Results 1 to 4 of 4

Thread: Đời thủy thủ lênh đênh.

  1. #1
    Member
    Join Date
    25-09-2011
    Posts
    172

    Đời thủy thủ lênh đênh.

    Đời thủy thủ lênh đênh.

    Tàu Hoa Sen trước đây là một chiếc phà chở khách và xe hơi giữa các đảo của Ư, đóng vào năm 2000. Chiếc phà này hoạt động đến khoảng năm 2007; sau khi vá đáy, tân trang được đem bán cho Vinashin, đổi tên thành tàu Hoa Sen với giá 60 triệu euro. Thua lỗ v́ liên tục phải sửa chữa, trong quá tŕnh hoạt động bị giữ ở Hàn Quốc với số tiền chuộc 6,5 triệu USD. Tiếp tục bị giữ ở Trung Quốc với các khoản phí phát sinh gần 11.000 USD/ngày. Đến nay thành một một thứ của nợ – như nhiều thứ của nợ khác: nếu bỏ th́ càng ḷi ra số tiền lỗ ngất trời của Vinashin, nếu giữ th́ ngày trở thành cái gai lớn trong mắt bàn dân thiên hạ. Nhưng v́ là tài sản nhà nước nên bỏ hay giữ cũng chẳng phải việc cần đến ư kiến của bất kỳ vị “nhân dân” nào.




    Vinashin, tập đoàn tầu thủy thua lỗ trên 1000 tỉ đồng

    Lặng lẽ hơn Hoa Sen, chuyện của con tàu Hoàng Sơn Sun đă vào đoạn kết. Sau 8 tháng bị hải tặc Somalia bắt giữ, chiều ngày 23/9, 24 thuyền viên tàu Hoàng Sơn Sun đă có mặt ở sân bay Nội Bài (Hà Nội). Tàu Hoàng Sơn Sun bị cướp biển Somalia bắt giữ vào chiều 18/1/2011 khi đang trên đường chở quặng sắt về cảng Hải Pḥng tại vị trí cách cảng Muscat của Oman khoảng 520 hải lư (836km). Công ty Hoàng Sơn có trụ sở tại Thanh Hóa và chi nhánh hoạt động tại Hải Pḥng. Đây là vụ cướp đầu tiên xảy ra đối với tàu Việt Nam, để giải quyết sự vụ, công ty Hoàng Sơn phải liên lạc với hai công ty tư vấn quốc tế tận bên Mỹ để được tư vấn.

    Khác với vụ tàu Hoa Sen, vai tṛ của các cơ quan nhà nước trong vụ tàu Hoàng Sơn Sun cứ mờ nhạt dần. Ngoại trừ chi tiết, các cơ quan chức năng nhà nước đưa ra quyết định: không được tiết lộ giá tiền chuộc (1). Ngay từ đầu, các cơ quan chức năng đă xác định giải pháp duy nhất là bỏ thí tàu và thủy thủ đoàn cùng món tiền chuộc cho doanh nghiệp sở hữu con tàu. Hướng giải quyết này giúp nhà nước thỏa được cả hai điều kiện: không phải mất tiền lẫn trách nhiệm bắt buộc phải có. Mọi chuyện rơ ràng hơn khi Sở Ngoại vụ Hải Pḥng ra thông báo, với lư do an toàn của thủy thủ đoàn và tàu đang bị giam giữ, Bộ Ngoại giao yêu cầu đại sứ quán Việt Nam tại các nước trong khu vực giáp Somalia tích cực liên hệ kênh thông tin theo hướng đàm phán nộp tiền chuộc.

    Câu chuyện có vẻ như ch́m vào quên lăng hoặc cố t́nh ai đó muốn ém nhẹm. Nếu với Hoa Sen th́ chỉ mất tiền và một tư niềm tin c̣n sót đâu đó, c̣n vụ tàu Hoàng Sơn Sun th́ không chỉ có mất khoản tiền chuộc chừng độ 3 – 3,5 triệu USD (tùy nguồn tin) mà c̣n dính nhiều thứ khác.

    Những ngư phủ lạc loài

    Trước vụ tàu Hoàng Sơn, đă có nhiều lần thủy thủ Việt Nam bị cướp biển Somalia bắt cóc. Từng có 23 thuyền viên gặp nạn hải tặc trên các tàu Đài Loan (2), đàm phán với hải tặc thành “chuyện riêng” của chủ tàu nước ngoài; việc bỏ tiền chuộc thường được xem là giải pháp đương nhiên thực hiện, chẳng ai [?] phải có trách nhiệm liên đới cả. Sự việc lần này khác rất xa những lần trước, tàu Hoàng Sơn tuy treo cờ Mông Cổ nhưng thuộc sở hữu doanh nghiệp Việt Nam, toàn bộ thủy thủ đoàn cũng đều là người Việt Nam. Khi sự cố xảy ra, ban giám đốc công ty Hoàng Sơn đơn độc đứng ra làm việc với hải tặc… Trong quá tŕnh đàm phán này có chi tiết rất đáng cho người ta kể lại… Phía người đàm phán đưa ra hàng loạt dữ liệu để chứng minh rất nghèo, như: các số liệu về GDP đầu người, về ngành hàng hải Việt Nam, kể cả về nông dân… để thuyết phục rằng Việt Nam rất khổ. Chi tiết này được ghi nhận như một thủ thuật đàm phán hơn là thái độ bày tỏ một thực trạng mà ai cũng biết… kể cả cướp biển Phi châu.

    Các thuyền viên bị bỏ đói và phơi nắng, sống lay lắt bằng khoai tây và bột mỳ bố thí của cướp biển. Có những ngày họ bị khan hiếm lương thực đến nổi phải t́m những hạt gạo mốc c̣n sót lại trên boong, đem nấu cháo, san sẻ nhau cầm cự. Họ phải sống dưới họng súng trong tủi nhục như những kẻ vô thừa nhận… Trong hơn tám tháng căng thẳng đó, nhà nước đă làm ǵ hỗ trợ cho các công dân của ḿnh… Ở đây không thể đổ hết trách nhiệm lên doanh nghiệp, một khi doanh nghiệp đó c̣n khai báo thuế. Cũng may là công ty Hoàng Sơn thiện chí, c̣n không, chẳng ai biết số phận 24 thuyền viên này sẽ đi về đâu.

    Theo đà hội nhập thế giới, t́nh cảnh thuyền viên Việt Nam rơi vào cảnh đơn độc trên các vùng biển quốc tế xảy ra ngày càng nhiều. 8 thuyền viên ở Burma (tháng 10/2010), 10 thủy thủ bị bỏ đói ở Ấn Độ (tháng 2/2011), 27 thuyền viên ở Indonesia (tháng 3/2011)… danh sách này sẽ không dừng lại ở đây. Tin kêu cứu của thuyền viên Việt Nam bị bỏ rơi c̣n phát ra nhiều nơi khác, từ: Maldives, Nigeria… Các thuyền viên loay hoay chẳng biết trông cậy vào ai. Ngoài ra trong số ngư phủ Việt Nam làm việc trên các tàu câu cá ngừ Hàn Quốc, khai thác san hô Đài Loan đă có nhiều người bỏ mạng trên biển.

    Thái độ hùng hùng hổ hổ với người trong nước đă bị rơi rớt nơi nào khi đứng trước bạo lực của cướp biển hoang dă. Qua sự việc này, có quá đáng chăng, khi lượng giá sức mạnh ư chí của các lực lượng vũ trang Việt Nam hiện nay chỉ trị giá khoảng hơn 3 triệu USD !? Lời cầu cứu của công ty Hoàng Sơn đề xuất với các cơ quan, tổ chức nhà nước trung ương và địa phương cùng hỗ trợ công ty để giải cứu cho các thủy thủ vẫn c̣n tồn tại – ngay cả khi các thuyền viên đă về tới Việt Nam. Nhà nước đương quyền không thể từ chối trách nhiệm bảo vệ các công dân của ḿnh.

    Tiền có thể mất…

    Ngày 21/1/2011, lực lượng đặc nhiệm hải quân Hàn Quốc đă giải cứu thành công tàu chở hóa chất của quốc gia này bị cướp trên Ấn Độ Dương, toàn bộ thủy thủ đoàn được an toàn. Đích thân tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak chỉ thị tiến hành chiến dịch trên. Chỉ một ngày sau đó, một tàu dầu khác của Malaysia bị cướp biển Somalia tấn công, thủy thủ đoàn kịp thời phát tín hiệu cầu viện. Lập tức hải quân, biệt kích và trực thăng chiến đấu của quân đội Malaysia được điều tới khu vực này, cách Oman 555 cây số. Toàn bộ bọn cướp biển bị bắt và thủy thủ đoàn được giải cứu.

    Nếu xét về lợi ích vật chất, những cuộc giải cứu như vậy rất tốn kém. V́ phải điều lực lượng hải quân và không quân truy đuổi nhiều ngày, trên một hải tŕnh quá xa: từ châu Á đưa sang tận vùng biển châu Phi. Ngoài những tốn kém vật chất mà c̣n cả những thiệt hại về nhân mạng có thể xảy ra trong các cuộc đấu súng. Vậy tại làm sao Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vẫn chỉ thị tiến hành chiến dịch giải cứu trên và Thủ tướng Malaysia không từ chối. Có lẽ các ông ấy rất thông suốt một nguyên tắc sinh tử đối với một đất nước: tiền có thể mất, máu có thể đổ nhưng danh dự quốc gia không thể bị xem thường! Sâu xa hơn, hành động quan tâm của nhà nước đối với sự tự do của mọi công dân là trách nhiệm đáng thực thi, không phải là những lời bốc phét cho sướng miệng.

    Một địa chỉ khả tín

    Một địa chỉ các thuyền viên Việt Nam cần biết đó là Liên đoàn Công nhân Giao thông vận tải Quốc tế (The International Transport Workers’ Federation – ITF). ITF hoạt động trong lănh vực giao thông vận tải, liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau, như: công nhân bến tàu, giao thông đô thị, vận tải đường bộ, đường sắt… và thuyền viên. ITF luôn cất lên tiếng nói bày tỏ tinh thần đoàn kết với công nhân đ́nh công, bởi ITF tin rằng cách tốt nhất giúp cho người công nhân vận chuyển xây dựng các cấu trúc toàn cầu là ủng hộ các công nhân này trong cuộc đấu tranh của họ.

    ITF đă giúp đỡ những người đi biển từ năm 1896 và đại diện cho lợi ích của thuyền viên trên toàn thế giới, trong đó có hơn 600.000 thành viên của các công đoàn trực thuộc ITF. ITF đang làm việc để cải thiện điều kiện cho người đi biển của tất cả các dân tộc và đảm bảo các quy định đầy đủ của ngành công nghiệp vận chuyển để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. ITF giúp đỡ mọi thuyền viên gặp nạn bất kể quốc tịch của họ hoặc cờ của con tàu họ đang phục vụ (3). Trong hoàn cảnh tự lực cánh sinh hiện nay và những con tàu không thể suốt ngày nằm ụ, các thuyền viên Việt Nam rất cần biết những địa chỉ như thế này.

    Nên bớt những tṛ lố tuồng

    Nỗi khổ đời lao động không đơn giản là tâm điểm dư luận trong một ngày mà là một thực trạng đă kéo dài nhiều năm tháng. Biển luôn dập dềnh, đời thủy thủ Việt Nam ngoài việc phải lênh đênh theo từng cơn sóng c̣n có vị mặn chát của biển. Nguyên nhân bị bỏ rơi th́ rất nhiều song thảm cảnh bơ vơ của người đi biển đều đau xót giống nhau. Có một điều rất lạ đối với một quốc gia biển, ngày vinh danh những người đi biển hồi năm ngoái (25/6/2010) trôi qua rất lặng lẽ, mặc dù Việt Nam gia nhập Tổ chức Hàng hải Quốc tế – International Maritime Organization (IMO) từ năm 1984. Một chiến lược biển dù rộng dài đến đâu cũng thành những khẩu hiệu rỗng tuếch nếu không bắt đầu bằng sự quan tâm thiết thực đối với các thuyền viên.

    Với sức chiến đấu hiện nay của lực lượng hải quân Việt Nam mà đ̣i phải đi giải thoát con tin gặp cướp biển như Malaysia hay Hàn Quốc là một yêu cầu không tưởng. Nhưng một khi các quan chức không thấy những khoản tiền chuộc như với tàu Hoàng Sơn Sun là nỗi nhục quốc gia th́ việc lên gân bảo vệ biển đảo coi chừng thành tṛ lố tuồng. Có những thứ như quốc thể, lănh hải… không thể chuộc bằng tiền và dă tâm của bọn cướp trên biển Đông lớn hơn rất nhiều so với đồng nghiệp chúng ở Somalia.


    Nguyễn Việt
    Nguồn: ( http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-w...archives/43643 )
    Last edited by Vincent Le; 10-10-2011 at 01:53 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-09-2011
    Posts
    172

    200 ngày dưới họng súng cướp biển.

    200 ngày dưới họng súng cướp biển.
    -
    Kỳ 1: Trong địa ngục trần gian

    Tháng 1.2011, tàu Hoàng Sơn Sun (của Công ty TNHH vận tải biển Hoàng Sơn) chở 22.000 tấn quặng mịn từ cảng Bik (Iran) sang Trung Quốc. Đến ngày 17.1, cướp biển Somali bất ngờ tấn công tàu và bắt giữ 24 thuyền viên tại vị trí cách cảng Muscat (của Oman) khoảng 520 hải lư ( 836 km).

    Sống dưới họng súng của cướp biển Somalia hơn 200 ngày, 24 thủy thủ người Việt không được ăn một cọng rau xanh, họ phải vét gạo mốc dưới hầm tàu nấu cháo. Bữa ăn tươi của thủy thủ trong dịp tết cổ truyền là 2 tấm da dê do bọn cướp “ban ơn”.
    Tàu Hoàng Sơn Sun dài 157m, rộng 22m, trọng tải 22.000 tấn, nơi 24 thủy thủ sống hơn 200 ngày trong tay cướp biển - ảnh do công ty Hoàng Sơn cung cấp

    Cơm gạo mốc.

    Hai ngày sau khi về đến Hải Pḥng, 24 thuyền viên của tàu Hoàng Sơn Sun vừa thoát khỏi tay cướp biển Somali đă được đưa đến Bệnh viện Việt - Tiệp (Hải Pḥng) để khám sức khỏe. Tất cả các thủy thủ đều bị sụt cân, đau nhức khắp người… Nhớ lại 8 tháng sống trong “địa ngục trần gian” (từ 17.1 đến 16.9), các thủy thủ không khỏi rùng ḿnh.

    Bên ngoài hành lang BV, đầu bếp Lê Đ́nh Huy kể cho chúng tôi chuyện nổi da gà trên con tàu Hoàng Sơn Sun.

    Huy cho biết, sau khi khống chế tàu và dồn các thủy thủ giam vào buồng lái, bọn cướp biển lục lọi khắp tàu và vơ vét sạch tiền bạc, điện thoại, quần áo và đồ ăn. “Trong chuyến hành tŕnh từ Iran về Trung Quốc, tàu Hoàng Sơn Sun đă dự trữ lương thực, thực phẩm, nước ngọt... đủ dùng cho cả đoàn trong 20 ngày. Thế nhưng, bọn cướp biển Somali quá đông (20-30 người), cũng đói khát lâu ngày nên chúng đă ngốn hết sạch thực phẩm trên tàu sau 10 ngày”, Huy nhớ lại.

    Đến bữa, anh Huy và một thủy thủ khác được phép xuống bếp để nấu ăn cho mọi người trong sự giám sát chặt chẽ của nhóm cướp. Không chỉ thực phẩm, ngay cả bát đũa, đồ nấu nướng cũng phải san sẻ cho bọn cướp. Chúng giam thủy thủ trên ca-bin, c̣n pḥng thủy thủ do bọn chúng chiếm. Trong 24 người, không ai được ra ngoài nếu chúng không cho phép, chỉ có Huy được xuống bếp, những người c̣n lại cũng phải ăn ngay tại ca-bin.

    Không có bát đũa, Huy chỉ nấu cơm và một nồi canh to rồi mang ra cho các thủy thủ ăn chung. Bếp trưởng Huy kể: “Lúc đó, món độc nhất trên tàu là canh cá. Bọn cướp có cho ít muối đen, phải cho vào nước để lọc bớt cặn bẩn ra mới nấu ăn được. Có hôm, chúng cho loại muối mỏ, hạt cứng và to bằng ngón tay, đen, bẩn như ḥn than”.

    Đến khi lương thực trên tàu cạn kiệt, bọn cướp chỉ thỉnh thoảng cho các anh vài củ khoai tây ăn cầm hơi. C̣n chúng, lâu lâu đi xuồng vào bờ chở ra một vài con dê để giết thịt ngay trên tàu.

    May mắn cho các thủy thủ là trước kia, tàu Hoàng Sơn Sun chở gạo xuất khẩu nên dưới sàn tàu thường sót lại một ít gạo rơi văi. Anh Huy phải đi vét nhặt từng hạt gạo mốc, bám bụi đen x́ để nấu, miễn sao có chút cháo bỏ bụng.

    Sau nhiều nỗ lực đàm phán, đến ngày 15.9, tàu Hoàng Sơn Sun và 24 thuyền viên đă được thả. Ngày 23.9, 24 thuyền viên đă về đến Hà Nội.
    Khi có hạt gạo mốc để ăn, th́ cái lo khác lại ập đến, đó là nước ngọt. Nước ngọt dự trữ trên tàu đă sắp cạn, anh em phải đánh răng, tắm bằng nước biển. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, máy trưởng Bùi Thái Hùng chợt nhớ đến chiếc máy biến nước biển thành nước ngọt vốn được trang bị trên tàu nhưng anh em ít khi sử dụng. Tuy nhiên, theo thiết kế, máy này chỉ chạy được khi tàu chuyển động, máy chính hoạt động mới đủ nhiệt làm ngưng tụ hơi nước. Nhưng nếu chạy máy chính th́ sẽ tiêu hao rất nhiều dầu, không đủ để chạy máy phát điện chứ chưa nghĩ đến chuyện cho tàu chạy trở về.

    Sau nhiều lần bàn bạc, thử nghiệm với anh em thợ máy, kỹ sư Hùng đă đấu nối các van, ống dẫn để dù chạy máy phát điện, hệ thống biến nước biển thành nước ngọt vẫn hoạt động, mỗi ngày cho hàng khối nước, đủ cho anh em thủy thủ lẫn cướp biển dùng.

    Thấy anh em đói quá, thủy thủ trưởng Đặng Hữu Thái xin bọn cướp cho ra phía sau tàu câu cá biển, ăn không hết phơi khô để ăn dần. Suốt mấy tháng liền, món ăn chính của các thủy thủ là cá nấu và cá nướng. Sau đó, khi tàu bị đưa vào khu neo đậu của bọn cướp th́ không câu được cá nữa do mặt nước động.

    “Khổ nhất là do không có một cọng rau xanh nào, nên hầu hết anh em đều bị táo bón, đau bụng…”, thuyền phó Lê Huy Dân cho biết.

    Cỗ tết với da dê.

    Suốt thời gian bị giam giữ, đồ ăn của các con tin người Việt chủ yếu là do bọn cướp biển “bố thí” sau khi chúng đă ăn no nê. Bữa ăn thịnh soạn nhất với các thủy thủ có lẽ là vào dịp Tết Tân Măo (tháng 2.2011, khoảng gần 1 tháng sau khi tàu bị cướp). Khi đó, nhóm cướp làm thịt 2 con dê và cho bên thủy thủ 2 bộ da. Anh em đầu bếp phải dùng đèn kḥ (lửa hàn x́) thui da dê cho trụi lông, sau đó luộc thật kỹ và chế biến thành món ăn, cùng với miến măng, cá biển... để cả đoàn ăn tết.

    Trong nỗi nhớ nhà, chiều 30 tết, máy trưởng Bùi Thái Hùng đă làm bài thơ: Chiều 30 tết ăn da dê/Cá nướng, miến, măng ngóng ngày về/Không bia, vô tửu bất thành lễ/Ai ơi tin sống có tràn trề.

    Thiếu chất, ăn uống kham khổ khiến đa số thủy thủ đă bị bệnh. Chị Mai Hương, vợ anh Nguyễn Quyết Thắng ứa nước mắt khi nhắc đến những ngày tháng cơ cực của chồng: “Khi ở trên tàu, anh ấy bị đau bụng dữ lắm, nhất là ở vùng dạ dày. Có lúc đau quá, mà không có bác sĩ, anh ấy định tự mổ luôn”.

    Người được tiếp xúc gần nhất với cướp biển là bếp trưởng Huy. Anh kể: “Hầu hết nhóm cướp là người theo đạo Hồi, nên họ ăn bốc, thực phẩm chính của họ là dê, cơm (một kiểu gạo đă hết nhựa, hạt rời không dính vào nhau) và một thứ cỏ mà ở ḿnh không có. Cỏ đó họ coi như một thứ thần dược, ăn với nước đường. Tôi phải nấu một nồi 100 lít nước, cho vào 7-8 kg đường thành một thứ nước sánh như mật ong, họ cho thêm quế và một số gia vị khác, sau đó múc nước đường uống khi c̣n âm ấm, ăn kèm với cỏ. Nhiều khi chúng muốn ăn cơm kiểu VN, lại bảo tôi xào nấu theo cách của người Việt, tên trùm ăn và tấm tắc khen ngon”.

    Khi thực phẩm trên tàu đă hết, mỗi khi cướp biển đem dê ra thịt, anh lại cố gắng gom nhặt những miếng da dê, đầu dê (thứ cướp biển không bao giờ ăn) để dành nấu ăn cho anh em thủy thủ.

    Phương Nga

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-09-2011
    Posts
    172

    200 ngày dưới họng súng cướp biển.

    200 ngày dưới họng súng cướp biển.

    Kỳ 2: Cuộc ngă giá.

    "Về bản chất, đây là một nghề kinh doanh của nhóm cướp, do đó, chúng tôi hiểu rằng họ sẽ không giết con tin, không phá hủy tàu. Vấn đề quan trọng là làm sao đưa ra được một mức giá hợp lư, mà hai bên đều có thể chấp nhận được"

    Sau khi 24 thủy thủ trở về an toàn, chúng tôi đă được nghe câu chuyện của người đấu trí thành công với bọn hải tặc suốt hơn 200 ngày.

    Trưa ngày 27.9, chúng tôi đă gặp ông Nguyễn Trường Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty Hoàng Sơn (chủ tàu Hoàng Sơn Sun bị hải tặc Somalia bắt giữ). Ông Sơn tỏ ra khá thân thiện dù không giấu được vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt. Ông Sơn cũng tâm sự rằng hiện nay ông đang đau đầu với các khoản đă vay để lo tiền chuộc: “Tôi rất mong được Nhà nước, các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn ưu đăi để chúng tôi có thể sửa chữa tàu, tiếp tục đi biển kiếm tiền trả nợ. Nếu giúp được công ty lúc này cũng là giúp chính các gia đ́nh thủy thủ".

    Lần đầu tiên trong lịch sử hàng hải Việt Nam, chúng ta có một con tàu bị cướp biển bắt cóc, do đó, ông Sơn và cán bộ của ông cũng là người Việt đầu tiên đàm phán với cướp biển. Khi chúng tôi muốn hỏi chi tiết về những cuộc đàm phán, ông Sơn chỉ sang một thanh niên trẻ ngồi bên cạnh: “Đây, cuộc đàm phán thành công là nhờ công lao lớn nhất của anh này”. Đó là anh Lê Đỗ Tuân, 30 tuổi, Phó giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Hoàng Sơn tại Hải Pḥng, một thanh niên có bề ngoài hiền lành, đeo kính cận và... từ chối đưa h́nh ḿnh lên báo.

    Đấu trí qua điện thoại

    Ngày 17.1.2011, tàu Hoàng Sơn Sun bị cướp biển tấn công, khống chế th́ ngày 19.1, Công ty Hoàng Sơn nhận được hung tin. “Ngay khi những tên cướp chưa gọi điện đ̣i tiền chuộc, tôi đă hiểu rằng công ty cần một chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm, v́ đây là lần đầu tiên Việt Nam có tàu bị cướp biển bắt cóc. Qua các thông tin trong cộng đồng hàng hải quốc tế, trong hai ngày 20 - 21.1, tôi gọi cho 5 nhà đàm phán chuyên nghiệp hàng đầu và cuối cùng chọn được một người đă nhiều lần tư vấn đàm phán giải cứu tàu từ tay cướp biển thành công và thật may, ông là người tử tế”, Tuân nhớ lại.

    Ngay lập tức, vị chuyên gia này đáp chuyến bay xuống Nội Bài và chạy thẳng về Công ty Hoàng Sơn, trụ sở tại đường Đà Nẵng, TP Hải Pḥng. Ban giám đốc và vị chuyên gia ngồi họp hàng giờ liền bàn cách đối phó với hải tặc, mục tiêu đặt ra là phải sớm đưa 24 thủy thủ trở về nhà an toàn.

    Cú điện thoại đầu tiên của tên cướp vùng Somalia khét tiếng gọi về thông báo: “Chúng tôi đang khống chế tàu, nếu công ty muốn đưa người và tàu trở về th́ chi ra 8 triệu USD”.

    Sau đó, các cuộc thương lượng đều thực hiện qua điện thoại, phía bên kia là một người đại diện bọn cướp để ra giá, người đàm phán chỉ là người đưa ra đề nghị, c̣n người quyết định là một “bộ sậu” giấu mặt đằng sau.

    Ngay lập tức, Tuân phải lên mạng internet t́m hiểu thông tin về đất nước Somalia, về bọn cướp biển, và đặc biệt là khai thác tối đa thông tin từ chuyên gia tư vấn.

    Trong lúc đó, ở phía bên kia, các thủy thủ vẫn đang bị tra tấn bằng những cực h́nh như phơi nắng hay bị buộc dây thừng vào người rồi thả xuống biển. Chúng liên tục gọi điện về Việt Nam thúc giục chuyển tiền, thỉnh thoảng chúng lại tra tấn thủy thủ và cho họ gọi về để gây sức ép.

    Anh Lê Đ́nh Huy, bếp trưởng, cũng tỏ ra khâm phục người đàm phán: “Em thường xuyên tiếp xúc với tụi cướp v́ em hay phải giúp chúng nấu ăn nên em biết, nếu không khéo đàm phán th́ dù có nhiều tiền cũng chưa chắc đă làm chúng thỏa măn. Chúng đ̣i 10 triệu USD mà đáp ứng cả 10 triệu, chắc chắn chúng sẽ đ̣i lên 15 triệu USD v́ chúng đang nắm đằng chuôi. Do đó, cái quan trọng là làm sao để cho những tên cướp thấy rằng chủ tàu cũng không thể có nhiều tiền hơn được. Việc t́m ra một con số (tiền chuộc - PV) hợp lư là mấu chốt vấn đề”.

    Cuộc đàm phán đă có lúc tưởng chừng bế tắc, bởi một bên kiên quyết giữ giá cao, một bên muốn đàm phán xuống giá thấp, thấp nữa. Theo lời bếp trưởng Lê Đ́nh Huy, nhóm cướp biển đă thay tới 3 người đại diện đàm phán.

    Phía Công ty Hoàng Sơn, dù có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ lănh đạo công ty, nhưng chỉ một ḿnh Lê Đỗ Tuân nghe điện thoại và trực tiếp đàm phán. Có những lần anh phải thức suốt 3 ngày đêm để nghĩ kế vượt qua bế tắc. Tuân kể: “Có khi tên cướp nổi cáu, quát lên trên điện thoại của tôi là: “Mày ở nhà ôm vợ mà không nghĩ ǵ đến 24 thủy thủ của mày đang ở trong tay chúng tao à? Nếu mày muốn cứu 24 người trở về th́ phải tăng tiền lên ngay”, ḿnh giận lắm nhưng vẫn phải giữ b́nh tĩnh, muốn cứu thủy thủ nhưng lấy đâu ra tiền để đáp ứng yêu cầu của chúng. Nếu ḿnh cáu lên, th́ có thể chúng sẽ trút giận lên thủy thủ và sự việc sẽ trở nên cực kỳ phức tạp”.

    Có hôm anh phải lái xe đưa con trai hai tuổi rưỡi lên bệnh viện tại Hà Nội cấp cứu, nhưng trên đường đi, những tên cướp biển liên tục gọi vào máy khiến anh phải dừng xe để trả lời. “Hôm đó, tôi mất tới 4 giờ đồng hồ mới đi được quăng đường 100 km lên đến Hà Nội, trong khi con trai tôi bị bỏng bàn là, vợ chồng tôi rất lo lắng”, Tuân kể.

    Có những khi anh phải tỏ ra kiên quyết, không nghe máy của cướp biển, trong một ngày có tới 35 cuộc gọi nhỡ từ châu Phi xa xôi.

    Đến tháng 7.2011, sau hơn 6 tháng giam tàu, những tên cướp biển bắt đầu hạ giá tiền chuộc. “Cuối cùng, vào một ngày cuối tháng 7, dưới sự chỉ đạo sáng suốt, quyết đoán của Phó tổng giám đốc Nguyễn Trường Sơn và sự hỗ trợ hiệu quả của đội ngũ tư vấn chúng tôi đă đàm phán thành công và “chốt” được một con số rất thấp so với yêu sách ban đầu của cướp biển”.

    “Anh đă nói ǵ để thuyết phục những tên cướp đồng ư với số tiền mà công ty đưa ra”, tôi hỏi. Tuân giải thích: “Thực ra nói đến Việt Nam, những tên cướp biển Somalia rất xa lạ. Tôi phải dùng cả các số liệu về GDP đầu người, về ngành hàng hải Việt Nam, kể cả về nông dân Việt Nam, các thông tin mà chúng có thể tra cứu được trên internet, để thuyết phục chúng hiểu rằng, chúng tôi rất nghèo, trong khi đó từ cuối 2010, công ty lại liên tục gặp rất nhiều sự cố, sự thật là công ty chúng tôi đă làm hết khả năng và không thể cố hơn được nữa”.

    “Về bản chất, đây là một nghề kinh doanh của nhóm cướp, do đó, chúng tôi hiểu rằng họ sẽ không giết con tin, không phá hủy tàu. Vấn đề quan trọng là làm sao đưa ra được một mức giá hợp lư, mà hai bên đều có thể chấp nhận được”, anh Tuân nói.

    Thả tiền từ máy bay.

    Việc đàm phán đă xong, việc c̣n lại là làm sao để kiếm đủ tiền. Khó khăn lắm Công ty Hoàng Sơn mới xoay xở được nhiều chục tỉ đồng để đổi ra USD.

    "Nhưng lấy ǵ để làm tin nếu các anh đă cho thả tiền từ máy bay mà bọn cướp biển không chịu thả người?", tôi thắc mắc. Tuân giơ tay lên trời: “Th́ chỉ biết cầu trời phù hộ, tôi linh cảm nhóm cướp này giữ chữ tín”.

    Ngày 15.9.2011, tại vùng biển Somalia, một chiếc máy bay lượn phía trên tàu Hoàng Sơn Sun với bọc tiền, sẵn sàng cho cuộc trao đổi. Sau khi nh́n thấy 24 người Việt Nam đứng trên boong tàu, phi công đă cho thả bọc tiền xuống biển. Nhưng sự việc chưa kết thúc tại đó.

    “Trước đó, chúng tôi đă có các kênh để giám sát vị trí con tàu, t́nh trạng sức khỏe thuyền viên, t́nh trạng kỹ thuật của tàu. Mọi thứ đều thuận lợi, thủy thủ trả lời tàu có thể chạy về đến Oman. Nhưng 12 giờ sau khi thả tiền, tàu không có bất kỳ một thông tin nào. Đó là một ngày dài hơn một thập kỷ, phó tổng giám đốc và tôi không thể nào ngồi yên được, ḷng nóng như lửa đốt”.

    Rất may, sau đó đă có tin tàu vẫn đang hành tŕnh, rồi 24 giờ sau khi thả tiền, thủy thủ đă đánh bức điện đầu tiên về công ty. Tất cả thở phào như vừa trút được một gánh nặng. Hóa ra các thủy thủ phải đưa bọn cướp trở về căn cứ của chúng rồi mới được hành tŕnh đến Oman.

    Tuân bảo sau khi kết thúc chiến dịch đàm phán giải cứu con tin, vị chuyên gia tư vấn đă đồng ư kết nạp anh vào nhóm chuyên tư vấn giải cứu con tin từ tay cướp biển.

    Káp Long - Nguyễn Đức

  4. #4
    Member
    Join Date
    25-09-2011
    Posts
    172

    200 ngày dưới họng súng cướp biển.

    200 ngày dưới họng súng cướp biển.


    Kỳ 3: Đường về trắc trở

    Sau khi tiền chuộc được thả từ trực thăng xuống biển cho nhóm cướp, số phận 24 thuyền viên trên tàu Hoàng Sơn Sun vẫn như ngàn cân treo sợi tóc.

    Bên ngoài hành lang Bệnh viện Việt Tiệp, nơi các thủy thủ đang khám bệnh, một thanh niên c̣n rất trẻ, thân h́nh gầy g̣, khuôn mặt đen sạm đang đứng trầm ngâm. Đó là thủy thủ Phan Văn Nguyện, 25 tuổi, quê Quảng B́nh. Đă có lúc anh tưởng rằng không c̣n cơ hội về lại quê hương. “Những ngày cuối tháng 8 thật sự căng thẳng. Khi đó số tiền chuộc đă được thống nhất xong, nhưng v́ nhiều lư do nên tiền chưa thể thả xuống cho bọn cướp biển. Chúng càng như điên lên, mỗi ngày trôi qua chúng lại đánh đập anh em tàn nhẫn hơn”, Nguyện nhớ lại.

    Theo Nguyện, thời gian này, cướp biển canh chừng thủy thủ rất nghiêm ngặt, kiểm soát từ việc ăn uống đến chuyện đi vệ sinh hằng ngày. Trên tay mỗi tên luôn lăm lăm khẩu súng. Khi chưa nhận được tiền, cướp biển lại hành hạ thủy thủ bằng các trận đ̣n thấu xương nhằm gây áp lực ép phía công ty nhanh chóng giao tiền chuộc.

    "Giấy thông hành" của cướp biển.

    Ngày 15.9, tiếng máy bay to dần, to dần rồi một chiếc trực thăng hiện ra, đảo vài ṿng trên đầu thủy thủ. Cả đoàn được bọn cướp biển đưa lên boong, xếp thành hai hàng ngang để người trên trực thăng đếm chính xác c̣n đủ 24 người. Một bọc tiền được thả xuống biển, những tên cướp cho xuồng máy ra ôm tiền lên tàu kiểm tra. Khi đă nhận đủ tiền, một tên cướp biển thông báo bằng tiếng Anh cho thuyền trưởng sẽ phóng thích tất cả các thủy thủ. “Lúc đó chúng tôi khóc ̣a lên, ôm chặt lấy nhau”, anh Nguyện nói.

    Hầu hết mắc bệnh viêm nhiễm.

    Sau khi khám bệnh cho các thủy thủ, bác sĩ Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Pḥng) thống kê được 17/24 thủy thủ mắc bệnh (viêm đường tiết niệu, thị lực kém, suy dinh dưỡng...). Rất may, theo một bác sĩ, các bệnh mà các thủy thủ mắc phải không đáng lo ngại, chỉ cần sớm điều trị và có chế độ ăn uống hợp lư, sức khỏe sẽ mau chóng b́nh phục.
    Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 15.9, sau khi nhận đủ số tiền, toán cướp biển viết cho đoàn thủy thủ một tờ giấy bằng tiếng Anh, với nội dung “tàu đă bị cướp”. Đây là “giấy thông hành” để con tàu có thể qua vùng biển đầy rẫy hải tặc, nếu có cướp biển khác tấn công tàu th́ với tờ giấy này có thể những tên cướp khác sẽ... bỏ qua thay v́ bắt giữ tàu thêm một lần nữa.

    Ngay sau đó cướp biển vẫn chưa rút hẳn, trên tàu vẫn c̣n lại 30 tên, chúng yêu cầu thủy thủ đoàn phải đưa chúng về căn cứ. Trên đường đi, nhóm cướp rút làm 3 đợt, khoảng 9 giờ tối 15.9 rút một đợt, đến 10 giờ sáng hôm sau chúng rút tiếp một đợt nữa và đúng 18 giờ tối 16.9 tên cướp biển cuối cùng rút khỏi tàu.

    Hành tŕnh không tưởng.

    “Lúc này tất cả mọi người trên tàu ai vào vị trí nấy, cố gắng vơ vét hết những dầu cặn bă, dầu bẩn c̣n dư thừa trên tàu, đổ vào máy chạy hết tốc lực theo hướng cảng Oman. Tuy nhiên, v́ tàu dừng lâu ngày, bị bám nhiều hà nên sức cản lớn, tốc độ tối đa cũng chỉ được 7-8 hải lư/giờ. Vừa chạy, các thủy thủ trên tàu vừa phải cảnh giác cao độ, ai cũng mang tâm trạng vừa mừng, vừa lo. Mừng v́ được thả nhưng vẫn lo trên đường về gặp phải bọn cướp biển lần nữa th́ không biết tờ giấy kia có cứu được chúng tôi thoát chết”, thủy thủ Nguyễn Hữu Kiên cho biết.

    Chạy được hơn trăm hải lư, nguyên liệu dầu bẩn trên tàu cũng cạn dần. Lúc này đoàn phải đối mặt với nguy cơ tàu sẽ chết máy bất kỳ lúc nào ngay trong vùng biển nguy hiểm và không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra. "Thuyền trưởng Đinh Tất Thắng động viên mọi nguời cố gắng gom tất cả dầu bẩn c̣n sót lại, đổ vào máy cho tàu chạy theo hướng cảng Oman”, anh Kiên kể.

    Máy trưởng Bùi Thái Hùng, người từng cải tiến thiết bị để chạy được máy lọc nước biển thành nước ngọt đi đến một quyết định táo bạo khác: trộn cả dầu nhờn bôi trơn lẫn dầu diesel để chạy máy.

    Trong thời gian bị bắt giam, đoàn đă nghĩ ra một sáng kiến rất hay, mà có lẽ chính sáng kiến này đă giúp cho các thủy thủ có được dầu để tàu có thể chạy về tới Oman. Máy trưởng Bùi Thái Hùng chia sẻ: “Khi cướp biển kiểm tra lượng dầu trong thùng, chúng tôi bơm đầy nước vào khoang trước cho mũi tàu chúi xuống, dầu nghiêng về phía trước của két rồi đưa kim đo dầu về phía sau, phần dầu trũng. V́ vậy, bọn cướp biển thấy lượng dầu c̣n rất ít”.

    “Tôi cũng không tin nổi, với lượng dầu bẩn như vậy mà tàu có thể chạy về tới cảng được. Đó quả là một kỳ tích”, máy trưởng Bùi Thái Hùng nói.

    Những ngày về lại càng gian khổ hơn, lương thực rất khan hiếm, lại phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy trên biển. Đến mỗi bữa ăn, các thủy thủ cố gắng t́m những hạt gạo mốc c̣n sót lại trên boong, đem nấu cháo, san sẻ mỗi người húp một chút đế cầm cự.

    Thủy thủ Nguyễn Quyết Thắng cho biết: “Khi đoàn đuợc thả, do tâm lư vẫn c̣n lo sợ nên mọi người bố trí thay nhau trực 6 người/ca, trực 24/24. Đặc biệt là trên hành tŕnh về, có một chiếc tàu chiến cách tàu Hoàng Sơn Sun chừng 24 hải lư, nên mọi người cũng rất nghi ngờ, mỗi khi tàu đó áp sát là chúng tôi phải chạy ra xa để giữ khoảng cách, chứ không để tàu chiến đó tiến lại gần, do đó tàu chạy ḷng ṿng khá xa. Qua 4 ngày lênh đênh trên biển, cuối cùng tàu chúng tôi cập bến an toàn”.

    Sau những chuỗi ngày gian khổ, tàu của các thủy thủ đă cập cảng Oman. Vừa thấy cảng, mọi người ôm nhau hét lên sung sướng: “Sống rồi”. Ở đây, các thủy thủ được đoàn công ty tiếp tế lương thực, lo chỗ ăn ở tại khách sạn và chờ ngày làm thủ tục. Đến 15 giờ 30 phút ngày 23.9, họ đặt chân xuống sân bay Nội Bài trong niềm hân hoan chào đón của người thân.

    Káp Long - Nguyễn Đức

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 15-05-2011, 08:33 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 24-03-2011, 04:27 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 03-01-2011, 03:53 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 26-10-2010, 06:53 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •