Results 1 to 3 of 3

Thread: Nghịch lư

  1. #1
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Nghịch lư

    Một trong những điều mà hẳn đang làm các lănh tụ ở Bắc Kinh bực ḿnh là tại sao đột nhiên họ thấy ḿnh trở thành nếu không phải là kẻ thù th́ cũng là người hàng xóm đáng ngại của hầu hết các quốc gia láng giềng.

    Khi mà vào cuối tháng vừa qua, các ông tướng Miến Điện, mặc dầu nay đă khoác áo dân sự, tuyên bố ngưng việc thực hiện đập thủy điện khổng lồ Miytsone, th́ sự bực ḿnh đă trở thành tức giận. Miến Điện, vốn hầu như đă trở thành chư hầu, mà cũng trở mặt. Tưởng cũng xin mở ngoặc là đập Myitsone là một công tŕnh liên doanh giữ Bộ Điện Lực, một công ty tư nhân có cái tên là Asia World Company of Burma và công ty quốc doanh China Power Investment Corp.. của Trung Quốc. Asia World, xin phép mở ngoặc, là sở hữu của ông Lo Hsing Han, một người Miến gốc Hoa, vốn xuất thân là trùm buôn lậu thuốc phiện từ vùng Tam Giác Vàng. Thành ra công ty xây dựng và điều hành Myitsone thực ra là hai phần Hoa, một phần Miến, và mục đích là để cung cấp điện cho Trung Quốc.

    Trong khi đó, Ấn Độ, vốn mấy lâu nay đă có lúc t́m cách làm thân với Bắc Kinh, đột nhiên đổi hướng, tung ra chính sách “Hướng Đông,” bắt đầu t́m sang Đông Nam Á làm bạn với Việt Nam.
    Ở Đông Nam Á, Philippines, mà tổng thống đương thời có mang một phần ḍng máu Hoa trong người, đă trở thành một trong những tổng thống tích cực bài Trung Quốc nhất mặc dầu Philippines đang trông cậy rất nhiều vào liên hệ mậu dịch với Hoa Lục.

    Ngay cả Singapore, vốn có thời được Bắc Kinh liệt vào loại “lănh thổ Hoa kiều hải ngoại,” cũng hăng say củng cố quốc pḥng và siết chặt hơn nữa trong liên hệ với Hoa Kỳ. C̣n Malaysia kế cận, và ngay cả đến Indonesia, cũng không mấy mặn mà với Bắc Kinh.

    Xa hơn nữa về phía Bắc, Nhật Bản, mà chính phủ thuộc đảng Dân Chủ Nhật Bản, kể từ khi lên nắm quyền, đă công bố một chính sách ngoại giao hướng về các quốc gia láng giềng, với ư muốn xa lánh ṿng ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Chuyện đó là hồi năm 2009 khi đảng mới lên cầm quyền. Giờ đây Nhật Bản đang tăng cường lực lượng và siết chặt liên hệ với Hoa Kỳ hơn bao giờ hết.

    Không hiểu trong lúc bàn bạc với nhau ở Trung Nam Hải các vị lănh tụ Trung Quốc có bao giờ tự đặt câu hỏi chuyện ǵ đă xảy ra mà tại sao tất cả những quốc gia này nay bỗng nhiên thay đổi thái độ hay không? Điều hẳn c̣n làm cho các vị ngạc nhiên hơn nữa, v́ như lời ví von của Nhân Dân Nhật Báo, họ đang đều mua vé trên con tàu cao tốc của nền kinh tế Trung Quốc và đang được hưởng lợi nhờ sự phát triển của nền kinh tế đó.
    Kẻ đứng ngoài th́ thấy rơ tại sao nhưng có lẽ người trong cuộc không thấy. Trong sự kiêu căng của một kẻ vừa mới thành công, của một thứ giàu nổi, Bắc Kinh quên mất là chính những hành động của họ đă đẩy các quốc gia này ngày càng muốn tách rời ra khỏi vùng ảnh hưởng bá quyền của họ.

    Trước hết là với Ấn Độ. Tuy chưa được phát triển bằng Trung Quốc, Ấn Độ là một quốc gia đang lên với một dân số cũng không thua ǵ dân số của Trung Quốc. Khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng những hải cảng ở Pakistan, Bangladesh, Miến Điện và Sri Lanka, Ấn Độ bắt đầu cảm thấy bị đe dọa. Như nhật báo The Hindustan Times đă tức tối viết, “Nếu Trung Quốc lư luận họ có quyền sở hữu Biển Nam Trung Hoa bởi nó tên là Nam Trung Hoa th́ Ấn Độ Dương phải là của Ấn Độ.” Ấn Độ cảm thấy “quyền lợi cốt lơi” của ḿnh bị đụng chạm, và dĩ nhiên phải t́m cách bảo vệ.
    Và cứ như vậy những vấn đề tương tự xảy ra trong toàn vùng. Với Miến Điện, vấn đề là tự chủ và độc lập. Khi người dân Miến bắt đầu than thở là nhiều vùng đất của họ bây giờ đă bị Hán hóa th́ ngay đến cả một chính quyền quân phiệt cũng cảm thấy không thể tiếp tục làm chư hầu được. Ở Philippines, vấn đề cũng là chủ quyền và quyền lợi kinh tế. Phi không thể nhắm mắt làm ngơ khi Trung Quốc ra lệnh cho các tàu thăm ḍ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Phi.

    C̣n riêng với Việt Nam, Bắc Kinh biết là có thể chèn ép Việt Nam v́ Hà Nội ở trong thế kẹt. Nhưng khi liên tiếp hai con tàu thăm ḍ của PetroVietnam (PVN) bị tàu của Bắc Kinh, dầu không phải là tàu hải quân, tới quậy phá, cắt dây thăm ḍ, th́ chính PVN đă làm ầm lên. Những h́nh ảnh video được PVN phổ biến, những cuộc họp báo tố cáo ầm ĩ, đă khiến chính quyền Hà Nội dầu muốn dầu không cũng phải phản ứng. Vả lại trong hệ thống công quyền của chế độ, các công ty quốc doanh là những thành phần cốt cán và có tiếng nói quan trọng trong chính sách nhà nước.
    Một nhà b́nh luận trong ngành dầu khí giải thích là có lẽ PVN đă không phản ứng mạnh đến thế nếu Bắc Kinh không lấn lướt quá mức. Theo chuyên gia này th́ lâu nay PVN cũng đă biết thân biết phận, chỉ hoạt động thăm ḍ ở những vùng “biển nhà,” nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của bờ biển Việt Nam mà đường baseline không thể ai chối căi được. Nhưng khi bị đụng đến miếng cơm, khi việc khai thác trong vùng “biển nhà” mà cũng bị đe dọa th́ PVN phải có phản ứng.
    Bắc Kinh tuy vậy có vẻ từ chối không hiểu vấn đề của các quốc gia láng giềng. Dĩ nhiên họ vẫn c̣n có những người bạn thân như Thái Lan, nhưng có thể Thái Lan cũng sẽ có phản ứng nếu quyền lợi bị đụng chạm..

    Bắc Kinh, ít nhất là phe đang thắng thế ở Bắc Kinh, tự coi ḿnh là kẻ bá quyền đương nhiên trong vùng Đông Á, và Hoa Kỳ là một cường quốc đang lúc đi xuống, v́ thế Bắc Kinh coi ḿnh có quyền hành động ngang ngược như vậy. Không khác ǵ luận điệu của Đế quốc Nhật hay Đế quốc Đức Quốc Xă, Bắc Kinh cho là họ có quyền bành trướng, và mọi quốc gia khác đều phải nhượng bộ.

    Chính v́ vậy Trung Quốc đă lồng lộn lên khi Hoa Kỳ, qua lời của Ngoại Trưởng Hillary Clinton, và mới đây nhất, qua tuyên bố chính sách của bà ngoại trưởng “Thế kỷ Thái B́nh Dương Của Hoa Kỳ,” gửi một thông điệp thật rơ ràng đặc biệt cho Trung Quốc là “Đừng loại chúng tôi ra và đừng đến cả nghĩ đến chuyện đẩy chúng tôi ra!”

    Nhưng trên thực tế, Trung Quốc chẳng có thể làm ǵ được, bây giờ, hay trong tương lai gần, thay đổi một thực tế chiến lược. Sự bền vững của vai tṛ độc tôn của Hoa Kỳ không phải chỉ trông cậy vào khả năng tuyệt đối hay tương đối về quân sự của Hoa Kỳ. Nó nằm trong vai tṛ độc nhất vô nhị của Hoa Kỳ là kẻ tạo thăng bằng chiến lược cho Á Châu. Ở các nơi khác trên thế giới, người ta có thể muốn Yankee go home, nhưng ở Á Châu, sự hiện diện của Hoa Kỳ được mừng rỡ chào đón. Tại sao ư? Câu trả lời thật giản dị: Bá quyền Hoa Kỳ có thể có lúc khó chịu đấy, nhưng Á Châu sẽ chọn Hoa Kỳ thay v́ bá quyền Trung Quốc mà không cần suy nghĩ.

    Và ngày nào mà Bắc Kinh chưa thể làm cái ǵ để thay đổi thực tế địa lư chính trị đó của Á Châu, Bắc Kinh sẽ c̣n tiếp tục ngạc nhiên khi thấy các quốc gia láng giềng xa lánh, họp nhau lại để chống họ, và chạy theo Hoa Kỳ.

    Written by Lê Phan
    Wednesday, 19 October 2011 11:41
    Trích từ trugnhoctanan.net

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669

    Hoa Kỳ sẽ tăng cường quân lực ở Đông Nam Á

    Duy Ái

    Nguồn VOA


    Bộ quốc pḥng Mỹ mới đây cho biết Hoa Kỳ đang xem xét tới việc tăng cường thêm nữa sự hiện diện quân sự trong vùng Á châu Thái b́nh dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Phát ngôn viên Geoff Morrell cho biết như thế hôm thứ tư tại cuộc họp báo ở Ngũ giác đài trong lúc sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đang làm cho nhiều nước Đông Á cảm thấy lo ngại về triển vọng an ninh trong khu vực. Mời quí vị xem Duy Ái tŕnh bày thêm chi tiết trong tiết mục Nh́n Về Á Châu sau đây.


    Phát ngôn viên Geoff Morrell của Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ cho biết giới hữu trách ở Washington đang xem xét tới những phương thức nhằm tăng cường sức mạnh quân sự trong khu vực Á châu Thái b́nh dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ông Morrell nói rằng mới đây Hoa Kỳ đă thảo luận với Australia về việc để cho quân đội Mỹ được sử dụng một số cơ sở ở nước này. Ông đề cập tới việc Hoa Kỳ hiện có một mối quan hệ tốt đẹp với Singapore và có quyền tiếp cận các cơ sở ở quốc gia thành phố này; và nói thêm rằng kế hoạch tái bố trí lực lượng tới đảo Guam của Mỹ ở Thái b́nh dương cũng giúp cho sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á được mạnh mẽ hơn.
    Ông Morrell phát biểu như vậy tại cuộc họp báo ở Ngũ giác đài hôm thứ tư (26 tháng 1, 2011) vừa qua, giữa lúc sự lớn mạnh nhanh chóng của quân đội Trung Quốc đang làm cho nhiều nước trong vùng Đông Á cảm thấy lo ngại về triển vọng an ninh của khu vực. Các nước láng giềng nhỏ hơn và yếu hơn của Trung Quốc ở Đông Nam Á đặc biệt lo ngại về điều được cho là thái độ bá quyền của Bắc Kinh trong thời gian gần đây liên quan tới vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Trong lúc các nước ASEAN đang ra sức t́m kiếm một giải pháp ḥa b́nh cho vụ tranh chấp này với Trung Quốc, một số nước hội viên đă t́m cách tăng cường khả năng hải quân trong vài năm gần đây. Tin tức báo chí cho hay Việt Nam đă đặt mua 6 tiềm thủy đĩnh của Nga, và Malaysia cũng mua các tàu ngầm mới của Pháp trong lúc Indonesia đă đề ra kế hoạch tăng gấp đôi số tàu ngầm của ḿnh.
    Giáo sư Simon Tay là người đứng đầu Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế ở Singapore. Ông cho biết các nước Á châu có những cảm nhận phức tạp trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục duy tŕ sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực. Ông nói:
    "Chúng tôi nh́n Trung Quốc với những mối hy vọng về mặt kinh tế nhưng chúng tôi lo ngại về vấn đề chính trị và an ninh. Chúng tôi trông đợi Hoa Kỳ tiếp tục mang lại ổn định và ḥa b́nh, vốn là nền tảng của sự tăng trưởng và thịnh vượng của chúng tôi."
    Trong khi đó ở vùng Đông Bắc Á, sự hậu thuẫn của Bắc Kinh đối với Bắc Triều Tiên và vụ xích mích ngoại giao nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Nhật Bản hồi tháng 9 liên quan tới một dăy đảo nhỏ ở Hoàng Hải đă khiến Nhật Bản điều chỉnh sách lược quốc pḥng để ứng phó với Trung Quốc. Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Robert Gates đă tán dương việc Nhật Bản quyết định di chuyển những nguồn lực quân sự từ miền bắc gần Nga tới những ḥn đảo ở vùng tây nam gần Trung Quốc. Ông Gates cũng cho rằng nếu không có liên minh pḥng thủ Mỹ-Nhật th́ Trung Quốc có lẽ đă có những hành động hung hăn hơn với các nước láng giềng.
    Ông Tsuneo Akaha là người giữ chức Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á của Viện Nghiên cứu Quốc tế Monterey ở California. Ông nói rằng sách lược quốc pḥng mới của Nhật phản ánh sự quan tâm đối với Trung Quốc:
    "Lư do quan trọng nhất là sự khuyếch trương của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là trong khả năng hải quân viễn dương, và những diễn tiến mới đây liên quan tới loại chiến đấu cơ tàng h́nh mới, cùng với việc Trung Quốc đă bố trí và dự định chế tạo thêm tàu ngầm để họ có thể phóng chiếu sức mạnh của ḿnh tới những nơi xa hơn."
    Ông Akaha cũng cho biết chính phủ ở Tokyo ủng hộ việc Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia vùng Đông Nam Á. Ông nói thêm như sau:
    "Điều này có thể nói là đă mang lại cho Hoa Kỳ một sự khích lệ về chính trị và một cơ sở cho tư duy chiến lược để giao tiếp chặt chẽ hơn với các nước Đông Nam Á. Diễn tiến này cũng giúp củng cố sự tin tưởng của Nhật Bản bởi v́ chừng nào mà Hoa Kỳ c̣n có mặt ở đó th́ an toàn của hoạt động hàng hải quốc tế c̣n được bảo đảm."
    Ông Mă Chấn Cương, cựu Đại sứ Trung Quốc ở London, là Giám đốc Viện Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Trung Quốc. Ông nói rằng Trung Quốc không muốn xảy ra xung đột với Hoa Kỳ, nhưng rủi ro sẽ gia tăng nếu các nước khác không ngớt nhấn mạnh tới điều gọi là “mối đe dọa của Trung Quốc.”
    Ông nói: "Đương nhiên là nếu một số người Mỹ nhất định không chịu từ bỏ lối suy nghĩ của thời Chiến tranh Lạnh, nhất định cho rằng Trung Quốc là địch thủ hoặc đối thủ tiềm năng của Hoa Kỳ, và thậm chí c̣n thách thức những lợi ích cốt lơi của Trung Quốc, th́ quan hệ giữa hai nước có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Đó là điều mà Trung Quốc không muốn xảy ra. V́ vậy tôi nghĩ rằng việc Hoa Kỳ và Trung Quốc phát triển hợp tác về an ninh là phù hợp với lợi ích của hai nước và tôi không nghĩ rằng việc hai nước đối đầu với nhau hay giao chiến với nhau là một việc tất nhiên."
    Hầu hết các nhà phân tích t́nh h́nh Á châu cho rằng trong t́nh h́nh hiện nay Hoa Kỳ cần tiếp tục tiến hành những cuộc đối thoại và giao lưu quân sự với Trung Quốc để giảm thiểu mối rủi ro xảy ra những vụ hiểu lầm và căng thẳng có thễ dẫn tới chỗ đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bắc Kinh đă cắt đứt cuộc đối thoại quân sự với Hoa Kỳ hồi năm ngoái sau khi Washington loan báo kế hoạch bán cho Đài Loan một số vũ khí trị giá 6,4 tỉ đô la.
    Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Robert Gates đă đến thăm Trung Quốc hồi thượng tuần tháng này trong khuôn khổ của những nỗ lực nhằm xây dựng lại mối liên hệ giữa quân đội hai nước. Tuy nhiên quân đội Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa chấp nhận đề nghị của ông Gates là thiết lập một cơ chế để thực hiện những cuộc đối thoại thường xuyên giữa đôi bên về các vấn đề an ninh ./.

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-09-2011
    Location
    Hà Nội -Việt Nam
    Posts
    1,669

    Mùi vịt Bắc Kinh trong đảng cộng sản Việt Nam

    Mùi vịt Bắc Kinh trong đảng cộng sản Việt Nam







    Từ sau Đại hội đảng IX với Nông Đức Mạnh “lên ngôi” Tổng Bí Thư tháng 4/2001, mùi cơm Tàu, vịt quay Bắc Kinh đă tỏa ra khắp cơi Việt Nam. Đến năm 2008, trong nhiệm kỳ II của Nông Đức Mạnh th́ bàn tay Tàu đă ṃ tới Tây Nguyên để xây dựng nhà máy khai thác bauxite mà Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước, không được hỏi ư.
    Sau đó, hàng loạt các công ty Tàu được “trúng thầu” nhiều dự án phát triển kinh tế của Việt Nam, quan trọng hơn cả là c̣n được quyền đưa công nhân của ḿnh vào làm việc và đem hàng hóa, trang cụ sản xuất từ nước Tàu vào sử dụng, dù hàng hóa cùng loại sản xuất từ Việt Nam có thừa.
    Cho đến năm nay (2011), không ai biết đă có bao nhiều ngàn công nhân Tàu đang có mặt ở Việt Nam, kể cả những người mượn cớ du lịch rồi ở luôn làm việc cho các công ty Tàu Cộng. Nhà nước chỉ nh́n nhận có khoảng 35 ngàn người, nhưng các tin của các báo Việt Nam ước lượng có tới 75 ngàn người.
    Một sự kiện khác chứng minh cho mùi vịt Bắc Kinh đă khỏa lấp cả quyền làm chủ đất nước của dân Việt là người Việt đă bị cấm vào các cơ sở kinh doanh hay khu nhà máy do người Tàu chủ quản. Công nhân Việt Nam cũng không được thuê mướn, dù chỉ làm những việc tầm thường.



    Công trường bauxite Tân Rai

    Chuyện khai thác bauxite c̣n nhiêu khê hơn.
    Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, đă hớn hở cam đoan rằng sau khi dựng xong nhà máy, công ty Tàu Chalieco sẽ bàn giao toàn bộ cho Việt Nam. Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng quên nói cho dân biết rằng sau khi lọc hết chất độc bùn đỏ bỏ vào hồ chứa ở Lâm Đồng và Đắk Nông th́ Việt Nam phải bán quặng làm ra nhôm cho Tàu.

    Bán với giá nào và lời lỗ ra sao th́ chưa ai biết rơ, kể cả chủ đầu tư là Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV). Các chuyên viên trong và ngoài nước, kể cả một số người làm việc cho TKV đă xác tín rằng, dự án khai thác bauxite không có lời mà sẽ lỗ to v́ chi phí quá lớn so với giá bán ra thị trường.
    Phía nhà nước căi lại, nhưng họ lại quên cộng thêm các khoản tiền chưa biết lấy đâu ra để làm đường bộ, đường sắt, xây bến cảng Kê Gà ở B́nh Thuận để chuyên chở sản phẩm cho Tàu đem về nước.
    Cho đến năm 2011, các dự án giao thông căn bản này vẫn c̣n trong ṿng nghiên cứu. Ấy là chưa kể những hậu quả về môi sinh dọc theo các tuyến lưu thông khi chuyên chở sản phẩm bauxite. Nhiều chuyên viên nói thẳng là canh bạc khai thác bauxite của nhà nước Việt Nam hoàn toàn bất khả thi, phí phạm và nguy hiểm tột cùng nếu chẳng may các hồ chứa bùn đỏ bị vỡ làm tràn chất độc diệt chủng xuống các mạch nước, sông suối và ao hồ.
    Hàng ngàn trí thức và người Việt Nam yêu nước từ trong và ngoài nước, kể cả Đại tướng Vơ Nguyên Giáp và bà Nguyễn Thị B́nh, nguyên Phó Chủ tịch Nước đă gửi thư hay kư tên vào hai bản Kiến Nghị, lần thứ nhất ngày 12/04/2009 và lần thứ nh́ ngày 09/10/2010, yêu cầu ngưng ngay Dự án Khai thác Bauxite để tránh hiểm họa cho dân tộc.
    Những người kư tên cho rằng tài nguyên của Tổ tiên để lại, nếu chưa khai thác vẫn c̣n nguyên đó và hăy đợi khi nào Việt Nam có đủ kiến thức và phương tiện làm chủ khai thác th́ làm cũng chưa muộn. Hơn nữa, ông Vơ Nguyên Giáp và một số tướng lănh nghỉ hưu c̣n vạch ra mối nguy về quốc pḥng nếu để cho người Tàu vào thao túng ở vùng lănh thổ chiến lược Tây Nguyên. Bởi lẽ cuộc chiến Việt Nam đă chứng minh kẻ nào kiểm soát được Tây Nguyên th́ sẽ làm chủ được cuộc chiến.
    Rất tiếc cho số phận dân tộc là những người có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lănh thổ là đảng Cộng sản Việt Nam đă bỏ ngoài tai những lời khuyên phải để, tiếp tục “chũi đầu xuống cát” đưa ra, vào ngày 25/4/2009, “Kết luận của Bộ chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm ḍ, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025”.
    Kết luận này có điểm quan trọng viết rằng:

    “Chủ trương thăm ḍ, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay. Triển khai các nghị quyết Đại hội, trong 2 nhiệm kỳ, Bộ Chính Trị đă nhiều lần bàn và ra các nghị quyết, kết luận để lănh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế-xă hội Tây Nguyên nói riêng.

    Thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ đă chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm ḍ, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 với bước đi cụ thể và chỉ đạo triển khai 2 dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin đầu tiên tại Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông); đồng thời, chỉ đạo t́m kiếm, lựa chọn đối tác nước ngoài có năng lực để hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng và đầu tư xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm. Chính phủ đă giao Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là đơn vị có kinh nghiệm trong khai thác khoáng sản làm chủ đầu tư thực hiện 2 dự án và chủ tŕ đàm phán với các đối tác nước ngoài”.



    Đại hội đảng IX viết ǵ về bauxite?
    Nhưng hai Đại hội đảng IX và X đă nói ǵ về khai thác Bauxite?
    Trong Báo cáo về “Chiến lược phát triển kinh tế - xă hội 2001-2010” ở Tây Nguyên, ĐCSVN khóa VIII dưới quyền Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đă tŕnh tại Đại hội Khóa đảng IX về vấn đề khai thác bauxite nguyên văn như sau:

    “Tây Nguyên là điạ bàn chiến lược quan trọng của cả nước cả về kinh tế-xă hội và quốc pḥng-an ninh, có lợi thế để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp sản xuất hàng hoá lớn kết hợp với công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp năng lượng và công nghiệp khai thác khoáng sản. Có chiến lược và quy hoạch xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc pḥng, an ninh, tiến tới thành vùng kinh tế động lực.
    Phát triển nhanh theo hướng thâm canh là chính đối với các cây công nghiệp gắn với thị trường xuất khẩu (cà phê, cao su, chè, bông...), chăn nuôi đại gia súc, trồng và bảo vệ rừng, cây dược liệu, cây đặc sản và công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Phát triển thủy điện lớn và vừa, các hồ chứa nước cho thủy lợi. Khai thác và chế biến quặng bôxít. Phát triển công nghiệp giấy. Nâng cấp, khai thác tốt các tuyến đường trục và đường ngang nối xuống vùng Duyên hải. Phát triển sự hợp tác liên kết kinh tế-thương mại-dịch vụ với các nước láng giềng Lào và Campuchia. Có chính sách thu hút vốn đầu tư, bố trí dân cư và lao động và đất đai theo quy hoạch, nâng cao dân trí và tŕnh độ công nghệ. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, thật sự cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của đồng bào dân tộc”.

    Sau đó, chuyện “bauxite” đă được lập lại tại Đại hội đảng khóa X. Nhưng vấn đề không phải là khai thác hay không khai thác mà giao cho ai làm và ai có lợi. Việt Nam hay nước ngoài?
    Trong điều kiện hiện nay và thực tế đă chứng minh việc khai thác bauxite trên Tây Nguyên chỉ làm lợi cho Tàu Bắc Kinh v́ sản phẩm của Việt Nam không bán cho ai khác ngoài Tàu, quốc gia đă “trúng thầu” xây dựng nhà máy khai thác khoáng sản bauxite và muốn mua hết loại quư phẩm này để phục vụ kỹ nghệ vừa rẻ, vừa đỡ tốn tiền vận chuyển, nhờ ở bên cạnh Việt Nam.
    Hơn nữa liệu Việt Nam nào có dám bán hàng cho nước khác?
    Tiếp đến là chuyện 10 tỉnh đầu nguồn, có vị trí chiến lược sát biên giới Tàu (có tin của Quốc Hội là 18 tỉnh) cho các công ty Tàu Bắc Kinh, Hồng Kông và Đài Loan thuê đất rừng dài hạn 50 năm trồng cây kỹ nghệ.
    Nhiều viên chức địa phương đă choáng váng không biết tại sao các quan đầu tỉnh đă có quyết định cho thuê đất, nhất là tại những khu vực, nếu khi xảy ra chiến tranh th́ quân Tàu có thể thong dong chạy theo các con đường ṃn do các công ty Tàu mới làm ṿng quanh các ngọn đồi chiến lược để nă súng xuống quân Việt Nam ở dưới đồng bằng!
    Nhiều trí thức trong nước đă lên tiếng lo ngại đến trường hợp công nhân Tàu sẽ lập ra các làng “tự chủ” ngay trong các khu đất thuê rồi sinh con đẻ cái họp thành một “nước Tàu” trong lănh thổ Việt Nam th́ lúc đó ai đuổi họ đi được?

    Đường sắt Tàu xuyên Việt Nam?






    Đường sắt cao tốc có cơ hội sống mới

    Sau cùng là chuyện Tàu có kế hoạch làm đường Tàu cao tốc nối liền với các nước Đông Nam Á để bành trướng kinh tế và thương mại.
    Kế hoạch này đă do Báo China Daily tiết lộ: Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối liền Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc với Tân Gia Ba xuyên qua Hà Nội, sang Lào, Cao Miên để qua Thái Lan rồi xuống Mă Lai Á trước khi chạy đến Tân Gia Ba.
    Nhưng ai đă cho phép Tàu Bắc Kinh làm đường sắt cao tốc xuyên qua lănh thổ Việt Nam là điều những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, đầu tiên là Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng Bí thư đảng khóa XI mới được bầu ngày 18/01/2011 phải trả lời trước nhân dân.
    Trong chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng đă chứng minh có khuynh hướng thân Tàu khi chống việc đem vấn đề khai thác bauxite vào chương tŕnh nghị sự để Quốc Hội tranh luận, dù có yêu cầu của một số không nhỏ Đại biểu.
    Nguyễn Phú Trọng cũng chống cả việc đ̣i Chính phủ phải tường tŕnh để cho Quốc Hội chất vấn về áp lực của Tàu tại Biển Đông.
    Do đó, không ai khỏi lo ngại khi có tin ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính Trị khóa XI, Phó Thủ tướng thường trực sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc Hội.
    Tại sao?
    Bởi v́ ông Nguyễn Sinh Hùng rất hăng hái chuyện làm đường cao tốc nối liền Sài G̣n với Hà Nội và nối Hà Nội với Tàu.
    Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội ngày 12/06/2010, ông Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm”.
    Cả Bộ trường Giao thông-Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cũng “say làm đường cao tốc” không kém ông Hùng.
    Trong cuộc phỏng vấn của Báo Sài G̣n Giải Phóng ngày 3/1/2011, ông Dũng nói hùng hổ: “Dứt khoát là phải làm. Nhưng mà thời điểm như thế nào th́ phải tính kỹ, phải theo đúng thủ tục, quy định, rồi phải báo cáo Quốc hội. Chính phủ quyết tâm để chuẩn bị dự án chứ không phải là Chính phủ cứ làm mà không báo cáo Quốc hội như mọi người ngộ nhận” .
    Ông Hồ Nghĩa Dũng c̣n tiết lộ Việt Nam “không loại trừ việc cho Trung Quốc tham gia đấu thầu làm đường cao tốc” khi được báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh phỏng vấn ngày 18/06/2010.
    Cũng may mà Quốc Hội Việt Nam, trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/06/2010, đă thẳng tay bác bỏ đề nghị làm đường sắt cao tốc, có kinh phí dự trù 56 tỷ Mỹ Kim, với số phiếu 208 trên tổng số 427 đại biểu có mặt. Số đồng ư chỉ có 185 người. Số người không bỏ phiếu là 34.
    Nhưng chuyện nhà nước “cố đấm ăn xôi” chưa ngừng ở đây mà hiện đang có nỗ lực đem dự án làm đường sắt cao tốc ra Quốc Hội một lần nữa với sự chuẩn bị kỹ càng hơn cho chắc ăn.
    Nhưng bao giờ đưa ra th́ cũng phải đợi bầu xong Khóa XIII của Quốc Hội, dự trù ngày 22/05/2011.
    V́ vậy, khi có tin đồn ở Hà Nội nói rằng ông Nguyễn Sinh Hùng đă được bố trí vào chức Chủ tịch Quốc Hội thay v́ ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư đảng Hà Nội th́ mọi người đều nghĩ ngay đến “âm mưu” làm đường cao tốc cho Tàu hưởng lợi lại có cơ hội sống mới dưới thời Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng mùi hôi hám của vịt Bắc Kinh thiu lại cũng đi theo phủ kín cả Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam.



    Phạm Trần

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 27-03-2012, 03:08 PM
  2. Replies: 60
    Last Post: 18-02-2012, 03:19 AM
  3. Replies: 13
    Last Post: 27-01-2012, 08:54 PM
  4. Replies: 5
    Last Post: 24-11-2011, 01:43 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-10-2011, 11:51 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •