Bài thứ nhất: Bài dạng tin tức: David Cyranoski, Angry words over East Asian seas, Nature 478, 293-294 (2011), 19 October 2011.



http://www.nature.com/news/2011/1110...l/478293a.html

Bài thứ hai: Thông báo của ban biên tập: Editorial, Uncharted territory, Nature 478, 285 (20 October 2011)




Trong bài thứ nhất, nhà báo D. Cyranosky, hiện phụ trách khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương viết:

Các cuộc đụng độ, tranh chấp trên biển không dính dáng ǵ đến khoa học. Nhưng các nhà nghiên cứu và các tạp chí khoa học TQ đang bị kéo vào việc tranh chấp lănh thổ giữa TQ và các nước trong khu vực.

1. Trong khi các vụ chạm trán giữa các tàu thăm ḍ đang gây căng thẳng trong khu vực th́ chính phủ TQ lại đang bị tố cáo về việc dùng các công tŕnh nghiên cứu của các nhà khoa học của họ để tiếp sức cho việc tuyên bố chủ quyền của nước này.

2. Vụ tranh chấp biển đảo đang tràn lên các tạp chí khoa học. Nhiều ư kiến phê b́nh cho rằng các nhà nghiên cứu của TQ đang cố t́nh giúp nước họ chiếm trọn biển Nam Trung Hoa bằng việc sử dụng các bản đồ có đường biên mở rộng ra biển. Ví dụ, trong bài “Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010)”, có cái bản đồ của TQ bao gồm hầu hết phần biển Nam Trung Hoa như đă là một phần của TQ từ trước.

3. Hành động có phần lấp liếm của Science: khẳng định không đứng về bên nào, không nhận sai nhưng hứa sẽ xem lại quy tŕnh xét duyệt để không dính dáng tới các vụ tranh chấp lănh thổ.

4. Ông Michael Oppenheimer, ĐH Princeton và là Tổng biên tập tạp chí Climate Change, đă vô tâm với phản đối của các tri thức Việt. Lời lẽ nhẫn tâm của Oppenheimer: “đó không phải là vấn đề mà một tạp chí như của chúng tôi muốn đếm xỉa tới”.

5. Trích lời của hai giáo sư bên Úc, Tuấn Nguyễn và Tuấn Phạm: khẳng định tính phi pháp của đường lưỡi ḅ và thái độ vô trách nhiệm của các tạp chí khoa học như Science và Climate Change.

6. Chế giễu các nhà khoa học của TQ đă nhét đường lưỡi ḅ vào bản đồ của TQ, cũng như sự thừa nhận nhục nhă là do bị chính phủ TQ ép buộc hay lấp liếm rằng “phải theo luật của TQ”.

Bài báo của phóng viên David Cyranoski có thể nói như là một cái tát vào mặt các học giả TQ và các biên tập viên của các tạp chí đă xem nhẹ việc phản đối của các tri thức Việt. Qua đây, một lần nữa, chúng ta có thể thấy được sự khôn ngoan và tinh thần khoa học của TS. Cossu, Tổng biên tập tạp chí Waste Management.

Trong thông báo của Ban biên tập, bài thứ 2, Ban biên tập của Nature khẳng định:

1. Các quan chức TQ lúc nào cũng nói khu vực biển Đông hay biển Nam Trung Hoa là của TQ và cái bản đồ TQ có đường chín đoạn cũng nằm trong mục tiêu này. Tuy nhiên chưa có một công ước quốc tế nào khẳng định vấn đề này.

2. Việc các nhà khoa học TQ đưa bản đồ có đường chín đoạn vào các công bố khoa học là một hành vi phản khoa học. Đây là một động cơ chính trị dưới sự chỉ đạo của chính phủ TQ.

3. Trong nhiều trường hợp, cái bản đồ có đường chín đoạn không liên quan ǵ đến nội dung khoa học của các bài báo.

4. Các tác giả khi đăng bài trên Nature phải tránh nhồi nhét các vấn đề chính trị vào đó.

5. Tác giả phải tránh đưa các bản đồ dính đến các vùng c̣n trong t́nh trạng tranh chấp vào các ấn phẩm khoa học. Nếu tác giả không tránh được điều này th́ tác giả phải ghi rơ “khu vực đang tranh chấp”. Đối với các bài trên Nature, Ban biên tập của Nature sẽ dùng quyền của ḿnh để làm thế nếu tác giả vi phạm.

Và đây là hành động cuả Nature:


Tóm lại:

1. Nature đă lên án và có hành động cụ thể về việc làm phản khoa học của TQ, chính phủ và các nhà khoa học của họ, về việc nhét cái đường lưỡi ḅ phi pháp vào các ấn phẩm khoa học.

2. Nature cũng đă “đá gị lái” các tạp chí và các biên tập viên đă có thái độ vô trách nhiệm với việc phản đối của các tri thức Việt. Đau nhiều nhất là tạp chí Science, một đối thủ của Nature nhưng có vẻ “kém” hơn tí xíu; Climate Change cũng cùng chung cố phận.

3. Nature đă khẳng định (không phải lấp liếm): không chấp nhận các bản đồ dính cách vùng đang trong ṿng tranh chấp xuất hiện trên tạp chí của họ. Nếu có th́ phải có ghi chú: vùng đang tranh chấp. Và nếu tác giả không thực hiện điều đó chính Ban biên tập sẽ dùng quyền của họ để thực hiện nguyên tắc này.

4. Việc đấu tranh của các tri thức Việt vừa qua nh́n chung đă thắng lợi. Thắng lợi này là một món quà rất ư nghĩa cho tổ quốc Việt Nam thân yêu.

5. Tuy nhiên, một cuộc chiến mới cũng đă bắt đầu – tri thức Việt đang đấu với gă khổng lồ Gu-gồ để buộc gă phải xóa ngay cái đường 10 đoạn trong phiên bản tiếng Hoa của bản đồ TQ trên Google chiếm trọn biển Đông.

Với kết quả tốt đẹp từ Nature, cũng là một cái tát trời giáng vào mặt các học giả TQ về vụ đường lưỡi ḅ lấp liếm, chúng ta có thể tư tin hơn trong các cuộc chiến tiếp theo nhằm xoá sạch cái đường lưỡi ḅ phi pháp mà TQ đang cố t́nh áp đặt lên biển Đông hay biển Nam Trung Hoa.

Xin chân thành cảm ơn và khâm phục tinh thần khoa học, tính bền bĩ và t́nh yêu quê hương sâu nặng của các tri thức Việt. Chúng ta đôi lúc cũng có những bất đồng nhưng tấm ḷng với quê hương, với nước Việt thương yêu đă kết dính chúng ta lại với nhau.

Cũng xin cảm ơn một thân hữu đă sớm đưa tin về kết quả chiến thắng từ Nature.

L.V.U.

Trích một phần từ bài viết "Tạp chí lừng danh Nature tát một cú trời giáng vào mặt các học giả Trung Quốc về vụ đường lưỡi ḅ lấp liếm" cuả TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan.