(Tổng hợp) - Một vệ tinh lớn của Đức đă ngưng hoạt động và không c̣n điều khiển được từ 12 năm nay, dự đoán sẽ rơi trở về Trái Đất trong khoảng từ ngày 22 đến 24 tháng 10.



Vệ tinh ROSAT trên không gian. (H́nh mô phỏng của Trung Tâm Không Gian Đức)

Là một pḥng thí nghiệm quan sát không gian và chụp h́nh mặt đất bằng quang tuyến X, vệ tinh ROSAT (Roentgen Satellite) nặng 2.4 tấn dài 13 feet, được pḥng lên không gian tháng 6 năm 1990 bằng một hỏa tiễn Delta II của Hoa Kỳ từ mũi Canaveral, Florida.

Tới năm 1999, vệ tinh ngưng hoạt động và trở thành một vật vô dụng tiếp tục bay trên không gian ngoài tầm kiểm soát. Quỹ đạo ban đầu của ROSAT cách xa mặt đất 580 km, cao độ ngày một giảm dần, tới tháng 9 năm nay c̣n khoảng 270 km.

Quỹ đạo của ROSAT nghiêng 53 độ so với mặt phẳng xích đạo. Do sự quay của Trái Đất, sau mỗi ṿng quỹ đạo, vệ tinh chuyển về phía Tây khoảng 15 độ kinh tuyến, và lần lượt bay qua tất cả mọi nơi trên mặt đất giữa hai vĩ tuyến 53 độ Bắc và 53 độ Nam.

Khi xuống thấp và đi vào bầu khí quyển, hầu hết vệ tinh sẽ cháy tiêu như các sao băng, tuy nhiên có thể c̣n khoảng 30 mảnh - trong đó có những mảnh nặng tới 400 kg - được cấu tạo bằng kính và gốm, không cháy hết và rơi xuống tới mặt đất.

Cho đến nay, chưa bao giờ có tai nạn do mảnh của một vệ tinh vỡ rớt xuống, tuy nhiên hiểm họa ấy vẫn có khả năng xảy ra và đó là điều mà các khoa học gia lo ngại v́ không thể nào dự đoán chắc chắn, ít nhất là cho tới 2 giờ trước. Các mảnh vỡ có thể rơi trên đất liền ở bất cứ nơi nào, từ Canada xuống tới Argentina hay Âu Châu-Á Châu xuống đến Nam Phi. Nhưng xác suất rủi ro được xem là rất nhỏ, được ước lượng là 1/2000 cho một người. Đại dương chiếm 3/4 diện tích trên Trái Đất và có nhiều triển vọng các mảnh vỡ nếu c̣n lại sẽ rơi ngoài biển.

Tháng trước một vệ tinh lớn hơn, UARS của NASA, cũng đă không c̣n kiểm soát được, đi vào bầu khí quyển và rơi xuống mặt đất. Phải ba ngày sau NASA mới xác định được chắc chắn là tất cả những mảnh vỡ c̣n lại đều rơi xuống Nam Thái B́nh Dương. Lư do khó dự đoán và theo dơi là v́ với vận tốc cao, những mảnh không cháy tiêu rớt xuống rải rác trong một vùng rộng 500 x 50 dặm. (H.C.)

*nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...a=138675&z=269

=======
Phú Yên