Page 17 of 27 FirstFirst ... 7131415161718192021 ... LastLast
Results 161 to 170 of 269

Thread: Bộ đội cụ Hồ bị xích chân vô súng máy (Viet Cong chained to machine guns)

  1. #161
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Việt Cộng tố cáo lính Bắc Hàn bị xích chân vào pháo trong chiến tranh VN.

    Đúng là Cộng Sản là xích chân lính vào ổ súng máy.
    Chính Cộng Sản tố cáo Cộng Sản
    Bây giờ thì tới lượt Việt Cộng tố cáo Hàn Cộng xích chân xạ thủ phòng không vào súng cao xạ trong chiến tranh Việt Nam


    Forum: hoangsa..net

    Thread:Xin tư liệu V/v Bắc triều tiên ủng hộ Ponpot chống Việt Nam

    http://www.hoangsa.net/forum/showthr...t=66519&page=3

    Member uman12 trong reply#6 post vào 20-12-2011 12:05 AM
    phát biểu:

    Việc BTT khi đó ủng hộ Khmer Rouge của PolPot là có thật. Nhất là khi bộ đội Việt Nam tiến vào Pnom Peng, đập tan cái chế độ diệt chủng đó, th́ BTT công kich công khai Việt Nam. Tôi cũng không rơ tại sao các thông tin như thế không được công bố rộng răi ở Việt Nam, nhưng việc bán/cho tặng gạo cho BTT tôi đồ rằng có trao đổi với vũ khí ta nhập về, chứ không diễn ra thường xuyên, từ những năm tháng 1979-198x (?).
    Trước đây, BTT cũng gửi một số ít quân sang Bắc Việt Nam để "học tập chiến đấu với máy bay Mỹ". Nhưng do "khẩu khí" hay cách đánh của họ mà cuối cùng hy sinh hết.


    Member chienbinhvietnam trong reply #22 post vào 20-12-2011 09:30 AM trả lời :

    Bác nói đúng Triều tiên không phải qua giúp ta đánh không quân Mỹ mà chỉ để học hỏi, ai ngờ nó ngu quá chết không còn thằng nào, sau này Việt Nam ta lại đánh tiếp ( cái này em ngu các bác cựu chiến binh nói lại đây, nó xích mẹ lính nó vào cái trận địa pháo phòng không chết không còn mống nào)

  2. #162
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Việt Cộng tố cáo lính Miên Cộng bị xích chân vào súng.

    Chủ đề: Nhật kí Nguyễn Văn Thắng


    http://www.vnmilitaryhistory.net/ind...opic=22604.170

    Trích đoạn:

    GiangNH
    Thành viên
    « Trả lời #172 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 11:25:15 PM »

    Em tham gia tư, 2 chuyện nhỏ:
    -Chuyện 1 của D7-E209-F7, có khi bác binhyen1960 biêt rơ hơn em, v́ em chỉ thuộc dạng...hóng gió: Cái ngày mà cả D7 đánh nhau ở cánh đồng "chó ngáp" nào đó, trước 7/1/1979, cả tiểu đoàn bị 2 khẩu súng máy nó quất túi bụi không thể ngóc đầu lên được. Trinh sát ta ṿng kiểu tập hậu, đến tận nơi, phát hiện ra tận...2 thằng choai choai(mỗi thằng 1 khẩu đang chổng mông kéo có) và tóm sống chúng, chân chúng đang bị xích chặt vào súng? Thế mới biết bọn Pốt thuộc dạng...cao thủ, với lợi thế về địa h́nh, có mỗi 2 khẩu cùng 2 thằng chọi con mà lính ḿnh mệt với nó.
    -Chuyện 2 của 1 anh, cựu trinh sát F8-QK9 chuyên lọ mọ ven biển từ Hà tiên đến Kokong suốt từ 1977-1981, là dân trinh sát, nhưng bác ấy rất "nể" Pốt, không bao giờ dám coi thường, khi đi trinh sát 1 đằng, khi về kiểu ǵ cũng phải ṿng đường khác, v́ sợ nó "úp sọt"- Bạn bác ấy 2w đồng hương cấp xă đă từng bị nó bắt, khi anh em t́m thấy th́ đă chết v́ bị trói chặt, lột hết da mặt(không dám kể nữa kinh lắm các bác ạ). Trong thời gian ở Kokong, bác này rất cảnh giác, khi ngủ ban đêm toàn chui gậm giường,v́ Pốt nó có cái tṛ ném lựu đạn lên mái nhà. Bây giờ bác ấy vẫn rất...sợ chết, thấy kèn đám ma là sợ dúm vó lại ???Em vẫn cười: Thế mà họ cũng cho huynh làm trinh sát, mà là trinh sát tận sư đoàn mới kinh.

    Chứng tỏ Pốt thuộc dạng...cao thủ đầu có mủ, các bác nhể? Bản nhà em tỷ lệ hy sinh/về nhà trong chiến tranh BGTN là khoảng 1/5(đi 100 về 79)?

  3. #163
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Chính Cộng sản tố cáo cộng sản xiềng chân lính vào súng máy .

    Việt Cộng tố cáo Miên Cộng xiềng chân lính vào súng máy trên chiến trường Kampuchea .

    Trang mạng:Dựng nước - Giữ nước

    Chủ đề: Một số trận đánh trên chiến trường K

    Lethao1394
    Thành viên
    « Trả lời #304 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2011, 02:42:57 PM »

    http://www.vnmilitaryhistory.net/ind...topic=2102.300

    Trích đoạn:

    Cái này em nghe mấy lăo nhà em ( E94) kể lại là ngay nửa đêm polpot rút qua T quá đông đến nỗi D5 không nổ súng, cho chúng tự động đạp trên đầu D5 mà rút,nếu nổ súng chắc chắn D5 không c̣n mạng nào.!?
    Nửa đêm trước giờ nổ súng hầu như toàn bộ lực lượng polpot rút qua T chỉ để lại số ít tử thủ (xiềng chân vào súng) trên cụm M 547 ngán đà tiến công . E 20 CAVT và E95 cánh phải,sau khi đến khu vực b́nh độ 300, E95 phát triển đội h́nh sang hướng chính diện do E 1 F2 để lại.Cánh trái hướng chính diện E 143+ E 29 đánh khu vực 581 và 572 ṿng lên đỉnh 547.E 94 vu hồi tây bắc dông 600 tây, khu vực đập nước,rẫy sắn bắp khoai lang polpot tăng gia đánh thẳng tiến về hướng đông ngay SCH của tập đoàn cứ điểm 547
    Sơ lược trận 547 mà em nghe lại từ các cựu E 94,nếu có điểm nào không chính xác xin cácbác bổ sung chỉnh sửa đừng "vỗ đầu" em bị "ấm gáo' tội nghiệp Grin Grin Grin

  4. #164
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Việt Cộng hôm nay bàn về việc bộ đội bị xích chân ngày trước .

    Forum:http://www.vnmilitaryhistory.net/ind....180/wap2.html

    Thread:
    Sự trần trụi của chiến tranh

    *Trang 33/77

    Thành viên lamson1981:trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 02:27:47 PM post:

    Năm 1972 , sau khi tái chiếm lại Mộ Đức- Quảng Ngăi , cách nhà tôi 2km . Tôi có nghe lính Ngụy và nhiều người dân khác có kể lại là có rất nhiều xác bộ đội xiềng chùm 3 người vào súng lớn . Chuyện đó có hay không ? Rất mong các bác CCB thời KCCM nói thật chuyện nầy với.


    * Trang 38/77

    Thành viên ongbom_f2: hỏi lại trong trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 04:10:16 PM


    Cụ thể là thôn,xă nào của Mộ Đức vậy hả bác lamson1981 ? bác cho tôi biết tư, cuối tuần này tôi đi công tác ghé qua và xin gặp những người " kể lại " một chút ???

    * Trang 41/77

    Thành viên lamson1981: trả lời lại

    Ở tại ngă tư Thạch trụ - xă Đức Lân- Mộ đức- Vào dịp kí Hiệp định Pari ( 27-1-1973 ) Tức là sau mùa hè đỏ lữa 1972 , quân ngụy đánh chiếm trở lại. Khi ấy nhà tôi cách ngă 4 2km nghe súng lớn nhỏ suốt 3 ngày đêm . Quân ngụy chiếm được ngă tư rồi sau đó về đóng quân ở làng tôi, tôi nghe chúng nói thế. Rồi nhiều người dân đi chôn xác bộ đội cũng nói như vậy. Tôi định chạy ra xem nhưng mẹ tôi không cho đi .

    * Trang 40/77
    Một thành viên ltự xưng là Đại úy trả lời ở phần cuối trang:

    Gởi bác Hannh : Tôi là đại úy đấy bác. Nhưng mỗi thời mỗi khác. Bác có tin rằng ở quê tôi trong KCCM có một bà già bị du kích chôn sống v́ t́nh nghi là chỉ điểm cho địch. Chuyện ấy cũng có thể xảy ra nhưng theo tôi nghĩ th́ xảy ra ở một đơn vị nhỏ nào đó chứ không phải là chủ trương chung, và xiềng chân là tự nguyện để thể hiện sự quyết tâm. ( theo sự phát động của người chỉ huy ). V́ tâm trạng của con người có thể sẽ diễn biến theo hoàn cảnh chứ không phải là bất biến


    * Trang 43/77
    Thành viên tự xưng là đại úy này tiếp tục giải thích (tại cuối trang)

    - Gởi bác binhyen :
    Trong chiến tranh việc khó tin nhưng vẫn có thể xảy ra đấy các bác ạ . Tôi thi không chứng kiến việc xiềng chân nhưng lại nghe chính những người dân nói. Ví dụ : Nhớ có lần đọc bài của bác kể rằng : khi tiến qua cầu gặp đại liên địch bắn toát đầu người này đến người khác , nhưng người chỉ huy tay cầm cuốn sổ chỉ vào từng người hỏi ; MÀY TÊN G̀ - đơn vị ?Kể từ giờ phút này mày là đảng viên. bước tới , tiến lên tiêu diệt khẩu đại liên đó. Đến lượt bác , bác không lên v́ đó là hành động ngu xuẩn . Có đúng không? Th́ ở đơn vị nhỏ tại Mộ đức -Quảng Ngăi vẫn có khả năng có người chỉ huy nào đó nghĩ ra cách phát động xiềng chân , v́ nghĩ rằng như thế sẽ giữ được trận địa hoặc ít nhất trước khi hy sinh cũng tiêu được càng nhiều địch càng tốt. Tôi chỉ nói chuyện đó xăy ra ở một trận đó thôi , chứ không phải là phổ biến.

  5. #165
    Ḷng Dân
    Khách
    Quote Originally Posted by Nhân Dân Tự Vệ View Post
    Tôi là một cựu quân nhân VNCH, nếu viết hồi ký về các trận tôi từng tham dự, có thể tôi sẽ chỉ viết về một trân đánh mà chỉ có một quân nhân VNCH tử thủ trong một phân chi khu (coi như một cái chốt), trong hơn 10 ngày đêm để cầm cự với nguyên 1 trung đoàn VC chỉ cách nhau một cái trảng (khoảng trống giữa 2 khu rừng thưa tại Tây Ninh).

    Trậm đánh cấp Trung đoàn, tôi chỉ là một bộ phận nhỏ trong lực lượng giải vây cho Phân chi Khu Suối Đá cho nên không biết hết toàn thể mặt trận, chỉ biết chuyện xảy ra ở cánh quân của mình .
    Ông nói dóc bỏ mẹ ra ấy. 1 người lính mà đánh được cả 1 trung đoàn VC giữ được chốt 10 ngày. Ông làm như VC là những người không biết chiến đấu không bằng, nếu họ thật sự là những người như vậy th́ giờ này chắc ông không phải chạy sang tận Mỹ mà ở VN mà hưởng thụ.
    Tôn trọng đối thủ th́ mới đúng là người lính có tri thức, đánh giá đúng thực lực của đối thủ mới là cao kiến của binh pháp.
    Ông biết 1 trung đoàn của VC có bao nhiêu người không? Có biết họ có bao nhiêu vũ khí và hoả lực không? Gồm những ǵ ông biết không?
    Ông nói mà người cùng thời với ông ở chiến trường VN họ cười cho, lớp trẻ nó lại càng mù mờ về chiến tranh đấy.

  6. #166
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Quote Originally Posted by Ḷng Dân View Post
    Ông nói dóc bỏ mẹ ra ấy. 1 người lính mà đánh được cả 1 trung đoàn VC giữ được chốt 10 ngày. Ông làm như VC là những người không biết chiến đấu không bằng, nếu họ thật sự là những người như vậy th́ giờ này chắc ông không phải chạy sang tận Mỹ mà ở VN mà hưởng thụ.
    Tôn trọng đối thủ th́ mới đúng là người lính có tri thức, đánh giá đúng thực lực của đối thủ mới là cao kiến của binh pháp.
    Ông biết 1 trung đoàn của VC có bao nhiêu người không? Có biết họ có bao nhiêu vũ khí và hoả lực không? Gồm những ǵ ông biết không?
    Ông nói mà người cùng thời với ông ở chiến trường VN họ cười cho, lớp trẻ nó lại càng mù mờ về chiến tranh đấy.
    Tôi là nhân chứng trong cuộc chiến đó, tôi trong lực lượng giải vây cho Phân chi khu suối đá của thiếu Úy Phước .

    Thiếu úy Phước là phân chi khu trưởng phân chi khu suối đá tỉnh Tây Ninh. một mình đối diện với 1 trung đoàng VC cách một cái trảng. nhờ có máy truyền tin, th/u Phước liên lác với tiểu khu Tây Ninh để hướng dẫn pháo binh và không quân đánh vào những nơi VC ẩn núp trong 10 ngày đêm

    Những ai tham dự vào trận giải vây chi khu suối đá Tây Ninh cuối năm 1974 đều biết chuyện này

  7. #167
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Quote Originally Posted by Ḷng Dân View Post
    Ông nói dóc bỏ mẹ ra ấy. 1 người lính mà đánh được cả 1 trung đoàn VC giữ được chốt 10 ngày. Ông làm như VC là những người không biết chiến đấu không bằng, nếu họ thật sự là những người như vậy th́ giờ này chắc ông không phải chạy sang tận Mỹ mà ở VN mà hưởng thụ.
    Tôn trọng đối thủ th́ mới đúng là người lính có tri thức, đánh giá đúng thực lực của đối thủ mới là cao kiến của binh pháp.
    Ông biết 1 trung đoàn của VC có bao nhiêu người không? Có biết họ có bao nhiêu vũ khí và hoả lực không? Gồm những ǵ ông biết không?
    Ông nói mà người cùng thời với ông ở chiến trường VN họ cười cho, lớp trẻ nó lại càng mù mờ về chiến tranh đấy.
    Ông biết 1 trung đoàn của VC có bao nhiêu người không

    Tôi trong đơn vị đánh thẳng vào bộ chỉ huy trung đoàn VC vào cái ngày cuối cùng. Sau đó trung đội quân báo của sư đoàn gọi về sư đoàn, sư đoàn gọi qua tiểu khu Tây Ninh, tiểu khu tây ninh gọi xuộng phân chi khui Suối Đá để th/u Phước mở cửa phân chi khu. trong phân chi khu còn có 2 đặc công VC bị th/u Phước thộp cổ khi bò vô, đang bị trói và th/u Phước đút cháo nuôi ăn mỗi ngày .

  8. #168
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Trận đánh Suối Đá và vị sỉ quan phân chi khu trưởng can trường đơn độc tử thủ .

    Quote Originally Posted by Ḷng Dân View Post
    Ông nói dóc bỏ mẹ ra ấy. 1 người lính mà đánh được cả 1 trung đoàn VC giữ được chốt 10 ngày. Ông làm như VC là những người không biết chiến đấu không bằng, nếu họ thật sự là những người như vậy th́ giờ này chắc ông không phải chạy sang tận Mỹ mà ở VN mà hưởng thụ.
    Tôn trọng đối thủ th́ mới đúng là người lính có tri thức, đánh giá đúng thực lực của đối thủ mới là cao kiến của binh pháp.
    Ông biết 1 trung đoàn của VC có bao nhiêu người không? Có biết họ có bao nhiêu vũ khí và hoả lực không? Gồm những ǵ ông biết không?
    Ông nói mà người cùng thời với ông ở chiến trường VN họ cười cho, lớp trẻ nó lại càng mù mờ về chiến tranh đấy.
    http://gianhlaiquehuongvietnam.wordp...1%BB%9Di-linh/

    Nguyễn Mạnh An Dân – Tây Ninh, Chút C̣n Lại Trong Ḷng Một Người Lính
    Posted on February 5, 2012


    Tôi không sinh ra ở Tây Ninh, nhưng tôi đă có thể chết ở Tây Ninh, chết v́ Tây Ninh, nhiều lần. Chữ chết hiểu theo nghĩa đen, chính xác, bởi v́ tôi đến Tây Ninh với tư cách một người lính tác chiến trong những năm sống mái mất c̣n cuối cùng của cuộc chiến,…mà tính chất ác liệt, kể cả về quân số tham chiến cũng như kỷ thuật chiến tranh đă lên đến mức cao nhất ở khắp các mặt trận. Với tôi, Tây Ninh như một quê hương thứ hai, một nơi chốn tràn ngập kỷ niệm, thấp thoáng niềm vui và giọng cười của tuổi thanh xuân và đầy ắp những ngậm ngùi của chia ĺa, mất mát.

    Tôi đến Tây Ninh lần đầu vào buổi sáng tinh mơ của một ngày đầu năm 1972. Đoàn convoy từ Phú Ḥa Đông, Hậu Nghĩa đă di chuyển trong đêm để giữ tính cách bất ngờ, bí mật của cuộc hành quân. Tuyến xuất phát là rừng cao su Trà Vơ. Tôi là một người lính mới được thuyên chuyển từ miền Trung vào. Người Thiếu Úy phụ tá đă chỉ vào phóng đố hành quân, có đánh dấu mục tiêu vừa cười vừa nói: “Ông coi chừng, lộ tŕnh ngắn thế này nhưng không dễ nuốt đâu. Vùng ḿnh sẽ qua là Rừng Sáu Mẫu, có khu Đám Lá Tối Trời ghê gớm lắm, máu của anh em ḿnh đă đổ không biết bao nhiêu ở đây”.

    Lời cảnh cáo của bạn tôi không sai, Tây Ninh đă đón tôi không mấy dịu dàng. Mưa pháo đủ loại đă dập nhiều đợt lên đầu chúng tôi ngay ngày đầu tiên; rồi đột kích đêm, rồi xung phong tràn ngập trong những ngày sau đó, đoạn đường ba cây số đơn vị tôi phải gỡ trong bốn ngày mới ló đầu ra được con lộ nhỏ giữa rừng cao su Cầu Khởi, và người lính chưa kịp thở, và tôi chưa kịp nh́n Tây Ninh, convoy lại xúc lên và thả về một mặt trận khác ở Phú Thứ, B́nh Dương.

    Tôi bước xuống Tây Ninh ở b́a rừng cao su Trà Vơ với những âu lo và trách nhiệm; tôi rời Tây Ninh giữa bạt ngàn rừng cao su Cầu Khởi với một cơi ḷng u uẩn, ngậm ngùi v́ biết rằng hơn ba chục anh em tôi đang lăn lộn, đau đớn ở đâu đó trong các quân y viện lớn nhỏ và một số tương tự như thế đang ngủ yên trong những tấm poncho, cô đơn và lạnh lẽo trong các nhà vĩnh biệt.

    Tôi không biết ǵ nhiều về Tây Ninh trong lần gặp gỡ đầu tiên này. Hôm đổ quân ở Trà Vơ, h́nh như thấp thoáng phía xa bên trái quốc lộ là gịng sông Vàm Cỏ đang uể oải thức dậy; h́nh như phố nhỏ đang rục rịch trở ḿnh cho một ngày mới; h́nh như khu chợ chồm hổm đă bắt đầu xôn xao tiếng nói cười; h́nh như có những chiếc xe ḅ lọc cọc chở hàng bông từ các vườn ra lộ; h́nh như quán café đă mở cửa với những người khách ngồi gác chân lên ghế, đổ ly café xây chừng ra đĩa vừa thổi vừa húp; h́nh như có những đôi mắt nai buồn buồn của các nữ sinh G̣ Dầu đang đứng sau các cánh cửa mở hé nh́n theo bóng những người lính đang lao về phía trước… Tôi không nhớ được điều ǵ chắc chắn. Giờ đổ quân, đủ thứ liên lạc truyền tin léo nhéo trong máy. Tôi nhận lệnh:”Hướng ba giờ, bung rộng con cái, tàng h́nh”. Tôi ḥ hét lại những điều tương tự và chính tôi cũng phải tàng h́nh. Tôi không có nhiều th́ giờ. Xin lỗi Tây Ninh, tôi không kịp nh́n bạn nhưng xin chào bạn, bạn đă đón tôi bằng những kinh hoàng và tiễn tôi với nhiều tang tóc nhưng tôi không trách bạn. Bạn không muốn vậy đâu, phải không? Tôi hiểu bạn mà, chín mươi phần trăm người Tây Ninh ăn chay trường, một con kiến c̣n không dám giết nói ǵ đến sinh mạng con người; nội cái cách bạn đặc tên cho các địa danh thôi, tôi cũng đủ hiểu bạn hiền lành chơn chất như thế nào, khiêm tốn t́nh nghĩa như thế nào. Thiện Ngôn: một lời ác c̣n không dám nói huống ǵ việc ác; Hiếu Thiện: ngỗ nghịch, dữ dằn hăy đi chỗ khác chơi, tên đất đă nhắc nhở với mọi người như vậy mà. Khiêm Hạnh… Tôi chịu bạn lắm Tây Ninh, ai mà khéo chọn cho bạn những cái tên hay hết chỗ chê; điều quan trọng hơn là các bạn không chỉ đặt tên cho vui mà các bạn đă sống và hành xử theo những mẫu mực như thế, tôi tin chắn điều đó và thật ḷng ngưỡng phục bạn. Xin được làm một người bạn của Tây Ninh, của Thiện Ngôn, Hiếu Thiện, Khiêm Hạnh…

    Hăy lấy quốc lộ 15 là xương sườn, lấy G̣ Dầu Hạ và Thị xă Tây Ninh là điểm chuẩn để mường tượng ra toàn cảnh Tây Ninh. Khi chiến tranh chưa bùng lớn, nhu cầu chiến thật chưa đ̣i hỏi phải thành lập thêm tỉnh Hậu Nghĩa, Tây Ninh bắt đầu từ Trảng Bàng với những hàng cây thốt nốt cao vút và những tô bánh canh ḷng heo nổi tiếng. Rồi Tây Ninh phải đứt ruột cắt Trăng Bàng cho Hậu Nghĩa, để chỉ c̣n lại các quận Hiếu Thiện, Khiêm Hạnh, Bến Cầu, Phú Khương và Châu Thành.
    Từ G̣ Dầu Hạ, rẽ vào con đường đất đỏ bên phải, qua Suối Cao, căn cứ Đinh Bộ Lĩnh đến Khiêm Hạnh; tiếp tục đi nữa sẽ tới Truông Mít, Ngă Ba Đất Sét. Từ đó, nếu rẽ phải qua Suối Ông Hùng, Bến Củi, Cổng Đen đến Dầu Tiếng; nếu đi thẳng sẽ băng ngang một rừng cao su hun hút vắng tanh đến Cầu Khởi, đồn Bắc Tiến ra Chà Là. Tại đây, nếu quẹo phải sẽ qua Suối Đá, Núi Bà Đen; nếu đi thẳng sẽ về Long Hoa, Toà Thánh.

    Cũng từ Gó Dầu Hạ, nếu quẹo trái theo quốc lộ một sẽ lên Trà Cao, G̣ Dầu Thượng tiếp tục qua biên giới. Suốt một dọc dài mút mù bên trái gịng sông Vàm Cỏ là những bưng biền xa tắp dẫn đến các mật khu Ba Thu, Mỏ Vẹt. Các căn cứ Trà Cú, Bến Kéo như một hành lang thép bảo vệ thủy lộ dẫn về Tây Ninh.
    Từ châu thành Tây Ninh, qua chiềc cầu nhỏ phân chia khu hành chánh và khu thương măi, nếu quẹo phải sẽ qua Cầy Xiên, Trăng Sụp, Trại Bí; nếu đi thẳng băng ngang con phố chính, đường sẽ nhỏ lại và dẫn đến Trăng Lớn, Cao Xá, qua bến phà Phước Tân và đi lên nữa. Tất cả các ngă đường này đều dẫn đến vùng núi rừng biên giới với một dọc các căn cứ biên pḥng heo hút và bất an: Thiện Ngôn, Bạch Đằng, Lạc Long, Hưng Đạo .

    Tây Ninh chỉ có vậy, mỗi địa danh tôi nhắc đến đều đă có lần, hay nhiều lần, là băi chiến trường. Chốn địa đầu giới tuyến này phải thường xuyên đối phó với một lực lượng lớn đối phương lúc nào cũng ŕnh rập ở các an toàn khu bên kia biên giới. Tây Ninh có nhiều mật khu với một lực lượng xâm lược hùng hậu cùng một hệ thống tiếp tế, tiếp liệu được tổ chức qui mô và hoàn chỉnh. Tây Ninh như một cái gai chiến lược cần phải xóa đi và đă nhiều lần phải hứng chịu những trận đ̣n thù trí mạng trong sách lược xâm lăng của đối phương nên nó phải trải ḿnh ra chống đỡ, phải đổ máu ra để sống c̣n, để bao vệ cho từng người dân, từng tất đất của tổ quốc, của quê hương. Tây Ninh khốn khó nhưng hào hùng; Tây Ninh khổ đau mà kiêu hănh. Tôi cũng kiêu hănh v́ Tây Ninh, kiêu hănh được góp máu với Tây Ninh. Thời gian lặn lội trên các chiến trường đủ để tôi quen với Tây Ninh, quen lắm. Tôi có thể cầm địa bàn lên chỉ đến chỗ nào có thể lấy nước giữa rừng cao su Cầu Khởi; tôi có thể nh́n bản đồ vẽ một lộ tŕnh khô ráo giữa đồng bưng lầy lội Trà Cú, Phước Chỉ; tôi có thể đứng bất cứ chỗ nào ở Tây Ninh gọi pháo binh bắn hiệu quả mà không cần trái khói điều chỉnh. Người Tây Ninh tin là qua cơn khói lửa sẽ đến ngày mở Hội Long Hoa trong ḥa b́nh, an lạc. Tôi muốn góp phần cho cái ngày vui đó.

    Quốc lộ 15, trước khi đến Mít Một để vào thị xă Tây Ninh, đường sẽ chạy ngang một khu gia cư hoang tàn đổ nát của căn cứ Bến Kéo. Nơi đây, có thời là một Trung Tâm Huấn Luyện và một Khu Gia Binh đông đúc, nhưng khi chiến tranh lan dần đến gần thành phố, pháo kích ngày đêm nhắm vào Bến Kéo, Trung Tâm Huấn Luyện được chuyển đi một nơi khác và Bến Kéo chỉ c̣n những ngôi nhà tróc nóc, sụp đổ trong không khí ảm đạm, nặng nề.

    Cách Bến Kéo không xa lắm là ngă ba rẽ vào con đường đất đỏ rộng răi dẫn về Ṭa Thánh qua các xóm đạo Trường Lưu, Trường Xuân. Đường có một cái tên rất đẹp, rất lạ mang hơi hướng tôn giáo: Thiên Thọ Lộ. Xóm đạo Tây Ninh có lẽ là những xóm làng đẹp nhất nước, kể cả về khung cảnh ngoại dáng cũng như cách thức tổ chức đời sống xă hội. Làng quê nhưng đường sá được phân chia vuông vức với những ngả ba, ngả tư thẳng tắp như ở các thành phố mới, được qui hoạch cẩn thận. Nhà cữa được phân lô đều đặn, nhà nào cũng có rào ngăn gọn gàng và vườn tược phủ xanh một rừng vú sữa tươi tốt. Đời sống ở đây b́nh dị nhưng kỷ cương nề nếp, có một hệ thống chức sắc Cao Đài song song với hệ thống chính quyền chăm lo đời sống đạo đức và kiểm soát trật tự xă hội. Sinh hoạt tập thể được tổ chức thành hệ thống Thập Nhị Liên Gia; mười hai gia đ́nh hợp thành một khối gắn bó, giúp đỡ nhau, chia xẻ cùng nhau mọi vui buồn cũng như công việc sản xuất, tiêu thụ.

    Đạo Cao Đài thờ một con mắt, ư nghĩa của nó rất rộng nhưng tôi chỉ biết đại khái đó là Thiên Nhăn. “Thiên nhăn thấu ḷng trần”, người ta tin là mọi việc tốt xấu trên đời, cho du øcó qua được mắt phàm vẫn được ghi nhận, thấu rơ bỡi cái nh́n thiêng liêng. Mọi người đều tự sửa ḿnh, tự hoàn thiện với hy vọng được lành tránh giữ và v́ thế, xóm đạo đă trở thành một nơi “đời thái b́nh cữa thường mở ngỏ”.

    Muốn vào Thánh Địa qua ngơ Thiên Thọ Lộ phải vườt qua hai chiếc cầu nhỏ: Đoạn Trần Kiều và Giải Khổ Kiều. Phải quên hết những hệ lụy của trần gian, gột hết những ưu phiền của thế tục để dọn ḿnh vào Hội Long Hoa.

    Ṭa Thánh là một công tŕnh kiến trúc đồ sộ và độc đáo, nghe nói việc xây dựng hoàn toàn dựa theo lời giáng chỉ của cơ bút mà không theo đồ án của bất cứ một chuyên viên kỷ thuật nào. Thánh đường sừng sững uy nghi giữa một khu đất rộng như một công viên lớn với đủ thứ kỳ hoa dị thảo, bốn mùa tươi tốt, ngát hương. Nội vi Toà Thánh trông như một thành phố nhỏ với đường sá ngang dọc thẳng tắp, nhà cữa khang trang, cao rộng với các khu thờ phượng, hành chánh và sản xuất riêng biệt.

    Bên trong nội đường, khung cảnh vừa hùng tráng uy nghiêm, vừa diễm ảo thoát tục. Đại điện chia làm chín cấp tượng trưng cho cửu trùng. Thăm thẳm vút trên trần cao là bầu vũ trụ với hằng hà sa số những tinh tú lấp lánh, được chống đỡ bỡi hai hàng cột sơn son thiếp vàng, chạm trổ công phụ Toàn cảnh tạo nên một không khí vừa trầm mặc thiêng liêng vừa thanh cao xuất thế.

    Tuy nhiên, điều đáng nói về Toà Thánh không chỉ v́ khung cảnh xinh đẹp, kiến trúc hùng vĩ mà c̣n v́ hệ thống tổ chức qui mô và phương thức điều hành khoa học, mang tính nhập thế của nó. Toà Thánh, cơ quan trung ương của giáo hội, được điều hành bỡi một cơ cấu tổ chức phức tạp, mang nhữntg tên gọi có vẻ thần bí, cao xa nhưng tựu trung giống như hệ thống tổ chức của một chính quyền, với đầy đủ cơ cấu lập pháp, hành pháp, tư pháp riêng biệt. Mỗi cơ cấu trung tâm có một hệ thống nội thuộc hàng dọc chuyên trách về đủ mọi lănh vực: Tổ chức phát triển, giáo lư giáo luật, thông tin, giáo dục, y tế, kinh tế, xă hội…

    Khách đến thăm Ṭa Thánh được đón tiếp chu đáo và được hướng dẫn tận t́nh. Ngoài vườn, rải rác ở các giao lộ, lúc nào cũng có các hướng dẫn viên mẫn cán sẵn sàng giúp đỡ mọi việc, đồng thời can thiệp, nhắc nhở để không khí của Ṭa Thánh luôn được trong sạch, thanh khiết, không có những lời nói thô lỗ, những cử chỉ sỗ sàng.

    Nghe nói cổng tam quan của Ṭa Thánh vẫn c̣n đóng lín, nó sẽ chỉ được mở ra ngày hạ giới thanh b́nh hoan lạc, mở Hội Long Hoa. Người Tây Ninh tin là ngày ấy không xa.

    Với người lính, có lẽ cả hai bên, đạo Cao Đài gần gũi qua h́nh ảnh những đạo t́ chuyên giúp việc thu dọn chiến trường. Có những trận đánh ác liệt, kéo dài, lực lượng hai bên tranh nhau từng tất đất, thương binh, tử sĩ bị kẹt giữa hai lằn đạn. Khi ấy những đạo hữu Cao Đài sẽ có mặt: áo quần trắng để dễ nhận dạng, cờ trắng cầm tay, họ đi vào vùng lửa đạn, săn sóc, di tản thương binh; tẩm liệm, bàn giao hay chôn cất tử sĩ bất kể là bên nào. Những lúc như thế, như một hiệp ước bất thành văn, mọi vị trí pháo binh đều ngưng tác xạ, mọi vủ khí cá nhân đều hạ thấp ṇng. H́nh ảnh nhưng tu sĩ đầy ḷng quả cảm và vị tha đă làm cho chiến trường trầm lắng lại và khiến ḷng người xao xuyến, suy tự Đạo là hiện thân của t́nh thương và sự tha thứ; tuy nhiên, đạo cũng đồng thời không khoan nhượng với điều ác, sự xấu. Lịch sử của giáo hội đă gắn liền với một chuỗi dài nhưng tranh đấu cam go cho độc lập tự do của tổ quốc và dân tộc. Liệt sĩ Hồ Thới Bạch, người con yêu của Tây Ninh, biểu tượng của nghĩa khí và lư tưởng “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” đă cùng liệt sĩ Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và biết bao anh hùng liệt nữ khác vĩnh viễn đi vào vinh sử của dân tộc.

    Có một xóm đạo Thiên Chúa Giáo giữa Thánh Đại Cao Đài, có một xóm Bắc kỳ giữa tỉnh địa đầu miền đông Nam bộ: Cao Xá, Phong Cốc. Đây là hai làng di cư nằm cách thị xă Tây Ninh bảy cây số về hướng Phước Tân, qui tụ những người cùng họ đạo với nhau ở quê hương cũ, khi ra đi đă mang theo cả tên làng dặt cho vùng đất mới. Thoạt đầu, thật ra cũng có nhiều ngộ nhận, hiểu lầm nhau do những khác biệt về ngôn ngữ, tập quán phong tục và lề lối sinh hoạt. Làm sao để những cụ già quần cộc ḿnh trần, thoải mái ngồi trên những chiếc chiếu cói trải trước sân nhà, nhắm miếng xoài xanh, xé con khô nướng, khà ly rượu đế, tự nhiên nói cười ha hả… có thể gần gũi với những người đồng trang lứùa, tỉ mỉ pha b́nh trà thơm, nhẩn nha viên từng bi thuốc lào, khách sáo phân chia thứ bậc, kiểu cách mời mọc nhau năm lần bảy lượt. Làm sao để những thanh niên bộc trực chơn chất, ruột để ngoài da kiểu Nam kỳ có thể hiểu được cái rườm rà trong ngôn ngữ, cái khéo léo trong hành động của các bạn đàng ngoài. Làm sao để những cụ bà chân đất, mộc mạc trong chiếc áo trắng vải thô, ngày ngày làm công quả ở Thánh thất nhiều hơn ở nhà, có việc ǵ cũng gọi “Trời đất ơi” có thể thân thiện được với “quí phu nhân”, áo quần lúc nào cũng tươm tất, đầu vấn khăn nhung, tay lần tràng hạt tay cầm quạt giất đi nhà thờ, mở miệng ra là “Lạy Chúa tôi”.
    Những dị biệt tưởng không thể lấp bằng, những mâu thuẫn tưởng không thể hóa giải nhưng rồi những khó khăn chung, những trách nhiệm chung đă làm mọi người gần lại với nhau. Cao Xá bị pháo kích, Long Hoa đau ḷng. Súng nổ ở hướng Long Hoa, Phong Cốc không ngủ được. Cao Xá, Phong Cốc đă ḥa đồng, đă bổ sung giúp Tây Ninh có bản sắc phong phú đa dạng hơn. Chỗ nào trên đất nước cũng là quê hương, người nào trên đất nước cũng là đồng bào. Tây Ninh mở ṿng tay thân ái với tất cả.

    Tôi đă lỡ đại ngôn nói là rất quen Tây Ninh, biết rơ Tây Ninh như rơ ḷng bàn tay ḿnh. Xin lỗi cho tôi được sửa lại: Có lẽ phải nói tôi biết chiến trường Tây Ninh, biết đất nghèo Tây Ninh, biết dân khổ Tây Ninh, c̣n thành phố Tây Ninh th́ nói thật, h́nh như của những người khác. Trước sau, trong suốt nhiều năm dài lăng lộn với Tây Ninh, tôi chỉ “về thành” có năm bảy lần mà lần nào cũng vội vội vàng vàng, tranh thủ đôi ba tiếng đồng hồ, đợi lúc đơn vị lănh việc lục soát mở đường, nhắm yên yên, tôi kéo năm ba em út, máy móc rè rè, súng ống đạn dược từ đầu đến chân, giữ nguyên râu tóc hành quân để hù quân cảnh, cùng chất năm chất bảy chật cúng trên xe lội chạy vù về Tây Ninh. Quanh đi quẩn lại tôi chỉ được biết một số nơi rất giới hạn.

    Chỗ tôi đến đầu tiên là cái tiệm sách không có tên của cô ǵ xinh xinh, có cái răng khểnh hay hay ở ngay dốc cầu, ngó chéo qua Ṭa Hành Chánh. Thật ra phải gọi đây là tiệm tạp hóa có bán sách v́ từ trong ra ngoài đầy nhóc đủ thứ hàng hóa, từ xà pḥng bột giặt đến phân bón thuốc trừ sâu và đủ các thứ trên trời dưới đất khác, chỉ có một góc nhỏ là chứa sách. Dẫu vậy, cô chủ ở đây có những đặt điểm rất khó quên. Trước hết cô là người rất mê Nhă Ca, lần nào đến, nếu không thấy cô đang đọc Đêm Nghe Tiếng Đại Bác th́ cũng Giải Khăn Sô Cho Huế, cuốn nào cũng thuộc loại hàng dành riêng không bán, đóng b́a cứng mạ chữ vàng rất đẹp; thứ đến cô trân trọng đặc biệt với hai nhà xuất bản Lá Bối và An Tiêm. Tiệm nhỏ xíu, tất cả sách của mọi nhà xuất bản khác đều nhốt chung trong hai dăy kệ dài, riêng sách của Lá Bối và An Tiêm có một chỗ riêng, có tấm b́a cứng màu xanh ghi tên nhà xuất bản bằng lối chữ rất bay bướm và trang trọng; cuối cùng cô rất am tường sinh hoạt văn học nghệ thuật ở Sài G̣n. Mán rừng như tôi biết được chút ít sinh hoạt chữ nghĩa của Nguyễn Đ́nh Toàn, Dương Nghiễm Mậu, Túy Hồng, Trùng Dương và nhiều tác giả khác là nhờ “tờ báo nghệ thuật truyền thanh” này. Một chỗ đáng yêu như thế lính mê là đúng rồi, ngó chữ nghĩa một chút cho bớt rừng rú đi, nên lắm.

    Từ giả cô hàng sách, thầy tṛ tôi sẽ đi ngược về phía Ty Cảnh Sát, quẹo phải vào một con đường nhỏ, nhỏ đến mức không có tên để tấp vào quán café Thằng Cuội. Nghe nói chủ quán là mộ nghệ sĩ, có viết sách, vẽ tranh. Quán là sự kết hợp của một chút Hầm Gió v́ có một từng hầm ngồi âm xuống đất và một chút La Pagode v́ có cữa kiếng nh́n ra hai mặt đường. Điều khác là nếu ở La Pagode bạn có thể “rửa mắt”, nh́n nam thanh nữ tú dập diều th́ ở đây nh́n ra chỉ thấy lính và lính. Đủ thứ quân binh chủng, đủ thứ trang phục và trang bị, hấp tấp tới lui; ở đây bạn cũng có thể thấy những chiếc xe lội, kéo theo cái thùng sơn phết hoa ḥe chất đầy bầu bí rau cải hay những chiếc xe ḅ cồng kềnh rơm rạ, cuốc xẻng, gỗ củi buồn bă qua lại. Đôi khi, gặp lúc đẹp trời may mắn, bạn cũng có thể gặp lúc nữ sinh tan trường nhưng chớ vội mừng, các cô ở đây e thẹn khép kín lắm, đi ngang Thằng Cuội, biết có người nh́n, cô nào cô nấy nón che nghiêng, phụ thêm chiếc cặp “bảo vệ”, bạn sẽ chỉ được nh́n thấy chút tóc bay bay, tà áo bay bay, vậy là cũng đủ “ấm ḷng chiến sĩ” rồi! Tây Ninh ăn chay trường, Tây Ninh cấm sát sinh, Tây Ninh kỷ cương nề nếp lắm. Đừng lạng quạng với Tây Ninh.

    Ngồi Thằng Cuội, thật ra, với những người lính phải tranh thủ với giờ giấc như chúng tôi chỉ cốt đỡ ghiền chứ không hưởng được hết cái nhàn tản thú vị của dân uống café. Chúng tôi không có nhiều th́ giờ. Thôi, đi chỗ khác chơi, làm vài ly coi bộ bốc hơn. Tới Phú Lai đi.

    Phú Lai là quán nhậu “tới” nhất, là “người bạn” quen nhất của lính Tây Ninh. Quán ở bên trái đường, nằm giữa con phố chính, nổi tiếng v́ có bia đặc và thịt rừng độc đáo. Thịt ngon hết chỗ chê, bia ngon hết chỗ chệ Những chai bia đặc sền sệt, thọc chiếc đũa vào khuấy khuấy cho đều lớp đá mịn như bông tuyết, đưa cả chai lên tu một hơi, bỏ miếng thịt thơm lừng vào “đưa cay” một phát, bia vào đến đâu mát đến đó, thịt vào đến đâu thơm đến đó, thú vị đă đời hết biết.

    Nói mắc cỡ, tôi tả cho vui vậy thôi chứ hồi đó lính uống rượu hư lắm, không phong lưu lịch sự như vậy đâu. Vào quán, mỗi tên lấy chuẩn một két hai mươi bốn chai, hết đợt này đến đợt khác, uống vũ trụ quay cuồn, uống càn khôn đảo lộn, uống quên đời, uống chết bỏ. Buồn quá mà, uất quá mà, chuyện cũ rồi, sợ ǵ mà không nói thật với nhau một lần: Lính là người, không phải thần thánh cũng không phải gỗ đá. Đạn bom, chết chóc, sợ chứ! Nhưng đó không phải là lư do khiến người lính năo ḷng, chùn bước. Nói thật, chúng ta đă có một tiền tuyến oai hùng nhuưng lại dung dưỡng một hậu phương bạc bẽo và bất xứng. Sức mạnh của dân tộc đă không được sử dụng hết; nỗi đau của dân tộc đă không được chia đều và trái tim của người lính một nửa chết ngoài mặt trận, một nửa héo khô ngay trên đường phố của ḿnh. Với người lính, ly rượu nào cũng có thể là ly cuối cùng; lần gặp gỡ nào cũng có thể là lần sau hết và sự hy sinh của người lính, dường như có một chút ǵ phí phạm, có một chút ǵ bất công. Vậy đó, những giọt rượu đắng cay như nước mắt nhưng phải quên đi, quên để tiếp tục đi tới bằng đôi chân rất thẳng, rất cứng của ḿnh, người lính.

    Nhiều bà nhiều cô ở Sài G̣n, ở các tỉnh lân cận chắc biết Núi Bà Đen; nhiều người khác chắc có nghe nhắc đến tên Núi Bà Đen nhưng Núi Bà của quí vị được hiểu đơn giản là cái điện thờ Phật Mẫu quanh năm nghi ngút khói hương, với những huyền thoại về các ứng nghiệm linh diệu của những lời khấn vái cầu xin. Với người lính, Núi Bà được coi là một vị trí chiến lược quan trong, đó là một đài tiếp vậân truyền tin giữ nhịp cầu liên lạc cho cả vùng ba chiến thuật; đó cũng c̣n là một hiểm địa với những hốc đá kiên cố, những hang động sâu thẳm, dài hút và một cao độ có thể quan sát và chế ngự cả một vùng rộng lớn mà trong suốt cuộc chiến, quân ta đă đổ không biết bao nhiêu máu xương để giữ không cho địch quân chiếm cứ làm bàn đạp tiến về Tây Ninh. Tuy nhiên, giữa năm 1974, đơn vị pḥng thủ trên đỉnh Núi Bà bị tràn ngập. Kế hoạch tái chiếm cấp quân đoàn được soạn thảo, trực thăng ở Biên Hoà, ở B́nh Thủy được điều động, nhiều đơn vị chủ lực được chuyển tới, hỏa công được áp dụng. Phải lấy lại Núi Bà bằng mọi gía, nhưng mặt trận bùng lớn ở khắp nơi, nhiều đơn vị bạn đang cần trực thăng, nhiều lănh thổ đang cần tiềp viện, Núi Bà tạm thời để đó. Dăy đèn trên đỉnh núi không c̣n sáng nữa, người dân Tây Ninh buồn một chút; vai người lính trách nhiệm pḥng thủ Tây Ninh oằn thêm một chút và hậu quả đầu tiên của việc mất Núi Bà là máu xương đă đổ ra để dành lại Suối Đá.

    Trận Suối Đá lớn lắm, lớn về mức độ ác liệt, lớn cả ở nhân cách và dũng khí con người. Cái làng nhỏ đ́u hiu bên chân núi Bà Đen, chốn đia. đầu heo hút bất hạnh đó đă chia xẻ những giờ phút địa ngục bi hùng, đă chứng kiến những cách sống và cách chết vượt quá tầm thường, lớn hơn trí tưởng. Có nhà văn viết loạt bài “Những chuyện cầu được kể lại”. Tôi xin phép được mượn ḍng tựa này cho những ǵ tôi sắp nói.

    Chuyện bắt đầu từ một đêm tối trăng, đạn bắn rực trời ở Suối Đá, tiếng reo dậy đất ở Suối Đá. Tại Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu máy truyền tin mở hết tần số làm việc. Đồn Suối Đá một báo cáo bị tấn công; đồn Suối Đá hai báo cáo bị tấn công; lực lượng hành quân dă ngoại ở gần Suối Đá báo cáo bị tấn công. Lệnh báo động khẩn cấp được ban bố. Mọi nổ lực lớn nhất đă được huy động nhưng không có kết quả. Trong một đêm, toàn bộ khu vực Suối Đá bị khoanh đỏ trên bản đồ hành quân- dấu hiệu không c̣n quân bạn- Chuyện lớn, chiến trường đă vượt quá khả năng điều động và giải quyết của Tiểu khu.

    Sư Đoàn 25 tham chiến, Tiểu đoàn X/49 vào trận, không xong, Tiểu đoàn trưởng vĩnh viễn ở lại Suối Đá. Ngày thứ hai của trận chiến, 2/46 vào trận; ngày thứ ba 1/46 và 2/10 thiết kỵ vào trận. Khúc xương thật khó nuốc nhưng không có cách nào khác. Hồi trước, khó khăn một chút là có người chia xẻ, ới một cái là có mũ đỏ Nhảy Dù, mũ xanh Thủy Quân Lục Chiến. Bây giờ lực lượng tổng trừ bị đang ghiềm súng ở đâu đó tuốt ngoài Trung, Bộ binh thành chủ lực chiến trường, anh em Địa phương quân, Nghĩ quân họ đă ới th́ phải tới, cho dẫu thế nào.

    Nhiệm vụ thật chết người, đánh đấm cái ǵ mà có cái b́a làng có bờ đất cao, có hầm hào sâu địch đă chiếm, có ngọn Bà Đen hiểm trở bên trái địch đă chiếm; c̣n chút rừng cao su bên phải có thể ẩn nấp, di chuyền được địch cũng đă chiếm. Nó chọn lựa địa thế, chỉ định mục tiêu, lănh hết mọi phần thuận lợi và chừa cho người lính 25 hai cây số đồng trống để đưa những cái đầu mềm có trái tim cứng cáp một chút ra hứng pháo.

    Bọn ác ôn khôn như cáo, mỗi lần pháo kích nó đốt khói đầy Núi Bà Đen, phe ta có đưa ống nḥm nh́n nổ con mắt cũng không biết pháo depart từ chỗ nào mà phản pháo; c̣n cái cách nó xung phong nữa, đúng là hù người ta mà, lớp lang bài bản và tàn khốc kinh hồn lắm. Đầu tiên nó sẽ chơi hỏa tiễn SA7, AT3 từ Núi Bà Đen xuống, rồi thổi sơn pháo 85 từ rừng cao su qua, cọng thêm cối 82, cối 61 giă như mưa từ Suối Đá. Nó chơi từng đứa để quần cho phe ta đừ; chơi đồng loạt để phe ta ngóc đầu không lên, rồi nó thổi c̣i như giặc tới, nó la ó như cháy nhà, ào ra một cái đông như kiến, toàn là thứ áo quần kaki Nam Định, dân chơi thứ thiệt “sinh Bắc tử Nam”.

  9. #169
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Suối Đá dữ như vậy nhưng không sao, chơi th́ chơi, bộ bọn qua chưa từng thấy pháo, chưa từng thử sức với chính qui Bắc Việt sao? Ḿnh biết nhau quá mà. Bọn qua không hay ho tài giỏi ǵ đâu, cũng không có chiến thuật, chiến lược tân kỳ mới mẻ ǵ hết, đơn giản lắm:”Ôm bờ mẫu, nằm tại chỗ, tác xạ”. Lệnh chỉ có vậy, vấn đề là có ĺ, có chịu chơi đủ để thi gan với nhau đến viên đạn cuối cùng hay không mà thôi. Bọn qua đâu có ớn, mấy em lên lẻ tẻ th́ chơi M16; mấy em muốn tràn ngập th́ xổ đại liên M60; mấy em c̣n xa th́ câu M79; mấy em xáp lại gần th́ thảy lựu đạn Mini, cỡ nào cũng ôm bờ mẫu. Nói thật t́nh, hỏa lực đối phương áp đảo quá, quân số đối phương áp đảo quá, ớn lắm. Ai cũng máu thịt cha sinh mẹ đẻ ra cả chứ có phải ḿnh đồng da sắt ǵ mà không sợ. Ôm bờ mẫu, được rồi, nhưng sợ dần dà rồi có gan cũng không c̣n mạng mà tiếp tục cuộc chơi. Thực tế như vậy nhưng không sao, Pháo binh đâu có bỏ bạn bè, tất cả các vị trí hỏa lực đều hướng ṇng về Suối Đá; tất cả các pháo đội hành quân lưu động đều nhận lệnh kéo về Suối Đá. Đạn 105,155, 175 nổ chụp, chạm nổ và nổ tŕ hoăn thi nhau hỏa tập lên mục tiệu như sét giáng, như trời gầm mấy thằng em ngóc đầâu không lên nhưng chưa hết đâu, “phở ḅ” ngưng tác xạ dùm đi, có gunship lên thế chỗ cho bạn rồi. cái đám “giặc lái” thường ngày vẫn thấy bận đồ bay, đeo súng Colt xệ xệ như cao bồi Texas, la cà ở mấy quán café lấy le với mấy em nữ sinh không ngờ gan cùng ḿnh; pḥng không của người anh em bắn như đan lưới mà dám lái trực trăng bay là là trên ngọn cây, phóng Rocket quả nào quả đó bay u súng, tốc nắp hầm, đứng tim bể phổi người tạ “Đầm già” rời vùng th́ bán phản lực A 37 sẽ ào tới, phản lực F5 sẽ ào tới. Tiếng rít như xé trời, mảnh bay như văi cát. Mấy thằng em khựng lại hết, dội ra hết, dĩ nhiên là lớp lớp tử Nam. Xin lỗi nghe, đợi khi nào thư thả và thuận tiện, chúng ta sẽ có thể ngồi lại với nhau để cùng nguyền rủa cái kinh tởm, tàn khốc của chiến tranh, c̣n bây giờ đă chơi th́ phải chơi hết ḿnh, mấy em không chềt th́ bọn qua chết, luật chơi như vậy mà, thông cảm dùm đi. Có trách th́ trách đám lănh đạo ở Bắc Bộ phủ đă lùa mấy em vào đây, c̣n bọn qua chỉ làm nhưng việc phải làm mà thôi. Làm hết ḷng nhưng không vui, nói thật t́nh.

    Lính 25 ở Suối Đá đă chơi như vậy, đă ôm bờ mẫu ḅ lên, trường lên, lao lên; đưa đầu ra hứng pháo, trân ḿnh ra lănh đạn trong mười bốn ngày đêm. Lính tiếu lâm hay dùng chữ “chơi” để chỉ những lần giao tranh, những cuộc đụng độ, có lẽ để tự trấn tĩnh, để làm nhẹ đi mức độ căng thẳng, giảm bớt trạng thái kinh hoàng, nhưng ở Suối Đá, có lúc, chữ chơi đă được hiểu bằng nghĩa thật của nó. Cái loại SA7, AT3 ǵ đó dễ sợ thật, nó giống như phù phép trong chuyện Phong thần, cục lửa đỏ như bóng ma tà tà bay tới, như có mắt nh́n, như có tai nghe, muốn đáp xuống đâu th́ đáp, muốn nổ lúc nào th́ nổ. Phe ta đi hành quân mỗi lần đầy gật thiết giáp, nổ đâu không nổ nó cứ nhè xe nào có nhiều cần ăng-ten là đáp xuống; xe cáng có nhiều ăng-ten càng có nhiều thẩm quyền lớn, tệ nhất cũng có một Chi đội trưởng và một Đại đội trưởng tùng thiết; lớn hơn chút nữa sẽ có một Chi đoàn trưởng và một Tiểu đoàn trưởng chỉ huy cánh quân. Dễ sợ thật nhưng ở Suối Đá, nhiều lúc nằm ôm bờ mẫu nằm chờ giặc tràn lên riết cũng buồn, nh́n những cục lửa đỏ bay tới bay lui riết đâm quen, người lính quan sát và phân tích: Nó không có mắt có tai khỉ ǵ hết, nó kéo theo cái giây dài tḥng phía sau tức là nó được điều khiển từ xa, cục lửa nổ chứ cái giây đâu nhằm nḥ ǵ, kéo đầu nó lại thử ra sao và người lính nhào lên, chụp cái giây ǵ lại, cục lửa khựng lại giật giật như diều bị kềm giây. Lính vỗ tay cười, nghĩ tiếp: Tên mầy là tầm nhiệt phải không? Muốn th́ tao cho, bọn tao thiếu ǵ trái sáng, lại kia kiếm đi và nó kiếm thật. Tái sáng bùng lên, thằng em như con thiêu thân thấy ánh đèn, nhào lại, nổ đùng. Xong rồi nhé, vĩnh biệt cơn ác mộng hỏa tiễn tầm nhiệt; bọn qua đă phế được công lực của em rồi, đă trị được em rồi, hết hù nhau được nữa rồi nhé, đi chỗ khác chơi đi.
    Người lính khoái chí reo ḥ, đùa nghịch với thằng tầm nhiệt và thấy quên mệt, quên sợ, họ hồn nhiên chơn chất giữa cái sống và phút chết, cố t́m một chút vui, cố giả một nụ cười. Nếu người lính ở Suối Đá biết họ đang chơi với ai, có lẽ họ đă không chơi với thằng tầm nhiệt vui vẻ như vậy. Ông đầu tàu cứ luôn miệng bảo: Rán lên mấy em, rán tối đa đi mấy em! nhưng ông không nói rơ là phải rán để sống c̣n với hai thằng đặc công D16 và D18; hai E chính qui Bắc Việt và một trung đoàn pháo nặng. Người lính ở Suối Đá không được biết và cũng không cần biết người anh em đă chơi gác như vậy, đă lấy thịt đè người như vậy nhưng ăn thua ǵ, cỡ nào cũng phải chơi, biết hay không biết th́ cũng phải cố tiến lên, không thể lùi một bước. Đó là danh dự mà cũng là sống c̣n. Chuyện như vậy đó, dễ sợ lắm và cũng hào hùng lắm nhưng đó không phải là lư do để tôi nhắc đến Suối Đá, càng không phải lư do để tôi đại ngôn bảo là vượt quá tầm thường, lớn hơn trí tưởng. Ở Suối Đá c̣n nhiều việc đáng nói hơn nhiều.

    Tôi có nói là tất cả các đơn vị Ở Suối Đá đều mất liên lạc vô tuyến. Sự thường điều ấy có nghĩa là tất cả đă thương vong, đă tan hàng thất tán hết. Suối Đá không giống như vậy, trong suốt mười bốn ngày đên của trận chiên vẫn c̣n một người lính ốm súng ngồi dưới giao thông hào đồn Suối Đá. Chuyện có vẻ như không tưởng nhưng lại hoàn toàn có thật. Tôi không biết tên họ, sồ quân nhưng tôi biết cấp buộc, chức vụ của người chgiến sĩ đơn độc đó: Thiếu úy, Phân chi khu trưởng Suối Đá.

    Sự thật, khi đồn Suối Đá bị tấn công, ấp Suối Đá bị tràn ngập, người sĩ quan trẻ này c̣n dưới tay mươời một người lính và những người lính thổ địa này biết rành rẽ từng đường ngang ngơ tắc nên việc rút khỏi Suối Đá an toàn trước khi địch quân củng cố xong vị trí là điều không mấy khó. Không phải anh em muối bỏ “ông thầy”, họ đă thuyết phục: “Thầy coi,đồn Suối Đá một không còn liên lạc được nữa, cà cái ấp này đầy nghẹt bọn nó lúc nhúc ngoài kia, một ḿnh ḿnh ở đây tứ đầu thọ địch không chịu nổi nữa rồi, phải di tản và hậu xét. Thầy đi với bọn em”.
    Đúng, những người lính nói không sai, cái đồn ranh giới cuối cùng này quả đang đúng bên bờ vực thẳm, thẩm quyền nào cũng có quyền ra lệnh di tản trong những điều kiện như thế. Tuy nhiên, có một chút ǵ không ổn, đâu phải điều ǵ hợp lư cũng đúng, đâu cứ không có lỗi theo sự phán xử của đời thường là có thể thanh thản được với chính lương tâm ḿnh. Bài Tiếng gọi quân trường đă bảo: ”Đem máu hồng pha mồ hôi giữ non sông này” mà. Dẫu chỉ c̣n một người lính cũng chứng tỏ sự hiện diện, sự xác nhận chủ quyền lănh thổ. Không thể bỏ Suối Đá, bước chân ra khỏi cổng đồn này có khác nào một sự phản bội và máu thịt của Tạy Ninh sẽ nhỏ lại một chút, gấm hoa của tổ quốc sẽ ṃn đi một chút, trách nhiệm ấy thuộc về người chỉ huỵ Không thể được, người sỉ quan trẻ nghĩ như thế và anh quyết định ở lại, một ḿnh.

    Thật ra chữ “một ḿnh” tôi dùng có lẽ không được chính xac, nó đúng khi chỉ lực lượng pḥng thủ Suối Đá nhưng nếu kể về số người thực sự có mặt th́ không. Người bạn trẻ của chúng ta có hai người “khách không mời”: hai tù binh bắt được từ chiều hôm trước, trước khi căn cứ bị vây hăm, chưa kịp giải giao.

    Người sĩ quan trẻ lo củng cố vị trí pḥng thủ: Những cái nón sắt được cắm cọn móc nhú lên khỏi bờ đất thoạt trông có thể lầm là có người bố trí kín bưng ṿng đai. Người chiến sĩ trong t́ng cảnh vô vọng nhưng không tuyệt vọng, anh chạy ṿng ṿng dưới giao thông hào, chỗ này bắn một loạt M16, chỗ kia xổ một tràng đại liên M60, góc trái xịt một quả “Si nhô”, cạnh mặt bấm một trái ḿn định hướng, trận địa cũng ́ đùng rơm rả lắm nhưng địch quân chắc thừa kinh nghiệm đế biết lực lượng pḥng thủ không nhiều. Tuy nhiên, công đồn chỉ là chuyện phụ, đả viện mới là mục tiêu chính. Con cá Suối Đá đă thọ thương, đă hết c̣n khả năng gây tác hại, cứ nằm im trên thớt đi, muốn thịt lúc nào cũng được; v́ thế suốt mười bốn ngày đên của cuộc chiến không có cuộc tấn công nào nhắm vào căn cứ. Người lính trẻ sống giữa trùng vây quân địch với nỗi cô đơn cùng cực cùng thiên thu giờ khắc của những căng thẳng kinh hồn. Bị tấn công hay không, tính chất bi thảm vẫn không có ǵ khác nhau. Người lính đă trải qua những giờ phút tưởng không thể trải qua, đă chịu đựng những áp lực vượt quá sức chịu đựng. Như vậy đó, mười bốn ngày đêm.

    Khi quân bạn vào bắt tay, người lính trẻ như đă già hơn mấy mươi tuổi, anh không đủ động tác để diễn tả nỗi vui mừng, không đủ ngôn ngữ để diễn tả nỗi vui mừng, chỉ đứng yên một chỗ và chảy nước mắt.Không ai có thể diễn tả được hết ư nghĩa những giọt nước mắt của một anh hùng. Tôi đứng nghiêm chào anh, b́nh sinh tôi vốn dễ cảm động trước những sự việc phi thường, những con người phi thường nên đă nghẹn ngào không nói thành lời, cứ đứng im và cũng chảy nước mắt. Trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng có tả cảnh một đại úy chỉ huy cánh quân bị vây hăm, khi được giải toa? đă vào bệnh viện thăm em bé liên lạc đă liều ḿnh chạy giữa làn đạn thù, hy sinh cả một bàn chân để kịp báo tin kêu quân tiếp viện. Viên đại úy đứng nghiêm chào và khi em bé sửng sốt hỏi lư do, đă trả lời: Ta chỉ là một Đại úy, c̣n em, em mới thực sự là một anh hùng”. Tôi muốn được nghe nhiều người trong chúng ta nói với người lính trẻ ở Suối Đá những lời như thế.
    Người sĩ quan trẻ đă được tư lệnh mặt trận bốc trực thăng về Củ Chi gắn thêm một hoa mai vàng trên bâu áo nhưng tôi biết anh không vui. Vinh dự của mỗi cá nhân cho dẫu có lớn đến đâu cũng không thể nở hoa cho những trái tim đă héo úa v́ những mất mát chung. lấy ǵ đền bù cho những giọt nước mắt của người mẹ già; lấy ǵ đền bù cho nỗi đau ngất liệm của người vợ trẻ; vui sao được trước vành khăn tang quấn vội trên đầu những em bé thơ! Mỗi người lính c̣n sống đă chứng kiến rất nhiều cái chết của anh em đồng đội ḿnh. Tôi cũng vậy, đơn vị được đón về sân vận động Long Hoa, nhiều tuyên dương công trạng được tuyên đọc, nhiều huy chương mới, cấp bậc mới được trao gắng, nhưng giữa rừng cờ xí, giữa tiếng trống kèn quân nhạc, trong ḷng mỗi anh em chúng tôi khi rời Suối Đá, đă để lại một phần trái tim buồn rầu của ḿnh ở đó. Không bao giờ tôi có thể quên được h́nh ảnh Chuẩn úy Trần Hồng Thu và toàn thể tiểu đội vũ khí nặng cuả em, tám ngưới, đă bắn đến viên đạn cuối cùng và đă cùng ra đi, chắc với nỗi ḷng thanh thản cho dù thân xác của mỗi người bị đâm hàng trăm nhát lưỡi lê.

    Trần Hồng Thu, chính em, đă tự chọn lựa con đường cho ḿnh. Quân đội dẫu có tổng động viên cũng chưa đụng đến em, cậu bé mười bảy tuổi có bằng tú tài đó đă t́nh nguyện vào Thủ Đức, rất ít phần coi binh nghiệp như một cách tiến thân, rất nhiều phần do tiếng gọi vô h́nh về sự lâm nguy của tổ quốc.

    Ngày Trần Hồng Thu tŕnh diện đơn vị, hiệp định Ba Lê đă được kư kết. Một hy vọng mới được nhen nhúm, quân đội dọn ḿnh để thích nghi với nhiệm vụ xây dựng trong thời b́nh và thể chất là việc trước tiên phải lọ Ở bià rừng cao su Dầu Tiếng, 5 giờ sáng mỗi ngày sau ca gát cuối, mọi nơi vang lên tiếng kèn thể dục. Trần Hồng Thu nhỏ người nhưng lớn giọng, bao giờ cũng chạy trước hàng quân, hô lớn để anh em lập lại: Ta là- chiến sĩ- Bôï Binh- Không thích- Đi xe- Chỉ thích- Chạy bộï- gặp sông- Ta lội- gặp nuí- ta trèo- gặp đèo- ta qua- Đại đôi ba- Tiến. Đại đọâi ba và Chuẩn Úy Trần Hồng Thu đă làm đúng theo lời nhật tụng của ḿnh. Không tiến được cũng không lùi một bước, quân đội không rườm rà bóng bẩy ǵ cả, gọi như thế là ngon lành. Không ngon sao được, Đại đội ba do Trung Úy Thắng “mát” nắm mà. Xin lỗi bạn, bạn biết đó, khi đặc hỗn danh cho bạn không ai coi bạn là bất b́nh thường, bạn chỉ khác thường thôi. Không khác thường mà xuất thân ḷ Chiến Tranh Chính Trị, đàn anh khóa hai, được đào tạo để đánh giặc bằng cái đầu, cây viết và ba tất lưỡi, bạn đă xin xuất ngành để trở thành lính bộ binh, am số chuyên nghiệp 240 để nắm đại đội. Ước mong của bạn thật nhỏ: Được coi Tiểu đoàn để chấm dứt t́nh trạng bắt anh em đi lính cho câu lạc bộ. Lính khổ quá, buồn quá, nghỉ ngơi ở đâu một chút, xe Dodge của hậu cứ chở hàng lên giá nào cũng chơi, kư sổ mà, và đến cuối tháng, từ bàn ông sĩ quan tài ngân, bước qua bàn ông quản lư câu lạc bộ và nhẹ túi bước ra ngoài, nên lính đùa là đi lính cho Câu lạc bộ. Thắng muốn dẹp nạn móc túi người lính và chỉ có thể làm được khi chính mính có quyền; tiếc thay anh chưa kịp “cứu” anh em th́ chính anh lại bỏ anh em . Chiều ngày 28-4-1975, Trung Úy Nguyễn Đức Thắng đă trở thành cố Đại Úy.
    Phần tôi, biết nói sao khi rời Suối Đá tôi đă để lại rất nhiều máu, ḥa với máu của hai thằng em mang máy thân thiết. Trái hỏa tiễn nổ gần đă hất anh em tôi băng khỏi mặt đất. mấy giây mất cảm giác rồi tôi vuốt được mặt ḿnh, thấy đau ở sống mũi, nghe vị mặn của máu trên môi, biết ḿnh có thể đứng dậy nhưng hai thằng em th́ không. Lời hứa “rán lên, ra lần này anh cho mấy chú đi phép” không c̣n cần thực hiện. Hia người lính trẻ không c̣n cần về phép, họ đă về với đất mẹ.

    Bây giờ, mỗi lần rửa mặt soi gương, nh́n vết thẹo nhỏ c̣n trên sống mũi tôi nhớ Suối Đá, nhớ Tây Ninh, nhớ những anh em đồng đội đă nằm xuống ngậm ngùi hay đang sống ngậm ngùi.

    Ngày hềt là lính tôi c̣n trở lại Tây Ninh thêm một lần nữa trong một chuyến đi rất buồn. Mười hai giờ đêm ngày 26.6.1975, đoàn xe bịt bùng có bốn người lính Bắc Việt ôm súng gườm gườm áp tải chở anh em chúng tôi rời trường Vơ Trường Toản ra Hồng Thập Tự, quẹo Đinh Tiên Hoàng, theo Hiền Vương, Lê Văn Duyệt đến Bảy Hiền và tiếp tục lên nữa. Xe trùm vải bạt kín bưng không ai thấy ǵ nhưng tôi biết ḿnh đang đi đâu. Tôi cảm được một chút An hạ, một chút Trâm vàng; tôi nghe được tiếng xào xạc của lá rừng cao su vên vên, Trà Vơ; tôi ngưởi được mùi gió thơm lồng lộng thổi từ sông vàm Cỏ; tôi nhận ra được nét thân quen của người bạn cũ Tây Ninh.

    Bảy giờ ba mươi ngày 27, anh em chúng tôi bị lùa xuống xe giữa căn cứ Trăng Lớn, có tiếng lao xao kêu gọi sắp hàng, có những lời chào mừng ngọt ngào bóng bẩy nhưng tôi không nghe được ǵ, không nh́n thấy ǵ. Doanh trại vẫn chưa thay đổi ǵ nhiều, người lính vẫn c̣n cảm được nguyên vẹn mùi lính quen thuộc nhưng t́nh thế đă đổi khác. Đây là Bộ Tư lệnh tiền phương cuả Sư đoàn, tôi đă nhiều lần cầm bản đồ vào đây để họp hành, thảo luận; chúng tôi đâu chỉ biết nói chuyện tác chiến, hành quân, người lính đang dọn ḿnh để đón ḥa b́nh có nhiều điều để nói lắm. Đạo Cao Đài tin là sẽ có ngày mở hội Long Hoa nhưng không biết cái hội thiên mơ ước ở cơi xa xăm nào đó bao giờ mới được mở ra, riêng người lính ở Tây Ninh tin là chỉ cần có ḥa b́nh, đời sống sẽ nở hoa ở ngay cơi đời này, trên vùng đất này. Tôi cũng tin như thế v́ tôi thực sự yêu mến Tây Ninh, tôi tin đất, tin người Tây Ninh. Tiếc thay, Tây Ninh quả đang chia với tôi chút ḥa b́nh nhưng là thứ ḥa b́nh rơi nước mắt và bạn đang lận đận ngoài kia, và tôi đang lao đao trong này, giữa ṿng rào Trăng Lớn.

    Những ngày ở trại, buổi chiều tôi thường ngồi trên một bờ đất nhỏ nh́n xuyên qua trùng trùng những lớp kẽm gai dơi mắt về phía Cầy Xiên. Tôi có nhiều kỷ niệm ở cái xóm nghèo heo hút đó. Hồi cuối năm 1973, trên nguyên tắc lệnh ngưng bắn đă có hiệu lực, đơn vị tôi được rút về dưỡng quân và pḥng thủ ở cầy Xiên. Đây là những ngày rất vui. Người lính lau lại súng, kháo chốt an toàn; sáng sáng sắp hàng hát nhạc chính huấn, ôn lại quân kỳ, quân phong, nghe sĩ quan ban 5 thuyết tŕnh về hiệp định đ́nh chiến, về kế hoạch hậu chiến và cả quyết tâm tái chiến. Người lính rạng rỡ khuôn mặt, hô lớn “cố gắng” lúc tan hàng rồi vội vă tản ra khắp xóm, uống với ông bác một tách trà thơm, ăn với bà thiếm một nồi sắn luộc, chép cho cô em một khúc vọng cổ mùi. Đêm đêm bố trí quanh quanh, nh́n được chút ánh đèn, nghe được chút tiếng cười con trẻ, đổi gác có thể đi thẳng lưng, buồn buồn có thể che tay sơ sài rít vội vài hơi thuốc lá. Người lính hít được một chút b́nh an, thở được tí mùi êm ả, chụp vội một chút niềm vui. Có một chút nhậu nhẹt, có một chút phá phách. Thông cản giùm đi, cho lính nghỉ một chút, chơi một chút. Không lâu đâu, người lính biết có những chông chênh, có nhiều bất ổn. cái hiệp định quái quỉ ơ Ba Lê được kư bỡi Mỹ và thằng bắc Việt, chúng ta chỉ ké vào, hàng ngang với cái quái thai Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam. Một vết nhơ, một nỗi nhục. Người lính biết địch quân đang vội vă bổ sung quân số, đang hối hả bôn tập vượt biên giới và người lính chờ, súng có khóa an toàn nhưng đạn vẫn ở trên ṇng.

    Ngày đó tôi có rất nhiều bạn nhỏ, đám trẻ ở vùng giáp ranh này không lạ ǵ với h́nh ảnh những người lính nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên có anh Trung úy chịu chơi, chịu ngồi bệt xuống đất thành ṿng tṛn với các em, chia với nhau miếng đường thốt nốt, cùng ca hát và đùa vui. Các em nhỏ vui lắm và những giọng hát rong trẻo, lảnh lót của các em đă làm tươi lại nụ cười của người lính; làm ấm lại, bừng lên sức sống của xóm nghèo.

    Mấy ngày nay không nghe tiếng súng, không nghe giọng rít của pháo binh, không thấy phi cơ nhào lộn oanh kích. hăy vui lên các em, hăy vui nhưng phải biết là có những tạm bợ, có những mong manh và hăy coi chừng. Hăy hát khúc B́nh Ca nhưng phải sẵn sàng một Giao Thông Hào Thép; “ Chiều nay, rừng núi xôn xao, cờ phất phới bên giao thông hào, trong tiếng hoan hô ḥa b́nh, đừng quên quân thù c̣n đó. Này anh tiền tuyến thân yêu, ḷng hố cá nhân kia đang chờ, ôm súng trong tay bền ḷng, v́ quân phương bắc c̣n đây”.

    Dẫu sao, hăy kiêu hảnh và tin tưởng, chúng ta có thừa cam đăm, chúng ta có thừa quyết tâm và nhiều hy vọng mà: “Ngàn người ngă gục th́ vạn người đứng lên, ḿnh mà ngă gục, th́ ḍng Lạc Hồng sáng tên. Đứng lên, đứng lên cùng một ḷng. Cứu nguy cứu nguy người Việt hùng. Dù xương phơi trắng đồng, ruộng xanh loan máu hồng, cho quê hương, cho quê hương muôn năm vẫn c̣n”.

    Phải cảnh giác, phải sẵn sàng nhưng ai cấm chúng ta mơ ước: “Bum, bum bum bum, bum bùm, hồi trống vang lúa gạo sản xuất mỗi năm thêm đều ḥa, tiếng chày rong đên tăng gia, tiếng cười trẻ thơ bay xạ Anh em hởi thôn làng đang xây đắp, ấm no thanh b́nh tái thiết Việt nam, hỡi Việt nam”.

    Vậy đó, những ngày yên b́nh ngắn ngủi, rồi người lính lại mang ba lo lên vai, súng cầm tay đi về phía trước. Không ai ngờ có ngày người lính trở thành người tù, ngồi rong ṿng rào trại giam xót xa nghĩ đến lớp lớp đồng bào đang thất thần ngơ ngác trong các nhà giam lớn không có ṿng rào trên cả nước.

    Ngày ở Trăng Lớn tôi được “dạy” về một thời đại anh hùng theo kiểu cô du kích dùng liềm móc, kéo càng trực thăng; tôi được nghe xưng tụng về một thiên đường có tủ lạnh chạy đầy đường ở Hà Nội; tôi được hướng dẫn xây dựng đất nước to đẹp bằng năn bằng mười bằng cách phá phi đạo phi trường lấy vỉ sắt lót chuồng heo, phá cột thép đài kiểm báo lấy thép chữ U rèn dao, rèn rựa. Tôi đứt ruột nh́n căn cứ Trăng Lớn tan ra từng mảnh; đứt ruột biết tài nguyên của đất nước, đạo nghĩa của xă hội và tâm hồn của từng con người tan ra từng mảnh.
    Tôi sống mà như đă chết một nửa, rồi cũng đến ngày tôi rời Trăng Lớn. gặp gỡ và chia lià, người tù bị thay đổi liên tục, bị xào xáo liên tục. Đợt anh em đầu tiên đi Phú Quốc, đợt kế tiếp đến Long Giao rồi đến phiên nhóm chúng tôi chuẩn bị lên xe. Anh em chúng tôi lần lược ra đi, cắn răng bỏ lại hai người bạn hồn phách không biết nơi đâu nhưng thân xác c̣n vùi trong hai nấm mồ cô đơn, lạnh lẽo trong ṿng rào Trăng Lớn.

    Anh Ngô Nghĩa, chúng ta không quen nhau nhưng trong một nghĩa nào đó, rất gần với nhau. Chúng ta cùng đeo chung một phù hiệu trên vai áo. Ôi! cái nền xanh tười thắm cùng cái ṿng tṛn đỏ ngạo nghễ và tia chớp dũng mănh đó làm sao có thể quên được! Thích hay không thích đời lính, người lính vẫn luôn yêu mến và hảnh diện về cái phù hiệu của đơn vị ḿnh.

    Chúng ta là anh em hiểu theo nghĩa gần nhất, vậy mà bây giờ tôi sắp phải đành đoạn bỏ anh mà đi. Hôm tụi nó xử anh bằng cái ṭa án rừng, kết tội anh bằng một bản án rừng, nhiều anh em chúng ta bị bắt buộc phải đi coi và trong nhiều đêm liên tục sau đó, bị buộc phải họp thảo luận đề tài : “V́ sao Ngô Nghĩa phải chết” và mỗi anh em đều phải t́m cho ra một lư do để “giết” anh. Ai cũng phải làm như vậy cả dù đau xé trong ḷng, anh biết cái thế “cá chậâu” của bọn ḿnh mà. Dẫu sao, xin cảm ơn anh, Ngô Nghĩa. Sự hy sinh của anh đă giúp chúng ta nhận rơ thêm bộ mặt của kẻ thù, bỡi v́: “Tội ác đâu chỉ là bắt người ta khóc; tôi ác c̣n là bắt người ta cười khi phải khóc” (Thơ Nguyễn Phạm Thái).

    Vĩnh biệt anh, Pháo binh Trung úy Ngô Nghĩa.
    Anh Mai Gia Thược, tôi không biết anh, quân đội ta không có nhiều dược sĩ, anh chắc phục vụ Ở một quân y viện, quân dược pḥng nào đó ở Sài G̣n, Đà Nẵng, Cần Thơ hay một thành phố lớn nào đó c̣n tôi th́ ở ngoài rừng. Chúng ta ở xa nhau lắm nhưng chắc chắn hai đứa đă có những lúc rất gần. Chúng ta đă từng có chung cái Khu Bưu Chính mang số bốn ngàn một trăm, chúng ta cùng có ba phút mỗi bữa ăn, nuốy vôi chén cơm nấu dở ở nhà bàn Thủ Đức để đ0ủ giờ chạy ra các băi tập trên đồi Tăng Nhơn Phú. Chúng ta cùng có lúc nôn nao nh́n ngắm bộ đồ đại lễ hồ cứng thẳng tưng, giày phép bóng lưỡng, ngù biểu chương vàng áng sáng choang chuẩn bị cho lần phép đầu sau kỳ huấn nhục. Chúng ta cùng có lúc ứng chiến ngày, ngôi mơ màng trên vọng gác tuyến A, nh́n đất trời ngoài chợ Nhỏ hay thơ thẩn bên cổng số 9, nh́n cây đa già ngoài xóm G̣ Công và cùng “Cư an tư nguy”.

    Anh Thược, tôi đă quá dài ḍng khi nhận dạng anh em. Không cần thiết như vậy đâu, chỉ cần xỏ vào người bộ đồ mang nhăn hiệu quân nhu, chia với nhau nỗi đau của một dân tộc khốn khổ, chịu với nhau cái nhục của mộ quân đội oan khiên, chúng ta đă thực sự là “anh em ḿnh” rồi. Bữa anh nằm xuống nhằm giờ phát cơm và mặc dù không biết anh đi v́ một phút yếu ḷng tuyệt vọng, hau là một thái độ phản kháng tích cực, tất cả anh em chúng tôi, những người tù c̣n lại của cái L1-T5, ḥm thư 7591 không ai nuốt trôi hột cơm nào trong bữa trưa ngày hôm đó.

    Sau này, không biết anh em nào đă ghi tên anh vào cuốn sổ thờ ở cái miếu nhỏ của tiểu đoàn 2/49. Ngày c̣n ở trong hàng, không cần chờ lệnh ai, Chỉ huy rưởng hậu cứ sẽ trân trọng phủ cho anh một lá quốc kỳ và đặc trước linh cửu của anh ḍng chữ “Tổ quốc ghi ơn”. Lá quốc kỳ ấy, ḍng chữ ghi ơn ấy, bây giờ, đang ở trong ḷng chúng tôi.

    Vĩnh biệt anh, Dược sĩ Trung úy Mai Gia Thược.
    Tôi rời Tây Ninh lúc trời nhá nhem tối, đoàn xe chạy ngang con phố nhỏ đ́u hiu. Tôi không nh́n thấy quan Phú Lai, không nh́n thấy quan sách của cô chủ răng khểnh, tôi không nh́n thấy ǵ hết ngoại trừ nét buồn thảm và nỗi cô quạnh mông mênh, cùng khắp. Xe ngường lại ở G̣ Dầu : mưa chuối chiên khoai luộc; mưa Nông Nghiệp, Vàm Cỏ, Samit tới tấp thảy lên xe. Trái tim người lính ấm áp một chút, không phải v́ thức ăn, không phải v́ thuốc hút mà v́ hơi ấm của t́nh nghĩa Tây Ninh. Cảm ơn ông bà, cảm ơn mẹ, cảm ơn chị, cảm ơn em; cảm ơn nhưng xin nói thật ḷng: Chúng tôi không đáng; dẫu thế nào, người lính đă đắc tội, đă phụ ḷng. Chúng tôi mang ơn và chúng tôi mắc nợ với tât cả, món nợ danh dự một đời.

    Lần cuối ở Tây Ninh tôi đă cuối đầu, im lặng; bây giờ tôi vẫn c̣n cuối đầu nhưng đă có thể nói với các em nhỏ ở Cầy Xiên rằng băo dữ đă tàn lụn ở nhiều nơi, băo dữ đang lục dần trên quê hương của chúng ta, lụn dần chứ chưa phải tắt hẳn nhưng chúng ta biết, chúng ta đă từng nhắc nhở nhau: “ Anh em ta ơi, đường dài c̣n dài, c̣n nhiều trở ngại, c̣n nhiều gian khó, anh em ta ơi, kiên tâm kiên gan quyết tâm ta vượt quạ”. Cho dù “chân có mỏi” nhưng nếu “ḷng ta gan thép” th́ nhất định sẽ có ngày “trên đậu súng quê hương tổ quốc sẽ vươn ḿnh” và khi ấy nhất định tôi sẽ rở về thăm Tây Ninh, trở về Cầy Xiên t́m các em, những người bạn nhỏ, chúng ta sẽ ngồi lại với nhau dưới gốc cây vú sữa,sẽ đốt lại cây đèn khí đá, kéo nhau ra soi ếch trên cánh đồng rộng bên vành đai đồn Trăng Lớn. Không c̣n ḿn bẩy, không c̣n đầu nổ 79, không c̣n đạn lạc tên baỵ Chúng ta sẽ thoải mái cười ha hă, uống với nhau một bữa rượu đế ngây ngất đất trời rồi khi tỉng dậy sẽ bắt đầu một ngày mới.

    Trễ quá rồi, phải tận hết sức ḿnh đi nhanh về phía trước và chờ ngày mổ hội Long Hoa. Hội sẽ được mở ở Tây Ninh mà, nhiều người nói như thế.

    Nguyễn Mạnh An Dân

  10. #170
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Một người lính VNCH trong vòng vây của 1 trụng đoàn VC 14 ngày đêm

    Quote Originally Posted by Nhân Dân Tự Vệ View Post
    Tôi là nhân chứng trong cuộc chiến đó, tôi trong lực lượng giải vây cho Phân chi khu suối đá của thiếu Úy Phước .

    Thiếu úy Phước là phân chi khu trưởng phân chi khu suối đá tỉnh Tây Ninh. một mình đối diện với 1 trung đoàng VC cách một cái trảng. nhờ có máy truyền tin, th/u Phước liên lác với tiểu khu Tây Ninh để hướng dẫn pháo binh và không quân đánh vào những nơi VC ẩn núp trong 10 ngày đêm

    Những ai tham dự vào trận giải vây chi khu suối đá Tây Ninh cuối năm 1974 đều biết chuyện này
    Xin lỗi "Lòng Dân " thiếu Úy phước phân chi khu trưởng phân chi khu suối đá tử thủ trong đồn 14 ngày đêm chứ không phải chỉ có 10 ngày theo trí nhớ của tôi .

    trong suốt mười bốn ngày đêm của trận chiên vẫn c̣n một người lính ốm súng ngồi dưới giao thông hào đồn Suối Đá
    .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... ...

    Người lính trẻ sống giữa trùng vây quân địch với nỗi cô đơn cùng cực cùng thiên thu giờ khắc của những căng thẳng kinh hồn. Bị tấn công hay không, tính chất bi thảm vẫn không có ǵ khác nhau. Người lính đă trải qua những giờ phút tưởng không thể trải qua, đă chịu đựng những áp lực vượt quá sức chịu đựng. Như vậy đó, mười bốn ngày đêm.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 13-03-2012, 06:57 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 18-06-2011, 05:03 AM
  3. Công an viên trói hai phụ nữ bằng xích chó
    By An Loc Đia in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 17-10-2010, 12:00 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 07-10-2010, 09:00 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •