Results 1 to 4 of 4

Thread: Mất nước rồi ư?

  1. #1
    Member
    Join Date
    04-11-2010
    Posts
    543

    Mất nước rồi ư?


    Mất nước rồi cháu ơi, không làm ǵ được nữa đâu!" - Tôi nhận tin nhắn của một bác trong Friend list ḿnh mà thấy đắng ḷng. Người bác, người bạn vong niên với tấm ḷng lúc nào cũng thiết tha với đất nước có lẽ vừa đọc xong toàn văn bản tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc sau chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua.

    Lần đầu tiên tôi không gửi hồi đáp tin nhắn cho bác, bởi tôi không biết nói ǵ.

    Bởi tôi đang có cảm giác h́nh như đang có một sự im lặng "đến tê người" trước đối sách ngoại giao vừa được kư kết giữa lănh đạo hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Với những ǵ trong bản Tuyên bố chung hôm nay thể hiện, th́ tương lai của Việt Nam 5 - 10 năm tới hoàn toàn không có ǵ là sáng sủa.

    Trí thức ở đâu?

    Những học giả, những vị lăo thành cách mạng, những người có tiếng nói với thời cuộc nghĩ ǵ khi đọc bản tuyên bố này?

    C̣n nhớ cách đây 2 năm, khi những người đầu tiên kư tên vào bản kiến nghị dừng dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên bị sách nhiễu, nhiều người khác vẫn thờ ơ với vấn đề này. Hôm nay,khi sự cố tại các hồ chứa bùn xảy ra, khi không kiểm soát được t́nh trạng công nhân Trung Quốc tràn ngập tại Việt Nam.

    Người ta nghĩ ǵ?

    C̣n nhớ, khi Thác Bản Giốc bị chia hai, có quá nhiều người không quan tâm đến nó, giờ đây khi các thời báo và tạp chí nước ngoài đăng tải thông tin có lợi cho chủ quyền đối với Thác Bản Giốc, người Việt Nam nghĩ ǵ?

    Sự thờ ơ của quá khứ đă đóng đinh cho cỗ quan tài mất mát của hiện tại.

    Không lẽ, dân tộc ta cứ phải đi sau cỗ quan tài chôn cất những mất mát đă rồi của Mẹ Việt Nam??

    Không lẽ chúng ta cứ măi xếp hàng trong chuyến tàu muộn màng để khẳng định chủ quyền "đă bị cướp" của đất nước ḿnh với toàn thế giới măi sao?

    Mất nước rồi ư?

    Có lẽ thế thật!. Bởi trong lịch sử 1000 năm trước dân tộc này không thể bị đồng hóa bằng h́nh thức xâm lấn, thống trị... th́ nay đă có những h́nh thức ngoại giao tinh vi hơn, buộc cả dân tộc phải tự đồng hóa ḿnh, phải cam chịu v́ lép vế, đớn hèn im lặng, chấp nhận cúi đầu mà quên đi truyền thống quật cường của cha ông để lại.

    Mất nước rồi ư?

    Có lẽ thế thật, nếu không th́ tại sao Trung Quốc có thể ngang nhiên phủ nhận đặc quyền khai thác dầu khí của Việt Nam trên thềm lục địa nước Việt trong khi ông Trọng đang thăm viếng Bắc Kinh?

    Mất nước rồi ư?

    Có lẽ thế thật, nếu không tại sao lại im lặng tháo gỡ những tin tức làm dấy lên một loạt câu hỏi về ư thức dân tộc của người Việt Nam? Tại sao lại âm thầm "sửa đổi lịch sử", thay ngày đổi tháng, thêm sao trên cờ cốt làm vui ḷng tên láng giềng xấu tính?

    Mất nước rồi ư?

    Có lẽ thế thật, nếu không v́ sao người ta cướp giật, ṿ nát những chiếc nón lá hiền lành ghi đậm ḍng chữ "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" ngay giữa ḷng Hà Nội?

    Mất nước rồi ư?

    Có lẽ thế thật, bởi chúng ta chưa vượt qua được nỗi sợ hăi của chính bản thân ḿnh.

    Có nhiều người hy vọng ở một cuộc cách mạng đổi mới, nhưng tôi tin rằng khó có thể làm nên một cuộc cách mạng khi mỗi cá nhân chưa đi đến với cách mạng bản thân. Làm sao vượt qua được sợ hăi khi mỗi chúng ta có quá nhiều thứ phải cân nhắc để mất: công việc, gia đ́nh, người thân, bạn bè....

    Có những việc làm tưởng chừng như đơn giản là công khai thắc mắc, đ̣i hỏi quyền công dân của ḿnh phải được thực hiện bằng cách công khai trao đổi qua thư tín, qua điện thoại với cơ quan công quyền th́ chúng ta thường bỏ qua, bởi suy nghĩ "rồi sẽ chẳng đi đến đâu". Dù không bao giờ hy vọng có một câu trả lời thỏa đáng với ḿnh mỗi khi hỏi, nhưng tôi vẫn hỏi, vẫn yêu cầu được giải đáp. Bởi tôi tin rằng, khi một người hỏi người ta có thể im lặng, 10 người, 100 người, 1000 người... cũng thế, nhưng nếu 10.000 người, 100.000 người cùng hỏi, cùng quan tâm cùng yêu cầu trả lời... th́ đáp lời chúng ta, không thể là một sự im lặng măi được.

    Và quan trọng hơn hết, tôi tin rằng: im lặng là đồng lơa với tội ác.

    Im lặng là đồng t́nh với những người công an đang chà đạp lên ḷng yêu nước - cái vốn quư nhất của dân tộc - khi họ cùng nhau xâu xé chiếc nón "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" và bắt cóc người chủ của chiếc nón Việt Nam ấy.

    Im lặng là đồng t́nh, là chấp nhận chính ḿnh là một phần tử được nhân danh trong những giao kết đời đời biết ơn Trung Quốc, đặt quan hệ giữa hai đảng lên trên hết mọi sự...

    Im lặng là tự chính ḿnh làm quan ṭa đóng dấu cho bản án bỏ tù lương tâm, bổn phận và trách nhiệm của chính ḿnh đối với quê hương.

    Im lặng là hành động cụ thể nhất để đánh mất chính ḿnh.

    Tôi đă viết: "Vận mệnh của đất nước phụ thuộc vào chính chúng ta", bởi tôi tin rằng: "lịch sử có mắt".

    Hôm nay chúng ta im lặng, chúng ta không có ư kiến với những ǵ đă xảy ra, hoặc có, giả chăng chỉ là những lời than van, cay đắng, đầy buồn tủi... Tức là, chúng ta tự chấp nhận định mệnh đă được sắp đặt sẵn cho chính bản thân mỗi người, cho dân tộc trong tương lai.

    Tôi tin rằng sẽ có ngày tôi phải nh́n thẳng vào mắt của con cái tôi, trả lời câu hỏi của chúng về thực trạng của đất nước và biết rằng tôi chỉ có thể nh́n chúng mà không cúi mặt, biết rằng câu trả lời đàng hoàng và có trách nhiệm nhất phải được bắt đầu bằng thái độ và hành động của chính ḿnh từ bây giờ.

    Sự thờ ơ của hiện tại sẽ đóng đinh tiếp cho những cỗ quan tài mất mát tương lai.

    Mất nước rồi ư?

    Không tôi không tin.

    Không thể nào, bởi tôi tin rằng, một khi ta yêu, ta muốn bày tỏ t́nh yêu thương thực sự, chắc hẳn ta sẽ t́m ra cách thể hiện nó, chứ không thể im lặng giấu măi trong ḷng.

    Mất nước rồi ư?

    Không tôi không tin.

    Tôi không cho phép tôi tin vào điều bi thảm ấy giữa những im lặng tê người này. Một thứ không thể bị mất đi khi c̣n có người yêu thương nó, v́ vậy, không thể nào, không thể nào đất nước Việt Nam mà tôi yêu thương đến bật máu trong ḷng này có thể mất được.

    Nguồn: http://menam0.multiply.com/notes/item/578

  2. #2
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Suy nghĩ về ḷng yêu nước của người Việt Nam

    Tác giả: Phạm Hoài Nam


    Bản đồ Viêt Nam năm 1754
    Trong suốt bốn ngàn năm lịch sử, đất nước chúng ta luôn luôn phải đương đầu với hiểm họa xăm lăng từ phía Bắc. Mặc dầu VN dành được độc lập sau 1000 năm bị đô hộ, nhưng hiểm họa Hán-hóa không bao giờ chấm dứt. Lần cuối cùng nước ta bị họ đô hộ là sau triều đại Hồ Quư Ly, kéo dài 13 năm từ năm 1414 đến năm 1427. Và bây giờ, một lần nữa sự tồn vong của đất nước đang bị đe dọa. Nếu bị mất nước lần này th́ có lẽ sẽ không phải là 13 năm mà không biết đến bao giờ mới có thể dành lại được độc lập.
    Vấn đề Biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc quyết định thành lập quận Tam Sa trong tỉnh Hải Nam vào ngày 2 tháng 12 năm 2007, bao gồm các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đưa ra "Đường Lưỡi Ḅ" mà họ cho là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Kể từ đó nhiều ngư phủ VN đánh cá trên Biển Đông đă bị hải quân Trung Quốc bắn chết, bị bắt và bị đối xử tồi tệ. Mới đây hai tàu thăm ḍ dầu khí của Việt Nam là B́nh Minh 2 và Viking II đă bị tàu của Trung Quốc cắt đứt dây cáp ngay trong hải phận của Việt Nam và c̣n nhiều hành động khiêu khích khác. Điều này cho thấy rơ tham vọng của Trung Quốc muốn chiếm trọn Biển Đông để từ đó bành trướng ra các vùng chung quanh.
    Trung Quốc có diện tích lớn hơn Hoa Kỳ và dân số đông hơn 4 lần, hiện đang là chủ nợ của thế giới, sức mạnh kinh tế chỉ sau có Hoa Kỳ và khoảng cách đó càng lúc càng ngắn lại. Từ ngàn xưa Trung Quốc đă có tham vọng làm bá chủ thế giới và bây giờ là lúc thuận tiện nhất để thực hiện tham vọng đó. Gần đây nhiều bài viết trên báo chí Trung Quốc, một cách trực tiếp hay gián tiếp đă đưa ra quan điểm là đă đến lúc cần phải phân chia lại ảnh hưởng trên thế giới, trong đó một phần của Thái B́nh Dương phải thuộc về Trung Quốc.
    Kém may mắn là đất nước của chúng ta nằm dưới Trung Quốc và ở vị trí khá quan trọng trong vùng biển Thái B́nh Dương, và đáng buồn là trong suốt một thời gian rất dài chúng ta đă không đầu tư trí tuệ để t́m ra một chiến lược hữu hiệu đối phó với tham vọng bành trước từ phương Bắc.
    Hiện tại Trung Quốc đang quyết tâm thực thi "Đường Lưỡi Ḅ" mặc dầu bị tất cả các nước chung quanh chống đối. Nếu theo sự phân chia này th́ lănh hải của Trung Quốc sẽ kéo dài từ vùng biển phía bắc VN xuống tận Malaysia. Đây là vấn đề "sinh tử" đối với VN - chúng ta có biển mà trở thành gần như không, ta không chỉ mất quyền lợi về đánh cá, du lịch, dầu hỏa.... mà gần như sẽ bị cắt đứt giao thương với thế giới bên ngoài bằng đường biển. Về mặt chiến lược, nước ta bị bao vây hai mặt - phía bắc và phía đông.
    Trong thời gian qua đă có hàng ngàn bài viết trên báo chí và các diễn đàn internet trong và ngoài nước phân tích mọi phía cạnh về t́nh h́nh chính trị tại Việt Nam và hiểm họa của Trung Quốc.
    Qua đó, một cách tổng quát chúng ta có thể thấy những quan điểm như sau:
    - Nếu muốn chống lại Trung Quốc, trước hết phải lật đổ được chế độ CSVN
    - VN phải trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ, v́ chỉ có sức mạnh quân sự của Ḥa Kỳ mới mong chống lại nổi Trung Quốc. Và một khi đă là đồng minh của Hoa Kỳ th́ VN bắt buộc phải từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản.
    - Tranh đấu chủ quyền tại Biển Đông bằng giải pháp ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là tại Liên Hiệp Quốc, trong đó có vấn đề làm vô hiệu hóa Thông hàm nhượng bộ của Phạm Văn Đồng kư với Trung Quốc năm 1958.
    - Vận động người dân trong nước xuống đường để làm một cách mạng giống như ở Trung Đông
    - Kêu gọi sự thức tỉnh của đảng viên và thành phần đảng lănh đạo CSVN
    - Chờ đợi xuất hiện một Gorbachev, Yelsin ở Việt Nam
    - Kêu gọi ḷng yêu nước của người VN
    - Có người bi quan cho rằng chúng ta đă mất nước rồi, Trung Quốc chỉ chờ cơ hội thuận lợi để hợp thức hóa mà thôi.
    - Có người c̣n đưa ra một giải pháp táo bạo là mong cho Trung Quốc chiếm VN, bởi v́ theo họ đây là cách duy nhất để lật đổ CSVN và sẽ làm sống lại ḷng yêu nước của người Việt.
    - Có người lạc quan cho rằng đất nước VN với lịch sử 4000 năm văn hiến, "anh hùng hào kiệt thời nào cũng có", hồn thiêng sông núi, ḷng yêu nước của người Việt vẫn c̣n đó chỉ chờ cơ hội bộc phát. Chế độ cộng sản chắc chắn sẽ sụp đổ và ngày vinh quang của dân tộc sẽ không c̣n xa.
    - vân vân và vân vân....
    Trong những điều nêu ra trên có một điểm mà mọi người đều thấy, đó là dù chưa mất nước hẳn đi chăng nữa, th́ chỉ trong nửa thế kỷ qua dưới chế độ CSVN, chúng ta đă mất nhiều thứ vào tay Trung Quốc. Chúng ta đă mất Ải Nam Quan, mất thác Bản Giốc, mất một phần đất dọc theo biên giới phía bắc và một phần của Vịnh Bắc Bộ, mất Hoàng Sa, mất Trường Sa... và có thể c̣n nhiều thứ nữa mà chúng ta chưa được biết. Đất nước VN đang đứng bên bờ vực thẳm.
    Trung Quốc có cần dùng giải pháp quân sự để chiếm VN hay không?
    Ngày nay muốn xâm lăng một xứ không nhất thiết phải dùng giải pháp quân sự mà có thể bằng kinh tế, văn hóa và chính trị. Và VN hiện đang bị Trung Quốc khống chế về kinh tế, văn hóa và chính trị.
    Về kinh tế: Các hăng xưởng và công nhân Trung Quốc có mặt trên khắp đất nước VN. Hàng hóa Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa của Trung Quốc - vừa rẻ vừa tốt hơn. Làm sao VN có được những đặc khu kinh tế như Thẩm Quyến, Quảng Châu, Thượng Hải... để cạnh tranh thu hút nguồn đầu tư của ngoại quốc, chưa kể về mặt kỹ thuật VN thua xa Trung Quốc.
    Về văn hóa: Phim ảnh, TV, sách truyện, báo chí, thời trang... của Trung Quốc tràn ngập xă hội VN. Chỉ riêng phim tập Trung Quốc, phố biến đến độ mà có nhiều người ưu tư trong nước lên tiếng cảnh báo là phần lớn dân VN ngày nay thuộc lịch sử của Trung Quốc hơn lịch sử VN. Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật "tầm ăn tơ", đến một lúc nào đó VN sẽ tự động trở thành một tỉnh của Tàu.
    Về chính trị: Sai lầm lớn nhất của đảng CSVN là đă để mất tinh thần độc lập. Người Trung Quốc ngày nay vào ra nước ta như chỗ không người. Mỗi khi xảy ra đại hội đảng CSVN, Trung Quốc đều gởi qua Hà Nội một phái đoàn hùng hậu để chứng kiến cuộc bầu cử, coi như một h́nh thức để thừa nhận thành phần lănh đạo mới. Sau đó tân Tổng Bí Thư đảng CSVN đều dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu không kém sang Bắc Kinh để ra mắt "Thiên Triều". Đó là những cái chúng ta có thể nh́n thấy được, c̣n những ảnh hưởng bí mật bên trong th́ khó mà biết được.
    Mặc dầu ai cũng biết là muốn chống lại Trung Quốc th́ trước hết phải lật đổ được chế được CSVN. Nhưng lật đổ được chế độ CSVN là một bài toán nan giải, gần như không thể xảy ra trừ phi họ tự sụp đổ, khi mà người Việt trong nước cúi đầu cam chịu v́ sợ hăi, c̣n người ở hải ngoại th́ không thể ngồi lại với nhau.
    Có thể có một cuộc "Cách Mạng Bông Lài" ở VN giống như ở Trung Đông hay không?
    Vào cuối những thập niên 70 và 80, chúng ta hy vọng những Phong Trào Phục Quốc tại hải ngoại sẽ làm nên lịch sử. Cuối cùng chỉ phung phí tiền của, sinh mạng, làm mất thêm niền tin, tạo thêm chia rẽ, mặc dầu chúng ta không thể phủ nhận sự hy sinh của một số người thật sự v́ lư tưởng. Vào cuối thấp niên 80 và đầu 90 chúng ta chờ đợi một cuộc cách mạnh xảy ra tại VN giống như các nước Đông Âu, gần đây chúng ta hy vọng có một cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” như ở Trung Đông. Tất cả đă không xảy ra như ở Đông Âu hay Trung Đông. Tôi c̣n nhớ sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ Ben Ali ở Tunisia và Mubarak ở Ai Cập, một số người kêu gọi người Việt trong nước xuống đường theo gương người dân Tunisia và Ai Cập. Ngay sau đó hai ông Nguyễn Minh Cần ở Nga và Nhạc sĩ Tô Hải ở Việt Nam có viết bài phân tích t́nh h́nh chính trị, xă hội, dân t́nh Việt Nam chưa thể có một cuộc cách mạng như ở Trung Đông. Ngay sau đó hai ông này đă bị "đánh tơi tả" trên các diễn đàn. Thậm chí có người c̣n mang cả “background” cộng sản của họ để đặt nghi vấn. Điều đáng nói là hầu hết những người kêu gọi người dân trong nước xuống đường là những người đang sinh sống an toàn tại hải ngọai. Kêu gọi mà không cần biết xác suất thành công, những thiệt hại về sinh mạng, vật chất và những hậu quả lâu dài nếu thất bại, là một hành động vô trách nhiệm. Nên nhớ rằng chúng ta đang đương đầu với tập đoàn lănh đạo CSVN, là loại người sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện tàn ác nhất, miễn sao duy tŕ được quyền lực.
    Chờ đợi người CS thức tỉnh hay chờ một Gorbachev, Yelsin VN xuất hiện?
    Kêu gọi sự thức tỉnh của đảng viên, công an, bộ đội trong nguồn máy cai trị trong nước là một việc cần thiết trong công cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ hiện nay. Nhưng chờ đợi xuất hiện một Gorbachev, Yelsin tại Việt Nam, hay chờ đợi thành phần lănh đạo CS thức tỉnh trả quyền lại cho dân – nếu xảy ra là một diễm phúc lớn nhất cho đất nước, những có thể nói đó chỉ là ảo tưởng. Chúng ta đă chờ đợi quá lâu và sẽ c̣n chờ đợi đến bao giờ?. Bản chất người Cộng sản, cộng với yếu tố lịch sử văn hóa của ta khó làm cho họ chịu hy sinh những quyền lợi đang có.
    Trong những hoàn cảnh khó khăn, họ luôn luôn biết cách biến hóa để duy tŕ quyền lực. Những cách biến hóa đó đôi khi làm cho chúng ta lầm tưởng là họ đă phần nào thức tỉnh hay chịu nhượng bộ. Nhưng sự thật th́ không phải như thế.
    Từ hơn nửa thế kỷ qua, dân tộc VN đă bị người CS gạt rất nhiều lần. Cũng v́ nhẹ dạ mà một số người quốc gia đă tham gia vào Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến năm 1946, để rồi không lâu sau đó phải "bỏ của chạy lấy người". Chỉ v́ tin vào chiêu bài yêu người, người dân nhiệt t́nh tham gia "9 Năm Kháng Chiến", hy sinh khoảng nửa triệu người và thiệt hại nặng nề về vật chất với chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, để rồi cuối cùng h́nh thành một chế độ tại miền Bắc c̣n tàn ác hơn cả dưới thời Pháp thuộc.
    Tiếp theo đó họ phát động cuộc chiến dưới danh nghĩa "chống Mỹ cứu nước" với sự tiếp tay của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và nhiều thành phần trí thức miền Nam, đă biến đất nước VN trở thành băi chiến trường khốc liệt, để rồi cuối cùng trở thành một trong những nước thống nhất nghèo khổ nhất thế giới và gây ra một sự sụp đổ toàn diện về phương diện tinh thần.
    Trong 36 năm qua, chính quyền CSVN chỉ sử dụng người Việt ở hải ngoại như một nguồn cung cấp ngoại tệ chính yếu và chưa bao giờ chứng tỏ có thiện chí muốn ḥa giải với người Quốc Gia.
    Nêu ra những điểm trên không phải để gây thêm hận thù nhưng chỉ để cảnh giác là chúng ta không nên để cho người CS gạt thêm một lần nữa. Cụ Lư Đông A đă từng nói: "Chúng ta phải có cái tâm để không lường gạt người, nhưng cũng phải có cái trí để không bị người gạt."
    Ḷng yêu nước của người Việt Nam?
    Việt Nam muốn thóat ra khỏi khỏi nanh vuốt Trung quốc, cần phải có những bộ óc sáng suốt, những chiến lược khôn ngoan, sự đoàn kết của người dân, một chính quyền thật sự v́ nước v́ dân và nhiều yếu tố khác. Nhưng theo quan điểm của người viết, yếu tố quan trọng nhất là ḷng yêu nước của dân tộc. Thiếu ḷng yêu nước th́ mọi cố gắng khác chỉ là làm phung phí thêm sức lực của dân tộc.
    Trước t́nh h́nh không mấy sáng sủa của đất nước hiện nay, một số người vẫn lạc quan cho rằng ḷng yêu nước của người Việt rất cao, chỉ chờ cơ hội bộc phát. Có đúng là ḷng yêu nước của người VN cao hay không? Ngay từ nhỏ chúng ta đă được giáo dục như vậy và nhiều năm tôi vẫn tin như thế. Nhưng càng khôn lớn, có dịp tiếp xúc nhiều hơn, quan sát thực tế rơ hơn, hiểu ḿnh rơ hơn và có cơ hội đọc thêm về lịch sử và văn hóa VN, tôi bắt đầu nghi ngờ về ḷng yêu nước của người Việt.
    Tại sao một dân tộc như dân tộc VN, có một quá tŕnh lịch sử kéo dài hơn 4000 năm với những trang sử rất đáng tự hào, thế mà ngày nay trở thành một quốc gia nghèo khổ, bất công, một dân tộc điêu linh, phân hóa, bạc nhược... ? Nếu ḷng yêu nước của dân tộc chúng ta cao th́ chuyện đó không thể xảy ra.
    Đồng ư là chúng ta có những điểm son mà những dân tộc khác không có. Ngoài người Do Thái ra, ít có một dân tộc nào dành lại được độc lập sau gần 1000 năm mất nước. Chúng ta đă từng oai hùng đánh bại quân Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Hội Nghị Diên Hồng là một điểm son thể hiện tinh thần đoàn kết và ư chí tự chủ một cách mănh liệt. Tổ tiên chúng ta cũng đă vượt qua mọi gian nan thử thách để mở mang bờ cơi trải dài đến mũi Cà Mau.
    Nhưng v́ tự măn với những hào quang trong quá khứ, cũng như không có cam đảm dám nh́n thẳng vào những khuyết điểm của ḿnh để sửa chữa, khiến cho chúng ta trong nhiều năm sống trong ảo tưởng là đất nước chúng ta giàu mạnh, dân tộc chúng ta là một dân tộc yêu nước, anh hùng.
    Sai lầm đó một phần do tŕnh độ dân trí, một phần do mưu đồ của người cầm quyền và người làm chính trị.
    Trong hơn 200 năm qua chúng ta chưa bao giờ biết nuôi dưỡng, trân quư ḷng yêu nước như là một di sản quư giá nhất của một dân tộc. Trái lại ḷng yêu nước đă bị lợi dụng như một phương tiện để thực hiện những mưu đồ của một số người.
    Đừng nên đổ lỗi hết cho người CSVN. Cộng sản chỉ là sản phẩm của văn hóa VN. Đứng trước sự chọn lựa giữa Hồ Chí Minh và những người ái quốc có tinh thần dân tộc nhân bản như Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… dân tộc VN đă chọn Hồ Chí Minh và những bi kịch của ngày hôm nay là giá phải trả cho sự chọn lựa đó.
    Sự chọn lựa đó không phải là một sự t́nh cờ. Tất cả chỉ v́ văn hóa của chúng ta thiếu lành mạnh và chúng ta không có một quan niệm đứng đắn về ḷng yêu nước. Ḷng yêu nước sẽ không giúp ích ǵ, trái lại c̣n gây thêm tai họa khi ḷng yêu nước xây dựng trên hận thù và bạo lực. Và đó là những ǵ mà người CSVN đă áp dụng hơn nửa thế kỷ qua, họ thành công chỉ v́ biết khai thác tâm lư của người VN. Ngay từ đầu họ đă chủ trương “đấu tranh giai cấp”, đó là tiếng gọi của cuộc nội chiến “huynh đệ tương tàn”. Họ thành công v́ được sự hậu thuẫn rộng răi của quần chúng. Nhiều người ngụy biện rằng “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, nhưng thật sự chưa bao giờ có chuyện phương tiện xấu mà mang đến kết quả tốt.
    Ḷng yêu nước!!
    Ḷng yêu nước không phải tự nhiên mà có, mà là quá tŕnh tích lũy từ máu, mồ hôi và nước mắt của một dân tộc.
    Ḷng yêu nước không thể được xây dựng bằng sự khoác lác của lời nói mà phải bằng những hành động cụ thể và những tấm gương thiết thực.
    Ḷng yêu nước không phải chỉ do công sức của những anh hùng đánh nam dẹp bắc, ǵn giữ non sông mà c̣n là sự đóng góp của những người làm giàu cho đất nước.
    Ḷng yêu nước không phải chỉ phát xuất từ những tiếng reo mừng của chiến thắng mà c̣n phải từ những chiêm nghiệm của sự thất bại.
    Ḷng yêu nước không phải chỉ phát xuất từ những chiến công hiển hách mà c̣n là những nghĩa cử hào hiệp mă thượng của người lănh đạo.
    Ḷng yêu nước không thể xây dựng trên sự hận thù mà phải xây dựng trên tinh thần nhân bản.
    Ḷng yêu nước không nhất thiết là những việc làm to lớn vĩ đại mà là những việc b́nh thường trong đời sống hằng ngày, như nhà văn Peurzinger đă nói: "Yêu nước là học tập, là trung tín với bạn trăm năm, là giáo dục con cái về mọi mặt, là sống đàng hoàng, là nỗ lực làm việc, là dám hy sinh cho đất nước khi cần thiết."
    Ḷng yêu nước của người Việt Nam xuống thấp từ lúc nào?
    Khi nói ḷng yêu của người Việt đang xuống rất thấp, không có nghĩa là tự hạ thấp ḿnh, làm cho chúng ta sinh ra tự tin mặc cảm, nhưng người viết thiết nghĩ rằng đă đến lúc chúng ta phải có cam đảm dám nh́n thẳng vào chính ḿnh, biết rơ ḿnh đang đứng tại đâu và cần phải làm những ǵ.
    Nếu mỗi người trong chúng ta ư thức được rằng ḷng yêu nước của dân tộc chúng ta không cao, niềm kiêu hănh dân tộc không nhiều, th́ chúng ta sẽ có một suy nghĩ khác về ḷng yêu nước. Chúng ta sẽ biết trân trọng từng con người có tấm ḷng, từng sự hy sinh, từng nghĩa cử cao quư... để xây dựng lại niềm tin và ḷng tự trọng của dân tộc.
    Thật sự th́ ḷng yêu nước của dân tộc không phải bây giờ mới xuống mà đă bắt đầu từ hơn 200 năm trước v́ những sai lầm của các vua chúa nhà Nguyễn và những đổ vỡ liên tục của niềm tin từ đó đến nay.
    Đọc lại những trang sử cũ được viết lại khi người Pháp xăm lăng đất nước VN không khỏi làm cho chúng ta bùi ngùi xót xa tủi nhục.
    Việt Sử Toàn Khoa là cuốn sách sử được biên soạn công phu và đáng tin tưởng nhất trong những quyển sử của Việt Nam, trong đó tác giả Phạm Văn Sơn đă ghi lại thảm bại của quân ta tại miền bắc trước quân Pháp như sau:
    “Để đánh thành Hà Nội lần thứ nhất ngày 15/10/1873, Pháp chỉ cần 170 quân dưới quyền chỉ huy của Đại úy Francis Garnier và đă chiếm thành Hà Nội chỉ sau vài giờ giao tranh, ông Nguyễn Tri Phương bị thương nặng, cương quyết không chịu băng vết thương và nhịn đói mà chết. Lần thứ hai xảy ra vào ngày 25/4/1882 khi Đại tá Henri Riviere chỉ huy 2 tàu chiến cùng với gần 500 quân đă chiếm được thành Hà Nội một cách dễ dàng giống như lần trước, Tướng giữ thành Hoàng Diệu uất hận tự tử”. (Việt Sử Toàn Khoa, trang 650)
    Đó là thành Hà Nội, c̣n những nơi khác th́ quân ta c̣n thua thê thảm hơn nữa. Việt Sử Toàn Khoa ghi lại: "Hautefeuille và 7 tên lính Pháp hạ được thành Ninh B́nh và chỉ trong 20 ngày Pháp chiếm được 4 tỉnh Trung Châu Bắc Kỳ." Khiến cho sử gia họ Phạm đă phải viết ra những ḍng chữ đầy tủi nhục: "Cái hào khí của con cháu Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đánh Tống diệt Nguyên thảm bại đến thế là cùng...mà cũng v́ đâu?" ”. (Việt Sử Toàn Khoa, trang 651)
    (C̣n một kỳ)
    Nguồn: Việt Luận online
    http://vietluanonline.com/300911/Suy...nguoiVN.html#2

  3. #3
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Suy nghĩ về ḷng yêu nước của người Việt Nam

    (Tiếp theo)
    Tác giả: Phạm Hoài Nam

    V́ đâu chúng ta có thể thua một cách nhục nhă như thế?
    Trong quyển "Tổ Quốc Ăn Năn, ông Nguyễn Gia Kiểng đă nhận xét về thực trạng này như sau: "Vũ khí, kỹ thuật tổ chức, ngay cả số đông cũng không phải là tất cả. Chúng ta thua và thua rất nhục nhă, chỉ v́ tinh thần dân tộc ta không c̣n nữa. Mỗi lần quân Pháp ra đánh Bắc Hà dân chúng kéo nhau "đi xem quân Tây và quân Nam đánh nhau" như những người bàng quan. Các vua nhà Nguyễn đă chỉ coi miền Bắc và miền Nam như những vùng đất xa xôi. Các chính sách hà khắc, giết hại công thần, cấm đạo đă làm tan vỡ hoàn toàn đồng thuận dân tộc. Nước Việt Nam vào giai đoạn đó chỉ c̣n là một hư cấu và v́ thế đă mất hết sức tự vệ."
    Mặc dầu không thua dễ dàng như ở miền Bắc, nhưng ở miền Trung và miền Nam, người Pháp cũng chỉ gặp một sự kháng cự yếu ớt. Điều này cho thấy là ḷng yêu nước của chúng ta đă suy sụp trước khi người Pháp đặt chân đến VN.
    Ngoài lư do "Các chính sách hà khắc, giết hại công thần, cấm đạo đă làm tan vỡ hoàn toàn đồng thuận dân tộc" mà ông Nguyễn Gia Kiểng nêu ra, c̣n có 2 lư do quan trọng khác đă ảnh hưởng rất lớn đối ḷng yêu nước của người VN trong giai đoạn này. Đó là ảnh hưởng của Nho Giáo và sự kỳ thị của nhà Nguyễn đối với người miền Bắc.
    1/ Vua Gia Long lên nắm quyền mở đầu cho thời kỳ cực thịnh của Nho Giáo tại VN. Lư do nhà Nguyễn nâng đỡ Nho Giáo là v́ đây là thứ văn hóa thuận lợi nhất cho chế độ độc tôn. Trong nhiều tai hại mà Nho Giáo mang lại cho đất nước, tai hại lớn nhất là chính nho giáo đă làm suy sụp ḷng yêu nước của người VN. Nho giáo kêu gọi người ta tôn quân chớ không kêu gọi người ta yêu nước, cho nên cụ Phan Chu Trinh đă gọi “Văn hóa Nho Giáo là văn hóa vong quốc”. Tôi sẽ tŕnh bày vấn đề này trong phần sau.
    2/ Sự kỳ thị của nhà Nguyễn đối với người miền Bắc cũng là một yếu tố quan trọng khác đă đă làm suy yếu sức mạnh của dân tộc.
    200 năm Trịnh Nguyễn phân tranh, không phải chỉ chia cắt trên phương diện địa lư mà c̣n làm chia cắt ḷng người, giữa người Đàng Ng̣ai và người Đàng Trong. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1802, thay v́ phải hàn gắn lại vết thương như người Mỹ đă làm sau cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1865, th́ các vua chúa nhà Nguyễn đă làm cho sự chia cắt đó càng trầm trọng hơn. Hậu quả là một dân tộc phân hóa kéo dài đến tận hôm nay.
    Đổ thừa cho người Pháp đă chia đất nước VN ra làm 3 kỳ để tạo sự chia rẽ giữa người ba miền mà không ḥan ṭan đúng. Người Pháp chỉ tiếp nối tinh thần của các vua nhà Nguyễn.
    Đất Bắc là nôi văn hóa và là ḷ chính yếu đào tạo nhân tài kẻ sĩ cho cả nước, thế nhưng từ vua Gia Long cho đến Tự Đức luôn ưu đăi người miền Trung và người miền Nam hơn là người miền Bắc. Trong bài nghiên cứu khá công phu “Huế đối với trong Nam và ng̣ai Bắc” trong quyển "Tùy Bút" của nhà văn Vơ Phiến, ông đă nói về sự kỳ thị này, chỉ xin trích lại vài đoạn tiêu biểu:
    "Triều đ́nh Huế thiên vị về t́nh cảm đối với người Đàng Trong: thiên vị đối với cỏ cây (trái ḅn bon, trái sa-kê v.v...), đối với hạng tôi tớ hầu hạ (bé gái B́nh Thuận), đối với đàn ông trong những chuyện quốc gia, đại sự, đối với đàn bà trong chăn gối riêng tư v.v...
    Thật sự, một số lớn các phi hậu triều Nguyễn được tuyển ở trong Nam, rất hiếm ở Bắc. Từ Vua Gia Long cho đến cháu chắt ông, cho tới vua Bảo Đại cuối triều Nguyễn cũng vẫn chọn bạn ḷng ở tận trong Nam. Nơi đây có tỉnh như G̣ Công có đến ba bà hoàng hậu....
    Những khai quốc công thần đến với vua Gia Long trong buổi đầu toàn người Đàng Trong là sự tự nhiên; nhưng đến khi thống nhất sơn hà rồi nhà vua vẫn chỉ thực sư tin cậy ở Đàng Trong.
    Tổng trấn Gia Định là người Đàng Trong, tổng trấn Bắc Hà cũng là người Đàng Trong.
    Khi chọn thái tử để nối ngôi, Gia Long bàn bạc với các ông Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Lê Chất, Phạm Đăng Hưng, Trịnh Hoài Đức, toàn người Đàng Trong.
    Khi chọn người tài để phụ chính và dạy dỗ các hoàng tử, vua Minh Mạng chọn Trương Đăng Quế, ông cử nhân đầu tiên của tỉnh Quảng Ngăi, mà không nghĩ đến những vị tiến sĩ ḍng dơi mấy đời khoa bảng ở Đàng Ngoài."
    C̣n về khoa thi cử để tuyển chọn nhân tài th́ sự kỳ thị đó lại càng rơ nét hơn.
    Trong bài viết "NHỮNG ĐẶC ÂN CỦA TRIỀU NGUYỄN DÀNH CHO NHO SĨ MIỀN NAM hay là Những "kỳ thị" của nhà Nguyễn đối với sĩ phu miền Bắc", tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh đă viết như sau: "Về việc phân phối các trường thi hương trong toàn quốc th́ miền Bắc vốn đất rộng, dân đông, xưa nay nổi tiếng văn học, sĩ tử nhiều, thế mà chỉ có 2 trường thi hương, trong khi miền Trung đất hẹp, dân ít, mới thiết lập mà có đến 4 trường, miền Nam khai thác chưa xong cũng có được 2 trường như miền Bắc. Về việc chấm bài thi: dưới đời Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, đă mở 27 khoa thi hội tại kinh đô Huế, lấy đậu hàng trăm người, mà trong số ấy, chỉ có 4 người Bắc phần mà thôi. Ngoài ra, sĩ tử Bắc hà thi hương đỗ được cử nhân, vào kinh đô Huế để thi hội, nhiều khi bài thi hay hơn mọi người mà vẫn bị d́m xuống. Như ở khoa Mậu Tuất đời Minh Mệnh (1838), Phạm Văn Nghị điểm cao nhất, nhưng bị xếp xuống dưới để cho Nguyễn Cửu Trường, là người tỉnh Thanh Hoá quê hương nhà Nguyễn, lên Đ́nh Nguyên, đứng trên Phạm Văn Nghị là người miền Bắc".
    Vào thời đó giới sĩ phu Bắc Hà rất căm phẫn Nhà Nguyễn v́ chính sách kỳ thị của Triều đ́nh Huế và đó cũng là lư do tại sao khi người Pháp tấn công Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, người dân đi xem như những kẻ bàng quan nh́n thế sự.
    Ḷng yêu nước của người VN dưới thời thuộc địa Pháp
    Ḷng yêu nước của người VN đă bị suy sụp trước khi người Pháp đặt chân đến v́ những chính sách sai lầm của Nhà Nguyễn.
    Trong 80 năm bị người Pháp đô hộ - chính từ thân phận nô lệ lầm than tủi nhục đă làm sống lại ḷng yêu nước của người VN, một lần nữa toàn dân vùng lên tranh đấu dành lại độc lập. Máu đào xương trắng tràn ngập Bắc Nam.
    Trong 80 năm đó, bao gồm 5 năm mà người Pháp gần như đă mất nước nhưng chúng ta vẫn không dành lại được độc lập. Chúng ta chỉ dành được độc lập sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9/3/1945.
    Đầu tháng 6, năm 1940, Đức tấn công nước Pháp, chỉ 2 tuần đă chiếm tới Paris và sau đó kiểm soát phần lớn nước Pháp. Chính phủ lưu vong De Gaulle phải chạy qua Anh. Kể từ đó cho đến giữa 1945, các chính quyền thuộc địa của Pháp gần như không nhận được bất cứ một viện trợ nào từ mẫu quốc, vậy th́ lư do tại sao chúng ta không thể thắng nổi quân đội Pháp trong hoàn cảnh như thế?
    Có 2 lư do:
    1/ Các phong trào kháng chiến chống Pháp không kết hợp thành một lực lượng thống nhất mà hoạt động rời rạc trên cả nước.
    2/ Người Pháp biết khai thác yếu điểm của người VN, đó là dùng danh lợi để mua chuộc một số người Việt. Cho nên trong suốt 80 năm đó chúng ta không chỉ đương đầu với người Pháp mà với cả một hệ thống chính quyền từ Nam chí Bắc do những tay sai người Việt trợ giúp. Đến giữa thế kỷ 20, trong chính quyền cai trị của Pháp đă có những ḍng họ VN nhiều đời trung thành với chính quyền thực dân làm nền tảng cho sự cai trị.
    Trong các nguyên nhân đưa những phong trào kháng chiến chống Pháp đến sự thất bại như Phong Trào Cần Vương, Phong Trào Văn Thân... đều có h́nh bóng của những Việt gian phản quốc. Vua Hàm Nghi bị bắt v́ bị thuộc hạ Trương Quang Ngọc và Nguyễn Định T́nh phản phúc. Hoàng Hoa Thám đă bị Lương Tam Kỳ cho người đến ám sát để lấy công với Pháp. Nguyễn Thiện Thuật chống không lại quân của Hoàng Cao Khải và Nguyễn Trọng Hợp phải trốn sau Tàu. Xác của Phan Đ́nh Phùng đă bị Việt gian Nguyễn Thân đốt ra tro trộn vào thuốc súng bắn xuống La Giang. Phong trào Hậu Văn Thân thất bại sau khi Nguyễn Đỉnh phản đảng báo cáo cho người Pháp biết, hai nhà cách mạnh Trần Cao Vân và Thái Phiên chết v́ Phan Đ́nh Khôi. Trương Công Định bị thuộc hạ Huỳnh Công Tấn phản phúc bắn chết v.v...
    Tệ hơn thế nữa là trong những giờ phút đen tối nhất của lịch sử, ngoài vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, các vua quan triều đ́nh Huế đă đứng về phía thực dân Pháp đàn áp những người yêu nước. Khi người dân ở các tỉnh miền Trung biểu t́nh chống thuế vào những năm đầu của thế kỷ 20, triều đ́nh Huế đứng về phía thực dân, chém ngang lưng nhà cách mạng Trần Quư Cáp. Khi Thái Nguyên bị xử trảm tại An Ḥa (Huế) vào ngày 17/5/1916, người vợ của ông đă lấy vạt áo dài hứng đầu chồng phóng lên ngựa chạy trốn khỏi sự truy kích của quân lính triều đ́nh, để đầu chồng không bị đem ra bêu xấu.
    Trong 80 năm đô hộ, người Pháp cũng đă đào tạo ra một tầng lớp trí thức để phục vụ cho chế độ thực dân. Trong số này có một số được gởi sang Pháp học.
    Các phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh và Đông Du của cụ Phan Bội Châu cũng gởi sinh viên sang Nhật.
    Những người này có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài, họ choáng ngợp trước những khám phá mới, từ tư tưởng tự do dân chủ của Montesquieu, Jean Jacques Rousseau... cho đến những di sản của cuộc cách mạng Pháp, từ sự thành công của cuộc Cách mạng Duy Tân của Nhật cho đến cuộc Cách mạng Tân Hợi của Tôn Dật Tiên, từ những tư tưởng của Karl Max cho đến cuộc Cách mạng tháng 10/1917 tại Nga. Tất cả những khám phá mới lạ và bất ngờ đó, trong cảnh đất nước đang mất chủ quyền, một triều đ́nh bạc nhược, khiến cho mốt số trí thức VN c̣n trăn trở với đất nước không biết chọn một hướng đi nào thích hợp cho dân tộc. Sau này một số đă ngă theo Cộng Sản mà hai người tiêu biểu được nhắc đến nhiều nhất là Thạc sĩ Trần Đức Thảo và Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, một số gia nhập các đảng phái quốc gia.
    Trong số những nhà trí thức thời bấy giờ th́ Phan Chu Trinh là người chủ trương tranh đấu bằng giải pháp bất bạo động, cũng là cha đẻ của phong trào dân chủ dân quyền tại VN. Ông vịn vào tuyên truyền của Pháp là đến VN để khai hóa và yêu cầu họ phải thi hành khẩu hiệu này. Ông cũng nh́n ra nguyên nhân đưa đến việc mất nước, không đâu khác hơn là từ văn hóa mà ra. Cho nên muốn thoát khỏi thân phận nô lệ th́ cũng phải bắt đầu từ văn hóa…Nhưng tiếc thay, mặc dầu yêu nước chân t́nh nhưng chủ trương bất bạo động của ông đă không được nhiều người ủng hộ.
    Cuộc Cách Mạng Mùa Thu vào ngày 19 tháng 8, 1945 do đảng CS lănh đạo dưới tên Việt Minh là một trong những khúc quanh quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam. Huynh đệ tương tàn, máu đổ thịt rơi bắt đầu từ đây. Kể từ lúc đó đảng CSVN trở thành lực lượng thống nhất và mạnh nhất trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và cũng kể từ đó họ có đầy đủ phương tiện để tiêu diệt tất cả những ai không cùng quan điểm. Mục đích cuối cùng của họ không phải là đánh đuổi thực dân Pháp mà là nhuộm đỏ Đông Dương- đó là nhiệm vụ mà ông Hồ Chí Minh đă nhận từ Quốc tế Cộng Sản sau khi từ Liên Sô trở về vào năm 1930.
    Chưa bao giờ những từ ngữ như "yêu nước", "độc lập" được nhắc đến nhiều như trong giai đoạn này. Sau gần 100 năm làm thân nô lệ, có người Việt nào mà không phấn khởi xúc động khi nghe đến hai chữ "độc lập", và kể từ đó ḷng yêu nước của người dân đă chỉ c̣n như một phương tiện để tuyên truyền chế độ.
    Cuối cùng Việt Minh đă thắng Pháp tại Điện Biên Phủ đưa đến Hiệp định Gevene 1954 chia đôi đất nước, Miền Bắc theo chế độ Cộng sản, Miền Nam theo chế độ Tự do Dân chủ.
    Ḷng yêu nước trong giai đoạn 1954-1975
    1/ Sau năm 1954 tại xă hội Miền Bắc, người CS khẳng định: "Yêu nước là yêu Xă Hội Chủ Nghĩa", yêu một chủ nghĩa ngoại lai dựa trên bạo lực và hận thù. Cho nên họ đă không ngần ngại:
    "Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ
    Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong
    Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung ḷng
    Thờ Mao chủ tịch... thờ Stalin bất diệt”
    Tố Hữu (Trăm hoa đua nở trên đất Bắc)

    Họ giết bằng đủ mọi h́nh thức, giết bằng tù đày, giết bằng đói, giết bằng Cuộc Cải Cách Ruộng Đất, giết bằng "Vụ án Xét lại", giết bằng chiêu bài "Giải phóng Miền Nam" và giết bằng đủ mọi h́nh thức khác.…
    Khó có ai tưởng tượng được tại sao dân tộc chúng ta có một thời điên cuồng đến như vậy!!! Đức Quốc Xă giết 6 triệu người Do Thái, nhưng cũng không kích động bằng những câu man rợn như thế.
    Năm 1966 Hồ Chí Minh đă tuyên bố tại Hà Nội: “Này hỡi Giang sơn, dù phải chiến đấu 10 năm, 20 năm, hay lâu hơn thế nữa... Dù Hà nội, Hải pḥng có tan thành b́nh địa, dù phải đốt cháy cả dăy Trường sơn, chúng ta cũng phải chiến đấu".
    Chỉ v́ để thực hiện giấc mơ “đỏ hóa” mà sẵn sàng hy sinh cả dân tộc, cả đất nước của ḿnh!!!
    2/ Sau 1954, Miền Nam là vùng đất tự do c̣n lại của đất nước, một thế hệ thanh niên đầy nhiệt t́nh lư tưởng đang chờ cơ hội đóng góp, ḷng dân lạc quan tin tưởng sau khi nước nhà vừa được độc lập. Nhưng tiếc thay những nhà lănh đạo Miền Nam đă không nh́n thấy nhu cầu phải nuôi dưỡng ḷng yêu nước như một vũ khí lợi hại nhất để xây dựng một đất nước tự do dân chủ và giàu mạnh. Điều bất hạnh cho dân tộc chúng ta là ngay cả bản thân của những nhà lănh đạo này, đă được đưa lên v́ thời cuộc đưa đẩy chớ không phải v́ tài đức hay v́ có ḷng yêu nước. Cho nên lúc có quyền hành, họ đă đặt quyền lợi của cá nhân, gia đ́nh, bè phái lên trên quyền lợi của đất nước. Lúc quốc gia lâm nguy họ bỏ chạy như những người “bàng quan nh́n thế sự” và ra đến ngọai quốc th́ họ cũng không cảm thấy có trách nhiệm phải xây dựng lại niềm tin.
    Sau tháng 4/1975, Cộng sản thống nhất đất nước và biến cả nước thành trại tù và giết tiếp bằng "Tù cải tạo", bằng "Kinh Tế Mới", bằng "Đánh tư sản mại bản", bằng chiến tranh, bằng cách buộc người dân phải liều mạng bỏ nước ra đi, và cho đến ngày nay vẫn tiếp tục giết những người bất đồng chính kiến...
    Nh́n lại cuộc tranh đấu dành độc lập của dân tộc VN và cuộc nội chiến từ 1954-1975, bất cứ người VN nào c̣n ưu tư đến đất nước đều cảm thấy có một cái ǵ đó vừa khó hiểu vừa mang đầy tính chất nghịch lư trong lịch sử 100 năm đó. Chúng ta đă hy sinh hàng triệu sinh mạng để cuối cùng c̣n lại một đất nước nghèo khổ, một dân tộc mất niềm tin.
    Cũng bắt đầu từ đó, tinh thần kẻ sĩ đă được thay thế bằng kỹ thuật mị dân của người làm chính trị, con người làm chính trị càng lúc càng tha hóa đến nỗi một chút lương tâm cũng không thoi thóp nổi.
    Tinh thần "lấy chí nhân để thay cường bạo, đem đại nghĩa để thắng hung tàn", đă được thay thế bằng xảo thuật tuyên truyền như một nghệ thuật để cai trị đất nước. Khiến cho người dân không c̣n phân biệt được đâu là chánh đâu là tà, đâu là yêu nước đâu là tay sai. Giữa yêu nước và tay sai có khi chỉ cách nhau như sợi chỉ hồng.
    Chúng ta thường được nghe rằng các thế lực quốc tế đă sử dụng dân tộc VN như một con tốt trên bàn cờ quốc tế trong cuộc tranh chấp giữa 2 ư thức hệ Cộng Sản-Tư Bản, có thật như vậy không? hay chính người làm chính trị VN đă tự nguyện làm tay sai dâng hiến đất nước của ḿnh để làm công việc đó?
    Đúng như nhận xét của ông Nguyễn Xuân Phước trong bài "Hành tŕnh đi t́m chính thống lịch sử ở thế kỷ 21": "Ḷng yêu nước, tinh thần nô lệ, ư thức độc lập, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa Mác Lê, cuộc cách mạng vô sản, nghĩa vụ quốc tế, nền chính trị độc tài, khát vọng độc lập, tự do dân chủ, quấn quyện vào nhau đầy nghịch lư để làm nên một Việt Nam thế kỷ 20".
    36 năm tại hải ngoại
    Không phải chỉ có lịch sử VN của thế kỷ 20 mới có những nghịch lư, mà lịch sử 36 năm của người Việt ở hải ngoại cũng chứa đầy những nghịch lư.
    Không có logic nào có thể giải thích được, tại sao trong môi trường tốt như Úc hay Mỹ, đúng ra con người sẽ càng trưởng thành hơn, sẽ bao dung rộng lượng hơn, sẽ hào hiệp mă thượng hơn, sẽ càng dễ chấp nhận những quan điểm khác hơn và sẽ tử tế với nhau hơn. Nhưng tất cả đă không xảy ra như vậy.
    Làm sao có thể giải thích được giữa lúc mà đất nước đang cần những con dân nước Việt đoàn kết lại hơn bao giờ hết để t́m một lối thoát cho đất nước th́ cũng là lúc mà cộng đồng tại hải ngoại chia rẽ hơn bao giờ hết.
    Trong 36 năm qua, không thấy chúng ta làm cho cộng sản yếu đi chỉ thấy phe ta đánh phe ḿnh. Và từ xưa đến nay không có một vấn đề nào, từ Nghị quyết 36, cho đến vấn đề làm từ thiện ở VN, phương cách đấu tranh, những nhà phản kháng ở VN... và gần đây là lá thư ngỏ của 36 nhà trí thức, mà không gây tranh căi trong cộng đồng người Việt. Chúng ta không phải tranh luận để chia sẻ và t́m ra giải pháp tốt nhất mà đả phá tất cả những ǵ không phải giống quan điểm của ḿnh, và nếu cần cũng sẵn sàng sử dụng những phương cách thấp kém nhất. Chính điều này đă cho nhiều người có ḷng, có khả năng chán nản bỏ cuộc, những người muốn đứng ra gánh vác việc chung cũng ngần ngại, thậm chí một góp ư cho việc chung cũng phải hết sức đắn đo. Đây là thiệt tḥi lớn nhất cho đất nước.
    Trong hoàn cảnh "nồi da xáo thịt", "huynh đệ tương tàn" như cộng đồng người Việt tại hải ngoại ngày nay mà nói đến ḷng yêu nước, người viết cảm thấy như nó vừa vô duyên vừa không đúng chỗ vừa không đúng lúc.
    Chỉ mong mỗi người Việt c̣n có chút ưu tư, hăy nghĩ đến di sản sẽ để lại cho thế hệ nối tiếp, để họ c̣n có chút hănh diện về gốc gác VN, về thế hệ cha ông ḿnh.
    Đất nước tan nát, dân tộc điêu linh như ngày hôm nay là do những người làm chính trị đă để mất tinh thần lấy dân tộc làm gốc, lấy đạo nghĩa làm phương châm hành động. Dân tộc VN đă quá đau khổ suốt mấy thế kỷ qua, quá đủ rồi. Hỡi những người làm chính trị, xin quư vị hăy đừng nhân danh ḷng yêu nước, nhân danh chính nghĩa, nhân danh tổ quốc, nhân danh dân tộc, nhân danh những giá trị thiêng liêng nhất ... để che đậy những mưu đồ riêng tư. Cuộc tranh đấu này chỉ có thể thành công khi người làm chính trị tạo được niềm tin ở người dân, và muốn có niềm tin ở đồng bào chỉ cần quư vị làm với cái tâm hoàn toàn trong sáng. Một việc tưởng đâu dễ dàng, vậy mà trong suốt một thế kỷ qua dân tộc VN vẫn không t́m thấy được.
    Nhưng bi kịch của đất nước và cộng đồng không phải chỉ là trách nhiệm của người làm chính trị hay người lănh đạo, mà c̣n trách nhiệm của người dân.
    Khi người dân không c̣n thiết tha ai sẽ là người đại diện cho ḿnh, không dám lên án sự bất công và bênh vực cho lẽ phải, dù chỉ là lời nói, th́ vận mệnh của đất nước vẫn tiếp tục lọt vào tay những người không xứng đáng. Martin Luther King đă nói: “Chúng ta khốn khổ không phải chỉ v́ sự gian manh của kẻ ác mà c̣n v́ sự im lặng của người lương thiện.”
    Phạm Hoài Nam

    Nguồn: Việt Luận online
    http://vietluanonline.com/300911/Suy...nguoiVN.html#2

    Chút ư kiến của người post: Bài viết có nhiều vấn đề đáng suy ngẫm: các hàng chữ được tô màu xanh là 1 trong những vấn đề đó!

  4. #4
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Originally posted by TrucVo: Chút ư kiến của người post: Bài viết có nhiều vấn đề đáng suy ngẫm: các hàng chữ được tô màu xanh là 1 trong những vấn đề đó!
    Hoàn toàn đồng ý với ông TrucVo, nhân tiện xin cám ơn, sẽ tiếp tục dành thêm thì giờ để ...suy ngẫm!
    Kính.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 14-03-2012, 02:15 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 08-03-2012, 11:11 AM
  3. Thôi thế từ đây mất nước Việt rồi!
    By Phú Yên in forum Tin Việt Nam
    Replies: 67
    Last Post: 08-11-2011, 03:29 AM
  4. Replies: 4
    Last Post: 15-11-2010, 02:28 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 03-09-2010, 01:27 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •