Results 1 to 6 of 6

Thread: “Chỉ Có Người Mỹ Bại Trận”

  1. #1
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    “Chỉ Có Người Mỹ Bại Trận”


    Nghĩa trang Arlington National – Washington D.C.

    Phạm Hoài Nam
    Theo: Blog muoisau

    Bài đọc suy ngẫm: “Chỉ Có Người Mỹ Bại Trận” tức “Xây dựng ḷng yêu nước từ bài học của người Mỹ và người Nhật” của Phạm Hoài Nam. H́nh ảnh chỉ có tính cách minh họa.

    Ai cũng biết chỉ có ḷng yêu nước mới có thể giúp cho dân tộc VN thoát ra khỏi bế tắc hiện nay và để được sống đúng với nhân phẩm con người.
    Sự khác biệt về giàu nghèo, có hănh diện về đất nước của ḿnh hay không – chủ yếu là do ḷng yêu nước mà ra. Cũng v́ ḷng yêu nước mà từ đầu thế kỷ 18, đă có những phong trào trí thức người Nhật t́m cách thoát khỏi quỹ đạo văn hóa của người Trung Hoa, đứng đầu là hai nhà tư tưởng Ogyo Sorai và Motoori Norinaga.

    Ḷng yêu nước đă thúc đẩy người Nhật đi khắp bốn phương học hỏi những tinh hoa của thế giới trở về tạo ra cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân để bắt kịp các nước Tây Phương và thoát được thân phận nô lệ.

    -Ḷng yêu nước đă khiến cho người Nhật phải biết nhẫn nhục chịu đựng, cố gắng làm việc để vươn lên từ đống tro tàn.
    -Ḷng yêu nước đă thúc đẩy người Nhật đồng ḷng chung sức đương đầu trong cơn khốn khó như cuộc động đất vừa mới xảy ra tại Sendai vào đầu năm nay.
    -Ḷng yêu nước đă nhắc nhở người Nhật phải luôn luôn ǵn giữ thể diện dân tộc…
    Và chính ḷng yêu nước đă tạo ra một nước Nhật vĩ đại…

    Sự khác biệt giữa đất nước chúng ta và nước Nhật cũng chính từ sự khác biệt về ḷng yêu nước. Cùng là một nước ở Á Châu, diện tích, dân số, tài nguyên gần như nhau nhưng một nước th́ giàu có và được cả thế giới kính nể, c̣n nước kia th́ ngược lại…

    Làm sao để xây dựng lại ḷng yêu nước? Đây là câu hỏi mà những ai c̣n có chút quan tâm đến đất nước đều phải ưu tư suy nghĩ.
    Trước khi trả lời câu hỏi đó, thiết nghĩ chúng ta phải đặt câu hỏi: tại sao ḷng yêu nước của người Việt Nam suy sụp?. Phải chăng nó phát xuất từ hệ lụy của một nền văn hóa yếu kém, những chế độ chính trị khắt nghiệt, những chính sách cai trị thất nhân tâm và những đổ vỡ liên tục của niềm tin!!!.
    Ḷng yêu nước và niềm hănh diện dân tộc có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người ta không thể hănh diện về những ǵ mà ḿnh không yêu thương và cũng rất ít ai có thể yêu thương những ǵ mà ḿnh không hănh diện.

    Người Việt Nam ngày nay không c̣n mấy ai hănh diện về đất nước và dân tộc của ḿnh, ngoài những yếu tố nêu trên, có thể v́ trong chính con người Việt Nam của chúng ta, theo quan điểm của người viết, đă thiếu sót một phẩm cách vô cùng cần thiết – đó là tinh thần hào hiệp mă thượng.

    Hăy nh́n lại suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chúng ta có được bao nhiên tấm gương của tinh thần này, chúng ta chỉ có lập rồi phá chớ không có tiếp nối, và sau mỗi lần lật đổ một triều đại hay một chế độ là những cuộc giết hại công thần, thanh trừng đẫm máu, những sự trả thù tàn bạo, “nhổ cỏ phải nhổ cho tận gốc” chưa đủ mà có khi c̣n phải “tru di tam tộc” và nó tiếp tục như thế từ đời này sang đời khác.

    Tinh thần hào hiệp mă thượng không phải chỉ thiếu sót ở người lănh đạo mà càng rơ nét hơn trong những sinh họat tập thể của người Việt Nam, càng đứng trước những thử thách th́ khuyết điểm này của người Việt Nam càng hiện ra rơ hơn.

    Trong phạm vi ngắn gọn của bài viết này, người viết chỉ có tham vọng rất khiêm tốn là hy vọng rằng qua bài học về ḷng yêu nước của người Mỹ và Nhật chúng ta có thể rút được vài điểm nào đó để t́m cách xây dựng lại ḷng yêu nước của người Việt Nam.

    Bài học từ ḷng yêu nước của người Mỹ

    A. Cách đối xử giữa người thắng trận và người bại trận sau cuộc Nội chiến
    Nước Mỹ chỉ mới lập quốc được có 235 năm, một đất nước rất trẻ so với nhiều nước khác trên thế giới trong đó có nước VN, nhưng người Mỹ có cả ngàn lư do để họ hănh diện về đất nước của ḿnh. Từ những người đầu tiên viết ra bản hiến pháp xác nhận một chính quyền thật sự v́ dân và do dân, trong đó quyền tự do là quyền thiêng liêng không thể tước đoạt, cho đến vị Tổng thống đầu tiên George Washington, mặc dầu có công lănh đạo dành lại độc lập từ người Anh, nhưng vẫn một mực làm đúng 2 nhiệm kỳ như hiến pháp đă quy định, cho đến một Abraham Lincoln cam đảm băi bỏ chế độ nô lệ dù phải trả giá bằng cuộc nội chiến, cho đến một Franklin Roosevelt chấp nhận mọi thử thách đứng về phía chính nghĩa để chống lại chế độ Phát xít cho dù chiến tranh xảy ra bên kia bờ Đại Tây Dương, cho đến một Ronald Reagan quyết tâm khôi phục lại ḷng tự tin của người Mỹ sau cuộc chiến VN bằng ḷng yêu nước mănh liệt của ḿnh…. Và vô số những tấm gương khác, từ đủ mọi thành phần trong xă hội. Trong bất cứ thời đại nào, người Mỹ không bao giờ thiếu những con người giàu ḷng nhân ái như John Rockefeller, như Bill Gate, như Warren Buffett, như Steve Jobs (vừa mới qua đời)… Họ là những người vượt qua khỏi biên giới hạn hẹp của quốc gia, của màu da chủng tộc, chủ nghĩa…để nghĩ đến nỗi bất hạnh của người nghèo khổ trên toàn thế giới.

    Trong lịch sử của nước Mỹ, biến cố gây ấn tượng mănh liệt nhất, có lẽ là cách mà tổ tiên của họ đă đối xử với nhau sau cuộc Nội chiến Nam-Bắc chấm dứt vào năm 1865.
    Vào ngày 7/5/1975, có nghĩa là chỉ có 1 tuần sau khi quân đội Miền Bắc chiếm được Miền Nam, trong lễ ăn mừng chiến thắng tướng Trần Văn Trà đă nói trước mặt mọi người: “Trong cuộc chiến này, cả Miền Bắc và Miền Nam đều chiến thắng, chỉ có người Mỹ bại trận”.

    Không biết vô t́nh hay chủ ư, câu nói này tương tự như lời phát biểu của Tướng Ulysses Grant sau khi tướng Lee tuyên bố đầu hàng và Tướng Grant đă ghi lại trong quyển hồi kư của ḿnh “Personel Memoir of U. S. Grant”: “Trong cuộc chiến này, chỉ có nước Mỹ chiến thắng, chớ không có ai thắng ai thua.

    Hai câu nói h́nh thức gần giống nhau nhưng ư nghĩa lại khác nhau hoàn toàn: Tướng Grant nói thật ḷng ḿnh để xoa dịu nỗi đau khổ của người bại trận sau cuộc nội chiến kéo dài bốn năm. Trái lại câu nói của tướng Trần Văn Trà là câu nói mị dân, nằm trong mục đích tuyên truyền của chế độ để gạt tất cả những quân dân cán chính của VNCH, tin vào chính sách “khoan hồng của Đảng”, tin rằng chỉ có 10 ngày “học tập”, nhưng sau đó ra đi không biết ngày trở lại và măi đến hôm nay sự trả thù như thế vẫn chưa chấm dứt.

    Tướng Robert Lee đang kư văn bản đầu hàng, h́nh dưới là 2 vị tướng bắt tay nhau với ḷng kính trọng.

    Có một điểm đặc biệt là trong cách thể hiện ḷng yêu nước của người Mỹ đều có chan chứa tinh thần hào hiệp mă thượng. Nói về tinh thần hào hiệp mă thượng của người Mỹ, cựu thủ tướng Tony Blair của Anh, trong quyển hồi kư “The Journey” mới xuất bản gần đây đă viết như sau:
    “Trong phẩm cách của người Mỹ có tinh thần mă thượng hào hiệp, được hun đúc qua nhiều thế kỷ, phát xuất từ tinh thần khai phá biên cương để lập nghiệp, và nhiều đợt di cư của các sắc dân khắp thế giới đổ về đây, từ cuộc chiến đấu để dành độc lập, đến cuộc nội chiến, từ nhiều biến cố lịch sử, cũng như những sự kiện t́nh cờ. Tất cả đă làm thành một nước Mỹ vĩ đại.

    Cái tinh mă thượng hào hiệp này, không có nghĩa là người Mỹ tử tế hay thành công hơn những dân tộc khác. Nó chính là cảm nghĩ của họ về đất nước của ḿnh. Chính ḷng nhiệt t́nh đối với xứ sở đă phá bỏ được những ngăn cách về màu da, giai cấp, tôn giáo hay quá tŕnh trưởng thành. Lư tưởng của người Mỹ là những giá trị đạo đức mà họ ấp ủ. Lư tưởng này gồm có tự do cá nhân, tôn trọng luật pháp, dân chủ. Nó cũng nằm trong quá tŕnh thành đạt của mỗi cá nhân: hễ giỏi là được trọng dụng, phải tự làm lấy và nếu siêng năng chịu khó tất sẽ thành công. Song có lẽ điểm quan trọng nhất phải nói là mọi người Mỹ đều ao ước duy tŕ cho được những giá trị trên và ráng bảo vệ những giá trị đó. Họ coi những giá trị đó là ưu tiên hàng đầu cho cá nhân ḿnh, sau đó là cho đất nước. Chính những giá trị đạo đức này giúp cho nước Mỹ cương quyết sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách. V́ những lư tưởng đó mà binh lính Mỹ chấp nhận hy sinh. V́ nó mà mọi người Mỹ, dù giàu sang hay nghèo hèn đều sẵn sàng đứng nghiêm trang chào khi bản quốc ca “The Star-spangled Banner” được trỗi lên. Dĩ nhiên là những lư tưởng đó không phải lúc nào cũng thực hiện được, song mọi người Mỹ đều cố gắng thực thi cho bằng được. ”(1)

    Nếu cuộc nội chiến Quốc-Cộng vừa qua đă để lại hệ lụy phân hóa kéo dài đến ngày hôm nay, th́ sau cuộc Nội chiến Nam-Bắc Mỹ đă làm cho người Mỹ yêu nước hơn, đoàn kết hơn và hănh diện về đất nước của ḿnh nhiều hơn. Họ hănh diện không phải chỉ v́ băi bỏ được chế độ nô lệ, đúng với nguyện vọng mà tổ tiên họ đă đề ra trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập: “Mọi người sinh ra đều b́nh đẳng”, mà c̣n hănh diện v́ tinh thần hào hiệp mă thượng được thể hiện bởi người chiến thắng lẫn người chiến bại sau khi cuộc chiến kết thúc.

    (C̣n tiếp)

  2. #2
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    “Chỉ Có Người Mỹ Bại Trận” (tiếp theo)

    Không có một h́nh ảnh nào đẹp hơn h́nh ảnh tướng Robert E. Lee gặp tướng Ulysses S. Grant tại Thị Xă Appamatox, thuộc tiểu bang Virginia ngày 9 tháng 4 năm 1864.

    Ulysses S. Grant (trái) và Tướng Robert E. Lee

    Trước đó một ngày, tướng Lee chỉ c̣n trông chờ vào chiến thắng của một tướng trẻ can trường, để hy vọng t́m cách xoay chuyển được t́nh thế, nhưng khi hay tin tướng Gordon đă bị đánh bại, mọi hy vọng của Tướng Lee coi như tiêu tan. Quân của tướng Lee tại tiểu bang Virginia đang bị bao vây tứ phía, tiến không được mà lùi cũng không xong. Binh sĩ đă kiệt sức, lương thực đă cạn, đạn dược đă hết và nguồn tiếp tế cũng bị cắt đứt. Trong t́nh huống đó ông không c̣n chọn lựa nào khác là phải triệu tập bộ Tham mưu và nói thật ngắn gọn: “Tôi sẽ đến gặp tướng Grant, cho dù điều đó quá nhục nhă đối với tôi” (nguyên văn câu nói của ông: I will go and see General Grant and I would rather die a thousand deaths). Ngay lập tức ông đích thân soạn một lá thư gởi tướng Grant để yêu cầu sắp xếp một buổi gặp mặt càng sớm càng tốt v́ ông không muốn hy sinh thêm bất cứ một sinh mạng nào nữa. Tại địa điểm hẹn gặp nhau, tướng Lee đến trước bằng ngựa với một sĩ quan tùy viên, hiên ngang trong trong bộ quân phục màu xanh dương, bên hông mang kiếm, thể hiện khí phách của người anh hùng dù bại trận vẫn không khuất phục. Khoảng nửa giờ sau tướng Grant, đại diện cho quân đội chiến thắng Miền Bắc tới. Ông mặc quân phục như một người lính b́nh thường, giày và quần vẫn c̣n dính bùn, không đeo kiếm. Hai người chào nhau, và tướng Grant tiếp tướng Lee thân mật như giữa một người Mỹ với một người Mỹ, chớ không phải giữa một người chiến thắng với kẻ chiến bại. Với ông làm nhục một người bại trận dù với bất cứ lư do ǵ cũng là làm nhục nước Mỹ. Sau này ông thú nhận là lúc đầu ông phải nói chuyện dài ḍng với tướng Lee, nhắc lại những kỷ niệm xưa khi hai người cùng chiến đấu chung với nhau trong trận chiến Mexico, lư do là v́ ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải nói với Tướng Lee về chuyện đầu hàng. Cuối cùng chính tướng Lee là người đă nêu ra mục đích của buổi gặp mặt, và yêu cầu tướng Grant đích thân thảo bản văn kiện đầu hàng. Thật sự th́ văn kiện đầu hàng Tướng Grant đă soạn sẵn trước khi đến điểm hẹn và tự tay trao cho tướng Lee xem lại. Đọc qua xong, lần đầu tiên gương mặc của tướng Lee tươi hẳn lên khi biết rằng binh sĩ dưới quyền ông được trở về nguyên quán sinh sống như một người dân b́nh thường, không phải chịu bất cứ một h́nh thức trả thù nào. Ông nói: “Điều này có một tác động rất tốt đối với tất cả mọi người, đặc biệt là sẽ giúp rất nhiều cho người của chúng tôi. “
    Tuy nhiên ông có thêm 2 yêu cầu:

    1/ Cho phép binh sĩ của ông được mang ngựa, lừa về quê quán để sử dụng trong nông trại, v́ không giống như quân đội miền Bắc, đây là tài sản của riêng họ mang theo khi gia nhập quân đội.

    2/ Ông đang giam giữ hơn một ngàn tù binh quân đội miền Bắc và không c̣n lương thực cho họ, ngay cả binh sĩ của ông cũng đang đói.
    Cả hai yêu cầu này của tướng Lee đều được tướng Grant đồng ư ngay lập tức. Riêng yêu cầu thứ hai, tướng Grant ra lệnh cung cấp ngay cho các tù binh và binh sĩ miền Nam 25,000 khẩu phần ăn.

    Tướng Grant hỏi: “Như vậy, đủ chưa?”

    Tướng Lee trả lời: “Thưa đại tướng, như vậy là quá đủ. “

    Nói xong tướng Lee đứng dậy bắt tay tướng Grant, nghiêng người chào mọi người rồi bước ra khỏi pḥng họp. Bên ngoài hội trường các sĩ quan và binh sĩ miền Bắc đang có mặt đều đưa tay kính cẩn chào vị tướng bại trận.

    Trên đường trở về doanh trại, các binh sĩ miền Nam nghiêm chào vị tướng lănh mà họ ngưỡng mộ, có người đă bật khóc, tướng Lee cũng không cầm được nước mắt. Về đến doanh trại, trước mặt nhiều sĩ quan và binh sĩ đang chờ đợi, tướng Lee nói: “Tôi đă cố gắng làm tất cả những ǵ có thể làm được. Các anh em hăy trở về quê quán bây giờ và nếu sống được như những công dân tốt như các anh em đă từng chiến đấu như những chiến sĩ th́ các anh em sẽ thành công. Tôi luôn luôn hănh diện v́ các anh em. Chào tạm biệt. Thượng đế phù trợ cho tất cả. ” (Boys, I have done my best for you. Go home now. And if you make as good citizens as you have soldiers, you will do well. I shall always be proud of you. Goodbye. And God bless you all. )

    Tin đầu hàng của tướng Lee lan ra nhanh chóng, tiếng súng của binh sĩ Miền Bắc vang lên khắp nơi để reo mừng chiến thắng. Ngay lập tức tướng Grant ra lệnh phải ngưng ngay tức khắc: “Quân đội miền Nam đă đầu hàng. Chiến tranh đă chấm dứt. Họ là đồng bào của chúng ta, chúng ta không được phép reo mừng trên chiến bại của họ. ”

    Theo điều kiện trong văn kiện đầu hàng, ngày 12 tháng 4 là ngày quân đội Miền Nam sẽ nộp súng ống và cờ xí cho quân đội Miền Bắc. Tướng Grant giao việc này cho Đại tá Joshua Chamberlain phụ trách. C̣n phía Miền Nam th́ tướng Gordon nhận trách nhiệm. Ngày hôm ấy đă xảy ra một cảnh tượng hết sức cảm động. Khi các binh sĩ Miền Nam đi theo đội ngũ tới địa điểm để giao súng ống và cờ xí, Đại tá Chamberlain đă ra lệnh binh sĩ của ḿnh đứng nghiêm chào các anh hùng bại trận đang đi ngang qua để bày tỏ ḷng kính trọng. Sau này tướng Gordon đă ghi lại như sau: “Trong giây phút đó, không hề có một tiếng kèn hay tiếng trống, không một tiếng reo mừng, không một lời nói, không cả một tiếng th́ thầm, không một cử động, nhưng là một sự tĩnh lặng khủng khiếp, mọi nhịp thở như ngừng lại và như thể họ đang nh́n những hồn tử sĩ đi qua” và ông gọi Chamberlain là “người sĩ quan hào hiệp nhất của quân đội Miền Bắc. ”

    Sau 4 năm nội chiến đă làm 620 ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người bị thương, các đô thị ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ bị tàn phá nặng nề và đương nhiên cũng không khỏi những đắng cay của người bại trận. Nhưng những người lănh đạo của bên thắng trận lẫn bên bại trận đều lấy t́nh dân tộc, sự bao dung rộng lượng và ḷng hào hiệp để đối xử với nhau. Chính điều này đă làm cho người Mỹ vô cùng hănh diện về xứ sở của ḿnh.

    Sau cuộc chiến, những người lănh đạo kế tiếp của nước Mỹ vẫn làm theo tinh thần của tướng Lee và tướng Grant, họ không bao giờ bàn đến chuyện ai đúng ai sai, ai chính nghĩa, ai không chính nghĩa, mà chỉ nghĩ đến làm sao để hàn gắn lại vết thương của chiến tranh và xây dựng lại đất nước. Các nghĩa trang dành cho liệt sĩ bắt đầu được dựng lên ở hai miền đất nước, bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức.

    Ngày nay khi viếng thăm Nghĩa Trang Arlington ở thủ đô Washington DC, chúng ta sẽ thấy khu nghĩa trang dành cho binh sĩ Miền Bắc và Miền Nam đều trang nghiêm giống nhau và trong tất cả các bảo tàng viện khắp nước Mỹ, h́nh ảnh quân đội hai bên được trưng bày trân trọng như nhau, để nhắc nhở người Mỹ xem đó như một bài học cho các thế hệ mai sau.

    Trên nóc Ṭa Quốc Hội Hoa Kỳ hiện nay có một bức tượng phụ nữ cao 10 mét – tượng trưng cho h́nh ảnh bà mẹ của Miền Nam có con hy sinh trong cuộc nội chiến.
    Bốn năm sau cuộc nội chiến, tướng Grant đắc cử tổng thống và làm 2 nhiệm kỳ (1869-1877), c̣n tướng Lee vẫn tiếp tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ liên bang.

    Tướng Lee dù là tướng bại trận, không giữ được chức vụ cao như tướng Grant, nhưng bù lại, càng về cuối đời, t́nh cảm và ḷng kính trọng của người Mỹ dành cho ông càng tăng lên, có thể nói c̣n cao hơn cả tướng Grant. Ngày nay tượng đài của tướng Lee có mặt nhiều nơi trên nước Mỹ và Robert Lee là tên đường quen thuộc trên một đất nước luôn luôn cố gắng lấy “ḷng bao dung xóa bỏ hận thù”.

    Nhận xét về con người của tướng Lee, sử gia Benjamin Harvey Hill đă viết như sau:
    “Tướng Lee là một đối thủ không có thù hận; một người bạn không phản bội, một người lính không tàn ác, một nạn nhân không than khóc. Một sĩ quan không sa đọa, một công dân không làm điều sai trái, một láng giềng không chỉ trích, một người Công giáo không đạo đức giả, một con người không thủ đoạn. Ông là một Caesar không có tham vọng, một Frederick không có chuyên quyền, một Napoleon không ích kỷ và một Washington không có phần thưởng. “
    (General Robert Lee is a foe without hate; a friend without treachery; a soldier without cruelty; a victor without oppression, and a victim without murmuring. He was a public officer without vices; a private citizen without wrong; a neighbour without reproach; a Christian without hypocrisy, and a man without guile. He was a Caesar, without his ambition; Frederick, without his tyranny; Napoleon, without his selfishness, and Washington, without his reward)

    Thật khó có người nào được lời khen như thế, nhưng đó là con người thật của Robert Lee. Với những người lănh đạo như thế đương nhiên quốc gia họ phải hùng mạnh.
    Tưởng cũng nên nhắc lại là khi cuộc nội chiến vừa mới xảy ra, tướng Lee được đề cử chỉ huy quân đội Miền Bắc nhưng ông đă từ chối và gia nhập quân đội Miền Nam, v́ ông nói rằng ông không thể phản bội lại cái nơi mà ông đă sinh ra và lớn lên.

    B. Cách đối xử của người Mỹ với cựu thù Nhật Bản sau Đệ Nhị Thế Chiến.

    Quả bom nguyên tử thả xuống đất Nhật Bản năm 1945.

    Tướng Grant và Tướng Lee đối xử với nhau hết sức tử tế sau cuộc chiến, có thể giải thích v́ là người cùng một nước, cùng hấp thụ một nền văn hóa, cùng một màu da, cùng một ngôn ngữ, và cùng nghĩ đến tương lai của đất nước Hoa Kỳ, nhưng đến trường hợp người Mỹ đối xử tử tế không kém đối người Nhật sau Đệ Nhị Thế Chiến th́ chắc chắn không phải v́ những lư do nêu trên. Người Mỹ hành xử như thế chỉ v́ ḷng hào hiệp mă thượng cố hữu mà họ đă hấp thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác và đă ăn sâu vào máu xương. Trong lúc đó, người Nhật dù bại trận nhưng vẫn không để mất tinh thần vơ sĩ đạo samurai, ḷng yêu nước và ḷng tự trọng của dân tộc.

    Trước khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, Nhật và Mỹ vẫn c̣n là hai nước kẻ thù không đội trời chung. Trong 4 năm chiến tranh ác liệt tại Thái B́nh Dương, đă làm cho người Mỹ hy sinh khoảng 360, 000 binh sĩ và nhiều vết thương khác, nhưng điều đó không làm cho họ nuôi mối thù với người Nhật sau khi chiến tranh chấm dứt.
    Hai quả bom nguyên tử rớt xuống Hiroshima và Nagasaki đă làm cho 150, 000 người chết ngay lập tức, nhưng không v́ thế mà người Nhật nuôi mối căm hờn. Trái lại cả người Mỹ và người Nhật cùng hợp tác để xây dựng lại một nước Nhật từ đống tro tàn.

    Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên chiến hạm Missouri, đại diện của các nước Đồng Minh và chính phủ Nhật Bản chính thức kư văn kiện đầu hàng.
    Sau khi kư xong, đại diện của Đồng Minh là tướng MacArthur đọc bài diễn văn ngắn gọn, nhưng chứa đựng tất cả tinh thần cao thượng của người Mỹ, ông kết bài diễn văn như sau: “Đây là hy vọng thiết tha nhất của tôi, và thật sự cũng là hy vọng của toàn thể nhân lọai, rằng từ sự kiện trang nghiêm này một thế giới tốt đẹp hơn sẽ hiện ra từ máu và sự chém giết nhau trong quá khứ – một thế giới sẽ phục sự cho nhân phẩm con người và để ḥan thành ước nguyện cao cả nhất cho Tự do, Ḷng bao dung và Sự công bằng. ”.
    (It is my earnest hope, and indeed the hope of all mankind, that from this solemn occasion a better world shall emerge out of the blood and carnage of the past – a world dedicated to the dignity of man and the fulfillment of his most cherished wish for freedom, tolerance and justice).

    MacArthur không phải chỉ nói như thế để xoa dịu nỗi đau khổ của người Nhật lúc đó, hay v́ phép lịch sự của một nhà ngoại giao, mà ông nói thật ḷng ḿnh. Gần 6 năm cai trị nước Nhật đă chứng minh rằng ông không phải chỉ làm có thế, mà c̣n làm nhiều hơn thế nữa. Ông đă giúp cho nước Nhật vượt qua được cơn khốn khó, trở thành một quốc gia độc lập, tự do, dân chủ và đặt nền tảng cho một cường quốc kinh tế sau này.

    Tướng MacArthur thay mặt cho người Mỹ cai trị từ ngày 15/8/1945 cho đến ngày 11/ 4/1951 với tư cách là Tổng Tư Lệnh Tối Cao của các lực lượng Đồng Minh (the Supreme Commander of the Allied Powers), nói là lực lượng Đồng Minh nhưng thật sự là chỉ có quân đội Mỹ. Ngay sau khi đặt chân đến Tokyo, MacArthur ra lệnh cho các binh sĩ dưới quyền ông không được trả thù người Nhật v́ bất cứ lư do ǵ và ưu tiên hàng đầu của ông phải lo cho người dân Nhật qua khỏi cơn đói rách do các hậu quả của chiến tranh.

    Việc chọn lựa tướng Tướng MacArthur trong vai tṛ này là một quyết định sáng suốt của Tổng Thống Truman và là một may mắn cho người Nhật. Trong số tướng lănh của Mỹ lúc bấy giờ, MacArthur là người có hiểu biết nhiều nhất về văn hóa Nhật Bản, cuộc đời binh nghiệp của ông trải qua phần lớn ở Á Châu. Chính yếu tố này giúp ông dễ dàng thực hiện các cải tổ cần thiết cho nước Nhật và được người Nhật kính trọng mặc dầu truyền thống của Nhật Bản khó có thể chấp nhận ngoại quốc cai trị ḿnh.

    Thành phố Hisroshima trước và sau khi bị hứng chịu trái bom nguyên tử. Cột nấm khói sau khi nổ bốc cao tới 18 Km.

    MacArthur là một trong những danh tướng lỗi lạc nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Ông tốt nghiệp thủ khoa của trường Vơ Bị West Point và cho đến ngày nay chỉ có 2 người tốt nghiệp cao điểm hơn ông. Ông tham gia cả ba trận chiến lớn: Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị Thế Chiến và Cuộc Chiến Cao Ly. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ông đều thể hiện là người chỉ huy can trường và bản lănh, nhưng quan trọng hơn thế nữa ông c̣n là một người Mỹ kiểu mẫu, một người Mỹ mang lư tưởng của tinh thần hào hiệp, cho dù đối với kẻ thù.

    Trong 5 năm rưỡi điều hành nước Nhật, MacArthur đă thực hiện những cải cách toàn diện về hành chánh, xă hội, giáo dục, cách thức bầu cử và điền địa (land reform)… Về phương diện kinh tế ông chủ trương một mô h́nh kinh tế tự do cạnh tranh giống như ở Mỹ và khuyến khích người Nhật tham gia vào thương trường để tạo ra một tầng lớp trung lưu.
    Hiến pháp mà nước Nhật sử dụng cho đến ngày hôm nay là do MacArthur và bộ tham mưu soạn thảo. Hiến pháp mới này dựa Hệ thống của Anh (Westminster System). Trong đó những quyền tự do của con người được tôn trọng triệt để. Hiến pháp này cũng xác định là Nhật Hoàng chỉ là biểu tượng tinh thần giống như Vua hay Nữ Hoàng của Anh.
    Trong thời gian từ 1945 đến 1951, với chương tŕnh viện trợ Marshall, người Mỹ đă đổ vào nước Nhật hàng tỉ đô la, cộng với những ư kiến sáng suốt và những chương tŕnh cải cách thiết thực của Tướng MacArthur – đă để lại một dấu ấn sâu đậm và ảnh hưởng lâu dài đối với nước Nhật. Nhờ vậy chỉ 25 năm sau chiến tranh nước Nhật trở thành cường quốc kinh tế thứ nh́ trên thế giới. Dĩ nhiên kết quả này phần lớn cũng do sự nỗ lực làm việc, sự hy sinh và tinh thần của dân tộc Nhật Bản.

    Hiroshima ngày nay.

    Một quyết định sáng suốt khác của tướng MacArthur trong giai đoạn này là ông chống lại việc đưa Nhật Hoàng Hirohito ra Ṭa Án Quốc Tế như một tội phạm chiến tranh sau khi chiến tranh chấm dứt. Bản án này nếu xảy ra sẽ từ chung thân tới tử h́nh.
    Điều này không những chỉ gây một chấn động tâm lư mà c̣n là một sỉ nhục quá lớn đối với người Nhật. Nhật Hoàng là biểu tượng tinh thần của người Nhật. Phá vỡ biểu tượng này tức là phá vỡ kỹ cương truyền thống và cấu trúc xă hội của nước Nhật đă được ǵn giữ liên tục trong suốt mấy ngàn năm.
    Cuối cùng sau khi rời khỏi nước Nhật, tướng MacArthur chẳng những không bị oán ghét mà c̣n được dân Nhật xem như là một trong những người có công lớn trong việc xây dựng nên một nước Nhật hiện đại.

    Khi nắm quyền quản trị nước Nhật, MacArthur có tham vọng sẽ biến nước này trở thành một nước Mỹ lư tưởng, một nước Thụy Sĩ của Á Châu. Tham vọng này cuối cùng không thành công trọn vẹn v́ người Nhật không muốn để mất hồn tính dân tộc của ḿnh.

    Một cuốn sách nghiên cứu công phu của học giả Sakaiya Taichi, có tựa là “12 người lập ra nước Nhật”. Theo tác giả, đó là 12 người có ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với nước Nhật và tác giả sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng của từng người từ 1 đến 12.

    Đây là một cuốn sách rất có giá trị và cũng rất thích thú để đọc. Có điểm đặc biệt là trong 12 người này, không có một danh tướng có công đánh đuổi ngọai xăm, tạo những chiến tích lẫy lừng hay thống nhất đất nước. Cũng không có vị vua khai quốc công thần, ngay cả Minh Trị Thiên Hoàng (người có công lớn nhất trong cuộc Cách Mạnh Duy Tân) cũng không có tên.
    12 người mà tác giả Sakaiya Taichi chọn là những người có công đóng góp về tôn giáo, tư tưởng, là những người đă làm thăng hoa giá trị tinh thần của người Nhật. Họ cũng là những đưa ra những quan niệm về chính trị, kinh tế và xă hội cho nước Nhật mà ảnh hưởng của họ vẫn c̣n tồn tại đến ngày hôm nay.
    Trong số này chỉ có một vị tướng và là một người ngọai quốc duy nhất – đó là tướng MacArthur. Đứng thứ 10 trong số 12 người, với các tựa bài là “MacArthur: Thí nghiệm biến Nhật Bản thành một “nước Mỹ lư tưởng””.

    Danh tướng Douglas Mc. Arthur , tư lệnh mặt trận phía nam, Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ trong chiến tranh với người Nhật.

    Tôi nghĩ rằng chọn lựa này vô tư và hợp lư và Tướng MacArthur rất xứng đáng được như thế.

    Tác giả Sakaiya Taichi phân tích tất cả những cải cách của MacArthur đă ảnh hưởng đến nước Nhật và người Nhật như thế nào.
    Trong đó cũng ghi lại lời nói của MacArthur: “Nhật Bản sẽ trở thành một nước như Mỹ, nhưng nước Mỹ ở đây không phải là nước Mỹ hiện bây giờ và một nước Mỹ lư tưởng”.
    Cuối cùng tác giả kết luận như sau: “Trong ḍng lịch sử Nhật Bản, đột nhiên xuất hiện nhân vật thống trị MacArthur từ nước ng̣ai đến, một người chưa có hiểu biết chính xác về Nhật Bản, nhưng đă ôm giấc mơ biến Nhật Bản thành một nước Mỹ lư tưởng.
    Những tham vọng của MacArthur có cái đă thành công mỹ măn, có cái đă đi quá trớn. Nhưng tựu trung, chúng đă để lại ảnh hưởng mănh liệt trong xă hội Nhật Bản cho đến ngày hôm nay”.
    Sau 6 năm giúp nhiệt t́nh, đến khi thấy rằng nước Nhật đă “đủ lông đủ cánh” vững vàng về cả 3 phương diện chính trị, kinh tế và xă hội, người Mỹ và người Nhật kư Hiệp Ước San Francisco ngày 8/9/1951 trao trả độc lập lại người Nhật.

    Người Mỹ đă giúp người Nhật vượt qua được cơn khốn khổ và trở thành một quốc gia giàu mạnh, chỉ v́ là đồng loại và không phải là thù địch. Đây là nghĩa cử quá cao quư của con người. Đất nước chúng ta cũng đă từng có những cơ hội tương tự nhưng đáng tiếc là chúng ta đă không biết tận dụng cơ hội đó giống như người Nhật, người Nam Hàn, người Đài Loan hay người Do Thái!

    Phạm Hoài Nam

  3. #3
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858
    Bài viết "Chỉ Có Người Mỹ Bại Trận" của tác giả Phạm Hoài Nam đă được đăng tải trên các diễn đàn, nay được dịp đọc lại, mà cứ ngỡ bài viết c̣n mới toanh!
    Đọc từng câu trong bài viết "Chỉ Có Người Mỹ Bại Trận", nghĩ về thảm trạng quá đau thương của đất nước Việt Nam kể từ 30 tháng Tư, 1975 và càng thêm oán ghét bọn mặt người nhưng ḷng dạ cầm thú (đảng csvn). Đau đớn hơn nữa, chính những kẻ đă từng là nạn nhân của VC nay cũng chính họ đă quay về để chung vai góp sức dày xéo quê hương, đồng bào.

    Phú Yên

  4. #4
    Member
    Join Date
    13-02-2011
    Posts
    25

    Đểu cán thâm sâu của bọn CSVN so với người Mỹ

    Mong rằng bài viết được hiểu về tinh thần cao thượng vị tha của người Mỹ trong Nam Bắc phân tranh, của một dất nước c̣n trẻ so với Việt Nạm
    Xin đừng hiểu ư của bài này là một sự năn nỉ ăn xin tinh thần nhân đạo của bọn Cộng Sản Việt Nam đối với dân miền Nam VN sau chiến tranh.
    Chúng ta đă thấy thủ đoạn tinh vi của bọn CS khi chiếm miền Nam và cho tới bây giờ, 30 năm sau cuộc chiến, dân miền Nam là một nô lệ trên đất của ḿnh.
    Phó Thường Dân Nam Bộ

  5. #5
    Member
    Join Date
    19-10-2011
    Posts
    151
    Bài này hay, nên áp dụng cho hậu cộng sản . tui thấy HP7 có tinh thần này .

  6. #6
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by PTDNB View Post
    Mong rằng bài viết được hiểu về tinh thần cao thượng vị tha của người Mỹ trong Nam Bắc phân tranh, của một dất nước c̣n trẻ so với Việt Nạm
    Xin đừng hiểu ư của bài này là một sự năn nỉ ăn xin tinh thần nhân đạo của bọn Cộng Sản Việt Nam đối với dân miền Nam VN sau chiến tranh.
    Chúng ta đă thấy thủ đoạn tinh vi của bọn CS khi chiếm miền Nam và cho tới bây giờ, 30 năm sau cuộc chiến, dân miền Nam là một nô lệ trên đất của ḿnh.
    Phó Thường Dân Nam Bộ
    Nhận định rất chính xác.

    Nói toẹt móng heo ra, chế độ CS Hanoi hiện nay có dạng "nô lệ mới" tức là dân có gốc cách mạng ba đời luôn luôn đuợc vào chổ clé, chổ cốt lơi ,chổ có quyền sanh sát trong tay , c̣n dân Miền Nam cao lắm là chổ ngồi chơi xơi nước , có tiếng nhưng khg có miếng cái ǵ cũng phải hỏi ư/ theo ư trung ương đảng bộ included tên Nam Kỳ 3 D. (chí vịnh vậy chớ quyền dữ dội hơn nhiều )


    This is De facto, măi măi khg bao giờ thay đổi duới chế độ CS Hanoi .

    Đó chính là dạng nô lệ mới .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Gia Đ́nh Người Việt Ở Mỹ đi đâu nghỉ Hè ?
    By Tigon in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 32
    Last Post: 29-06-2012, 07:27 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 10-09-2011, 04:26 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 11-07-2011, 07:44 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 11-07-2011, 04:42 AM
  5. Replies: 7
    Last Post: 05-06-2011, 03:09 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •