Results 1 to 6 of 6

Thread: "Điều ǵ đến phải đến"

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    "Điều ǵ đến phải đến"

    "Điều ǵ đến phải đến"
    Hoàng Thanh Trúc (danlambao)



    "Tôi nghĩ một cách giản đơn: Cái ǵ đến th́ nó phải đến" ….

    Đó là một trong những nhận định theo quan điểm của ĐBQH Dương Trung Quốc trong lần trao đổi mới đây với VietNamNet về nội dung thông điệp mà ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi trả lời chất vấn tại nghị trường QH vừa qua.

    Trong nội dung trao đổi ấy nhiều người quan tâm đến một nhóm từ được khéo léo mạnh dạn xử dụng trong cách nói của ông Dương Trung Quốc: "Điều ǵ đến phải đến". Nói là khéo léo và mạnh dạn là so với ông "nghị" đồng vai với ông, ĐBQH Hoàng Hữu Phước của TP/HCM không biết có phải muốn là "siêu tân tinh" hay "nâng ḥn" (nhưng không đúng chỗ, đúng lúc) mà phát biểu lung tung về biểu t́nh như người thiểu năng trí tuệ "trật đường ray" xa lắc với ông thủ tướng về vấn đề luật biểu t́nh.

    "Điều ǵ đến phải đến" nó là một sự khẳng định hiển nhiên, không lạ, nhưng là "mới" v́ cách diễn đạt đúng đắn, trung thực hơn trước, ở một diễn đàn Quốc Hội liên quan đến những sự việc "Hoàng Sa,Trường sa - chế độ VNCH và quyền biểu t́nh" mà từ trước đến nay đối với những vị chức sắc đảng, nhà nước và toàn bộ hệ thống truyền thông CSXHCN không được chuẩn mực, hay tránh né không muốn gọi đúng tên một sự việc khi tiếp cận vấn đề bởi cái lư do hay gọi là sự "nhạy cảm"?.

    C̣n hiển nhiên không lạ là v́ ba chủ thể "Hoàng Sa,Trường sa - chế độ VNCH và quyền biểu t́nh" hiện diện rất cụ thể mà không cần thiết phải biện chứng. Một quốc gia của miền Nam mà từ năm 1960 đă có đầy đủ các cơ chế của một chính phủ như mọi quốc gia khác trên thế giới hiện nay,(mà miền Bắc lúc bấy giờ không có đủ v́ nguyên tắc ư thức hệ CS/XHCN). Năm 1957, Việt Nam Cộng ḥa từng đứng đơn gia nhập Liên hiệp quốc. Đại Hội đồng (General Assembly) bỏ phiếu 40 thuận, 8 chống. Việc này chuyển lên Hội đồng Bảo an LHQ chung quyết. Trong khi Liên Xô th́ muốn Hà Nội (Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa) cùng gia nhập với SàiG̣n (Việt Nam Cộng Ḥa) nhưng ông HCM và đảng CSVN từ chối, nên cuối cùng Liên Xô đă phủ quyết đơn của Việt Nam Cộng Ḥa. (Wikipedia)

    Một quốc gia có quan hệ chính thức ngoại giao quốc tế với 93 nước, có 30 nước viện trợ giúp đỡ trực tiếp (Wikipedia)



    Bảng minh danh ghi nhận và cảm tạ các quốc gia trên thế giới hậu thuẫn và viện trợ cho Việt Nam Cộng Ḥa ở trung tâm thủ đô Sài G̣n 1965.

    Tuy bị Liên Xô (thành viên thường trực LHQ) phủ quyết nhưng tổ chức này chấp nhận Việt Nam Cộng Ḥa là thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế quan trọng trong LHQ như: Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn Đông ECAFE, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950); Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA (1957); Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954); Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA; Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956); Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951); Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF, Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951); Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950); Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO (1955), Ngân hàng Thế giới (1956), và Ngân hàng Phát triển châu Á (1966) và là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Liên Pḥng Đông Nam Á (SEATO) Việt Nam, Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái LanHoa Kỳ.


    Tướng Kỳ, TT/ Úc, Thái Lan, Philippine, TT/New Zealand, Tướng Thiệu, TT/ Hoa Kỳ Lyndon Johnson (Liên Pḥng Đông nam Á họp tại Manila – 1966).

    Và hôm nay, chính thức, 36 năm, sau 1975 ông Thủ Tướng nước CHXHCNVN mới xướng danh chính xác Quốc Hiệu của quốc gia miền Nam VN trước kia là "Chính Quyền Việt Nam Cộng Ḥa". So với một cháu bé 6 tuổi học lớp 1 việc đọc phát âm cho đúng một cái tên với ngần thời gian ấy sao mà dịu vợi quá chừng! V́ vậy những cụm từ đă từng một thời, chế độ CS/XHCN này phổ biến rộng khắp, lặp đi, lặp lại như kinh kệ để nói lên sự xấu xa không hợp pháp chính danh của miền Nam như: "Ngụy quyền Sài G̣n,Tay sai Nhu Diệm,chế độ Thiệu Kỳ, bè lũ ngụy quyền bán nước miền Nam v.v...". Hăy cho nó vào dĩ văng, bởi sự thật như: "những ǵ cần đến th́ nó phải đến" và đă đến rồi rất cụ thể và đầy đủ chứng tích, số liệu, tàng thư.

    Những nhà lănh đạo Việt Nam Cộng Ḥa không phải là những người thân hành qua Nga Xô và Trung Quốc nhận "chỉ tiêu" trực tiếp từ Stalin, Lênin, Mao hay Chu Ân Lai để về Việt Nam giết hại gần 200.000 lương dân vô tội (CCRĐ) cho có con số kết quả cụ thể, báo công với quốc tế CS như là thành tích chứng minh trong đấu tranh giai cấp, v́ vậy ai là "tay sai" th́ cần nên nói lại? Công hàm kư ngày 14/9/1958 công nhận lănh hải với TQ do ông Phạm Văn Đồng kư chứ đâu phải ông Ngô Đ́nh Diệm và đất đai hao hụt toàn bộ ở biên giới phía Bắc chứ đâu có ở trong Nam mà nói ngụy quyền miền Nam bán nước? và khi mà hiện nay hai ông đại sứ VN tại Hàn Quốc và Nhật Bản đều biết rất rỏ là nhân dân hai nước này đang vui ḷng trả mọi chi phí cho hàng mấy chục ngàn binh lính, tàu chiến, máy bay Mỹ, lưu lại ăn ngủ trên quê hương ḿnh để canh chừng Trung Quốc giùm họ th́ đế quốc Mỹ xâm lược hay "đế quốc CS Trung Quốc xâm lược" Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN th́ chắc cũng rất cần nói lại cho rơ! bởi nếu chậm quá con em học sinh, sinh viên ḿnh lớn kịp các cháu biết được th́…. thật là người lớn khó nói quá… bởi t́m măi, khắp thế giới không thấy thằng "đế quốc Mỹ xâm lược" của ai một mét vuông đất nào hết! mà thằng "Tàu Cộng 4 tốt 16 vàng" mới đích thị là thủ phạm.


  2. #2
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    "Điều ǵ đến phải đến" (tiếp theo)

    Thú thật hăn hữu nếu có dịp may ngàn năm một thuở "rồng mà đi lạc vào nhà tép" gặp được ông thủ tướng tôi nghiêng ḿnh xin bắt tay ông một cái rồi có chết liền tại chổ cũng được (sợ cận vệ ổng bắn lầm) để cảm tạ ông đă chân t́nh phát biểu trước QH khi xác định Trung Quốc cướp đảo Hoàng Sa của VN năm 1974… "cho dù vào thời điểm hiện tại đang bị Trung Quốc chiếm đóng sau khi dùng quân đội đánh chiếm lại từ tay các binh sĩ của Chính Quyền Việt Nam Cộng ḥa".

    Lạy hồn thiêng sông núi, kính lạy Trung Tá Ngụy Văn Thà hạm trưởng chiến hạm HQ10 và 74 chiến sĩ hải quân QLVNCH, 37 năm kể từ ngày các anh ḥa máu xương ḿnh vào ḷng biển mẹ, đây là lần đầu tiên Anh Linh các anh nghe một vị lănh đạo cao cấp hàng thứ 2 của nhà nước XHCNVN xướng đúng danh hiệu của tổ quốc mà các anh phải hy sinh v́ trách nhiệm.

    Tôi xin bắt tay cảm tạ ông thủ tướng là ở chỗ này, bởi đó là một danh dự,v́ khi khoát lên ḿnh bộ quân phục mọi chiến sĩ trong QLVNCH đều ư niệm được rằng giửa lồng ngực, trong trái tim ḿnh là Tổ Quốc, vai bên phải là Trách Nhiệm Vai bên trái là Danh Dự, 37 năm Anh Linh của họ,74 người con anh hùng của tổ quốc Việt Nam nằm xuống dưới biển Đông như uất hận gào thét trên sóng ngàn kêu gọi trả lại Danh Dự, tất cả hy sinh v́ Tổ Quốc và v́ một đất nước độc lập tự do dân chủ Việt Nam Cộng Ḥa chứ không thể là ngụy quân của "Ngụy quyền tay sai Sài G̣n" được, họ muốn được vinh danh hy sinh v́ Tổ Quốc, v́ Trách Nhiệm trong Danh Dự!



    Trung tá Ngụy Văn Thà Hạm Trưởng và hàng chục đồng đội đă hy sinh cùng chiến hạm Nhật Tảo HQ 10

    Màu sắc quân phục, ư thức hệ chính trị có thể khác nhau nhưng Tổ Quốc chỉ có một. Năm 1988 hải quân miền Bắc cũng hy sinh chống trả quân TQ xâm lược Trường Sa – Sao hai bên đều hy sinh bởi cùng một lằn đạn của duy nhất từ một kẻ thù lại phân biệt trong cách vinh danh?? Các anh – Những chiến sĩ Hải Quân quả cảm QL/VNCH nằm xuống lấy máu xương bảo vệ biển đảo bờ cơi của tổ quốc Việt Nam nếu không phải "hy sinh đền nợ nước" th́ hy sinh cho ai??

    Hôm nay ông Thủ Tướng đă xác định Hoàng Sa bị "Trung Quốc chiếm đóng sau khi dùng quân đội đánh chiếm lại từ tay các binh sĩ của Chính Quyền Việt Nam Cộng ḥa, chúng ta càng phải khẳng định những bằng chứng lịch sử ấy như một sự thực khách quan và không thể chối căi".

    Cũng có nghĩa, họ là những người hy sinh v́ bảo vệ bờ cơi Quốc Gia Việt Nam v́ vậy một sự vinh danh là rất cần thiết dù có muộn màng. Người ta hay nói "Đừng nghe những ǵ cộng sản nói, mà hăy nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm" Hy vọng ông Thủ Tướng đă nói th́ rất nên làm để hiệu chỉnh lại cái "dớp" nói trên là những người CS đă nói là làm, bởi rất quan trọng khi việc làm ấy nó liên quan đến phạm trù Đạo Đức.


    Thay v́ Đảng và nhà Nước, th́ nhân dân tự nguyện Tôn Vinh?

    Hơn thế nữa, t́nh thế hiện nay trong tranh chấp biển Đông đột biến, khi mà Tướng Doăn Thịnh Tiên, Tư Lệnh hải quân Đài Loan công khai phát biểu nhấn mạnh "Nếu có chiến tranh ở Biển Đông, Đài Loan sẽ hỗ trợ cho Trung Quốc, chứ nhất định không giúp Philippines — và cũng sẽ không đứng yên mà nh́n. Trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, quân đội Trung Quốc và Đài Loan nên hợp thành một "Liên minh quân sự, Đại lục cần kêu gọi lực lượng quân đội của cả Đài Loan và Trung Quốc cùng bảo vệ "tài sản chung của tổ tiên để lại…". Ghi lại đây để đảng nhà nước "Ta" và ông Thủ Tướng ngẫm lại năm 1974 khi quân Trung Quốc đánh cướp Hoàng Sa trong tay QĐ/VNCH th́ các cấp lănh đạo QĐ/NDVN ở Hà Nội sao không nghĩ đến "Một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lă" như Đài Loan hôm nay? Và v́ vậy càng rất cần một sự Vinh Danh đối với 74 chiến sĩ hải quân QLVNCH đă hy sinh v́ Hoàng Sa năm 1974.

    Đối với quyền và luật biểu t́nh

    Về nội dung này theo ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, "….thực hiện Hiến pháp (điều 69) quy định công dân được quyền biểu t́nh theo pháp luật. Chính phủ đă ban hành Nghị định (số 38) để quản lư điều chỉnh hiện tượng này nhưng nghị định của Chính phủ hiệu lực pháp luật thấp và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đặt ra….".

    Ông Thủ Tướng nói như thế h́nh như chưa đúng với thực tế và là nghịch lư, bởi Hiến Pháp qui định cho phép nhân dân đi biểu t́nh, nhưng nghị định 38 của nhà nước th́ ngược lại, "cấm tụ tập đông người"??. Nghị định 38 thực ra là rào cản để ngăn cấm chứ không là "chưa đáp ứng nhu cầu". Cách nói của ông cũng có nghĩa xă hội và cuộc sống tiến triển không ngừng, nhưng thưa ông, h́nh như cái quyền được phép biểu t́nh của công dân theo pháp luật đă qui định th́ nhà nước XHCN chúng ta không muốn cho nó tiến lên chút nào, điển h́nh là gần nửa thế kỷ rồi, từ khi đất nước thống nhất chưa ai thấy được những h́nh ảnh biểu t́nh trong tự do dân chủ phóng khoáng như những h́nh ảnh của nhân dân miền Nam cách nay hơn 40 năm...


    1970. – Tại Miền Nam VNCH) Hoàng Phủ Ngọc Tường (Một sinh viên Huế thân Cộng Sản) – com-lê, ca-vát – đứng trước micro. Bên phải HP Ngọc Tường, người mang kính đen, sơ-mi trắng ca-vát – hai tay chắp trước bụng, đứng hiền khô là "Đại diện Ty Cảnh Sát Thừa Thiên đến chứng kiến như là giữ an ninh cho buổi diễn thuyết theo "quyền tự do phát biểu chính kiến của công dân."



    1970 Miền Nam VN – Sinh Viên học sinh tự do biểu t́nh đ̣i hỏi Chính Quyền phải tôn phải tôn trọng tự do nhân quyền theo Hiến Pháp



    1970 Tại Miền Nam: Nhân Dân Sinh Viên Học Sinh được tự do biểu t́nh công khai bất bạo động chống lại nhà cầm quyền khi việc bắt bớ giam cầm nhân dân trái pháp luật.

    Qua đối chiếu các h́nh ảnh biểu t́nh của nhân dân miền Nam trước kia, trên đây, với lời ông Thủ Tướng trả lời câu hỏi của ĐBQH:

    "…..ghi nhận quyền biểu t́nh trong hiến pháp không chỉ là sự thừa nhận một quyền cơ bản tự nhiên của công dân, mà c̣n là cam kết của Đảng đối với dân. Chúng ta đă từng có nhiều cuộc biểu t́nh do các đoàn thể hay Nhà nước tổ chức. Nhưng mấy chục năm nay, kể từ Hiến pháp 1959, chúng ta chưa có một đạo luật về quyền biểu t́nh cho mọi công dân. Đấy là món nợ của Nhà nước với nhân dân, trả càng sớm càng tốt. Cho dù c̣n thiếu ăn, thiếu mặc, chắc chẳng ai chấp nhận từ bỏ quyền tự do ngôn luận để vạch rơ những sai trái, kiến nghị những thay đổi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Ngay việc bà con nông dân kéo tới các trụ sở tiếp dân của địa phương, trung ương để tŕnh bày những oan khuất, yêu cầu xử lư những sai phạm, đấu tranh cho quyền lợi của ḿnh cũng không thể xem là những hành vi "chống chính phủ….." (báo Pháp Luật).

    Có ư nghĩa ông thủ tướng đă hiểu những nhu cầu bức thiết của xă hội nhân dân về cái "quyền biểu t́nh" chính đáng cũa ḿnh v́ vậy ông nói: "Chính phủ kiến nghị xem xét để có Luật Biểu t́nh, phù hợp với Hiến pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế …." Là điều rất đáng mừng, nhưng kèm theo nỗi lo là phía sau cái "…….phù hợp thông lệ quốc tế… lại có thêm câu tḥng của ông là ….theo điều kiện VN.?? không lẽ theo điều kiện dân chủ nhân quyền VN hiện nay dù nó không bằng dân chủ nhân quyền của miền Nam VN cách đây gần nửa thế kỷ trước?? Hy vọng điều này không xảy ra!.

    Hoàng Thanh Trúc
    Nguồn

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Một tín hiệu mới. Nhưng đừng vội mừng

    Một tín hiệu mới. Nhưng đừng vội mừng
    Nguyễn Hưng Quốc


    Trong cuộc trả lời chất vấn trước Quốc Hội Việt Nam vào ngày Thứ Sáu, 25 tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă đụng đến hai vấn đề nóng bỏng và ít nhất là cho đến lúc ấy, ông và giới lănh đạo Việt Nam luôn luôn t́m cách né tránh: vấn đề chủ quyền trên Trường Sa, Hoàng Sa và hải phận Việt Nam cũng như vấn đề luật biểu t́nh.

    Về vấn đề biển đảo, Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa: "có đủ căn cứ về pháp lư và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đă làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đă làm chủ trên thực tế và liên tục, ḥa b́nh."
    Riêng về Hoàng Sa, ông c̣n nhấn mạnh thêm: "năm 1956, Trung Quốc đă đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lư hiện tại của chính quyền Sài G̣n, tức chính quyền VN cộng ḥa, chính quyền đă lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đă ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam."

    Về Trường Sa, ông cho biết: "năm 1975, giải phóng, thống nhất tổ quốc, hải quân chúng ta đă tiếp quản 5 ḥn đảo tại quần đảo Trường Sa đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca. 5 đảo này do quân đội của chính quyền Sài g̣n, chính quyền miền Nam cộng ḥa quản lư, chúng ta tiếp quản. Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo… Ngoài ra chúng ta c̣n xây dựng thêm 15 nhà giàn ở khu vực băi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của VN ở vùng biển này, thuộc 200 hải lí vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Trong khi đó, ở quần đảo Trường Sa này, Trung Quốc đă chiếm 7 đảo đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philippines chiếm 5 đảo, Malaisia, Brunei đ̣i chủ quyền trên vùng biển nhưng không giữ đảo nào. Như vậy, trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia, các bên có đ̣i hỏi chủ quyền, cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà ta đang nắm giữ với 21 hộ, 80 khẩu, với 6 khẩu sinh ra và lớn lên ở các đảo này."

    Về hải phận, ông cho biết: "Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đă đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. C̣n vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đă tiến hành đàm phán. Măi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng v́ lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển."

    Bên cạnh việc khẳng định chủ quyền trên biển đảo, Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập đến một vấn đề vốn được xem là rất nhạy cảm ở Việt Nam hiện nay: Luật biểu t́nh. Theo ông, một luật biểu t́nh như vậy là rất cần thiết. Thứ nhất, nó hợp với điều 69 trong Hiến pháp Việt Nam vốn công nhận quyền tự do bày tỏ ư kiến của dân chúng. Thứ hai, nó đáp ứng được một t́nh h́nh mới xuất hiện gần đây: dân chúng càng ngày càng muốn bày tỏ ư kiến một cách tập thể và công khai trước nhiều vấn đề quan trọng của đất nước và xă hội. Thứ ba, nó hợp với "thông lệ quốc tế".

    Trước hết, chúng ta cần ghi nhận tất cả những đặc điểm trong những lời phát biểu trên.
    Thứ nhất, đó là lần đầu tiên giới lănh đạo Việt Nam lên tiếng một cách rơ ràng, dứt khoát và cụ thể về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên họ nói thẳng ra một sự thật: Trung Quốc đă dùng "vũ lực đánh chiếm" Hoàng Sa và một phần Trường Sa.

    Thứ hai, đó cũng là lần đầu tiên một người lănh đạo tại chức nói về chính quyền miền Nam trước năm 1975 một cách đàng hoàng và nghiêm túc với ba nhóm từ được láy lại "chính quyền Sài G̣n" rồi "chính quyền Việt Nam cộng ḥa" rồi "chính quyền miền Nam cộng ḥa". Xin lưu ư là việc sử dụng từ "chính quyền" thay cho từ "ngụy quyền" khi nói đến miền Nam trước 1975 đă xuất hiện khá lâu, như một nỗ lực thể hiện tinh thần ḥa giải mà chính quyền Việt Nam muốn tuyên truyền. Tuy nhiên, việc sử dụng từ "chính quyền" ấy thường chỉ thấy trong những phát biểu không mấy chính thức và nhiều lúc không giấu được chút lấn cấn. Ví dụ, mới đây, vào giữa năm 2011, báo chí trong nước đăng tải rộng răi bài "Gặp nhân chứng trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974" trong đó các phóng viên phỏng vấn một số cựu quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa từng tham gia trận thủy chiến với Trung Quốc năm 1974. Bản thân một cuộc phỏng vấn để những người từng bị gọi là "ngụy quân" như thế nói về ḷng yêu nước và sự dũng cảm của ḿnh đă là điều hay. Trong bài viết, mỗi lần nhắc đến chính quyền miền Nam, mấy chữ "chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa" luôn được sử dụng; đó là một điều hay khác. Tuy nhiên, đâu đó, vẫn có chút ǵ như phân biệt và kỳ thị. Ví dụ, đoạn này: "[Năm 1974], Mỹ rút, đồng nghĩa với việc viện trợ quân sự của Mỹ ngày càng giảm buộc chính quyền Việt Nam Cộng ḥa phải chuyển dần các lực lượng hải quân đang chiếm giữ tại quần đảo Hoàng Sa về hỗ trợ cuộc chiến trên đất liền, chỉ để lại một trung đội địa phương trấn giữ."

    Đọc câu ấy, người đọc không thể không băn khoăn và ngơ ngác trước chữ "chiếm giữ". Tại sao hải quân miền Nam lại "chiếm giữ" Hoàng Sa? Chẳng lẽ Hoàng Sa lại thuộc về một đất nước khác?

    Thứ ba, lần đầu tiên một người lănh đạo thuộc loại cao nhất nước nh́n nhận việc biểu t́nh chống Trung Quốc là h́nh thức "biểu thị ḷng yêu nước". Trước, giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh cũng nói như vậy. Nhưng từ giám đốc công an Hà Nội đến Thủ tướng, trọng lượng của lời nói không thể là một. Từ một cuộc họp giao ban đến một buổi chất vấn giữa Quốc Hội và được truyền h́nh trực tiếp cho dân cả nước xem, ư nghĩa cũng khác hẳn.

    Thứ tư, lần đầu tiên giới lănh đạo Việt Nam công bố một cách rơ ràng chủ trương của họ về vấn đề biển đảo. Chủ trương ấy được Nguyễn Tấn Dũng tóm gọn vào mấy điểm. Một, "yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến ḥa b́nh, ổn định ở khu vực." Hai, "tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế – xă hội – kĩ thuật, cơ sở vật chất ở các nơi ta đang nắm giữ." Ba, "đánh giá lại cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy hải sản, vận tải biển trong khu vực này, khuyến khích hỗ trợ bà con ta làm ăn sinh sống và thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa này." Bốn, "nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển 1982 và Tuyên bố DOC, đảm bảo tự do, hàng hải ở Biển Đông, ḥa b́nh và an ninh trật tự, tự do ở Biển Đông."

    Từ những đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét chính:

    Thứ nhất, từ việc im lặng đến việc lên tiếng công khai và chính thức về vấn đề chủ quyền của đất nước cũng như việc biểu t́nh của người dân là một chuyển biến lớn. Nhất là chuyển biến ấy lại được thực hiện bởi một người được xem là thủ tướng có quyền lực nhất trong lịch sử chế độ xă hội chủ nghĩa Việt Nam lâu nay.

    Thứ hai, sự chuyển biến ấy có thể xem như là một sự nhượng bộ của chính quyền Việt Nam hiện nay trước những đ̣i hỏi chính đáng của dân chúng trong cả nước về một thái độ, một quan điểm và một lập trường dứt khoát và nhất quán trước nhu cầu bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ. Lâu nay, chính quyền Việt Nam vẫn chọn một chính sách khác: Bất cần những bức xúc của dân chúng, coi chuyện quốc sự là việc riêng của những người lănh đạo.

    Thứ ba, có thể xem sự nhượng bộ ấy như một chiến thắng của dân chúng, đặc biệt của những người từng xuống đường biểu t́nh và những trí thức từng lên tiếng, dưới h́nh thức này hoặc h́nh thức khác, đ̣i hỏi sự minh bạch trong chiến lược đối phó với Trung Quốc cũng như yêu sách dân chủ hóa chế độ.

    Thứ tư, bởi đó chỉ là một nhượng bộ, người ta có thể nêu lên ba nghi vấn. Một, liệu Nguyễn Tấn Dũng cũng như giới lănh đạo Việt Nam có thành thực trong những lời phát biểu ấy không? Hai, liệu những lời nói ấy có biến thành hành động hay không? Ba, liệu những hành động ấy có hiệu quả và phù hợp với yêu cầu dân chủ và toàn vẹn lănh thổ hay không?

    Chúng ta không thể không nhớ, đầu tháng 8 năm 2011, giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh cũng thừa nhận "biểu t́nh chống Trung Quốc mang tính chất yêu nước" nhưng ngay sau đó, công an Hà Nội, dưới quyền của ông, vẫn tiếp tục thẳng tay đàn áp những người biểu t́nh, với mức độ c̣n quyết liệt và tàn khốc hơn hẳn. Riêng với Nguyễn Tấn Dũng, từ lúc lên làm Thủ tướng (tháng 7 năm 2006) đến nay, đă nhiều lần phát biểu một cách hùng hồn và dơng dạc về nhiều vấn đề. Như chống tham nhũng. Như quyết tâm điều tra vụ Vinashin. Như lời hứa hẹn xây dựng một guồng máy chính phủ dân chủ và cởi mở. Như kế hoạch giảm lạm phát.

    Nhưng tất cả đều chỉ là những lời hứa lèo.

    Không có điều ǵ trở thành hiện thực cả.

    Lần này th́ sao?

    Phải chờ. Chưa nên mừng vội.

    Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)


  4. #4
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    …. thật là người lớn khó nói quá… bởi t́m măi, khắp thế giới không thấy thằng "đế quốc Mỹ xâm lược" của ai một mét vuông đất nào hết! mà thằng "Tàu Cộng 4 tốt 16 vàng" mới đích thị là thủ phạm.

    Thứ loại dân trí bị CSBV nhồi sọ đến độ ngây thơ bỏ mẹ đứng hạng ba trên thế giới (viết theo bản thống kê vụ luờng gạt N7W) ,cứ thấy quân đội Mỹ vào chổ nào là xem như "xâm luợc" chổ đó .(v́ đó là dân trí đổ khuôn do già hồ dạy mà )

    Hiện tại th́ quân đội Mỹ đuợc quyền vào trú đóng Australia ,hỏng biết "đế quốc Mỹ" có đi xâm luợc Úc hong ? Sao hỏng thấy dân trí Úc Uprising đánh cho Mỹ cút chạy về châu Mỹ ,vậy ta .

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Lời Tuyên Bố Của Ô. Dũng

    Lời Tuyên Bố Của Ô. Dũng
    Vi Anh


    Tại cái gọi là Quốc Hội của VNCS, ngày 25 tháng 11, năm 2011, Thủ Tướng CSVN Nguyễn tấn Dũng tuyên bố đại ư, Ḥang Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Câu nói khẳng định sự thật này đă có không biết bao lâu rồi, từ trong lịch sử xa xưa của quốc gia dân tộc Việt Nam. Nhưng trong thời CS vào những năm gần đây, câu nói vốn đă thành niềm tin lịch sử của dân tộc VN đó đă làm không biết bao nhiêu người Việt Nam yêu nước bị CS bắt bớ, giam cầm, trấn áp, sách nhiễu. Trong số những người yêu nước đó có Blogger Điếu Cày c̣n đang bị CS bỏ tù, nghe nói đă bị ám hại tàn phế một cánh tay. Thế bây giờ – dữ hong ( nói theo kiểu dân Miền Nam là gốc gác của Thủ Tướng CSVN Nguyễn tấn Dũng), bây giờ Ô. Dũng mới nói lên câu nói ấy.

    Trong một phiên họp ngày 25/11 tại Hà Nội của Quốc hội Khóa 13 của VNCS, TT Dũng mới mở miệng nói câu nói chân lư pháp lư và lịch sử mà đất nước ông bà Việt Nam xưa nay, bà cô cô bác gần 90 triệu đồng bào Việt Nam đều biết, đều tin như biết nói tiếng Việt Nam vậy. Ông Dũng nói: “Đối với Hoàng Sa th́ năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lư hiện tại của Chính quyền Sài G̣n (tức Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa). Chính quyền Việt Nam Cộng ḥa đă lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam lúc đó cũng đă ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lư để khẳng định điều này.” Bằng cớ pháp lư và lịch sử Ô. Dũng nói có “ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào”.

    Trước nhứt phải nói TT Dũng của VNCS nói quá trễ, nhưng thôi trễ c̣n hơn không. Ít ra Ô Dũng cũng “ngon lành, chịu chơi” hơn mấy Ông lănh đạo Đảng Nhà Nước khác, ông Nam, ông Bắc, ông Trung khác, ông nào cũng không câm như hến tránh né không nói ra th́ cũng nói ṿng vo tam quốc mà không dám nói thẳng mực Tàu sợ đau ḷng quan thầy TC.

    Kế đến phải nói TT Dũng nói “hụych tọet” Trung Quốc xâm chiếm Ḥang sa bằng vơ lực. TC coi Ḥang sa là lănh thổ TQ, TQ không bao giờ đặt Hoàng Sa vào trong nội dung các cuộc đàm phán- khác với Trường Sa vốn được cho là khu vực tranh chấp mà TC muốn giải quyết tay đôi với từng nước tranh chấp như Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

    Nhưng trong chánh trị, nói là một chuyện, c̣n làm là một chuyện khác, có khi khác nhau cả ngàn dặm. Nhứt là đối với những người CS, người Việt Nam không tin ngay từ thời Việt Minh, CS lợi dụng ḷng yêu nước của người Quốc Gia, núp dưới danh nghĩa Việt Minh để cướp và độc chiếm và cộng sản hóa chánh quyền, nên có thành ngữ CS “láo như Vẹm”.

    Do vậy vấn đề đặt ra là, liệu Ông Dũng, Thủ Tướng VNCS “nổ” v́ cảm thấy lên gân trước t́nh h́nh TT Obama trong chuyến công du Á châu khẳng định Mỹ trở lại Á châu Thái b́nh Dương. Ông Dũng tuyên bố giảm áp lực của dân chúng, hy vọng lấy ḷng dân VN đă quá bất măn trước thái độ và hành động của Đảng Nhà Nước quá nhu nhược với quân Tàu, nhu nhược đến đổi như a ṭng, đồng phạm, măi quốc cầu an, cắt đất dâng biển cho quân Tàu Cộng vậy.

    Qua lời tuyên bố của Ông Dũng, trong tâm trạng người Tây Phương chưa hay ít bị CS đọa đày, báo chí và những chuyên viên ngọai quốc theo dơi t́nh h́nh biến động ở Biển Đông rất chú ư lời tuyên bố của TT Dũng. B́nh luận và b́nh lọan lên.

    Cho đó nào là lời tuyên bố đầu tiên của một lănh tụ Đảng CS, một lănh đạo Nhà Nước của CS. Nào là một khẳng định rơ rệt và cương quyềt nhứt. Nào là lời tuyên bố long trọng trước cái gọi là Quốc Hội. Nào là dấu hiệu một chuyển dịch về đường lối đối phó với Bắc Kinh. Nào là TT Nguyễn tấn Dũng công nhận chánh quyền Việt Nam Cộng Ḥa không nhường một tấc đất cho giặc Tàu, tử chiến với Hải Quân TC năm 1974. TT Dũng nhắc mấy lần chữ chánh quyền Việt Nam Cộng ḥa.

    Nhưng kinh nghiệm biến thành thói quen như bản chất thứ hai của người dân Việt có được bằng máu, nước mắt, mồ hôi kết tinh lại trong thời kỳ sống chung đụng với CS trong trại tù nhỏ là trại giam và trại tù lớn là xă hội VN, làm người dân Việt hết sức đề cao cảnh giác vế lời tuyên bố rất nổ của TT Dũng đối với quân Tàu.

    Người dân Việt Nam ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngọai không vội tin lời TT Dũng. Kinh nghiệm về CS nhắc nhở “đừng nghe những ǵ CS nói mà hăy nh́n những ǵ CS làm”. B́nh tĩnh coi hành động của TT Dũng trong việc bảo vệ Ḥang sa, Trường sa là của VN.

    Nếu TT Nguyễn tấn Dũng khẳng định Ḥang Sa là của VN, th́ với tư cách và trong thẩm quyền Thủ Tướng người cầm đầu chánh phủ của VNCS, Ông phải, một là, không cấm đóan, đàn áp, bắt bớ những người biểu t́nh ở Sài G̣n và Hà Nội để phản đối những hành vi xâm lấn của TC đối với Việt Nam, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Hai là trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho những người bị CS Hà nội bắt bớ, giam cầm khi biểu t́nh, phát biểu, đấu tranh cho chân lư Ḥang sa và Trường sa là của VN. Ông cũng phải xóa bỏ hồ sơ cảnh sát, công an, ṭa án đối với những người mà CS ghi vào số b́a đen, (CS gọi là tiền sự, tiền sử) cần theo dơi v́ lư do đấu tranh cho chân lư Ḥang sa và Trường sa là của VN.

    Nếu TT Dũng khẳng định Ḥang Sa là của VN, là người cầm đầu chánh phủ, Ông phải “ bảo quốc an dân”. Mở mặt trận ngoại giao và quân sự để đ̣i lại, đúng như tinh thần đất nước ông bà VN, một tấc đất cũng không nhường cho giặc. Mở mặt trận bảo vệ ngư dân hành nghề trên ngư trường này, và tất cả công ty thăm ḍ, khai thác dầu khí và tài nguyên cho VN.

    Đằng này tuy nói mạnh về Ḥang sa, nhưng TT Dũng nói Ḥang sa, Trường sa như một vấn đề phụ. Ông nói trước Quốc Hội. Theo truyền thống các nước tự do dân chủ, Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhứt nước, nói trước Quốc Hội là nói trước ṭan dân và ṭan quốc. Nhưng hiềm v́ cái gọi là Quốc hội của CS là “đảng cử dân bầu” nên không có tính long trọng, quan trọng như trong các chánh thể tự do, dân chủ.

    TT Dũng lại nói Ḥang sa, Trường sa trong một cuộc điều trần. Có hăm hai “đại biểu” ghi tên trước được chánh phủ chọn trả lời nhiều vấn đề nhưng chỉ có hai đặt vấn đề Ḥang sa và Trường sa mà thôi. TT Dũng trả lời không quá 10 phút. Chớ không phải trong một cơ hội long trọng, liên quan vấn đề quan trọng, lănh đạo Đảng Nhà Nước thường phát biểu bằng một “báo cáo chánh trị” dài không dưới 60 phút.

    Về giải pháp giải quyết mà TT Dũng tŕnh bày cũng bổn cũ sọan lại theo “bài bản” của Đảng CSVN. TT Dũng nói “Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện Công ước Luật Biển, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (gọi tắt là DOC), và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà chúng ta đă kư kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, có ảnh hưởng đến ḥa b́nh, ổn định ở khu vực này.”

    TT Dũng c̣n đính chính dùm cho Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng sang Tàu cam kết giải quyết vấn đề Biển Đông trên nguyên tắc song phương làm cho người dân Việt nam vô cùng tức tối. Ông Dũng giải thích rằng đó là Ô. Tổng Bí Thư giải quyết một phần lănh hải gần Vịnh Bắc Hội và Đảo Hải Nam của TQ, chớ không phải Biển Đông.

    Và sau cùng, giải pháp "các bên giữ nguyên trạng" mà TT Dũng đưa ra là một gỉai pháp bất lợi cho VN, mà lợi cho TC. TC đă chiếm Ḥang sa, lấy làm huyện Tam sa, trực thuộc tỉnh Hải Nam rồi. TC đă đưa ra bản đồ h́nh lưỡi ḅ chiếm 89% Biển Đông của VN rồi. Mấy năm liền TC đơn phương ra lịnh cấm đánh cá, và đánh phá tàu VN và lên tiếng phản đối các công ty thăm ḍ khai thác dầu của Anh, của Ấn rồi. Và TC rất nhiều lần tuyên bố và hành động vùng biển đó là quyền lợi bất khả tranh căi của TC. Thời gian và nguyên trạng đều có lợi cho TC và có hại cho VN. Thế mà TT Dũng nói "các bên giữ nguyên trạng", tức là giao trứng cho ác, làm ngược lại lời tuyên bố Ḥang sa, Trường sa là của VN.

    Vi Anh
    Nguồn

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Lại chơi tṛ chiến lược… mỵ dân

    Lại chơi tṛ chiến lược… mỵ dân
    Hành Khất (danlambao)


    Bộ Chính trị của đảng csvn luôn chơi tṛ Chiến lược Mỵ dân. Nhưng phải nh́n nhận một điều, dù cái tṛ đó cũ rích, vẫn luôn làm hấp dẫn ḷng dân. Khiến dân dù biết đă bị lừa nhiều lần, nhưng họ vẫn bị mắc lừa dễ dàng. Thật ra, Bộ Chính trị đă cũng gian ngoa không kém, biết thay đổi cách chơi, thêm màu sắc, nhạc đệm khác v.v... Thoạt nh́n qua, ai cũng nghĩ là "game" mới, nên càng thú vị mà quên đi những cú bị lừa trước đó.

    Trước hết là nhắc về cái Luật biểu t́nh. Khi nó chỉ mới ngắm nước miếng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD), mà đă được xem là "new game = tṛ chơi mới" rồi. V́ thế một số người đă vui mừng, kêu gọi nhau đi ủng hộ NTD. Khi đă biết mắc lừa, th́ cho là đó là phép thử nghiệm lời nói của NTD có đáng tin không! Từ trước đến nay, những câu tuyên bố ngang hông của NTD làm lịch sử phải méo mó hay dân méo mặt? Bao nhiêu bài học rồi mà lại phải thử nghiệm? Hay họ đang, và đang, và đang... "hy-vọng-đă-vươn-lên" nơi NTD? Dù sao, những người đó cũng đáng cảm kích v́ tấm ḷng hơn là cách hành xử. V́ vậy họ bị công an triệu về trụ sở Phục hồi Nhân phẩm thay v́ đồn công an như trước đây. Lư do dễ hiểu v́ lần nầy công an không thể quy chụp cho đó là do bọn thù địch hải ngoại xúi giục, đưa tiền đi ủng hộ Thủ tướng NTD. Bởi thế, chỉ có thể là vấn đề "nhân phẩm" của những người công dân trong chủ nghĩa xă hội nầy bị trật đường rầy trầm trọng, và bị xem như côn đồ, cướp giựt, rác rưởi xă hội trong những con mắt cú vọ sáng hoắc để săn mồi của công an! Dĩ nhiên rồi, v́ đă có Luật biểu t́nh ǵ đâu mà ủng hộ! NTD chỉ nói, hay đúng hơn là giới thiệu sơ sơ món "new game" nhưng chưa sản xuất; ngay cả cái h́nh dáng ra sao cũng không thấy luôn, mà người ta th́ cứ như nhảy lửa.

    Thứ đến là vấn đề Hoàng Sa. Không những NTD tuyên bố rối lên về chủ quyền, rồi lên án Trung Quốc xâm chiếm, như là chuyện mới đang xảy ra. Nhưng lạ một điều... chỉ có là vậy, cũng là mới giới thiệu một "new game" khác mà một số bà con nhốn nhao lên, tưởng chừng cả phố phường đang rung chuyển dưới sao vàng như hàng ngàn con giun đất khổng lồ (như trong phim quái vật) đang ngoi lên; cờ đỏ chói che cả mặt trời làm ngộp thở mấy con chim thành phố, như trong tuoitre.vn lên bài "Toàn dân góp sức đ̣i lại Hoàng Sa", 29/11/2011, không có tên tác giả (chắc tác giả cố t́nh giấu kín, sợ bất ngờ được triệu về trụ sở như trên). Toàn dân lại phải đóng... tiền giúp nhà nước giữ nước! Có ai dám nói là người dân VN nghèo, làm lương không đủ ăn đâu, dù là 1,5 triệu/tháng nhưng vẫn có tiền đóng giúp cho nhà nước để giữ nước; thá ǵ mấy trăm cái tin nhắn cho một người về vụ b́nh chọn vịnh Hạ Long, có đáng là bao, hay tiền điện có tăng lên thêm 10% vào năm tới, chắc cũng đủ dư sống nhăn răng. Vừa thấy cái tựa bài đă thấy cách mạng mùa Thu nào đó lăng văng quanh đây nữa rồi! À, phải nói là cuộc nổi dậy của nhân dân Xô Viết Nghệ Tỉnh ngày nào, mà đảng ta cũng đứng ra nh́n nhận bừa vào là tác giả của sản phẩm "game" đó! Nhớ ngày nào, Hoàng Sa là hai từ ngữ rất "nhột nhạt" đối với đảng, và "nhạy cảm" phong hàn với công an, nên ai dám nói ra là xem như có ư đồ làm lan truyền bệnh dịch làm nguy hại đến nhân dân. Từ lúc NTD phọt ra hai từ đó, th́ cả toàn dân như được khai thông cục đàm nhớt nhầy nhụa trong cổ hộng. Ấy, như vậy chưa phải là lành bệnh liền, v́ cục đàm từ hai lá phổi bị yếu do môi trường "hoá độ lên chủ nghĩa xă hội". Có nghĩa là cục đàm đó vẫn tụ lại, và bệnh vẫn hoàn bệnh. Ai không tin, th́ cứ thử nghiệm… biểu t́nh hay đứng trước nhà mặc áo No U xem bệnh khỏi không th́ biết liền, dù không cần phọt phẹt như NTD. Ngay cả cuốn phim về Hoàng Sa của André Menras Hồ Cương Quyết cũng bị cấm chiếu.

    Kế đến là chuyện đời xửa đời xưa ở miền Nam, nơi có chính quyền Sài G̣n c̣n được gọi Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH). Nhưng dường như đă trở thành câu chuyện cổ tích những tưởng mấy ngàn năm rồi th́ phải (?), đến nỗi giới trẻ 8x, 9x ǵ ǵ đó cũng không biết luôn. Cũng chính ngài NTD nhắc lại dù chỉ là cái tên... của truyện xưa tích cũ; thế mà làm nhiều người hào hứng lên, nóng ḷng muốn nghe thêm. Không đâu, NTD cũng chỉ là... giới thiệu một "new game" thôi, nhưng chưa tung ra thị trường th́ lấy đâu mà ngắm đỡ thèm. Ngay cả Nghĩa trang Biên Ḥa đang rệu ră, là chứng tích lịch sử của câu chuyện đó nhưng NTD có nhắc ǵ đến đâu. Đă không nhắc đến th́ nói chi là trùng tu, khi nghĩa trang đó đang đi vào dân sự hóa! NTD chỉ vô t́nh ho khan thôi, mà người ta tưởng là "sấm động Nam bang"! Đừng nghĩ rằng NTD có thiện ư, hay thú vị ǵ với chuyện cổ tích VNCH để mọi người lại lầm tưởng NTD vừa mới thay tim. Cho dù chàng Trọng Thủy ngụy có hù bỏ Mỹ Châu vô sản (nhưng chắc chắn là chàng không dám bỏ vùng Mỹ Châu), NTD cũng không chịu dựng đài tưởng niệm những người đă hy sinh cho Trọng Thủy ngụy, và gia đ́nh được sống c̣n đến hôm nay, th́ đừng mơ tưởng rằng có một mảnh vẫn thạch nào đó trong mùa sao tháng mười vừa qua rơi trúng ngay mỏ ác NTD, khiến trở nên sáng suốt hơn.

    Ai biết được NTD đă kư bán mua ǵ hay được rỉ tai những ǵ bởi Bắc Hán vừa qua. Nhưng sau đó người ta thấy có nhiều sản phẩm "new game" được NTD giới thiệu quảng cáo, với nhăn hiệu "product of Beijing" (sản phẩm của Beijing) để cầu chứng sự chính thống, thuần tính đặc sản mà NTD luôn luôn nhắc đi nhắc lại là:

    "… các thỏa thuận mới đây mà chúng ta mới kư kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng không làm phức tạp thêm có ảnh hưởng đến ḥa b́nh ổn định ở khu vực này." (trích từ "Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng", 25/11/2011, rfa.org, tác giả Mặc Lâm)

    Tṛ chiến lược mỵ dân nầy, đa phần dân ta chỉ cần lướt mắt qua là... thấy có rận ngay, nhưng dường như với một số người quen chịu ngứa gần một thế kỷ rồi, ngứa thêm cũng b́nh thường vô tư. Cứ găi cho rách da tướm máu mà vẫn chưa đă. Không hiểu sự hấp dẫn từ đâu mà nhiều người cứ thấp thỏm lắng nghe NTD ho, khạc đờm, hay x́ hơi mà làm đau cả tim. Không lẽ những "new game" thú vị đến thế sao? Trong khi ai cũng biết rằng chỉ là những tṛ được soạn đi soạn lại.

    Nghĩ cũng lạ! Khi người ta đói, th́ một miếng bánh ḿ hôi mốc cũng đă quí hơn kim cương. Bởi vậy, dường như những ǵ của NTD tiết ra cũng... đầy ư nghĩa!? Nếu không, thiên hạ không để ư chi!

    Hành Khất
    Nguồn

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 26-03-2012, 02:29 PM
  2. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  3. Replies: 22
    Last Post: 15-10-2011, 11:31 AM
  4. Replies: 25
    Last Post: 15-08-2011, 08:56 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 03-05-2011, 07:14 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •