Results 1 to 2 of 2

Thread: Cầu cứu "Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà"

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,756

    Cầu cứu "Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà"


    Hai ngày nay, khi dùng đến bốn chữ "Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa" để nhắc đến chế độ Cộng Ḥa tại miền Nam Việt Nam trước 1975 trong phần trả lời trước quốc hội của ḿnh, thủ tướng chính phủ CSVN Nguyễn Tấn Dũng đă gây nên nhiều suy nghĩ trong dư luận trong, ngoài nước. Đây là lần đầu tiên, một giới chức lănh đạo cao nhất của đảng CSVN, nhắc đến chính quyền chế độ miền nam VN, một cựu thù của ḿnh trước đây - bằng đúng danh xưng hợp pháp lẽ ra cần phải xử dụng tự bao lâu nay. Biểu hiện này c̣n đặc biệt hơn đối với cá nhân ô NTD, nhân vật từng được dư luận biết đến như một người có ác cảm sâu sắc đến chế độ miền nam Việt Nam, qua tiết lộ của Wikileaks gần đây.

    Những người lạc quan, nh́n động thái này như một tín hiệu tốt của một chính quyền đảng trị, độc tài từng công khai chối bỏ ḍng sinh mệnh lịch sử của 17 triệu người dân miền Nam Việt Nam trải suốt từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975.

    Những người hoài nghi, đang lặng lẽ chờ xem những ǵ ẩn khuất đàng sau biểu hiện ấy của chính quyền đảng CSVN nói chung và của cá nhân vị thủ tướng từng tuyên bố nhiều điều gây nhiều tranh căi từ khi tại chức đến nay.

    Tuy nhiên, thật quá sớm để đưa ra những suy diễn lạc quan từ tín hiệu ấy. Đặc biệt là những suy diễn về một sự thay đổi trong quan điểm của những người CS Việt Nam về chế độ cựu thù của họ ở miền Nam Việt Nam.

    Ngay tại thời điểm này, chỉ có một nguyên nhân rơ ràng cho việc phải dựng lại danh xưng hợp pháp của chế độ miền nam Việt Nam: Việt Nam Cộng Ḥa là một sự thực lịch sử mà chính quyền CSVN hiện nay đang cần đến để trám lại vết hổng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa về lịch sử.

    Nh́n lại cuộc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc; bắt đầu từ những căng thẳng về đảo Trường Sa vào năm 1988 lên đến các cao điểm gần đây giữa hai nước, ngoài việc khẳng định hiện diện lịch sử của ḿnh trên hai quần đảo này từ thời nhà Đường, Trung Quốc c̣n luôn luôn nhắc đến Công Hàm kư kết năm 1958 giữa P.V Đồng và Chu Ân Lai như một cam kết pháp lư giữa hai chính phủ.

    Trước luận điệu của TQ, về mặt công khai, chính quyền VN lại chưa bao giờ minh giải được trước công chúng của ḿnh về bản Công Hàm này. Dù nhiều nhà lư luận, nghiên cứu Sử học của Việt Nam ở trong nước cũng đă góp phần giải thích về ư nghĩa, giá trị của bản công hàm này, nhưng tất cả vẫn chỉ là những giải thích không chính thức từ nhà nước. Điều này càng cho thấy sự lúng túng khó xử của chính phủ VN hiện nay về một văn kiện lịch sử đă cũ trong quan hệ giữa hai đảng anh em từ quá khứ.

    Trong khi đó, từ trong nước: đời sống dân chúng ảnh hưởng nặng nề từ những thủ đoạn phá hoại nham hiểm của lái buôn TQ, kinh tế vĩ mô bế tắc, lạm phát tăng cao, đồng bạc mất giá, việc biến VN thành xưởng thợ nhân công rẻ không c̣n hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài như trước nữa... Đồng thời,. Dù tạm thời dẹp yên được các cuộc biểu t́nh suốt tháng Bảy vừa qua nhưng chính quyền luôn hiểu rằng ḷng cảnh giác Bắc phương lúc nào cũng canh cánh trong ḷng mọi người, lúc nào cũng có thể là ngọn lửa thổi bùng thành một loại Mùa Xuân Ả Rập ở VN.

    Trước nguy cơ có thể bị "mất dân trước khi mất nước" như blogger Thanh Chung từng cảnh báo, chính quyền CSVN đang phải đánh ván bài khác: xử dụng đến sự liên tục của lịch sử để vô hiệu phần nào hóa Công Hàm PVĐ và minh định hơn nữa sự hiện diện của người Việt Nam trong hai quần đảo đang bị TQ tranh chấp này. Bởi v́, chỉ sự minh định tính chính danh của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa mới có thể hóa giải được thế kẹt mà bản công hàm PVĐ từng gây nên cho chế độ CS Việt Nam bao lâu nay.

    Như các nhà luật gia, nghiên cứu sử học ở Hải Ngoại nhiều lần lên tiếng, cụ thể là lời nhận xét sau đây của Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông:

    "Thứ nhất, ông Đồng hay bất cứ ông nào ở miền Bắc lúc đó cũng chẳng có quyền ǵ mà có thể nói chuyện công nhận hay cho ai cái ǵ được cả. Bởi v́ theo hiệp định Geneve 1954 th́ [Việt Nam] đă chia đôi, từ vùng vĩ tuyến 17 trở về bên ngoài là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa quản lư lănh thổ đó, từ vĩ tuyến 17 vào trong là chính quyền Việt Nam Cộng ḥa quản lư. Và như vậy là rơ ràng là các ông ở miền Bắc, dù có là ông nào đi chăng nữa, tôi nghĩ rằng cũng chẳng có quyền ǵ mà lại tuyên bố được với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc một chính quyền khác quản lư. Thế Việt Nam Cộng ḥa có phải là một quốc gia không? Là một quốc gia chứ! Là một quốc gia b́nh thường và thậm chí năm 1957 Liên hiệp quốc c̣n định đưa trở thành một thành viên chính thức của Liên hiệp quốc, nhưng mà sau đó có một phiếu phủ quyết của Liên Sô. Nếu không th́ [đă được gia nhập Liên hiệp quốc rồi]. Thật ra Việt Nam Cộng ḥa vẫn là một quốc gia b́nh thường. Và rơ ràng là anh không thể tuyên bố hay cho nhận cái ǵ của cái không phải là của ḿnh, không do ḿnh quản lư".

    Tóm lại là chế độ Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đang được nhắc lại, để cầu cứu đến trong hoàn cảnh cuộc tranh chấp hiện nay tại Biển Đông. Bởi v́ chính quyền CSVN với thế kẹt không thể lư giải được trước công luận trong, ngoài nước v́ những nhượng bộ - bằng văn bản - trong quá khứ với phía TQ, hiện chỉ c̣n một lối ra: xử dụng đến ḍng tiếp diễn lịch sử của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa ở miền Nam Việt Nam trước 75 để minh chứng chủ quyền trong cuộc tranh căi với TQ.

    Tuy nhiên, để đánh ván bài này, không chỉ đơn giản là nhắc đến chế độ miền nam Việt Nam bằng danh xưng hợp pháp của chế độ như ông NTD vừa làm. C̣n phải chờ xem những động thái sắp tới của chính quyền VN để thấy rơ là họ đánh ván bài này như thế nào, đặc biệt trong vị trí éo le, thiếu minh bạch trước lịch sử và công chúng của họ từ bao lâu nay.

    Và, cũng chẳng phải là một điểm đáng khen khi ông NTD thẳng thắn lên tiếng trước quốc hội về t́nh h́nh tranh chấp ở Biển Đông, dù rằng đấy cũng là một động thái tương đối mới của một chế độ vốn thường xem thường dư luận dân chúng ḿnh. Nói cho cùng là: họ không c̣n cách nào khác nữa ngoài việc phải nói thẳng, nói thật một lần.

    Bởi họ cũng hiểu rơ, sức dân có thể trở thành những cơn sóng, dữ hơn sóng Biển Đông, có thể lật úp con thuyền chèo vụng của Đảng CSVN bất cứ lúc nào.

    Lại nhớ đến hồi đầu tháng 3 năm nay, trên facebook, một người kư tên Tiên Sa từng lên tiếng yêu cầu "Hăy để cho Việt Nam Cộng Hoà được lùi vào dĩ văng một cách tự nhiên". Bài viết ấy tạo nên một phản ứng khá râm ran trong cộng đồng mạng. Tưởng đă yên, nay "Việt Nam Cộng Ḥa" lại bị ông Nguyễn Tấn Dũng chiêu hồn về để gỡi rối cho chính quyền CS của ông. Nghĩ thật mỉa mai và chua cay cho một chế độ đă bị bức tử, bị đày đọa, nay lại c̣n bị cầu về để cứu nguy cho những kẻ hăm hại ḿnh.

    Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng quả đúng là một người "yêu sự thật ghét sự giả dối" th́ đâu phải chờ đến hôm nay ông mới cầu hồn "Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa" lên như thế?


    Lê Quốc Tuấn
    X-CàfeVN

    * Source: http://tiengnoitudodanchu.org/module...icle&sid=10195
    ----------------------------------------------
    * Ghi chú: Hai số điện thoại miễn phí gọi từ Việt Nam để thông tin & chia sẻ với đài Á Châu Tự Do (RFA) Ở Hà Nội: 0438 013 314 .
    Cư ngụ tại Sài G̣n: 0838 012 314

  2. #2
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,756

    TT Nguyễn Tấn Dũng nh́n nhận Hoàng Sa trong sự quản lư của chính quyền Sài G̣n, tức là chính quyền Việt Nam Cộng

    Phiên họp Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào sáng ngày hôm nay 25 tháng 11 đang được đông đảo người dân trong nước theo dơi v́ được trực tiếp truyền h́nh trên cả nước.

    Phiên họp Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào sáng ngày hôm nay 25 tháng 11 đang được đông đảo người dân trong nước theo dơi v́ được trực tiếp truyền h́nh trên cả nước.

    Đây có thể là phiên chất vấn ấn tượng nhất của hơn 50 câu hỏi nêu trực tiếp, không tránh né các vấn đề mà quốc gia đang đối diện. Mặc Lâm có bài viết chi tiết sau đây.

    Các phiên chất vấn của Quốc hội đối với những Bộ trưởng và Thủ tướng chính phủ luôn là đề tài thời sự thu hút sự quan tâm đối với người dân cả nước. Sau khi các vị Bộ trưởng hoàn tất phần trả lời vào hai ngày vừa qua vẫn c̣n nhiều dư âm trong các câu chuyện của người dân, đến phiên chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă khiến cho không khí cả trong nghị trường lẫn ngoài xă hội dấy lên rất nhiều bất ngờ qua cách đặt câu hỏi và trả lời của Thủ tướng.

    Bất ngờ từ câu hỏi đầu tiên

    Theo chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng th́ thời gian đặt câu hỏi và trả lời chất vấn chỉ gói gọn trong ṿng 40 phút và ông đă chọn ra hai mươi đại biểu đă gửi câu hỏi để tŕnh bày trước nghị trường.

    Kết quả có 22 đại biểu đặt hơn 30 câu hỏi và sau khi tổng kết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chọn trả lời các đề tài về chủ quyền an ninh quốc gia. Chủ trương của nhà nước trước các cuộc biểu t́nh của người yêu nước. Tại sao phải soạn thảo luật biểu t́nh và cuối cùng là t́nh trạng khai thác bừa băi tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.

    Đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi là ông Lê Bộ Lĩnh, thuộc đơn vị An Giang. Ông Lĩnh đi thẳng vào câu hỏi như sau:

    “Trong thời gian vừa qua cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm theo dơi những hoạt động đối ngoại sôi động của Đảng và Nhà nước và các kết quả quan trọng của ta đă đạt được cả trên diễn đàn quốc tế và khu vực và quan hệ song phương đă tạo điều kiện quan hệ quốc tế hết sức thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Xin Thủ tướng cho biết hai vần đề trong bối cảnh khu vực Biển Đông đang diễn biến phức tạp. Một là những giải pháp cụ thể mà chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta? Và chủ trương của chính phủ đối với việc người dân biểu thị ḷng yêu nước của ḿnh trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo của chúng ta.”

    Bất ngờ từ cách nh́n nhận

    Trả lời câu hỏi này Thủ tướng đă mang ra ánh sáng rất nhiều vấn đề mà một thời gian rất lâu nhà nước im lặng. Bằng cách đi ngược lại thời gian trước đây, ông đưa ra những bằng chứng lịch sử không thể chối căi để chứng minh rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Bằng chứng mà Thủ tướng đưa ra trước Quốc hội không căn cứ trên các sử liệu lâu đời hay các văn bản cổ hoặc bản đồ dễ gây tranh căi. Ông chứng minh sự hiện diện lâu năm của người Việt trên hai quần đảo mà gần nhất là việc đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa.

    Khi chính thức sử dụng cụm từ “chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă tự tay đập vỡ bức tường ngăn cách từ nhiều chục năm nay v́ quyền lợi tối thượng của tổ quốc. Ông đă nhân danh chính phủ trả lại những ǵ mà chế độ Sài G̣n đă đổ máu ra ǵn giữ cho đất nước, Ông nói:

    “Ít nhất là từ thế kỷ thứ 17 chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đă làm chủ trên thực tế và liên tục, ḥa b́nh. Nhưng đối với Hoàng Sa năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa.

    Đến năm 1974 th́ cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lư của chính quyền Sài G̣n, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa, th́ chính quyền Sài G̣n, chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa đă lên tiếng phản đối, lên án cái việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp.

    Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đă ra tuyên bố phản đối cái hành vi chiếm đóng này.”

    Một lần nữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cuộc tiếp thu 5 ḥn đảo do Việt Nam Cộng Ḥa trao lại sau năm 1975 đă chứng minh sự có mặt lâu dài của người Việt đối với chủ quyền quốc gia trên đảo Trường Sa và do đó không thể tranh căi v́ bất cứ lư do ǵ, ông nói:

    “Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc, hải quân chúng ta đă tiếp quản 5 ḥn đảo tại quần đảo Trường Sa đó là Trường Sa, đảo Song Tử tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và Sơn Ca. Năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài G̣n, chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa đang quản lư chúng ta tiếp quản.”

    Giải mă điều chưa nói

    Nhân câu hỏi của đại biểu Lê Bộ Lĩnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă trực tiếp trả lời cho dư luận về chuyến công du Bắc Kinh của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua. Câu trả lời đă vén lên một bức màn mà dư luận bức xúc trong nhiều tháng qua khi nghĩ rằng Việt Nam tự xé bỏ đề nghị đàm phán đa phương để kư kết với Trung Quốc những ǵ mà hai bên giữ kín. Chính điều này đă bị Philippines chống đối và trong nhiều tuần lễ Việt Nam đă phải luôn nói lại cho rơ với quốc tế nhất là các nước trong khu vực:

    “Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ nếu theo Công ước Luật biển năm 1982 th́ thềm lục địa của nước ta có chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006 hai bên đă tiến hành đàm phán măi tới năm 2009 th́ hai bên quyết định tạm dừng v́ lập trường hai bên c̣n rất khác xa nhau.

    Đến đầu năm 2010 th́ hai bên thỏa thuận là nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều ṿng đàm phán như tôi vừa tŕnh bày là nguyên tắc đó đă được hai bên kư kết trong dịp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vừa rồi.

    Trên cơ sở nguyên tắc này, trên nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển này th́ vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc v́ vậy hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này.”

    Về việc tại sao phải soạn thảo Luật Biểu t́nh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết:

    “Trên thực tế các đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc là thấy rơ có một cái thực tế trong cuộc sống hiện nay của chúng ta là có nhiều đồng bào ta tụ tập đông người rồi biểu t́nh để bày tỏ ư kiến, nguyện vọng kiến nghị với chính quyền. Có một cái thực tế như thế.”

    Nếu câu hỏi của đại biểu Lê Bộ Lĩnh đă làm cả nước lắng nghe th́ câu hỏi của đại biểu Đặng Thành Tâm thuộc đơn vị thành phố Hồ Chí Minh lại lạc lơng trong nghị trường lẫn bất b́nh trong dân chúng. Ông Đặng Thành Tâm đặt câu hỏi:

    “Năm 2011 là năm hết sức khó khăn tuy vậy nhưng chính phủ thực hiện rất tốt việc chống lạm phát và duy tŕ tăng trưởng. Có ai ngờ rằng Việt Nam giữ được lạm phát 18% và tăng trưởng 6%. Ở trong sáu tháng cuối năm lạm phát chỉ c̣n 3% như vậy chúng tôi rất muốn lắng nghe Thủ tướng có cái biện pháp ǵ đối với cử tri cả nước. Cái thứ hai là Thủ tướng có định hướng ǵ và có lời khuyên ǵ đối với doanh nghiệp chúng tôi nên đầu tư vào lĩnh vực nào.”

    Trước nhất với tư cách đại biểu Quốc hội, đây là phiên chất vấn ông Đặng Thành Tâm không thể xin ư kiến của Thủ Tướng làm cách nào để cho giới doanh nhân của ông thành công trong lĩnh vực đầu tư. Câu hỏi này vừa lạc đề vừa khiến tư cách đại biểu nhân dân của ông bị lệch lạc v́ rơ ràng đây không phải là câu hỏi đại diện quyền lợi của đa số nhân dân. Đại biểu Đặng Thành Tâm đă lẫn lộn tư cách của một doanh nhân và tư cách của một đại biểu Quốc hội.

    Là doanh nhân nhưng ông không nắm vững những con số bắt mạch nền kinh tế vĩ mô. Ông thán phục chính phủ đă giữ mức lạm phát 18% và cho rằng từ nay đến cuối năm lạm phát sẽ ở mức 3% là thành quả mà chính Thủ tướng đạt được.

    Nếu đại biểu Đặng Thành Tâm nghiên cứu kỹ bản tường tŕnh của Ngân hàng Phát triển Châu Á tức ADB cho biết thí lư do mà Chính phủ phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm chi tiêu công nhằm kiểm soát lạm phát đă tác động lên mặt bằng giá vào thời điểm kết thúc tháng 6/2011 đă cao hơn tới 20,8% so với cùng kỳ. Đây là mức lạm phát cao nhất trong 14 nền kinh tế Đông Á mà ADB tiến hành khảo sát và cao gấp đôi so với nước xếp ở vị trí thứ 2 là Lào.

    Thêm vào đó nếu đại biểu Đặng Thành Tâm có theo dơi bản tin kinh tế vĩ mô số 5 của Ủy ban Kinh tế đă được gửi đến Quốc hội th́ đại biểu này sẽ không thể xác định là trong sáu tháng cuối năm lạm phát chỉ c̣n lại 3%.

    Theo báo cáo này th́ từ nay đến cuối năm, lạm phát có thể gia tăng do áp lực tăng giá đồng tiến USD, cộng với việc điều chỉnh tăng giá điện, tăng lương, sự biến động mạnh của giá vàng lên lạm phát kỳ vọng và áp lực gia tăng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của người dân vào cuối năm cũng như những biến động khác từ các chính sách của chính phủ mà lạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 17% tới 21% với độ tin cậy lên đến 70%.

    Dù sao th́ phiên chất vấn này cũng đă thổi sinh khí vào niềm tin của người dân trước các vấn đề bức bách được chính Thủ tướng giải tỏa trước nghị trường Quốc hội. Đây có lẽ là bước ngoặc mới chứng tỏ sự thay đổi trong cách trao đổi thông tin từ nhà nước tới người dân mà từ trước tới nay chưa có vị thủ tướng nào làm.

    [B] Ghi chú: *Tất cả những soundbite này đều được trích ra từ Website Cổng Thông Tin Chính Phủ.

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    25-11-2011

    * Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...011111113.html

    ----------------------------------------------
    * Ghi chú: Hai số điện thoại miễn phí gọi từ Việt Nam để thông tin & chia sẻ với đài Á Châu Tự Do (RFA) Ở Hà Nội: 0438 013 314 .
    Cư ngụ tại Sài G̣n: 0838 012 314


    * RFA Radio Website: http://www.rfa.org/vietnamese


    * Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...011111113.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cầu cứu "Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà"
    By Nhân Dân Tự Vệ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 19
    Last Post: 03-12-2011, 07:21 PM
  2. Replies: 22
    Last Post: 15-10-2011, 11:31 AM
  3. Phim "ĐẤT KHỔ" vai chính "Diễn viên" Trịnh Công Sơn (1973)
    By Cu Cường in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 06-04-2011, 11:31 AM
  4. Replies: 5
    Last Post: 09-09-2010, 02:02 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •