21-12-2011


Phải có chổ cho người trẻ, nhường lối đi cho họ hay dọn đường cho họ, ngay cả làm viên gạch lót đường cho họ, bằng cách tạo dịp cho họ, cấy mầm vào nơi họ.
Hay dở tính sau. Thời của cựu trào với thế hệ đã qua không thể kéo dài được mãi. Thời gian còn lại có thể đếm từng tháng, từng năm, ngay cả từng ngày.
Các người trẻ tuổi cần nghĩ đến việc này và người cao tuổi phải nghĩ đến việc kế thừa.





Thảo luận về Nhân Quyền tại Montréal

Ghi lại về buổi thảo luận về Nhân Quyền do Cộng Đồng người Việt Quốc Gia vùng Montreal tổ chức



Nhân dịp ngày Quốc Tế Nhân Quyền, nhiều cộng đồng người Việt trên thế giới có tổ chức các buổi mít tinh, thắp nến cầu nguyện trong dịp này như tại Pháp, Đức và nhất là tại Little Saigon.

Tôi theo dơi với niềm vui v́ biết rằng nhiều người Việt hải ngoại c̣n chia xẻ và lo cho số phận của đồng bào trong nước. Cộng đồng người Việt Montreal cũng đă làm cái điều cần phải làm là “Thảo luận về bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và thắp nến hiệp thông với giáo xứ Thái Hà” tối thứ sáu 16/12, tại Trung tâm Cộng đồng người Việt Quốc Gia Montreal (CĐNVQGVM).

“Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal và các Hội đoàn nhận thấy việc đ̣i hỏi thực thi bản Tuyên ngôn này rất cần thiết nên cùng tổ chức buổi thảo luận về bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.”

Ban tổ chức có thư mời đi khắp nơi hay không, hay chỉ gửi điện thư và đăng trên trang nhà đă đủ?

Dù sao, trong dịp này, người điều hợp chương tŕnh theo thư mời là ông Lê Minh Thịnh - Giám đốc Điều hành của CĐNVQGVM cũng là một tín hiệu mừng đối với tôi.

Đó là sự trẻ trung hóa cộng đồng. Vậy mà đợi măi trong buổi thảo luận mới thấy anh xuất hiện; tôi có chiều hơi thất vọng. Một người bạn viết của tôi cũng có mặt tối nay, kéo tôi ra hành lang, anh hỏi: “Anh thấy bao nhiêu người trẻ tuổi có mặt trong gian pḥng này?” Tôi do dự rồi nói, “Có Lê Minh Thịnh, rồi có Cấn Thị Bích Ngọc.”

Chỉ có thế thôi sao?

Th́ ít ra là như vậy!

Bao giờ cộng đồng người Việt của chúng ta có 10 Cấn Thị Bích Ngọc, 10 Lê Minh Thịnh chỉ v́ họ trẻ trung?

Cái ước vọng thêm của một người tuổi xế chiều như tôi là thấy được nhiều Lê Minh Thịnh, nhiều Cấn Thị Bích Ngọc để tôi có thể ngồi để nghe họ nói, để nh́n họ làm, để thấy họ làm nên chuyện.

Tôi cũng bày tỏ cùng một thái độ trông chờ như thế khi sinh hoạt chính trị ở bên Mỹ. Phải có chỗ cho người trẻ, nhường lối đi cho họ hay dọn đường cho họ, ngay cả làm viên gạch lót đường cho họ, bằng cách tạo dịp cho họ, cấy mầm vào nơi họ. Hay dở tính sau.

Thời của cựu trào với thế hệ đă qua không thể kéo dài được măi. Thời gian c̣n lại có thể đếm từng tháng, từng năm, ngay cả từng ngày.

Vậy th́ đây là những dịp tốt nhất để gieo mạ, trồng cây đúng mùa. Cũng theo cái nh́n tương lai về cộng đồng người Việt, theo ước mong của anh bạn viết, thay v́ tổ chức cho các vị lớn tuổi như đă và đang làm, làm thế nào tổ chức một buổi thảo luận như thế bằng tài liệu, chứng từ, h́nh ảnh, audio, video, tại một trường đại học cho cả sinh viên địa phương lẫn sinh viên gốc Việt Nam thảo luận, tŕnh bày bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Những người điều hợp chương tŕnh vẫn là Lê Minh Thịnh, Cấn thị Bích Ngọc, nhưng người tham dự th́ vài trăm trên dưới 20-30 tuổi thay v́ khoảng 70 người 65-75 tuổi.

Các người trẻ tuổi cần nghĩ tới việc này và những người đă cao tuổi phải nghĩ tới chuyện kế thừa.

Về điểm này, bên Mỹ tại quận Cam có nhiều dấu hiệu sinh hoạt tích cực hơn của giới trẻ trong trường đại học và ngoài đại học như các triển lăm nghệ thuật, nhiếp ảnh, truyền thông báo chí, thể thao, ngay cả sinh hoạt chính trị cũng như có mặt trong các Hội chợ Tết thường niên.

Tôi cũng đă gặp những người trung niên mà thời 1975 đă từng tham gia tích cực vào các sinh hoạt đón tiếp đồng bào mới tới, sinh hoạt văn hóa như báo chí, ca đoàn, văn nghệ và sau đó đă tự nhường chỗ cho các vị đàn anh mới tới, rút lui vào im lặng.

Giả dụ họ c̣n tiếp tục th́ có cơ may mối kết sinh hoạt với giới trẻ sau họ và cộng. đồng có được sự tiếp nối thế hệ một cách liên tục và không rơi vào cảnh lăo hóa nhiều mặt như ngày hôm nay.

Nói về Ban tổ chức th́ cũng đă gây được những ấn tượng tốt với những tấm h́nh được trưng bày một cách có ư nghĩa trong gian pḥng. Đó là h́nh ảnh linh mục Nguyễn Văn Lư được phóng to, bị bịt mồm trước ṭa án và h́nh Ḥa thượng Thích Quảng Độ.

Có lẽ bức h́nh của Lm Lư là biểu tượng rơ nét nhất cho công cuộc đấu tranh cho tự do và nhân quyền ở Việt Nam. Nó sẽ đi vào lịch sử biểu tượng của cuộc đấu tranh đầy cam go và thử thách! Cạnh đó là những bức h́nh nhỏ hơn được trưng bày một cách vội vă đáng tiếc, không có sắp xếp trước, và phần giới thiệu sơ sài như thể cho xong chuyện.

Người dẫn chương tŕnh không giới thiệu rơ từng nhân vật, thiếu nghiêm túc và thiếu trân trọng tinh thần của những ngườ đấu tranh bất khuất trước bạo quyền. Nếu không nói được th́ chỉ cần trưng bày mà không cần giới thiệu ǵ cả. Và cũng cần tránh cái cảnh lộn xộn chạy qua chạy lại, xếp ghế, xếp h́nh của một vài người xét ra không cần thiết.

Trong số ảnh được trưng bày có h́nh của Nguyễn Tiến Trung, h́nh giáo dân Đồng Chiêm bị hành hung, Lê Công Đinh, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Liêm, Lm Nguyễn Văn Tặng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Hữu Vinh, Trần Anh Kim. Giả dụ, nếu là người trong ban tổ chức thuộc giới trẻ, chắc tôi sẽ không làm sơ sài như thế. Ai cũng biết những tấm h́nh được trưng ra trong pḥng hội trường hẳn là những tấm biểu ngữ dùng để cầm đi biểu t́nh hơn là để trưng bầy, giới thiệu.

Với một máy chiếu h́nh (projector) có sẵn trong buổi thảo luận, ai cũng có thể chiếu nhiều tấm h́nh của Lm Lư với những người tranh đấu khác và vài ḍng giới thiệu sơ lược. Việc đó có hiệu quả hơn nhiều và ngay cả người không biết tiếng Việt xem cũng hiểu được. Chừng đó bức h́nh bọc plastic để trên ghế chắc không đủ tiêu biểu và xứng đáng với công cuộc đấu tranh trong nước hiện nay. Giá có người phụ trách riêng vấn đề này th́ hay biết mấy và soạn thảo đầy đủ tiểu sử cũng như công cuộc đấu tranh của những tù nhân lương tâm th́ kết quả đẹp hơn nhiều. Người dẫn chương tŕnh cũng phải thuộc bài một tư mới được.

Nhờ đó người ta hiểu rơ từng người: Lm Lư thế nào, Lm Lợi ra sao, Ḥa thượng Không Tánh ở đâu, tuyên bố ǵ, bị cộng sản trù dập ra sao, luật sư Nguyễn Văn Đài làm những ǵ để bị bắt, v.v... Cứ như đă làm th́ tùy tiện lắm đấy! Người ta có thể “hy sinh” một tiết mục tham luận và dành trọn cho việc giới thiệu những nhà tranh đấu cho dân chủ trong nước cũng như những chứng từ trong nước gửi ra th́ vẫn hay hơn. Và c̣n có nhiều các người khác tranh đấu cho dân chủ, đáng được nêu danh, mà danh sách chắc mỗi ngày mỗi dài thêm gia tăng với cường độ hà khắc, chà đạp lên nhân phẩm con người.

Mở đầu cho buổi tham luận là một cây cổ thụ đă có nhiều năm hoạt động trong giới chuyên gia và cũng là Chủ nhiệm Cơ sở Truyền Thông, xuất bản tạp chí cùng tên bốn kỳ một năm, ông Phạm Hữu Trác.

Đề tài tham luận của ông là “Lịch sử Nhân quyền và t́nh h́nh Quốc nội” mà phần mở đầu là soi dơi lịch sử nhân quyền đă xuất hiện rất sớm từ công cuộc giải phóng người Do Thái. Về điểm này xin khỏi được nhắc lại v́ đă được đăng đầy đủ trên DCVOnline rồi đó, khán thính giả được cho coi một chứng từ, một đoạn YouTube “Tôi đă thức tỉnh” lên mạng từ tháng Tư 2011.

Coi đoạn video này tôi chợt nghĩ đến hai nỗi bất hạnh cho Việt Nam: một là có một Hồ Chí Minh với một đảng cộng sản và hai là nỗi bất hạnh đă thắng Mỹ. Thử xem có nước nào thua Mỹ mà không khá hơn Việt Nam không? Nhật, Đức bây giờ ra sao? Chỉ có mỗi ḿnh Việt Nam thắng Mỹ và cũng chỉ có ḿnh Việt Nam tụt hậu.

Đó cũng là điều mà Đào Hiếu trong “Cuộc cách mạng bị thất lạc” viết rằng: “Tôi có thể đoan chắc rằng không đảng viên cộng sản nào, khi đọc lại điều 4 hiến pháp, mà không phải đỏ mặt v́ ngượng. Và các anh sẽ phải xấu hổ đến nỗi không dám đọc nó lần thứ hai.” (Trích Đào Hiếu, “Cuộc cách mạng bị thất lạc”, tạp bút, trang 12).

Bài tham luận tiếp theo là của bà Cấn Thị Bích Ngọc nói về nạn buôn bán phụ nữ trong cái chế độ ấy sau 1975. Trong cái xung động bắt được cái số phận người phụ nữ Việt Nam, mặc dầu thiếu tài liệu dẫn chứng bằng những con số và thống kê, là một phụ nữ hải ngoại ăn học thành tài, diễn giả vẫn cảm nhận được sự tủi nhục của thân phận người phụ nữ trong cái nạn human trafficking ấy.

Cái may mắn của bà là sự bất hạnh của những người phụ nữ trong nước. Bà bất nhẫn muốn lên tiếng nhân danh một người phụ nữ tố cáo tính cách bất nhân của cuộc buôn bán t́nh dục như thời nô lệ.

Giá như tôi được phép góp ư với diễn giả th́ tôi cũng chỉ dùng máy chiếu lại tất cả những h́nh ảnh tài liệu và tŕnh bày dựa trên những h́nh ảnh và âm thanh ấy. Hy vọng lần sau sẽ cứ như thế… như thế... Sau đó th́ các tham dự viên được nghe những lời trần t́nh từ trong nước của luật sư Nguyễn Văn Đài, của ḥa thượng Không Tánh và cuối cùng là tiếng nói dơng dạc, rành mạch của linh mục Phan Văn Lợi.

Đây cũng là phần chứng từ rất quan trọng nhờ những tiếp xúc, liên lạc và phối hợp từ trong nước. Xin có một lời trân trọng. Và xin có một lời chúc b́nh an đến các luật sư Đài, Ḥa thượng Không Tánh và đến Lm Phan Văn Lợi. Giữa đêm trường của vô minh và vô đạo, vẫn có những ngọn hải đăng giúp con thuyền Việt Nam đi trong đêm tối trông chờ vào những lănh đạo tôn giáo bị vứt ra bên lề.

Có thể nhiều người trong số tham dự viên lần đầu tiên được nghe những tiếng nói chính thức từ các nhân vật lănh đạo tôn giáo Việt Nam - một tiếng nói không phải là tiếng nói chính thức của giáo hội Phật giáo Việt Nam hay Phật giáo quốc doanh và cũng không phải tiếng nói chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tiếng nói của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đă bị quốc doanh từ năm 1981 là tiếng nói không có tiếng nói - tiếng nói của im lặng thụ động và bất lực; và tiếng nói của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam th́ c̣n ngo ngoe được mà xét cho cùng cũng là tiếng nói của những người ngọng!

Cuộc tham luận sang phần thứ ba với phần thuyết tŕnh của linh mục J.P. Lê An Khang về Tôn giáo và Nhân quyền. Lm Khang, như một phần đông các linh mục Việt Nam ở đây, được ăn học và chịu chức linh mục ở hải ngoại.

Ông ăn nói lưu loát, trôi chảy cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp. Quen giảng cho giáo dân Việt Nam cũng như người Pháp. Lm Khang cũng từng làm MC cho các bữa tiệc cưới như thể một người mặc hai thứ áo và xem ra bài tham luận của ông được đón nhận nhiều với những tràng vỗ tay cổ vơ. Tuy nhiên về mặt tài liệu cũng như hiểu biết về nội t́nh sinh hoạt của Ki-tô hữu và Thiên chúa giáo Việt Nam qua phần tŕnh bày của Lm Khang th́ có giới hạn. Giới hạn đó dần dần linh mục sẽ tự ḿnh vượt qua, sẽ tránh khỏi lúng túng, tránh được cường điệu. Nhận xét như thế chỉ mong các lần sắp tới linh mục chú tâm hơn để tránh những nhận xét của ông đôi chỉ có giá trị tuyên truyền hơn là phản ánh thực trạng giáo hội Việt Nam. Không phải chỉ nói cái xấu chế độ độc tài là đủ, dù được tán thưởng.

Vấn đề là nói đúng, nói đủ và điều này đ̣i hỏi nhiều việc đọc và suy nghĩ t́m hiểu. Linh mục cần biết rơ vai tṛ và vị trí của linh mục khi tŕnh bày về vấn đề này. Xin nhắc lại, điều chính yếu là nói đúng sự thật. Mong lần sau, diễn giả chú tâm hơn về những vấn đề này hơn để đạt kết quả mà mọi người mong đợi. Vào một lúc nào đó, ông Lê Minh Thịnh cho biết nhận được điện tín của vị tân giám mục Nguyễn Văn Long ở Úc đánh điện chúc mừng.

Tôi đă nhận được nhiều dấu hiệu tốt đẹp khi tân giám mục đến California và nay một lần nữa tân giám mục gửi điện chúc mừng. Tôi cũng không quên nhắc là trong buổi Hội Thảo Nhân quyền tốt đẹp này có sự tham dự của một số hơn 20 chục người địa phương thuộc Comité de support pour la démocratie et liberté religieuse au Vietnam - mà người đứng đầu là ông Alain Ouellet, chủ tịch, và ông Victor Charbonneau là phó chủ tịch cùng với chồng báo La Société Saint-Jean-Baptiste de Montréal. Họ đă đến, đă có mặt và ủng hộ lập trường chính trị của người Việt trong nhiều trường hợp, nhiều cuộc biểu t́nh và những thỉnh nguyện thư gởi cho chính quyền Canada. Trước khi ra về, có một buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà do Lm Khang chủ tŕ.

Đây rơ ràng là công việc của linh mục Khang và ông đă làm trọn. Cũng là công việc các vị “bề trên” của Lm Khang như giám Mục Nguyễn Văn Long ở Úc đă và đang làm.

Lời hát kinh Ḥa B́nh do Thánh Phan Xi Cô soạn cách đây hơn 6 thế kỷ vẫn có tác dụng làm rung động ḷng mọi người. Lời bài hát vừa thiết tha, vừa khoan dung rộng lượng. Sau đó, có một bản thỉnh nguyện thư soạn sẵn để mọi người kư vào gửi cho LHQ và Thủ tướng Canada.

Trên đường về nhà, vào lúc 10 giờ đêm, trời Canada vẫn chưa lạnh đủ như hằng năm. Nhưng ḷng người Việt hải ngoại vẫn trông chờ một b́nh minh tươi sáng đến với Quê hương Việt Nam. Thái Hà vẫn chỉ là một trong nhiều biểu tượng hy sinh trên quê hương như đă từng xảy ra trên các nước cộng sản. Như giờ này đây, tại tỉnh Quảng Đông, phía Nam nước Tàu, người dân Ô Khảm cũng đang đứng lên đ̣i đất v́ quyền xử dụng đất đai không được thừa nhận.

Mỗi năm đă có 60.000 vụ biểu t́nh đ̣i đất, đ̣i công lư xảy ra trên khắp nước Tầu. Đă có đất nước nào như thế không dưới kiếp nạn cộng sản?

Nguyễn Văn Lục
© DCVOnline

http://dcvonline.net/modules.php?nam...ticle&sid=8867