Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 13

Thread: Câu chuyện dịp lễ Tạ Ơn đầy xúc động

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Câu chuyện dịp lễ Tạ Ơn đầy xúc động

    Monday, 21 November 2011 17:05

    Giờ đây người cha đă mang con trai về được Mỹ, sau 34 năm xa cách



    Cali Today News - Trước đây báo Cali Today có đăng tin về cuộc trùng phùng xúc động của hai cha con sau 34 năm xa cách, nhờ tấm ḷng sắt đá của người cha vẫn tin là đứa con vượt biển của ḿnh vẫn c̣n sống.

    Chiều thứ hai 21/11 nhiều Web site lớn đă đăng tin người con nay đă 34 tuổi của ông Hạo Trương đang trên đường về Mỹ. Khi xa cha ḿnh, anh chỉ được 7 tháng tuổi tên là Khâm.

    Ông Trương đă bị hải tặc Thái Lan ném xuống biển năm 1977 khi cùng với gia đ́nh vượt biên, sau đó biết vợ ḿnh cũng đă chết, xác tấp vào băi biển. Ông đă bơi 16 tiếng đồng hồ, trước khi được một tàu đánh cá vớt và cứu sống.

    Ông đến được Mỹ vào năm 1978, nhờ một người cậu bảo lănh từ Lousiana. Ông vẫn tin là con trai ḿnh c̣n sống và nhất quyết sau này sẽ quay lại Thái Lan t́m con.

    Thượng Nghị Sĩ Charles Schumer, người đă hết ḷng giúp ông Trương có được một visa đặc biệt cho đứa con từ Thái Lan đi qua Mỹ đoàn tụ với gia đ́nh của cha ḿnh, cho biết: “hôm nay cuộc trùng phùng đă quá lâu là cách tuyệt nhất để đón mừng Lễ Tạ Ơn”

    Hồng Trương, em gái ông Trương, cho biết: “Trong 4 ngày anh tôi bị hải tặc giam, trước khi bị ném xuống biển, anh nhận thấy bọn hải tặc có vẻ thích đứa con trai 7 tháng, v́ nó hết sức kháu khỉnh, v́ thế anh tin chắc là con anh không bị giết”

    Bà Hồng cho hay “có một cặp vợ chồng người Thái có đứa con gái mất sau 2 ngày sinh, đă nhận nuôi Khâm từ một một phụ nữ, mà không bao giờ hỏi đứa bé này từ đâu đến”

    Đúng vào ngày 30 tháng 6 năm 2011, vốn là ngày sinh của Khâm, khi visa của ông cũng hết hạn th́ như một phép lạ, ông Hạo nhận được tin của con nhờ một cán sự xă hội và t́m thấy đứa con trai “kháu khỉnh ngày nào”, giờ đây có cái tên “rất Thái Lan”là Smart Khumkhaw, 34 tuổi và cũng đă có 2 đứa con!

    Trường Giang (nguồn AP)

    http://www.baocalitoday.com/index.ph...-nam&Itemid=50

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Xin mời xem tiếp : Một Câu Chuyện Thật Cảm Động

    Minh Tạo


    Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn. Tôi để mắt theo dơi th́ hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền th́ thằng bé chạy vào nh́n vào những cái tô, nếu c̣n thức ăn dư mứa th́ nó vội vă trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp.

    Khi cái lon gần đầy th́ nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập tḥ trước quán tiếp tục. Bàn tôi ngồi th́ đứa bé không bao giờ quan tâm tới, v́ mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xây chừng v́ tôi cũng nghèo cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được.

    Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và t́m hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đ́nh của đứa bé. Tôi cố t́nh làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy trời mưa, thằng bé đứng nép vào trong quán. Thằng bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán v́ mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước. Tôi vói tay kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà phê không ?

    Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm ǵ ngày nào cũng ra đây? và hiện sống với ai? Thằng bé như đoán được rằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng:

    - “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa c̣n Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…”

    Tôi hỏi tiếp:

    - “C̣n con có đi học không ?”

    Thằng bé nói:

    - “Con không có đi học… con ở nhà phụ với má nuôi heo…”.

    Đó là lư do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không c̣n đứng lúp ló ngoài cửa quán nửa. Và nhờ tánh t́nh hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.

    Có lần thằng bé hỏi tôi:

    - “Chú làm nghề ǵ vậy hả chú?”

    Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là ” Chú đang làm thinh”.

    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con th́ đă theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đă định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bửa cơm độn qua ngày. Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đă bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không c̣n ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cử sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chổ ngồi mà không bữa nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết v́ nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang dấu diếm điều ǵ. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái cḥi nhỏ xíu th́ tôi thật sự không ngờ.

    Đứng dưới gốc cây G̣n cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đ́nh 3 người ở th́ chổ đâu mà nuôi heo.

    Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc th́ thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều.

    Đợi thằng bé đi khuất tôi ḷ ṃ đến nơi mà hồi năy nó vào. Đến đó mới nh́n rơ th́ thật ra đâu có phải là nhà, một lơm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống.

    Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, th́ nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào…. Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những ǵ hiển hiện trước mắt tôi.

    Người đàn ông hốc hác cụt hai gị tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…

    Từ đó, tôi hiểu rơ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót.

    Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn măi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đ́nh thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn.

    Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nh́n tôi v́ nó đă biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó th́ tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm.

    Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm ḷng tôi thêm nỗi xót xa.

    Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn ǵ sau nầy nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm.

    Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó. Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ th́ bị bệnh gan nặng bụng ph́nh trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da th́ vàng mét như nghệ.

    Thằng bé là lao động chánh trong gia đ́nh, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh ḿ cơm gạo về nuôi cha mẹ.

    Vợ tôi làm thủ tục bảo lănh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không c̣n cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa.

    Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực v́ phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đă làm tôi lao đao không ít.

    Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút t́nh phương xa.

    Mấy năm sau tôi về thăm gia đ́nh, tôi có ghé t́m thằng bé th́ nó không c̣n lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rơ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị t́m cách giúp gia đ́nh nó.

    Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết! Tôi ghé vội qua nhà thằng bé th́ mới hay mẹ nó đă qua đời v́ căn bệnh ung thư gan. Chỉ c̣n chèo queo một ḿnh ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm th́ mới biết nó đă xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha.

    Chúa nhật tôi tới t́m thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đă cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa v́ phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đ́nh nó.

    Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lănh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ.

    Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt v́ chịu không nỗi.

    Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đ́nh con hết đó, nhưng v́ con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia d́nh con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh ḿ trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lổi”.

    Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước.

    Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô th́ con đừng ngại, cho cô biết nhé “…

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đời nầy cũng c̣n có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất.

    Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây.

    Không biết phải giúp gia đ́nh nó như thế nào, tôi chụp h́nh ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lăng trụ sở ở Sydney.

    Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đở gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông c̣n có người nhớ đến.

    Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ.

    Tôi xin cảm ơn cả hai: người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đă thể hiện t́nh người trong công việc hết sức cao cả này

    .This article was originally published in forum thread: Hoa Tâm started by saolinh View original post

    Nguồn : Một Góc Phố

    http://motgocpho.com/forums/content....9-Re-Hoa-TĂ¢m&

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Những câu chuyện gây xúc động

    Trên đây chỉ là hai h́nh ảnh tiêu biểu cho hai hoàn cảnh . Chung quanh chúng ta c̣n biết bao nhiêu người khốn khó , cũng như bao kẻ dùng tiền mua vui trên thân xác những đứa con gái tội nghiệp đáng tuổi con cháu .

    Nhân mùa Lễ hội cuối năm , và dịp Tết Nguyên Đán , không thiếu ǵ người Việt hải ngoại về VN thăm gia đ́nh , mong quư vị sẽ làm việc ǵ ư nghĩa , như t́m giúp những gia đ́nh thương binh không may mắn .

    Tiền một chầu bia, một đêm dạ vũ , cũng có thể giúp cho một gia đ́nh khốn khó tim được hơi ấm trong những ngày lạnh giá .

    Tigon

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    1 CÂU CHUYỆN HAY và CẢM ĐỘNG Mùa Lễ Tạ On

    Chuyện Thật Xảy Ra ở Trung Quốc

    Một ngày trước Lễ Tạ Ơn , chiếc xe bus chở đầy khách trên đường về nhà đang chạy trên đường đồi.

    Trên xe, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô tài xế xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô.

    Tất nhiên là cô tài xế kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

    Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay, nhưng ông đă bị chúng đánh đập.


    Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng.

    Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.


    Một giờ sau, ba tên du côn và cô tài xế tơi tả trở về xe để tiếp tục lên đường…

    “ Này ông kia, ông xuống xe đi ! ” cô tài xế la lên với người đàn ông vừa t́m cách giúp ḿnh.

    Người đàn ông sững sờ, nói:

    “ Cô làm sao thế ? Tôi mới vừa t́m cách cứu cô, tôi làm thế là sai à ? ”

    “ Ông đă cứu tôi ? ”

    Cô vặn lại, và vài hành khách b́nh thản cười.


    Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đă không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đă trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”

    Cô gái nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

    Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng ḷng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:

    “ Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể tŕ hoăn thêm chút nào nữa !”
    Một vài hành khách khỏe hơn t́m cách lôi người đàn ông xuống xe.


    C̣n tiếp...

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành tŕnh.

    Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.

    Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.

    Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe b́nh thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng.

    Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.

    Một tên du côn nhận thấy có ǵ không ổn, hắn nói với cô tài xế :

    “Chạy chậm thôi, cô định làm ǵ thế hả ?”

    Cô tài xế không nói tiếng nào nhưng xe chạy ngày càng nhanh hơn. Tên du côn t́m cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài, rơi xuống vực như mũi tên bật khỏi cây cung.

    Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.

    Trong thành phố, có một người đàn ông đọc bản tin trên báo đă khóc. !


    ****

    Một câu truyện nói lên đúng sự thật của cuộc sống này..''sống chết mặc bây--hồn ai nấy giữ..''

    cám ơn anh DH nhiều!

    CT

    2011/11/21 Thanh Lan Nguyễn <nguoicotich1960@gma il.com>


    Một câu chuyện thật xót xa ...

    Cô gái lái xe đă hành động đúng : Trả cho mọi người trong xe cái mà họ đáng được : Đến chỗ...Không có loài người , nơi chỉ tồn tại những linh hồn "không có trái tim" !!


    Tigon copy từ email trên

    ***

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cô Tài Xế đă "Tạ Ơn" một cách tuyệt diệu cho người đàn ông thân xác yếu đuối nhưng tinh thần thật dũng cảm.

    Góp ư trích từ Saigonmoi

    ***

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    LễTạ Ơn (Thanksging): Tri Ân Người Bảo Trợ

    Tác Giả: Nguyễn Duy-An
    Thứ Tư, 23 Tháng 11 Năm 2011



    Tôi rời nông trại của người bảo trợ mấy ngày trước Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) năm 1984 v́ không muốn một ḿnh ngồi nh́n cảnh gia đ́nh 9 người con và gần 20 đứa cháu nội ngoại của họ sum họp quây quần vào dịp lễ.

    Sau khi chở tôi đến trạm xe bus ởthành phố Pittsbugh, trước khi quay về, ông William McCarthy (người bảo trợ) đă trao cho tôi một bao thơ khá dày rồi ôm tôi vào ḷng nói nhỏ:

    -John... Con đi b́nh an. Đây là món quà nho nhỏ của anh chị em trong gia đ́nh đóng góp để giúp con trong bước đầu. Con cứ đi, nhưng nếu có ǵ bất trắc, hăy trở vềnghe con. Trở về bất cứ lúc nào... Măi măi con là đứa con thứ mười của gia đ́nh ta.

    Tôi siết chặt ṿng tay, nghẹn ngào thốt lên trong tiếng nấc: Daddy!

    Đây là lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận được t́nh phụ tử qua giọng nói, ṿng tay và nhịp đập từ trái tim của một người không phải là cha tôi. Tôi bồn chồn xúc động, bịn rịn không muốn lên xe... Có lẽ tôi đă sai khi quyết định ra đi.

    Biết tôi bị giao động, ông William McCarthy từ từ nới rộng ṿng tay ôm, đặt hai tay lên vai tôi, rồi ôn tồn nói:

    -Con cứ đi đi... Con đă liều ḿnh xuống tầu vượt biển để đi t́m một ước mơ, chẳng lẽ con quên rồi sao? Chúng ta sẽ c̣n gặp lại, phải không? Hoặc giả như con không đạt được ước mơ của ḿnh, cứ trở về, không sao hết. Chúc con thượng lộ b́nh an.

    C̣n tiếp...

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nói rồi ông vội vàng quay gót ra xe. Nếu lúc đó ông William McCarthy nói ở lại chắc chắn tôi sẽ không c̣n đủ can đảm ra đi. Bần thần! Hụt hẫng! Băn Khoăn!

    Tôi đứng lặng người như một kẻ mất hồn! Ngay khi vừa chợt tỉnh cơn mê, tôi chỉ muốn quay trở về với gia đ́nh người bảo trợ rồi mọi sự tính sau nhưng ông William McCarthy đă lái xe đi mất tự lúc nào.

    ****
    Cuối tháng 7, 1984 tôi rời trại tỵ nạn lên đường đi định cư tại nông trại của người bảo trợ với hai bộ quần áo và một mớ sách vở, giấy tờ vặt vănh...

    Hôm nay tôi rời nông trại ra đi với hai valise xếp đầy quần áo mới và một túi xách đựng bao nhiêu thứ nhu yếu phẩm, từ dao cạo râu, xà bông tắm, giầy dép...

    Ngay cả quần áo lót, bà Mary McCarthy cũng sắm thêm cho tôi 18 bộ v́ cuộc sống ở thành phố lớn rất bận rộn, có khi cuối tuần cũng không có giờ để giặt nên con cần phải có cái mà thay đổi! Gần 4 tháng trời sống chung với ông bà bảo trợ, ăn ở không mất tiền, mỗi ngày lại c̣n được trả lương 20 Dollars mặc dầu tôi chỉ làm thợ vịn cho ông bà chứ không tự ḿnh làm được việc ǵ nên hồn trong nông trại. Ngay cảviệc lái máy cày tôi cũng phải học cả tháng nhưng chưa bao giờ điều khiển cho nó chạy ngay hàng thẳng lối được.

    Tối hôm trước ông bà đă cho tôi thêm một ngàn, bây giờ lại c̣n trao cho tôi một bao thơ do anh chị em trong gia đ́nh đóng góp... Ân t́nh này làm sao tôi quên được. Tôi là một người xa lạ, khác chủng tộc, không cùng mầu da ngôn ngữ, nhưng được gia đ́nh người bảo trợ đón nhận như một đứa con trong gia đ́nh.

    Tạ ơn. Tôi xin tạ ơn và khắc ghi vào tâm khảm tấm ḷng cao trọng của đại gia đ́nh ông bà McCarthy. Tôi biết ḿnh sẽ không bao giờ có thể đền đáp được những ân t́nh gia đ́nh người bảo trợ đă dành cho tôi trong những ngày đầu sống kiếp tha hương nơi xứ lạ quê người.

    Chính lúc tôi cất bước ra đi cũng là lúc tôi nhận thứcđược rằng ngoài gia đ́nh cha mẹ ở B́nh Giả, Việt Nam tôi c̣n có thêm một gia đ́nh mới ở một nông trại cách xa thành phố Pittsbugh, tiểu bang Pennsylvania khoảng 100 cây số về hướng Tây Bắc.

    Tôi tự hứa với ḷng ḿnh rằng tôi sẽ trở về, dù thành công hay thất bại tôi cũng phải trở về! Tôi phải trở về để được một lần chính thức nói lời TRI ÂN với cha mẹ và anh chị em trong gia đ́nh mới của tôi.


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 13-11-2012, 09:38 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 03-04-2012, 03:47 PM
  3. Replies: 44
    Last Post: 02-04-2012, 04:24 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 30-01-2011, 12:46 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 12-11-2010, 04:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •