Results 1 to 4 of 4

Thread: Căn bệnh lạm phát đại học ở Việt Nam ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Căn bệnh lạm phát đại học ở Việt Nam ?

    Hiện tượng một số trường đại học phải đóng cửa ngành học đă manh nha xuất hiện vào năm 2010 tại các trường đại học khác như Đại học Đông Đô, Đại học Lương Thế Vinh, Đại học Hồng Đức...



    Nhiều gia đ́nh Việt Nam muốn cho con đi học nước ngoài

    Nhưng khi nền kinh tế Việt Nam lún sâu vào trạng thái đ́nh lạm (hoạt động sản xuất-kinh doanh đ́nh đốn trong bối cảnh lạm phát vẫn tăng cao), hiện tượng đó đă mang tính phong trào – không khác mấy với phong trào “nói Không” của ngành giáo dục được khởi phát từ thời kỳ đảm nhiệm của Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân từ giữa năm 2006.

    Cho tới nay, khó ai có thể xác dịnh được phong trào đóng cửa ngành học đă bắt đầu từ đâu, thành phố loại 1 hay các thành phố loại 2,3. Nhưng điều chắc chắn là phong trào này đă lan rộng ở cả ba miền Trung, Nam Bắc, đặc biệt ngay trước thềm khai giảng năm học 2011-2012.

    Tại miền Trung là trường hợp của Đại học Đà Nẵng (đóng ngành kinh tế chính trị và thống kê tin học), Đại học Phạm Văn Đồng (đóng ngành tài chính ngân hàng). T́nh h́nh khó khăn tương tự cũng xảy đến với các trường đại học An Giang, Đồng Tháp. Trong khi đó, ngay tại TP. Hồ Chí Minh với số lượng hơn nửa triệu sinh viên và thuộc loại cao nhất nước về sức cầu học tập, cũng có những trường dân lập phải đóng cửa ngành học như Đại học Văn Hiến, Đại học Hùng Vương.

    Ngay cả một trường công lập có bề dày truyền thống như Đại học Nông lâm cũng đă tuyên bố có thể phải đóng cửa nhóm ngành cơ khí, nông nghiệp. Ở khu vực phía Bắc, Đại học Chu Văn An tại Hưng Yên cũng không phải là ngoại lệ.

    Hiện tượng đóng cửa ngành học nói lên điều ǵ? Những trường hợp nêu trên chỉ mang tính minh họa, trong khi c̣n khá nhiều trường đại học cũng lâm vào t́nh trạng như thế. Một số chuyên gia giáo dục đă đưa ra những giải thích xác đáng: chỗ học tăng lên trong khi lượng thí sinh tăng không đáng kể, hoặc chủ trương đại học hóa các trường cao đẳng đă dẫn đến t́nh trạng mạng lưới bị thừa và lẫn lộn…

    Cung tăng trong khi cầu không thỏa măn được cung, một quy luật tự nhiên mà giáo dục đại học không được xem là ngoại lệ. Thậm chí trong những năm tới t́nh h́nh tuyển sinh của khối đại học dân lập c̣n bi đát hơn hiện thời.

    “Phải coi dạy học như làm dịch vụ”

    Tháng 10/2011, trong một cuộc họp sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 269/CT-TTg về đổi mới quản lư giáo dục đại học, Phó thủ trướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục phát ngôn một triết lư mới: “Phải coi dạy học như làm dịch vụ”. Cho đến thời điểm xuất hiện phát ngôn ấy, ông Nhân đă phụ trách ngành giáo dục Việt Nam được đúng 5 năm – ứng với khoảng thời gian để tổng kết những kết quả đạt được của các kế hoạch phát triển trung hạn ở đất nước này.





    Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và ông Đới Bỉnh Quốc Thời kỳ ông Nguyễn Thiện Nhân (trái) làm bộ trưởng giáo dục tạo nên nhiều hy vọng nhất, nhưng cũng gây tranh căi

    Vậy kết quả đạt được ở bậc đại học trong giai đoạn từ giữa năm 2006, khi Nguyễn Thiện Nhân chính thức chấp nhiệm chức vụ Bộ trưởng giáo dục, cho đến nay là ǵ?

    Theo thống kê của ngành giáo dục, trong hai năm 2006-2007 có 39 trường được thành lập, b́nh quân mỗi năm gần 20 trường. Trong 4 năm, từ 2008 đến 2011, có 45 trường được thành lập, b́nh quân mỗi năm là 11. C̣n trong 5 năm, từ năm 2006 đến 2011, có 84 trường mới thành lập, nâng cấp 51 trường (chiếm 61%), thành lập mới 33 trường (39%). Hiện nay, Việt Nam có 440 trường đại học, cao đẳng, trong đó, có 77 trường ngoài công lập.

    Rất có thể, kết quả của triết lư “Phải coi dạy học như làm dịch vụ” của Phó thủ trướng Nguyễn Thiện Nhân đang là con số trên 160 trường đại học hiện diện tại hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam, trừ tỉnh Đăk Nông do mới tách ra chưa đủ lâu nên chưa có được trường đại học của ḿnh.

    “Dịch vụ đại học” không phải là cụm từ được chính thức xác nhận trong các văn bản của ngành giáo dục, nhưng lại đương nhiên được thừa nhận bởi lời bàn tán đầy mỉa mai của những người muốn mở trường. Trong hai năm 2006-2007, khi có đến 40 trường đại học ồ ạt ra đời, “dịch vụ đại học” cũng được “nâng lên tầm cao mới” với sự khởi đầu cho mọi khởi đầu: chi phí.

    Rất nhiều người trong ngành giáo dục, giới chuyên môn và giới báo chí đều biết rơ chi phí “chui” để mở trường đại học là không hề nhỏ. Vào những năm 2006-2007, chi phí “trọn gói” để xin giấy phép thành lập trường đại học đă vào khoảng 1-2 tỷ đồng, tùy vào khu vực mở trường và số lượng ngành học của trường. Vị trí của trường càng đắc địa, số lượng ngành học càng nhiều th́ chi phí càng lớn.

    Bản chất không thay đổi, nhưng h́nh thái luôn biến dạng theo thời gian. Vài năm gần đây, khoản chi phí mở trường đại học đội lên đến 3-5 tỷ đồng. V́ sao lại có “nghịch lư” ấy? Có lẽ đơn giản nhất là nên thuyết minh theo giá vàng: từ năm 2006 đến năm 2011, giá vàng tại Việt Nam đă tăng gấp 3,5 lần.

    "Chỉ cần so sánh với một trường hợp phát triển trung b́nh như Thái Lan, đă có thể thấy thực chất ngành giáo dục Việt Nam ra sao khi số lượng trường đại học nhiều hơn hẳn, nhưng chất lượng đào tạo lại kém hơn hẳn."

    Sẽ không có những khoản chi phí kinh khủng như thế nếu không có sự tồn tại của “đường dây”. Bản thân người viết bài này đă biết tường tận về một hiệu trưởng trường cao đẳng ở thành phố Hồ Chí Minh. Vị này kêu khổ không ngớt khi phải mất đến ba năm, vài chục lần bay ra Hà Nội mà chẳng thể xin được quyết định chuyển từ cao đẳng lên đại học.

    Cuối cùng, vị hiệu trưởng theo thuyết khổ hạnh ấy đành phải nhờ đến một cơ quan có chức năng “nghiên cứu phát triển giáo dục” th́ mới được toại nguyện. Tất nhiên 2 tỷ đồng của của trường cũng phải đội nón ra đi.

    Nói Không với văn bằng ngoài công lập!


    Nhưng “dịch vụ đại học” vẫn chưa kết thúc sự hành hạ của nó. Nếu chuyện mở trường khó hiểu và khó khăn như thế nào th́ hệ quả đào tạo của trường lại càng làm cho cộng đồng xă hội hết sức khó xử.

    Cùng với hiện tượng đóng cửa ngành học của nhiều trường đại học, vào tháng 10/2011, Nam Định đă trở thành tỉnh đầu tiên khi chính quyền của địa phương này công khai thông báo không tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục hay tại chức. Xin lưu ư, tính chất dân lập hay tư thục là như nhau ở Việt Nam, được nh́n nhận chung là trường ngoài công lập.

    Đây cũng là lần đầu tiên văn bằng của khối trường ngoài công lập bị xúc phạm đến như vậy. Sự xúc phạm này ngay lập tức đă làm dấy lên một làn sóng phản đối từ phía hội đồng quản trị và ban giám hiệu của nhiều trường đại học dân lập. Hiểu theo nghĩa thông thường, hành động của chính quyền tỉnh Nam Định không khác ǵ một sự phân biệt đối xử trên phương diện xă hội học.

    Nhưng ở một góc cạnh khác, người ta lại nhận ra rằng đă đến lúc gióng lên tiếng “chuông gọi hồn ai” về thực trạng đào tạo tại nhiều trường đại học ngoài công lập. Khởi đầu của “đường dây giáo dục phí” dẫn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là logic cho sự tiếp nối về cách làm ăn ẩu tả của nhiều trường đại học ngoài công lập.

    Hoàn toàn không khác với trường ngoài công lập, ngay các trường cao đẳng công lập được “nâng cấp” thành đại học và trường trung cấp phát triển thành cao đẳng, cũng rơi vào t́nh trạng b́nh mới rượu cũ. Hiển nhiên, giáo dục là một trong những lĩnh vực được chú trọng về lượng hơn là chất ở Việt Nam trong vài chục năm qua, dẫn đến hậu quả là từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi số lượng trường đại học từ 69 trường tăng đến trên 160 trường, th́ lượng giáo viên được chuẩn đào tạo công nhận vẫn chỉ gần như một hằng số.

    C̣n về chất, có thể lấy sự so sánh giữa hoạt động giáo dục đại học ở Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn 2007-2008 như một bằng chứng. Vào thời gian đó, số trường đại học ở Việt Nam đă vào khoảng 150 trường, so với chỉ 112 trường ở Thái Lan. Tuy nhiên, người Thái lại có đến 14.000 tiến sĩ, 35.000 thạc sĩ, trong khi người Việt chỉ có 5.600 tiến sĩ và 15.000 thạc sĩ.



    Sinh viên Việt Nam tại Thượng Hải Sinh viên Việt Nam du học nhiều cả ở Trung Quốc


    Thế nhưng tiêu chí so sánh thực chất nhất chính là số bài báo khoa học trên tập san quốc tế giữa hai quốc gia: ngành giáo dục Việt Nam chỉ có 959 bài, trong khi các nhà khoa học Thái có đến 4.527 bài, tức gấp gần 5 lần.

    Như vậy, chỉ cần so sánh với một trường hợp phát triển trung b́nh như Thái Lan, đă có thể thấy thực chất ngành giáo dục Việt Nam ra sao khi số lượng trường đại học nhiều hơn hẳn, nhưng chất lượng đào tạo lại kém hơn hẳn.

    Trách nhiệm

    Khách quan mà nói, Nguyễn Thiện Nhân là một nhà khoa học có tâm trạng trước hiện t́nh thoái hóa về chất trong giáo dục Việt. Bởi thế vào năm 2010, trên cương vị phó thủ tướng, ông đă đề xuất một chương tŕnh về đào tạo 20.000 tiến sĩ cho đến năm 2020.

    Xét về chiến lược, việc đào tạo tiến sĩ cho dài hạn là hoàn toàn chính xác. Nhưng chương tŕnh này đă gây ra nhiều tranh căi liên quan chủ yếu đến động cơ của nó, và cả cá nhân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.

    “Phong trào đào tạo tiến sĩ” đă thiếu may mắn khi ra đời trong bối cảnh nền giáo dục đại học bắt đầu lộ rơ những khuyết nhược quá lớn của nó, cũng là hậu quả của việc chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng từ chính chủ trương của ông Nhân.

    Tuy vậy, vẫn theo tiền lệ có tính truyền thống, chẳng có ai là người bị quy trách nhiệm, và càng không có ai tự nguyện đứng ra chịu trách nhiệm về rất nhiều hậu quả trong công tác quản lư lẫn nạn nhũng nhiễu, tham nhũng tràn ngập trong ngành giáo dục.

    Thường Sơn

    Nhà báo tự do ở TP HCM

    Cập nhật: 10:05 GMT - thứ ba, 15 tháng 11, 2011


    Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, một nhà báo tự do ở thành phố HCM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Chỉ cần so sánh với một trường hợp phát triển trung b́nh như Thái Lan, đă có thể thấy thực chất ngành giáo dục Việt Nam ra sao khi số lượng trường đại học nhiều hơn hẳn, nhưng chất lượng đào tạo lại kém hơn hẳn.

    Các trường đại học tại Thái Lan đâu có tiết mục đòi hỏi các sinh viên các Học viện, các trường Đại học, CĐ hệ chính quy nếu đủ điều kiện quy định theo quy chế phải thi cuối khóa các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Tuy vậy, vẫn theo tiền lệ có tính truyền thống, chẳng có ai là người bị quy trách nhiệm, và càng không có ai tự nguyện đứng ra chịu trách nhiệm về rất nhiều hậu quả trong công tác quản lư lẫn nạn nhũng nhiễu, tham nhũng tràn ngập trong ngành giáo dục.

    Thì hồi nào tới giờ vẫn vậy. Đảng quyết định tất cả, nhưng những hậu qủa gì tồi tệ thì nhất định đảng không nhận lấy trách nhiệm. Truyền thống cố hữu của đảng CS VN từ xưa tới nay đã là như thế rồi cơ mà .

  4. #4
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    V́ từ mấy chục năm nay dưới chế độ CSVN, người đứng đầu giáo dục toàn xài bằng cấp láo không làm sao nền ĐH VN khá cho nổi.

    Hăy xem tin này

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/cult...ool_race.shtml

    Trong khi ở TQ:
    -Giáo viên phải giỏi. (top 30%)
    -Thi th́ ra thi
    -Học sinh, sinh viên học rất cạnh tranh, ngoài ở trường ra về nhà làm bài mỗi ngày trung b́nh 4 tiếng.

    C̣n ở VN ngày nay:
    -Giáo viên có bằng cấp láo
    -Hoc sinh, sinh viên đến lớp để chép, v́ thày chẳng biết ǵ để giảng.
    -Chương tŕnh học, courses học cũng bố láo (học HCM, Mác Lê, chính trị là chính)
    -Đến thi th́ phong b́, mua phao, v.v.

    Tṛ dối thày, thày lừa tṛ.
    Last edited by Trungthuc5; 17-11-2011 at 03:47 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 13-09-2011, 02:34 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 17-08-2011, 11:24 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 03-08-2011, 02:27 AM
  4. Lạm phát ở Việt Nam nh́n qua tờ vé số
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 25-03-2011, 06:15 PM
  5. Replies: 10
    Last Post: 05-01-2011, 01:40 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •