cuộc biểu t́nh xảy ra liên tiếp ở trong nước cũng như ở hải ngoại từ mấy tháng nay nhằm phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên Biển Đông đă thúc đẩy tôi phải sửa lại và phổ biến bài viết này để chia sẻ với các bạn.

Trước hết, tôi xin khẳng định là công việc của tôi ở National Geographic không liên quan ǵ tới việc làm bản đồ nhưng v́ là người Việt Nam nên dầu muốn dầu không, tôi cũng phải “get involved” v́ việc này liên quan trực tiếp đến “quê hương yêu dấu” của ḿnh.

Đầu tháng 3 năm 2010, văn pḥng “Communications” báo cho tôi biết về việc có 3 người Việt Nam là các ông Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá và Lê Quang Long, với tính cách cá nhân đă gởi thư yêu cầu National Geographic giải thích về việc đổi tên quần đảo “Paracel Islands” thành “Xisha Qundao” (China) và xóa bỏ tên “Hoàng Sa” một cách thiên vị, không đúng với lịch sử, và sẽ ảnh hưởng đến những tranh luận có tính cách pháp lư quốc tế trong nhiều năm. Họ báo cho tôi biết việc này v́ chắc chắn sẽ có nhiều cơ quan truyền thông và hội đoàn người Việt liên lạc trực tiếp với tôi để “chất vấn” như chuyện đă xảy ra mấy năm trước khi National Geographic gọi “Sông Hương” là “Sông Huế” trong một cuộc thi chung kết giải “National Geographic Bee” ở Hoa Thịnh Đốn.

Để chuẩn bị cho ḿnh một ít kiến thức căn bản về việc làm bản đồ ở National Geographic, tôi liên lạc với một trong những nhân viên kỳ cựu trong nhóm “Bản Đồ” để hỏi về việc “đổi tên” quần đảo Paracel Islands. Ông ấy đă cho tôi biết một chi tiết rất quan trọng là đối với những vùng đất “đang tranh chấp”, ít nhất là 10 năm một lần, những người phụ trách bản đồ khu vực đó sẽ liên lạc với các chính phủ liên quan để xem có ǵ thay đổi hay không, nếu hai bên vẫn c̣n tranh chấp th́ cứ theo ấn bản cũ như trường hợp quần đảo Falkland Islands giữa Anh Quốc và Argentina. Riêng quần đảo Paracel Islands “Hoàng Sa” th́ hơi đặc biệt v́ từ hơn một năm trước, nhóm của ông ta cũng gởi thư xin “xác định” tới cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng họ không hề nhận được trả lời từ Việt Nam; trong khi đó, Trung Quốc th́ ngược lại, không những họ “khẳng định chủ quyền” trên quần đảo Paracel Islands mà c̣n chính thức mời một nhân viên đến tham quan cho biết thực hư. Ông ta bảo tôi: “Anh nghĩ xem, khi anh tận mắt chứng kiến từ phi trường tới hải cảng, từ các văn pḥng hành chính đến chợ búa đều do Trung Quốc điều hành, và họ c̣n dẫn chứng giấy tờ để chứng minh họ là chủ th́ anh nghĩ vùng đất đó thuộc về ai? Bây giờ muốn sửa lại, chúng ta cần có tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam!”

Tôi đang phân vân không biết tính sao th́ ngày 10 tháng 3, 2010 anh Đỗ Hùng (báo Thanh Niên ở Sàig̣n, Việt Nam) liên lạc email và điện thoại nói chuyện với tôi về những bài báo và các diễn đàn đang “bùng nổ” về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa của National Geographic” và hỏi tôi có cách nào hỗ trợ để “đ̣i lại chính nghĩa” cho người Việt. Đă biết trước nguyên tắc làm việc của nhóm “Bản Đồ” nên tôi nói với anh Hùng là phải t́m mọi cách để có tiếng nói chính thức từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Thêm vào đó, tôi cũng gợi ư cho phát ngôn viên chính thức của National Geographic liên lạc trực tiếp với Ṭa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn để thúc dục họ lên tiếng xác định chủ quyền về quần đảo Paracel Islands. Cùng ngày hôm đó, nhân viên của báo Khoa Học và Đời Sống từ Hà Nội cũng liên lạc với tôi về chuyện bản đồ, tôi cũng nhấn mạnh thêm về việc “phải có” tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam. Và cũng từ hôm đó, ngày nào tôi cũng nhận được hàng trăm email và điện thoại “chất vấn” về việc làm “sai trái” của National Geographic. Cũng có một số đài truyền thanh, truyền h́nh và báo chí người Việt tại Hoa Kỳ muốn phỏng vấn tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” nhưng tôi chỉ trả lời là tôi không được phép, và xin họ liên lạc trực tiếp với bà Cindy Biedel là người được trao nhiệm vụ tiếp xúc với các cơ quan truyền thông về việc này.

Tôi cũng giải thích cho nhiều người về việc gởi thư tới địa chỉ của nhóm “Bản Đồ” thay v́ gởi cho ông chủ bút của National Geographic Magazine, và điều quan trọng nhất là t́m cách vận động để chính phủ Việt Nam phải chính thức lên tiếng.

Thêm vào đó, tôi cũng gởi email trả lời cho một số đoàn thể và cơ quan truyền thông đang kêu gọi và vận động xin chữ kư gởi thư yêu cầu National Geographic đổi tên quần đảo Paracel Islands là tên của ông chủ bút của National Geographic Magazine là Chris Johns chứ không phải Chris Jones, nhưng rồi không thấy ai trả lời và tất cả các thư gởi đến National Graphic cũng “copy” lẫn nhau nên sai vẫn hoàn sai. Kể ra cũng hơi buồn v́ ḿnh viết thư yêu cầu người ta sửa tên một quần đảo trên bản đồ thế giới mà chính lá thư của ḿnh lại viết sai tên người nhận… và người đó lại nổi tiếng khắp thế giới!

Tối ngày 13 tháng 3, các báo Thanh Niên, Khoa Học và Đời Sống… chuyển cho tôi văn bản cuộc họp báo ở Hà Nội với lời tuyên bố “Bản đồ ghi ‘Paracel Is. China’ do National Geographic công bố là sai, chúng tôi yêu cầu National Geographic sửa lỗi này” của phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, và khẳng định “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh căi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Sau khi nắm được trong tay văn kiện này, sáng sớm hôm sau tôi đă nhắc bà Cindy Biedel liên lạc với Ṭa Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn để tham khảo, cũng như liên hệ với nhóm “Bản Đồ” của National Geographic để thúc đẩy họ triệu tập một cuộc họp hầu t́m ra phương hướng giải quyết tốt nhất và nhanh nhất v́ phản ứng giận dữ của người Việt đang “bùng nổ” rất mạnh mẽ cả trong nước lẫn hải ngoại.

Mấy ngày sau, tôi nhận được thư mời tham dự một cuộc họp khoáng đại sau khi nhóm “Bản Đồ” đề nghị và được Uỷ Ban Chính Sách Bản Đồ (The National Geographic Society’s Map Policy Committee) chấp thuận cách thức sửa đổi trước khi thông báo với giới truyền thông và các hội đoàn liên quan: “National Geogaphic sẽ chỉ sử dụng tên quốc tế Paracel Islands và xóa bỏ chữ China trong những bản đồ có tỷ lệ xích nhỏ (smaller-scale world maps) và sẽ chú thích thêm chi tiết ‘Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974 và gọi là Xisha Qundao, Việt Nam vẫn đ̣i chủ quyền và gọi là Hoàng Sa’ trong những bản đồ có tỷ lệ xích lớn hơn (larger-scale regional, continental, and sectional maps).

Vào ngày 25 tháng 3 năm 2010, National Geographic đă gởi thông báo về việc thay đổi này cho hai ṭa đại sứ Việt Nam và Trung Quốc cũng như các cơ quan truyền thông và hội đoàn người Việt.
Trong suốt mấy tuần lễ “dầu sôi lửa bỏng” về “Bản Đồ Hoàng Sa”, và lai rai cả gần năm nay, tôi nhận được không biết bao nhiêu là email và điện thoại của người Việt khắp nơi “hỏi thăm sức khỏe!” Tôi cảm nhận được ḷng yêu nước, tinh thần đấu tranh dũng cảm và đoàn kết của mọi người, đặc biệt là giới trẻ, bất kể đang ở trong nước hay hải ngoại, ai ai cũng xúc động và bồn chồn lo lắng trước viễn ảnh mất biển, mất đảo, mất đất… Tôi đă buồn thật nhiều khi có những người “trách móc” hay “chửi bới” cá nhân tôi v́ chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” đă xảy ra; tôi cũng vui thật nhiều v́ có nhiều người thông cảm và hiểu rằng khi tôi làm việc ở National Geopgraphic không có nghĩa là “đồng lơa” với việc sửa tên “Hoàng Sa” thành “Xisha Qundao” trong Bản Đồ Thế Giới.

Đă nhiều đêm tôi thao thức, và cũng đă hơn một lần tôi tự hỏi không biết ḿnh phải làm ǵ khi “quê hương yêu dấu Việt Nam” càng ngày càng đi vào ngơ cụt!

Trong lúc tôi ngồi viết lại những ḍng này trong một dinh thự to lớn và hiện đại ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn th́ bên kia bờ biển Thái B́nh Dương, mẹ và các em, các cháu của tôi cùng với hơn 80 triệu đồng bào thân thương đang sống những tháng ngày khốn khổ v́ ngư phủ không dám ra khơi, nông dân không có hạt giống v́ nạn lũ lụt và hạn hán hàng năm khi rừng không c̣n nữa, công nhân đi làm lĩnh lương không đủ mua cơm ngày hai bữa…

Và buồn thật nhiều khi tôi rảo khắp Sàig̣n suốt một ngày cũng không t́m mua được một món hàng không có chữ “Made in China”; có chăng chỉ t́m được một vài mặt hàng có “bao b́” chế tạo tại Hoa Kỳ hay các nước Tây Phương nhưng trong ruột lại chứa “hàng nhái” từ Trung Quốc!

Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn c̣n đây nhưng “Quê Mẹ” rồi sẽ về đâu?