Hủy ngay vịt lạ ... là lời khuyên của các nhà khoa học đối với người nuôi giống vịt “nuôi măi không lớn” ở Thừa Thiên-Huế.

Không chỉ tốn tiền mua thức ăn để nuôi những con vịt cao cổ “trẻ mãi không già”, người dân sẽ còn phải đối mặt với chuyện con giống này phối giống với vịt bản địa sẽ gây phân ly không ra giống gì.

Nhiều nhà khoa học đă cảnh báo như trên sau khi báo Đất Việt (7/11) đăng tải bài viết “Đổ nợ vì nuôi vịt lạ”. Hiện nhiều người dân nông thôn ở Thừa Thiên - Huế đang khốn đốn không biết nên giải quyết thế nào với đàn vịt nuôi mãi không lớn.

Ăn nhiều nhưng không lớn

Theo phản ánh của nhiều bà con, giống vịt họ mua được giới thiệu là vịt siêu nạc; song nuôi đến 3 tháng chỉ tăng được 2,5 – 3 lạng/con. Riêng chân và cổ thì ngày càng dài, còn thân thì bé quắt.



Qua quan sát ảnh và mô tả, PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, Phó trưởng khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội nhận định, đây không phải là giống vịt lạ mà là giống vịt Triết Giang (Trung Quốc). Giống vịt này được nuôi chỉ để đẻ (siêu trứng). Khi nuôi vịt trứng, người ta làm cho chúng thân càng bé càng tốt để đỡ tốn thức ăn. Tuy nhiên, quá trình ấp, tạo phôi, lò ấp sẽ phải sàng lọc để chỉ dùng con vịt cái. Các con vịt đực được tạo ra phải tiêu hủy ngay chứ không bán ra ngoài thị trường để chăn nuôi.

GS.TS Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng khẳng định, đây không phải giống vịt lạ mà chỉ là người dân đã chọn giống vịt không chuẩn để nuôi. Theo GS Thiện, ngoài khả năng người dân đang nuôi phải giống vịt chuyên để đẻ nhưng lại là vịt đực, còn có thể đây là giống vịt được ấp giống không chuẩn. “Ngay cả với con giống thông thường, nếu kỹ thuật ấp, tạo phôi không đủ nhiệt độ, ẩm độ cũng sẽ tạo ra những con giống “què quặt” phát triển chậm”, GS Thiện nói.

Trước đó, Trạm khuyến nông huyện Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) đã kiểm tra và bước đầu cũng có kết luận đây là giống vịt siêu trứng có tên Khakicombel, nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Phải hủy ngay

Hiện có nhiều người dân tại Thừa Thiên – Huế đang trong tình cảnh “bỏ đi thì tiếc, uống vào thì say” do đã mất mấy tháng trời cùng với nhiều tiền bạc nuôi giống vịt này mà mãi không được thu hoạch. Nhiều người dân đang “cố đấm ăn xôi”, song các nhà khoa học khuyên rằng phải tiêu hủy ngay các đàn vịt này.


Người dân nuôi vịt "siêu nạc" nhưng 3 tháng chỉ nặng có 250 gram.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, việc giống vịt này nuôi tốn lương thực là chỉ là một mặt, mặt khác nếu con giống này đủ lớn đến thời kỳ giao phối sẽ kéo theo nhiều hiểm họa về sau. “Có thể sẽ xuất hiện những con giống không ra vịt, cũng chẳng ra gà”, ông Đoàn cảnh báo.

GS Thiện cũng đưa ra lời khuyên, người chăn nuôi nên chọn giống thận trọng, hãy tìm tới các cơ sở đủ tin cậy để mua giống.

Việc người chăn nuôi, nuôi trồng tham rẻ mua giống cây, con khiến tốn tiền mà lại không được thu hoạch không còn là chuyện mới. Tuy nhiên, ông Đoàn cũng chia sẻ, dù là việc cung cấp giống hiện nay đã được cải thiện nhiều, song để tạo giống tốt thực sự chưa nhiều.

Thêm vào đó, có tình trạng những người sản xuất giống (lò ấp) vô lương tâm, mang bán giống không đạt chất lượng để trục lợi. Vì vậy người dân cần tỉnh táo hơn trong việc này. TS Đoàn cũng cảnh báo, hiện có cả giống gà siêu trứng cũng đã trà trộn trên thị trường.

Bích Ngọc

( Sưu tầm )