Results 1 to 2 of 2

Thread: Giá Trị xưa và nay một góc nhìn

  1. #1
    sở không
    Khách

    Giá Trị xưa và nay một góc nhìn

    Giá trị một góc nhìn.

    Ngày xưa khi con người sử dụng vàng làm gía trị để cân đo chất lượng cuộc sống thì thời nay đã khác.

    Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì giá trị bản vị ngày nay đã chuyển sang một hình thái mới đó là sự tăng trưởng, sự tăng trưởng ở đây không dựa trên phần trăm chung chung của một vài đỉnh cao trí tuệ chậm phát triển.

    Sự phát triển này dựa trên sự tăng trưởng về quy mô và chất lượng của xã hội con người, đất nước nào có sự tăng trưởng vượt bậc trong việc đáp ứng những tham vọng của xã hội quốc gia đó về mặt quy mô thì hienr nhiên đồng tiền của quốc gia đó như là một giá trị bản vị chắc chắn đại diện cho quốc gia đó như một thương hiệu hấp dẫn trong tài chính và thương mại toàn cầu.

    Sự xuất hiện của hình thái giá trị bản vị này chưa lâu, chưa có lịch sử mấy nghìn năm như giá trị bản vị khác trong lịch sử cổ đại, trung đại, hay cận đại, nhưng dường như hiện nay nó có chỗ đứng rất vững chắc đối với các quốc gia đang chậm phát triển và khối các quốc gia mới nổi- các quốc gia phát triển thì khỏi nói: họ đang loay hoay tìm cách để thích nghi với nó bằng cái gọi là các quy luật kinh tế-

    Giá trị bản vị là sự tăng trưởng của nền kinh tế dưới hình thức là đồng tiền mạnh yếu thì khi cuộc sống của người dân trở nên khó khăn tất cả các yếu tố về giá trị sẽ được sử dụng với mục đích chính như là giải pháp tháo gỡ các khó khăn này.

    Nhưng rõ ràng là trong một cuộc khủng hoảng như hiện nay thì các giá trị ấy sẽ được phân bổ không đồng đều; Chủ yếu phần lớn là các gói giải pháp để lấp vào những bong bóng kinh tế đã làm nền kinh tế bị khủng hoảng và như vậy sự phân chia không đồng đều lộ ra rất rõ rệt, điều này cũng đồng nghĩa với việc tác dụng của các giá trị mà bấy lâu nay quốc gia tích luỹ hầu như có ích rất ít đối với đông đảo người dân,

    Nếu như một nền kinh tế có quy mô lớn dựa vào sự tăng trưởng làm giá trị bản vị thì cái quy mô lớn sẽ gây rất nhiều khó khăn trong quản lý vĩ mô bởi vì nếu xiết chặt các quản lý vĩ mô thì các quy luật kinh tế của nền kinh tế bản vị tăng trưởng sẽ phát huy ít tác dụng.

    Chính điều này đã và sẽ còn gây ra sự khó khăn về tăng trưởng trong chính một nền kinh tế bản vị tăng trưởng.

    Thực chất về mặt tư duy triết học nó đi ngược lại với chính đường lối của nó và chắc chắn nó sẽ bị vứt bỏ, Và như vậy bong bong kính tế là chắc chắn không thể tránh khỏi trong một nền kinh tế như vầy, Như vậy giá trị của nền kinh tế cũng sẽ mang tính bong bóng ở chỗ thụ hưởng của người dân là rất khác nhau.,

    Vấn đề giải quyết tồn tại khủng hoảng ở đây không đơn giản là cứ bơm tiền hay các giá trị khác vào để cứu nền kinh tế.

    Bởi vì tiền bơm vào phần lớn không đến với đại đa số người lao động trong khi họ là những người làm nhiều nhất họ phải phấn đấu vượt bậc về sức khoẻ lao động và trí óc để cống hiến trong một hệ thống kinh tế, nghị lực-chí tự lực- của họ có giới hạn khi thành quả của họ không tương xứng với giá trị mà họ góp sức, sự bất mãn và phản kháng chắc chắn sẽ diễn ra ở quy mô nhỏ và vừa rồi dần dần sẽ ngày càng mạnh hơn như một cơn bão nhiệt đới.

    Khi họ mất nhiều sức trong khi vẫn có những người hưởng thụ vung tiền ra hoang phí để được các tờ báo và truyền hình tôn vinh.

    Một trong những vấn đề chính để giải quyết ở đây là:

    Sự sáng tạo các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để đem lại những tiện ích cho con người để giảm bớt sức ép của lao đông chân tay và trí óc. Nếu như muốn duy trì sự phát triển như trước đây.

    Hoặc không phải thu hẹp những tham vọng phát triển chấp nhận một thực tế rằng giá trị mà con người đã tạo ra cho đến ngày hôm này chưa thể hiện thực những giấc mơ về sự no đủ cho tất cả mọi người, vẫn có người được thụ hưởng những giá trị cao cấp và những người thụ hưởng những giá trị thấp hơn tuỳ vào đóng góp cho xã hội, điều đó có nghĩa là con người văn minh đang đi đến giới hạn của mình.

    Hôm nay nhân đọc về sự thống nhất của hội nghị bộ trưởng kinh tế APEC về việc đưa ra một tiêu chí với khẩu hiệu nền “Phát triển cân bằng”

    Tôi cũng xin phép lạm bàn về việc này.

    Phát triển cân bằng ở đây không phải là cần bằng giữa các nước với nhau mà cân bằng kinh tế vĩ mô với kinh tế vi mô của từng nước(Phát triển cân bằng giữa các nước với nhau không khéo lại hóa ra CNXH thì bỏ mẹ)

    Tuy nhiên sự cân bằng của các nước rất khác nhau về đường lối.

    Ví dụ như Hoa Kỳ điều mà họ cần làm ở đây là thu hẹp quy mô phát triển của nền kinh tế vĩ mô lại, loại bỏ những dự án phát triển ngoài nước tốn kém, cắt giảm chi tiêu của Chính Phủ cho những chiếc búa giá vài nghìn đô la của CIA v.v và vv

    Nhưng với Trung Công thì khác họ cần phát triển kinh tế vi mô kích thích tiêu dùng trong nước cho tương xứng với sự phát triển vĩ mô để giảm áp lực để bảo đảm lợi ích nhiều mặt

    hay các nước khác...

    Nói thì như vậy nhưng làm là một chuyện khác hoàn toàn, một khẩu hiệu không có nghĩa là một sự bắt buộc, nhưng một khẩu hiệu trong trường hợp này lại là một thỏa thuận về điều Tín trong kinh doanh mà theo đó nước này có thể kêu gọi nước khác thực hiện đúng Tín Hiệu đã thống nhất. Việc không thực hiện theo thỏa thuận giống như một sự thất bại trong ngoại giao về kinh tế, Và nếu khoác một bộ com lê có thể đem đến một bản hợp đồng cho một ông chủ thì rõ ràng ông chủ đó sẽ biết cưỡi ngựa và bắn súng.

  2. #2
    Phạm Thái
    Khách
    Đề tài bác viết rất hấp dẫn . Tôi rất muốn biết xem làm sao chúng ta có thể giải quyết nạn kinh tế khủng hoảng toàn cầu hôm nay .
    Tôi nói thật chứ không có ý khác đâu nhé .
    Các nhà chính trị kinh tế Mỹ hầu như không có ý kiến gì hay , mặc dù đang mùa tranh cử sôi nổi .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Giá trị bản vị một góc nhìn
    By sở không in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 06-10-2011, 12:37 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 15-05-2011, 08:19 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 23-01-2011, 06:20 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 02-10-2010, 02:34 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •