CHẾT: Điểm cuối cùng của nhà độc tài Gaddafi

B́nh Luận của ĐVDVN



Ngày hôm nay, 20/10/2011, lịch sử ghi thêm sự sụp đổ của một chế độ độc tài trong ṿng mười tháng qua (nước thứ ba sau Tunisia và Ai Cập). Ông Muammar al-Gaddafi đă bị tử thương và Libya hoàn toàn được giải phóng. Biến cố này khẳng định một thực tế là: Chỉ có vũ lực mới đánh thắng được một chế độ độc tài đă cướp và giữ chính quyền bằng bạo lực. Quá tŕnh cuộc cách mạng này có nhiều điểm đáng để chúng ta cùng chiêm nghiệm.

Cuộc cách mạng Libya bắt đầu bằng lời kêu gọi trên Internet "cho các cuộc biểu t́nh được tổ chức nhằm hỗ trợ các quyền tự do rộng răi hơn ở Libya" của ông Jamal al-Hajji, một nhà văn và cũng là nhà b́nh luận chính trị. Khi cuộc biểu t́nh bị đàn áp dă man, người dân Libi đă chống trả mănh liệt và chuyển hướng sang đấu tranh vũ trang. Ư chí to lớn và cứng cỏi của những người nổi dậy ban đầu đă giúp phát triển nhanh chóng số người đấu tranh thành một lực lượng có khả năng lật đổ nhà cầm quyền; và nhờ tầm vóc đó, trở thành một thực thể chính trị được các siêu cường ủng hộ nhiệt liệt.

Chỉ sau 10 ngày kể từ biến động bộc phát, Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (một chính phủ lâm thời của quân cách mạng) đă được thành h́nh ở vùng tạm chiếm. Sau gần 6 tháng ngắn ngủi, quân cách mạng chiếm được thủ đô Tripoli. Và đúng hai tháng sau, sinh mạng của nhà độc tài bị kết liễu trong trận chiến cuối cùng ở quê hương ông, đánh dấu ngày nước Libya hoàn toàn được tự do.

Thành công này nhắc nhở thế giới rằng: Ngày nay nhân loại thường chuộng giải pháp ôn hoà để giải quyết các khủng hoảng chính trị; nhưng đối với những chế đệ độc tài bất chấp đạo đức, lẽ phải, công lư và kể cả công pháp quốc tế, th́ giải pháp duy nhất để lật đổ nó là bằng vũ lực. Không một chính phủ hay cơ quan nhân quyền, truyền thông nào gọi những người nổi dậy Libi là quân khủng bố, mặc dù cuộc cách mạng vũ trang ở Libya gây thương vong cho hơn 20 ngàn thường dân (theo thông tin từ Wikipedia). Không những thế, quốc tế hết ḷng ủng hộ cuộc nổi dậy, và một số siêu cường như Pháp, Anh, Mỹ đă công khai yểm trợ quân trang, quân dụng và vũ khí. Liên Hiệp Quốc cũng đă đứng về phía quân nổi dậy từ những tháng trước. Điều đáng lưu ư là tương tự như trường hợp Iraq và A-Phú-Hăn, các siêu cường Pháp, Anh, Mỹ đă không thể dùng áp lực nhân quyền hay ngoại giao để dân chủ hoá Libya.

Yếu tố dẫn đến sự ủng hộ của quốc tế và cả nhân dân Libi là sự quyết tâm của lực lượng nổi dậy. Nếu như 500 người biểu t́nh trước Sở cảnh sát Benghazi bỏ cuộc khi bị đàn áp dă man, th́ chắc chắn đă không có cuộc nổi dậy vũ trang ở chín tháng trước. Nếu như những nhóm chiến sĩ tự do nhỏ bé ban đầu không chiến đấu một cách kiên cường, th́ lực lượng này đă không tạo đủ dũng khí, hùng lực để quy tụ hàng chục ngàn chiến sĩ khác cùng tham gia. Người ta phải nghiêng ḿnh ngưỡng mộ ḷng dũng cảm của lực lượng nổi dậy (chủ yếu từ dân thường như giáo viên, sinh viên, luật sư, công nhân dầu mỏ, và đội ngũ binh lính đào thoát từ quân đội Libya) đă nhất quyết không ngại hy sinh dù tổn thất nhân mạng tăng đến con số 7.000 chiến sĩ tử trận. Họ đă tự chứng tỏ rằng: Khi một dân tộc dám chết v́ tự do th́ họ sẽ thoát khỏi sự cai trị độc tài, và xứng đáng để được hưởng tự do.

Nhưng quan trọng không kém là những đoàn thể, tổ chức khác xuất xứ đă chấp nhận đứng chung với nhau trong một "chính phủ lâm thời" để cùng chiến đấu cho một thành công chung.

Mặt khác, chỉ 9 tháng trước đây, không một ai ở Libya và trên thế giới có thể tiến đoán được là vào mùa Thu năm nay, chế độ độc tài hơn 40 năm cầm quyền ngông nghênh ở Libya sẽ sụp đổ. Bộ máy cai trị tinh vi và tàn bạo của chế độ này đă nghiền nát không biết bao nhiêu nỗ lực đối lập, và làm thất bại kế hoạch mưu sát của vài nước lớn thù nghịch với chế độ trong bốn thập niên qua. Nhưng kết cuộc chứng minh rằng: Một khi khát vọng tự do đủ mạnh để thu hút sự dấn thân của nhiều người cùng hoài bảo, th́ cuộc biểu t́nh xảy ra với số đông đă tạo thành biến động lớn đủ để vực cả một dân tộc đa chủng đứng dậy đồng thanh chiến đấu với độc tài. Số phận của ông Gadhafi đă được định từ ngày người dân của xứ này bước qua nỗi sợ hăi và chấp nhận cái Chết để giành lại Tự do. Trong quá tŕnh này, những thành phần trung thành với chế độ đă bị bánh xe cách mạng nghiền nát như số phận của ông Gaddafi.

Nói tóm lại, sự sụp đổ của cả ba chế độ độc tài ở Tunisia, Ai cập và Libya đều có cùng một mẫu số chung là khát vọng tự do và ư chí quyết thắng của nhân dân các nước này. T́nh h́nh Syria có thể cũng sẽ có những chuyển biến tốt đẹp hơn sau cuộc cách mạng thành công ở Libya.

Đối với Việt Nam chúng ta, không ai muốn chiến tranh xảy ra và không ai muốn máu sẽ phải đổ, dù là máu của những người lănh đạo độc tài đầy tội lỗi. Chúng ta muốn chấm dứt chế độ độc tài bạo ngược hiện nay bằng con đường chuyển thể ôn hoà, để dân chủ hoá xă hội và đa đảng hoá bộ máy nhà nước mà không phải tốn xương máu. Nhưng cho đến nay, bộ máy cầm quyền vẫn bất chấp ư kiến xây dựng của những nhà trí thức có tâm huyết, và bao nhiêu lời kêu gọi chân thành của những người đối lập hết sức ôn hoà. Không những thế, họ c̣n đàn áp, bắt bớ, giam cầm một cách thô bạo nhiều người yêu nước. Cùng lúc đó, chế độ này đă chà đạp chủ quyền quốc gia bằng hành động trấn áp những người muốn lên tiếng bảo vệ non sông.

Thái độ và hành động của tập đoàn cầm quyền hiện nay ở nước ta đang tự đưa số phận của họ vào ngỏ cụt. Đảng CSVN có lẽ nên nghiềm ngẫm lời của Giáo sư Fawaz Gerges nhắn gửi đến những nhà độc tài khác về cái chết của Gaddafi, rằng: "Nếu các ông đàn áp người dân của các ông, nếu các ông không tham gia vào xă hội dân sự của chính các ông, và nếu các ông duy tŕ quyền lực trong nhiều năm, điều này sẽ là cuối cùng của các ông."

Hy vọng sao đất nước ta sẽ được dẫn đến dân chủ tự do bằng con đường Tổng Tuyển Cử Tự Do, thay v́ là một cuộc chiến với máu xương và nước mắt! Lá phiếu Dân Chủ là con đường tốt đẹp nhất để có Hoà b́nh - Tự do - Ấm no và Tiến bộ mà sẽ không phải đổ máu, và không gây đổ vỡ cho những ǵ mà xă hội đă xây dựng được. Mong thay!

Viết nhân ngày Libya được hoàn toàn giải phóng (20/10/2011)

Nguồn: http://vidan.info/index.php?option=c...luan&Itemid=31