Results 1 to 3 of 3

Thread: Kư túc xá

  1. #1
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Kư túc xá

    http://www.danchimviet.info/archives/44530

    03:13:am 22/10/11 | Tác giả: Tưởng Năng Tiến


    Ký túc xá của học sinh ở vùng cao huyện Nam Trà My, Quảng Nam - Ảnh: Tấn Vũ.

    “Sau khi đỗ tiểu học, tôi thi vào Trung -học. Những bạn của tôi ở từ các tỉnh tới, nói nhiều giọng khác nhau: Quảng – nam, Quảng -ngãi, Thừa -thiên, Bình – thuận, Ban- mê- thuột… Sau mỗi kỳ nghỉ Tết mỗi kỳ nghỉ Hè, lũ bạn đi học mang theo quà địa phương của mình. Bạn Quảng-nam mang theo khoai lang khô và bánh tổ, bạn Quảng-ngãi mang theo đường phổi, bạn Phan-thiết mang theo nước mắm nhĩ, còn rim mức, kẹo mè, bánh in, bánh cốm thì gần như không ai không có…

    Ngoài những bạn học người kinh, ký túc xá còn nhận những học sinh người Rhadé, những Y Bliêng, Y Phơm, Y Bih, R’om Rock, Nay Phin… Họ đồng phục kaki vàng và trao đổi trò chuyện với chúng tôi bằng tiếng Pháp… Những buổi chiều trong sân trường, Y Phơm hay biểu diễn môn bắn ná cho chúng tôi xem và mách rằng: “Thằng Y Bliêng đó, nó giầu lắm. Nhà nó có năm con voi và nhiều con trâu…

    Ở ký túc xá ăn, học, ngủ đều đúng giờ giấc nhưng khi thích chúng tôi vẫn lén nhẩy rào hay chun rào ra phố xem xi-nê…”


    (Võ Hồng. Người Về Đầu Non. Sài Gòn: Văn, 1968).
    Nhà văn Võ Hồng sinh năm 1922. Hình ảnh những bạn học sắc tộc Rhadé của ông, hồi đầu thập niên 30 (“đồng phục kaki vàng và trò chuyện bằng tiếng Pháp”) ngó bộ bảnh bao thấy rõ và nghe cũng hơi có vẻ hoang đường!
    Hơn một phần tư thế kỷ sau, tôi mới chào đời. Đây cũng là thời điểm mà người Pháp đang buộc phải rời khỏi VN. Khi tôi bắt đầu chương trình trung học, vào đầu thập niên 1960, ở Đà Lạt, bạn cùng lớp cũng có nhiều người thiểu số nhưng không ai biết một chữ tiếng Tây nào ráo trọi. Chúng tôi trò chuyện, tất nhiên, đều bằng tiếng Việt.

    Các bạn người Thượng nhà ở rất xa, tận quận Đơn Dương hoặc Lạc Dương, cách trường đến vài chục cây số. Họ đều sống trong ký túc xá, ở cuối đường Hoàng Diệu, gần thác Cam Ly.

    Từ đây, nếu không có xe đạp, và muốn xem chiếu phim – ở rạp Ngọc Lan, Ngọc Hiệp, Hoà Bình – phải đi bộ hơn cả giờ đồng hồ. Vé vào cửa cho trẻ em tuy không mắc lắm nhưng vẫn là một số tiền lớn đối với lũ trẻ con. Chúng tôi thường chỉ chơi đá banh, hay bóng rổ, tại sân trường. Hai môn thể thao này không tốn đồng nào, và rất hợp với tính hiếu động của đám học trò.

    Tôi thân với K’Bien, H’ Bri, và Ya Ram. Ba anh đều lớn hơn tôi vài tuổi, đều rất khoẻ mạnh, và đều luôn luôn hơi có vẻ ngơ ngác như ba chú nai tơ giữa sân trường. Chúng tôi bao giờ cũng ở cùng phe, trong bất cứ cuộc chơi nào, và luôn luôn là phe … thắng cuộc.

    Trong việc học tập chúng tôi vẫn ở cùng phe nhưng là phe thất bại. K’Bien, Ya Ram và H’ Bri không phải là những học sinh xuất sắc. Tôi cũng vậy. Cả ba anh đều siêng năng, chịu khó làm bài. Tôi thì chăm chỉ … “cóp” lại của cả ba. Họ chả bao giờ được điểm cao. Tôi, tất nhiên, cũng thế!

    Thỉnh thoảng tôi có ghé ký túc xá của K’Bien, Ya Ram và H’ Bri chơi. Đây là một toà nhà lớn, kiến trúc mô phỏng theo kiểu Nhà Rong ở Tây Nguyên nhưng cột chống xây bằng những trụ ciment hình vuông và lợp mái đỏ au.

    Ba anh đều không có phòng riêng nên chúng tôi hay tha thẩn vào rừng, đốt một đống lửa nhỏ (theo thói quen của người miền núi) rồi ngồi quanh tán dóc. Nói cho chính xác thì chỉ có mình tôi tán (dóc) K’ Bien, H’ Bri, và Ya Ram chỉ chăm chú nghe, thỉnh thoảng mới điểm chuyện bằng những nụ cười hiền lành hay thích thú.

    Món quà tôi mang đến cho bạn thường là kẹo Nougat và bốn điếu thuốc lá hiệu Ruby Queen. Gía bán lẻ của loại thuốc này, vào thời điểm đó, là 3 đồng 4 điếu. Thiệt là vừa vặn.

    Rồi tôi bỏ học ngang để đi … Tây nhưng đi không tới. Có người hàng xóm, quê ở Tân Châu (Châu Đốc) nói với tôi rằng nhà ông ấy sát cạnh biên giới. Từ đó, có thể “bò”qua Cao Miên dễ dàng như chui rào qua nhà hàng xóm. Tôi sẽ bị bắt và bỏ tù vì tội nhập cảnh bất hợp pháp. Thời gian giam giữ ngắn thôi, và khi được phóng thích, tôi có thể xin họ trục xuất mình … qua Pháp! “Vì Cao Miên là một quốc gia trung lập nên em xin đi đâu cũng được.”

    Tôi không đủ khôn ngoan để hỏi xem: tại sao thể chế của một quốc gia trung lập lại cho phép nhà cầm quyền trục xuất người nhập cảnh bất hợp pháp, qua một nước thứ ba (dễ dàng) như ném đồ vào thùng tác như vậy? Tôi cũng không rõ tại sao mình lại có “nhu cầu” phải … đi đến tận bên Tây lận?

    Tôi chỉ nghe ông Cung Trầm Tưởng nói lại là “Trời mùa Đông Paris, suốt đời làm chia ly,” nên háo hức muốn ghé (qua) coi chơi cho biết – thế thôi. Vậy là tôi chôm hai lượng vàng của mẹ để thực hiện chuyến đi (giang hồ vặt) đầu đời.
    Chúng tôi đến Châu Đốc khi ngày vừa tắt nắng. Từ đây, về tới nhà ông hàng xóm – ở Tân Châu – phải đi bằng đường thủy. Ngay khi vừa ngồi trên trên chiếc tắc ráng, lênh đênh trên sông Cửu, tôi đã hình dung ra ngay cảnh … Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy:

    Chiều nay sương khói lên khơi
    Thùy dương rũ bến tơi bời
    Làn mây hồng pha ráng trời
    Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người

    Nh́n về đường cố lư
    Cố lư xa xôi
    Đời nhịp sầu lỡ bước
    Bước hoang mang rồi …
    Quay lại hướng làng
    Đà Giang lệ ướt nồng
    Mẹ già ngồi im bóng
    Mái tóc tuyết sương
    Mong con bạc ḷng …

    Mẹ tôi, may mắn, không đến nỗi phải mong con đến “bạc lòng.” Chuyến thăm nhà của ông hàng xóm thành công tốt đẹp nhưng giấc mộng hải hồ của tôi thì không. Sau vài ngày sum họp gia đình – mời bà con láng giềng, anh chị em, chú bác nhậu không ngừng (và tưng bừng) để mừng đoàn tụ – vào một đêm tối trời ổng dắt tôi ra hè sau, chỉ tay vào khoảng không, nói bâng quơ:
    “Đó, cứ theo hướng này đi chừng tới sáng là qua tới bên bển. Có điều tui nghe nói lúc này tình hình hơi căng thẳng nên chú em phải thận trọng chút xíu.”

    Để minh hoạ cho “tình hình hơi căng thẳng” giữa hai quốc gia Miên/Việt – thỉnh thoảng – một quả hỏa châu lại loé sáng trong đêm, cùng với những tràng đạn nổ vu vơ ở xa xa. Tôi lạnh cẳng nên đổi ý.

    Sau khi tiêu sài đến đồng bạc cuối cùng của hai lượng vàng vừa bán vài tuần trước, tôi thất thểu trở về … mái nhà xưa. Bố mẹ tôi mừng còn hơn tìm lại được một … viên kim cương thất lạc! Tôi cũng trở lại trường cũ nhưng thầy hiệu trưởng, rõ ràng, không mừng vui gì cho lắm. Ổng quyết định cho tôi thôi học vì vắng mặt nhiều ngày không xin phép:

    “Trường chớ bộ chợ sao mà trò muốn tới giờ nào thì tới.”
    Từ đó, tôi không bao giờ có dịp gặp lại những người bạn cũ. Tính tôi lại chóng quên nên hình ảnh của K’Bien, Ya Ram và H’ Bri cứ nhạt nhoà dần rồi biến mất luôn không biết tự lúc nào.

    Gần nửa thế kỷ sau, khi tóc đã điểm sương – có bữa – tôi tình cờ chợt nhìn thấy lại những gương mặt quen thuộc, trông y như những người bạn cũ của mình, vào thưở ấu thời, qua một thiên phóng sự bằng hình (Sự Học Ở Vùng Sâu Vùng Xa) của nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần – số ra ngày 1/6/2011.

    Tôi biết hoàn cảnh sống không sáng sủa của những đồng bào thiểu số ở đất nước mình dưới chế độ mới nhưng không thể hình dung ra được là con cháu của K’Bien, Ya Ram và H’ Bri … phải chịu cực khổ đến thế chỉ vì mong muốn được cắp sách đến trường – theo như nguyên văn lời tường thuật của bài báo thượng dẫn:


    Ký túc xá ở Mường Lư (Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng

    “Chúng tôi đến xă Mường Lư khi địa phương này đang mùa giáp hạt. Xă hiện có gần 300 học sinh tiểu học, THCS phải trọ học tại trường – đông nhất huyện. Bữa ăn trưa của các em Vàng A Sự, Vàng A Tu, Vàng A Mỵ ở căn lều trống hoác cạnh Trường THCS Mường Lư chỉ có cơm với muối trắng, chan nước lạnh.

    Mỗi tháng em phải về nhà hai lần lấy gạo – Sự kể – Tụi em tự kiếm thức ăn, đứa nào nhà khá th́ có thêm một, hai chục ngàn mỗi tháng để mua vài con cá khô, đậu phụ cải thiện. Ở nhà bố mẹ và các em vẫn phải ăn độn ngô, sắn, bạn em nhiều đứa không đủ gạo ăn. Nhưng chúng em chỉ có con đường học thôi.

    Thầy Nguyễn Văn Hà, Trường THCS Mường Lư, kể: ‘Cuối tuần, thầy tṛ chúng tôi lên rừng đào măng, hái rau dại, trứng kiến để các em cải thiện bữa ăn’. Sống ở lều tạm, thầy tṛ ở đây c̣n lo mùa mưa th́ lũ quét, lũ ống hất lều xuống sông Mă, mùa khô th́ nguy cơ cháy ŕnh rập, bởi các túp lều làm bằng tre, nứa lợp lá, nằm sát nhau rất dễ bắt lửa.



    ” Giờ ăn ở ký túc xá Lồ Sử Thàng (Lào Cai) - Ảnh: Hoàng Điệp

    Nhìn hình ảnh những ký túc xá ở Việt Nam, bây giờ, khiến tôi liên tưởng đến quãng đời học trọ của nhà văn Võ Hồng (hồi đầu thế kỷ trước) mà muốn ứa nước mắt:

    “Sau khi đỗ tiểu học, tôi thi vào Trung -học. Những bạn của tôi ở từ các tỉnh tới, nói nhiều giọng khác nhau: Quảng – nam, Quảng -ngãi, Thừa -thiên, Bình – thuận, Ban- mê- thuộ t… Sau mỗi kỳ nghỉ Tết mỗi kỳ nghỉ Hè, lũ bạn đi học mang theo quà địa phương của mình. Bạn Quảng-nam mang theo khoai lang khô và bánh tổ, bạn Quảng-ngãi mang theo đường phổi, bạn Phan-thiết mang theo nước mắm nhĩ, còn rim mức, kẹo mè, bánh in, bánh cốm thì gần như không ai không có…

    Ngoài những bạn học người kinh, ký túc xá còn nhận những học sinh người Rhadé, những Y Bliêng, Y Phơm, Y Bih, R’om Rock, Nay Phin… Họ đồng phục kaki vàng và trao đổi trò chuyện với chúng tôi bằng tiếng Pháp… Những buổi chiều trong sân trường, Y Phơm hay biểu diễn môn bắn ná cho chúng tôi xem và mách rằng: “Thằng Y Bliêng đó, nó giầu lắm. Nhà nó có năm con voi và nhiều con trâu…

    Ở ký túc
    xá ăn, học, ngủ đều đúng giờ giấc nhưng khi thích chúng tôi vẫn lén nhẩy rào hay chun rào ra phố xem xi-nê… ”
    Người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào ngày 28 tháng 4 năm 1956. Hơn nửa thế kỷ đã qua nhưng chính sách cai trị hà khắc, và chủ trương ngu dân của chủ nghĩa thực dân, vẫn còn để lại ít nhiều căm phẫn trong tâm khảm của dân tộc Việt. Mai hậu, chúng ta cần phải “bao lâu” mới có thể quên được hết những tội ác (tầy trời) mà chủ nghĩa cộng sản đã gây ra trên đất nước này?

    © Tưởng Năng Tiến

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Giải phóng dân tộc ra khỏi ách kềm kẹp của Thực Dân , Đế Quốc và tay sai ??

    Một bài viết của nhà văn Tưởng năng tiến đáng cho các chiến sĩ Cách Miệng chống bọn tư bản bóc lột bằng mồm suy nghĩ. Cũng vì nhờ có khối lượng quần chúng nghèo khổ đông đảo ủng hộ các chiến sĩ Cách Miệng Công Sản khi chúng hô hào khẩu hiệu : Dân nghèo hãy ủng hộ chúng tôi đánh đổ bọn tư bản Thực Dân Đế quốc và tay sai bóc lột giai cấp công nông để chúng ta xây dựng một XHCN không còn có cảnh bóc lột, không còn có cảnh người giàu người nghèo, tất cả cùng làm, tất cả cùng hưởng. Cán bộ Cộng Sản sẽ là đầy tớ của nhân dân ...

    ..cho nên bọn cộng sản chúng nó mới cướp được chính quyền và có cơ ngơi như ngày hôm nay.

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Qúan cơm xã hội dưới thời VNCH .

    Quê tôi cũng ở Dalat, cũng cùng thành phố học hành của nhà văn Tưởng Năng Tiến. Dalat thập niên 1960 có một qúan cơm xã hội gần trường trung học Bồ Đề cũ. chỉ cần có 3$ thời ấy là có được một phiếu ăn. Mọi người sắp hàng, đến cửa ghi-sê được lãnh một khay đựng một món mặn, một món canh, một trá chuối ,nước mắm và một trái ớt. Thức ăn thì có giới hạn còn cơm thì tự do xúc trong thùng cơm thoải mái, ăn hết cơm ra xúc tiếp. Quán cơm xã hội của "Ngụy quyền tư bản tay sai bóc lột dân nghèo" đầy những sinh viên học sinh nghèo, có cả th̀anh phần lao động như tài xế xe lam hay tắc xi vào đó ăn trưa.

    Sau khi rời khỏi trại tù cải tạo sau 1975. Đi làm thuê làm mướn, chạy ăn từng bữa trong thiên đường XHCN đã sạch bóng bọn tư bản bóc lột, có những buổi trưa đói lòng, ước mơ làm sao có lại được một quán ăn xã hội của chính quyền tư bản bóc lột ngay giữa lòng thiên đường XHCN để chỉ với số tiền ít ỏi nhưng dân làm thuê làm mưỡ́n vẫn có được một bữa cơm đầy đủ không hề độn ngô khoai. Khi kể lại dưới thời chế độ cũ có những quán cơm xã hội cho dân nghèo. Các cán bộ Cách Miệng chống tư bản bóc lột bằng mồm từ ngoài Bắc vô hoàn toàn không tin và đặt một dấu hỏi to tướng .

    Nếu ngay trên đất nước VN bây giờ, có được một quán cơm xã hội cho người nghèo bằng 1/2 quán cơm xã hội của VNCH khi xưa. Mấy chiến sĩ cách miệng chắc hẳn sẽ khua chiêng, gióng trống gõ phèn la quảng cáo đặc tính ưu việt của chế độ XHCN cho bể con ráy thiên hạ luôn .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •