Sau khi nhận được sự phản đối quyết liệt của các học giả Việt về đường lưỡi ḅ phi pháp mà tác giả TQ đă sử dụng trong bài báo đăng các tạp chí quốc tế, cuối cùng th́ tạp chí Science, một tạp chí hàng đầu trên thế giới có chỉ số trích dẫn (Impact factor) thuộc hàng cao nhất, đă phải ra một thông báo như sau:
(đường dẫn: http://www.sciencemag.org/content/333/6051/1824.2.full, hay có thể xem trực tiếp file Science-2011–1824 luoi bo nếu không có bản quyền truy cập).

Cụ thể, từ kinh nghiệm bài báo [X. Peng, Science 333, 581 (2011)] có dính đường lưỡi ḅ phi pháp, nay tạp chí Science khẳng định “Science does not have a position with regard to jurisdictional claims in the area of water included in the map. We are reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes”.

Tạm dịch: “Tạm chí Science không có vai tṛ ǵ về các tuyên bố chủ quyền trong vùng biển được bao gồm trong bản đồ (đăng trong bài báo đă nêu – UVL). Chúng tôi đang kiểm tra lại quy tŕnh nhận đăng các bài báo có liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương lai tạp chí Science không ủng hộ hay không có vai tṛ ǵ trong các vụ tranh chấp chủ quyền lănh thổ.”

Như vậy sắp tới TQ sẽ không c̣n cơ hội nào lợi dụng các tạp chí khoa học để tuyên truyền với quốc tế về cái đường lưỡi ḅ phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Bởi lẽ, một khi một tạp chí hàng đầu như Science tuyên bố một cách khoa học và đúng đắn như thế th́ các tạp chí khác cũng khó ḷng mà làm khác (tức phản khoa học).

Đây là một thắng lợi to lớn của học giả Việt trong việc bảo vệ biển đảo thân yêu của tổ quốc.

TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan

Ps: Xin chân thành cảm ơn những học giả Việt đă lên tiếng mạnh mẽ trong thời gian qua.