Results 1 to 3 of 3

Thread: Nụ hôn của Juda

  1. #1
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Nụ hôn của Juda

    Khi những kẻ vô thần mừng Lễ Giáng Sinh


    -Trích-
    ".....Chủ nghĩa tam vô: Vô tổ quốc, vô tôn giáo và vô gia đ́nh là chủ trương của Cộng Sản, bao lâu c̣n có đảng Cộng Sản bấy lâu chủ trương này vẫn tồn tại, vẫn được Cộng Sản thực hiện dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác, chỉ khi nào, chỉ nơi nào không c̣n Cộng Sản, chủ trương này mới biến mất...."
    http://bomloxo.blogspot.com/2011/01/...ai-o-viet.html



    Nhiều hoạt động mừng Lễ Giáng sinh năm 2011



    21/12/2011

    (ĐCSVN) - Nhân dịp mừng Lễ Giáng sinh năm 2011, trên khắp mọi miền đất nước đă và đang diễn ra rất nhiều hoạt động có ư nghĩa. Dịp này, lănh đạo các tỉnh, thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ đă tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà các vị chức sắc, tôn giáo, chúc mừng các xứ đạo, họ đạo và các giáo dân tiêu biểu...

    Ủy ban Đoàn kết Công giáo (UBĐKCG) Việt Nam: Chiều 19/12, tại Hà Nội, UBĐKCG Việt Nam đă tổ chức gặp mặt thân mật các cơ quan, tổ chức tôn giáo và giáo dân tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Theo Linh mục Nguyễn Công Danh, Chủ tịch UBĐKCG Việt Nam, trong năm 2011, UBĐKCG luôn sát cánh với người công giáo tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu “Những người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” lần thứ V. Bên cạnh đó, đồng bào công giáo cũng tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa - xă hội và công tác từ thiện, bác ái xă hội, nâng cao dân trí và thăng tiến gia đ́nh. Kết quả đạt được của phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào công giáo thời gian qua đă và đang góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước v́ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xă hội dân chủ, công bằng, văn minh.

    Chúc mừng lễ Giáng sinh 2011 và đánh giá cao những nỗ lực đóng góp của Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam và đồng bào công giáo, lănh đạo Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mong muốn UBĐKCG Việt Nam tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo”. Đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, phát triển rộng khắp với nhiều nội dung hoạt động thiết thực tới tất cả các khu dân cư công giáo trong cả nước; làm tốt vai tṛ cầu nối giữa đạo với đời; thực hiện Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 “Sống phúc âm giữa ḷng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”.

    Hà Nội: Ngày 19/12, nhân dịp Lễ Giáng sinh 2011, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Nguyễn Thị Bích Ngọc dẫn đầu đoàn đại biểu Thành phố đă tới thăm, chúc mừng Ṭa Tổng Giám mục Hà Nội.

    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc đă chúc Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn và qua Tổng Giám mục gửi lời chúc bà con giáo dân một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc. Phó Chủ tịch Thành phố mong muốn, thời gian tới, Tổng giáo phận Hà Nội nói chung và Ṭa Tổng giám mục Hà Nội nói riêng tiếp tục góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, cải thiện đời sống; tiếp tục có nhiều hoạt động trong phong trào thi đua kính Chúa, yêu nước, phấn đấu nhiều gia đ́nh theo đạo là gia đ́nh gương mẫu, gia đ́nh văn hóa…

    Cảm ơn tấm ḷng thịnh t́nh của Đảng bộ, chính quyền thành phố, Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn vui mừng trước những thành tựu phát triển kinh tế xă hội trong năm 2011 của Thủ đô và khẳng định sẽ tiếp tục vận động các chức sắc công giáo, bà con giáo dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, “sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng hành cùng nhân dân thành phố làm nên những thành tựu trong năm 2012..

    Nhân dịp này, Đoàn đại biểu Quận ủy, HĐND, UBND, MTTQ quận Hoàn Kiếm đă thăm và chúc mừng Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn, các chức sắc Công giáo cùng bà con giáo dân giáo phận Hà Nội.

    *Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Thành phố Hà Nội Bùi Văn Hộ, Trưởng ban Tôn giáo Thành phố Lê Văn Cửu cùng đại diện các ngành chức năng Thành phố đă tới thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Đặng Thị Nhung, 83 tuổi, ngơ 64, phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa.

    * Yên Bái: Ngày 19/12, Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái đă tổ chức gặp mặt các chức sắc, chức việc của đạo Công giáo trong tỉnh nhân dịp Lễ Giáng sinh 2011.

    Nhân dịp Giáng sinh 2011, lănh đạo Sở chúc các chức sắc đạo Công giáo và giáo dân đón một mùa Giáng sinh đầm ấm, an lành, tiết kiệm, đồng thời mong muốn bằng uy tín, trách nhiệm của ḿnh, các chức sắc tích cực tuyên truyền, vận động giáo dân chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, yêu nước, kính Chúa, sống “Tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

    Trao đổi ư kiến tại buổi gặp mặt, đại diện các chức sắc đạo Công giáo và đạo Tin lành cũng bày tỏ ḷng biết ơn sâu sắc đến Đảng, chính quyền địa phương đă thực hiện nhiều chương tŕnh phát triển kinh tế - xă hội, quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng giáo dân cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chức sắc, giáo dân tự do sinh hoạt tôn giáo, sửa chữa, xây dựng nhiều cơ sở thờ tự tôn giáo, nhà nguyện ngày càng khang trang.

    Bà Rịa –Vũng Tàu: Nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2011, ngày 19/12, Sở Nội vụ tỉnh đă tổ chức họp mặt chức sắc Công giáo và Tin lành trên toàn tỉnh.

    Phát biểu tại buổi họp mặt, đồng chí Phạm Ḥa, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đă thông báo một số nét về t́nh h́nh phát triển kinh tế, xă hội của tỉnh trong năm 2011, trong đó đánh giá cao vai tṛ của các chức sắc Công giáo, Tin lành và bà con giáo dân đă góp phần tích cực vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xă hội của tỉnh.

    Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh gửi lời chúc của lănh đạo tỉnh đến các chức sắc Công giáo, Tin lành và bà con giáo dân hưởng một mùa Giáng sinh an lành. Đồng thời, mong muốn bà con giáo dân tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng chính quyền, nhân dân trong tỉnh đoàn kết, xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp.

    Đồng Nai: Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Đồng Nai đă đến thăm và chúc mừng Ṭa Giám mục Xuân Lộc, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Nguyễn Chu Trinh, Giám mục phụ tá Vũ Đ́nh Hiệu nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2011.

    Nhân mùa Giáng sinh năm nay, các lănh đạo tỉnh gửi lời chúc an lành tới các chức sắc cùng gần 900 ngàn đồng bào công giáo trong tỉnh và tin tưởng bà con giáo dân tiếp tục giữ vững khối đại đoàn kết, tiếp tục cống hiến, đóng góp cho sự phát triển chung của Đồng Nai.

    Đại diện các vị chức sắc đă cám ơn sự quan tâm của lănh đạo tỉnh Đồng Nai đối với cộng đồng giáo dân và khẳng định sẽ tiếp tục tích cực vận động bà con giáo dân sống "tốt đời, đẹp đạo","kính Chúa, yêu nước".

    Được biết, trong năm qua, đồng bào công giáo Đồng Nai đă tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, chung tay góp sức v́ cộng đồng. Điển h́nh như Giáo phận Xuân Lộc hiện có 16 nhà nuôi dưỡng người già, hơn 20 nhà nuôi dưỡng trẻ mồ côi và lớp học t́nh thương; các giáo xứ trong tỉnh đă tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như nuôi dưỡng trẻ mồ côi, nhiễm HIV, đóng góp hàng chục tỉ đồng xây dựng nhà t́nh thương, mở pḥng khám nhân đạo, từ thiện.../.


    Hoàng Mẫn (Tổng hợp)


    nguồn : Báo điện tử đảng cộng sản VN
    http://www.dangcongsan.vn/cpv/Module...1&cn_id=497247

  2. #2
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670


    Hà Nội đón Giáng Sinh.



    12/22/2011

    Năm 1954 khi Cộng Sản tiếp thu Hà Nội, nhà thơ Trần Dần, một đảng viên thao thức trước những bất cập của chính sách lúc bấy giờ, đă thốt lên:

    "Tôi bước đi,
    Không thấy phố,
    Không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ."


    Ông bị tù với tội danh chống đảng v́ hai câu thơ trong “Giai phẩm mùa Xuân” (1956) tỏ ư than trách cái tư duy của "Bác Hồ":

    "Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
    Người vẫn kinh hoàng trước tương lai."



    Hà Nội 57 năm sau vẫn c̣n những thao thức của Trần Dần mặc cho bề ngoài có những đổi thay với tốc độ chóng mặt.

    Phố xá 'hoành tráng' hơn. Những ṭa cao ốc mọc lên như nấm thay thế những căn phố mái đỏ khiêm nhượng ngày xưa. Những khu thương mại sang trọng có thương hiệu "Play Boy" dương dương tự đắc nghiêng ḿnh soi bóng hồ "Gươm".

    Nhưng đó là cái bề ngoài, theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng.

    Người dân Hà Nội với thu nhập trung b́nh 3 triệu một tháng (150 dollars) hầu như không có khả năng mua sắm ở các gian hàng sang trọng và vắng như "Chùa Bà Đanh".

    Một phần thịt gà của "Kenturkey Fry Chicken" là tiền chợ một tuần cho gia đ́nh của anh tài xế taxi.

    Người ta lái xe ṿng quanh hồ Gươm đông lắm, chỉ để ngắm và mơ ước.

    Họ bước đi
    không c̣n thấy phố...

    Nói đúng hơn là thấy những phố cấm. Những nơi có sự trông chừng của nhân viên "bảo vệ". Hoặc là, tuy không hạn chế nhưng...thân phận nghĩ ngợi, tự cảm thấy chùn chân.

    Khả năng của "nhân dân" là chen chúc nhau trên một lộ tŕnh nhỏ hẹp bắt đầu từ Hàng Đào, qua chợ Đồng Xuân và kết thúc ở Hàng Giấy, một tuyến đường dài khoảng 1 km với hàng ngàn người "buôn thúng bán mẹt" bên cạnh những đống rác, ổ gà, nước cống.

    Lộ tŕnh này đang thu hút khách du lịch, giá cả đang đắt lên...

    Bụi. Nếu so sánh với Saigon, th́ Saigon phải được coi là cơi thiên đường dù chưa thể sánh vai với Quốc Tế, và Hà Nội là chốn địa ngục.

    Những ai đă từng đi thăm một thành phố "ma" ở giữa sa mạc của nước Mỹ th́ sẽ thấy Hà Nội là một phiên bản to gấp trăm ngàn lần. Bụi ở mọi nơi. Một lớp bụi đen phủ kín từ mái nhà của "Phủ Chủ Tịch" cho đến những căn "nhà xí" công cộng và tất cả những ǵ ở giữa, di động cũng như cố định.

    Bụi mù trên các tuyến đường đang sửa chữa đă đành, bụi đọng cả trên lá cây, sân gạch, pḥng chờ của nơi linh thiêng nhất của người Cộng Sản Việt Nam: Lăng Bác Hồ.

    Và như vậy th́ phải hiểu rằng sẽ chẳng có ai bơ công lo cho vấn đề làm sạch thành phố cổ kính này. Những ưu tư có chăng là đổ dồn vào những "qui hoạch" ở ven thành đô, nơi mà người ta xây dựng các xa lộ tối tân và những khu biệt thự tân thời, để phục vụ nhân viên nước ngoài và cán bộ cao cấp.

    C̣n nhà của nhân dân vẫn là những căn pḥng tối tăm chật hẹp bên cạnh những con đường ngập bụi.

    Một nơi như thế có thể t́m thấy ở phố Minh Khai (đường Hưng Kư cũ) gần Chợ Mơ.

    Khi cha mẹ tôi bỏ Hà Nội chạy vào Nam, ông bà đă để lại 2 căn nhà ở đây. Ngày trở về chốn cũ, tôi ṭ ṃ t́m lại những mái nhà xưa và vẫn c̣n gặp vài người từng sống ở đó suốt 57 năm qua.

    Khi biết tôi là đứa con thừa kế, họ gọi tôi là "ông Chủ", một cái tên không được pháp lư công nhận nhưng thật là nhân nghĩa.

    Họ cho biết cả hai căn nhà bây giờ thuộc về Nhà Nước kể từ năm 1965, và họ vẫn là người ở thuê.

    Nhà Nước cho họ quyền được mua lại căn pḥng nơi họ đang ở và như vậy có thể sửa sang thêm, nhưng không ai có đủ số tiền đ̣i hỏi, và v́ thế họ vẫn góp tiền thuê hàng tháng cho Nhà Nước.

    8 gia đ́nh sống trong 8 căn pḥng 12 m vuông (4x3) với nhà bếp cầu tiêu chung. Không ai có bàn ghế. Những chiếc chiếu được cuộn lên để có chỗ sinh hoạt ban ngày, và trải ra ban đêm làm giường. 3 mảnh chiếu cho ba thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cái.


    Sau 57 năm phục vụ cho Xă Hội Chủ Nghĩa, họ vẫn không có một nơi được gọi là nhà, dù đó chỉ là một cái mái cho một manh chiếu.

    "Tôi bước đi,
    Không thấy nhà"

    Một cái ǵ nghèn nghẹn ở cổ họng khi tôi nói lời giă biệt với những người "ở thuê" cũ.

    "Vậy các ông bà cứ nói với Nhà Nước là ông chủ cũ đă cho chúng tôi nhà rồi, xin đừng lấy tiền thuê nữa".

    Họ cười, đưa ra ư kiến:

    "Nhưng Nhà Nước có tin ai đâu!"

    Có vẻ như Nhà Nước vẫn có nhu cầu phải "giáo dục" dân chúng về niềm tin. Người ta có thể thấy ngay điều đó khi đi qua nhửng biểu ngữ giăng hai bên đường khắp nơi.

    Đó là những cờ phướn, nhắc nhở mọi người rằng Đảng Cộng Sản là quang vinh, Hồ Chủ Tịch là vĩ đại, Nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa là muôn năm...Cờ phướn, có cái mới, nhiều cái đă úa màu, lập đi lập lại, từ cổng phi trường đến trung tâm thành phố, từ phố này sang phố khác, từ tỉnh này qua tỉnh nọ.

    Những lá cờ phướn đỏ hoe, với đinh ốc gắn vĩnh viễn lên các cột đèn, mọi cột đèn, làm như thể phải cột cột đèn lại kẻo chúng "biết đi" sẽ đi mất.

    Càng về gần thủ đô Hà Nội, nhịp độ cờ phướn càng rậm rạp thêm lên. Nhu cầu giáo dục cho người dân Thủ Đô càng cấp bách hơn!

    Thử hỏi tới thăm một nhà, mà từ dầu ngơ cho tới cái cầu tiêu, trên bàn dưới ghế, đâu đâu cũng thấy dán những mảnh giấy lập đi lập lại lới khuyên :"làm con phải hiếu", người bàng quan phải nghĩ, khác đời như thế, nhiều lời như thế, chắc hẳn gia đ́nh này có vấn đề ǵ khẩn trương đây?

    Người dân Thủ Đô đă có gần 60 năm thấm nhuần chủ nghĩa. Những người sinh ra trong chế độ đă đến tuổi về hưu, thế hệ con cái họ đang đạt tới đỉnh cao danh vọng, thế hệ cháu chắt họ cũng đă trưởng thành và bắt đầu nối nghiệp cha ông. Chủ nghĩa đă thấm vào tận xương tủy rồi, th́ tại sao sự giáo dục lại c̣n "kinh hoàng" như thế?

    "Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người

    Người vẫn kinh hoàng trước tương lai."


    Ở Mỹ một người di dân chỉ cần học một khóa 3 tháng để thi Công Dân. Có người học, có người không, miễn thi đậu là được. Con cái họ không bao giờ phải học khóa này nữa. Vậy mà xă hội ổn định, chính thể bền vững, quốc gia phú cường. Phải chăng một chế độ tự nhiên với bản tính con người th́ không cần phải tuyên truyền? Người dân không bận tâm về chính nghĩa th́ có thể dồn hết nỗ lực vào việc xây dựng quốc gia? Chính phủ không phải chi tiêu lớn lao cho các "cờ phướn" th́ có thể dồn công quỹ vào việc xây dựng nhà phố cho dân?

    Trước Lăng Bác Hồ, thấy một nhóm bộ đội trẻ ăn mặc tề chỉnh đang thư giăn sau khi vào thăm Bác, chắc hẳn đây là những bộ đội gương mẫu được thưởng một chuyến thăm quan Thủ Đô, tôi thử đố những "tinh hoa" này một câu hỏi: "đố anh nào đọc thuộc 5 khẩu hiệu trên các cờ phướn kia?"

    Họ cười, rổi lỉnh ra xa, bắt đầu với những người lớn tuổi nhất!

    Không rơ họ chưa thấm nhuần "Tư Tưởng" hay là họ ngại miệng?

    "Tôi bước đi,
    Chẳng thấy phố,
    Chẳng thấy nhà
    Chỉ thấy bụi sa phướn nḥa máu lệ."

    ....

    Tôi chưa nói ǵ về Giáng Sinh ở Hà Nội?

    Hà Nội cũng đón Giáng Sinh đấy. Chung quanh hồ Gươm thắp sáng hai dăy đèn màu ngay trên bờ nước, và nhiều ngọn đèn lồng lung linh trên cành me ngọn liễu.

    Nhưng đó là để trang trí cho một chiếc bảng quảng cáo điện tử, gắn bên đền Ngọc Sơn, chạy những khẩu hiệu tuyên truyền về Hồ Chủ Tịch (lại một vấn đề giáo dục nữa.)

    Chỉ c̣n 2 tuần nữa, nhưng không có mấy dấu hiệu Giáng Sinh, rơ ràng đây chỉ là một cơ hội vui chơi.

    Nhiều đôi trai gái ôm nhau trên những ghế đá hoặc dẫn nhau đi tản bộ quanh hồ. Những chàng trai bấm máy h́nh lia lịa cho những cô gái vui đùa làm kiểu trước tháp rùa đèn màu. Ở một góc hồ, một toán "trung niên" học nhảy đầm theo tiếng nhạc Boom Box, ở một góc khác, một ban ḥa ca tập dượt đón xuân với một nghệ sĩ vĩ cầm tóc dài.

    Người Cộng Sản thật khéo léo khi lợi dụng những tập tục lễ hội như lễ Giáng Sinh nhiều màu sắc để đánh lạc hướng Giáng Sinh.

    Phải đi xa vào các con đường lẻ người ta mới phát hiện ra một vài dấu hiệu Kitô giáo.

    Một nơi như thế là Giáo Xứ Thái Hà, ở gần g̣ Đống Đa.

    Người dẫn tôi tới Thái Hà là một công nhân đă về hưu và...đă trở lại đạo.

    Những người về hưu trở lại đạo th́ không hiếm. Tuy không được phép có một hệ thống giáo dục và thông tin như của Nhà Nước, nhưng tôn giáo vẫn thu hút nhiều tín đồ nhiệt thành. H́nh như càng già người ta càng tin cậy vào một h́nh thái tâm linh ngoài lư tưởng Cộng Sản.

    Ông giải thích cho tôi nghe lư lẽ việc đ̣i lại bệnh viện Đống Đa.

    "Bệnh viện này đă có qui hoạch di rời ra ngoại thành, chúng nó muốn chia chác nhau mảnh đất quí hơn vàng đấy, bởi vậy ḿnh phải lên tiếng chứ".

    Đứa con trai khoảng 20 tuổi của ông, đang làm việc cho một Điểm Giữ Xe, cũng phụ họa theo:

    "Chúng nó nói láo hết, các đài đều là của chúng nó"

    Cả hai cha con thỉnh thoảng mới đi Thái Hà v́ ở khá xa, họ là giáo dân nhà thờ Tân Lạc, một nhà thờ nhỏ bé của một họ lẻ không có linh mục. Trong suốt thời gian qua, đất nhà thờ bị lấn chiếm tới sát bờ tường, sân trước mất gần hết. Một ngơ hẻm duy nhất dẫn giáo dân tới cửa nhà thờ.

    Hai năm qua, giáo dân xây lại thánh đường và hy vọng sẽ có một cha xứ vĩnh viễn (nếu có linh mục). V́ không có "mặt bằng" cho nên họ t́m cách ngoi lên. Nhà thờ chia làm hai nửa dính liền nhau, nửa bên phải xây 3 tầng, tầng dưới làm garage giữ xe, tầng giữa là nhà thờ, tầng trên là gác xếp của ca đoàn. Nửa bên trái cũng xây ba tầng, tầng dưới là hội trường, tầng giữa là các lớp học, tầng trên là pḥng cha xứ (tương lai) và sân thể thao cho thanh thiếu niên.

    Nh́n chiếc sân nhỏ chỉ bằng một pḥng học nằm chênh vênh trên cao, tôi đặt câu hỏi, "vậy nếu banh rớt ra ngoài th́ làm sao?"

    Được biết sân thể dục chỉ để tập xà ngang xà dọc mà thôi, không có chơi banh dù là ping pong.

    Nh́n ngôi nhà thờ chịu o ép tứ bề, tôi bất giác liên tưởng tới h́nh ảnh của một chiếc bông sen ngoi lên giữa đám bùn lầy, "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

    Giống như nhà thờ Tân Lạc, nhà thờ Thái Hà cũng chịu cảnh o ép tứ bề và cũng đang cố ngoi lên như thế. Các lối thông ra đường đă bị chiếm cả, lối vào ngày nay là một ngơ hẻm phía sau bệnh viện Đống Đa.

    Bệnh viện Đống Đa là tu viện DCCT đă bị Nhà Nước mượn.

    Trưa thứ bảy này, giáo dân đi lễ đầy nhà thờ và người ta nối tiếp nhau tới khấn Đức Mẹ cho tới tối.

    Trên tường tu viện dán những bài báo, thông cáo và tin tức về cuộc tranh đấu đ̣i Sự Thật và Công Lư với chủ đề "hăy đến mà xem". Người ta chen nhau tới đọc mặc cho ở bên kia hàng rào có nhiều gương mặt đanh thép theo dơi từng người một.

    H́nh như con người có sự khao khát Sự Thật. Ở đâu có Sự Thật, người ta sẽ t́m đến.

    Vào những ngày thứ Bảy đầu tháng th́ số người đông hơn gấp bội, có khi tràn qua lối đi bên ngoài hàng rào.

    Ngày hôm nay tuy là giữa tháng, nhưng vẫn có nhiều hoạt động. Ở cuối sân, một toán thanh niên đang ḥ nhau leo trèo trên các dàn thang cao ngất.

    Các thanh niên thiếu nữ trạc tuổi đôi mươi, khoảng 2 chục người, chia nhau công việc trang hoàng hang đá.

    Đây là các sinh viên có gốc địa phận Vinh đang theo học tại các trường Đại Học Hà Nội. Đă ba năm nay họ t́nh nguyện làm hang đá cho giáo xứ Thái Hà.

    Chiếc hang đá vĩ đại cao hai tầng và choán hết bề ngang của sân nhà thờ đă được làm xong, hôm nay họ treo đèn kết hoa ra khắp sân.

    Ngoài những tham gia với giáo xứ, các em c̣n chủ trương một website: www.congdoanvinh.com

    Tôi ngạc nhiên về sự táo bạo của các bạn trẻ này. "Các em không bị rắc rối ǵ chứ?"

    "Thưa bác có nhiều lần nhà trường gọi chúng em lên văn pḥng, nhưng chúng em có làm ǵ sái luật đâu, nên họ chẳng làm ǵ được cả"

    Tất cả chỉ là những đ̣n cân năo. Ai kiên tŕ th́ đứng vững.

    Tuy nghĩ vậy, nhưng khi nh́n tới những gương mặt c̣n non trẻ mà đă lộ nhiều nét ưu tư, tôi không thể không đau ḷng cho những thế hệ không được lớn lên theo lẽ tự nhiên v́ sớm bị cướp đi mất tuổi "thanh xuân."

    ....

    Nhưng h́nh như xă hội đang mong chờ ở những người trẻ.

    Ở phố Hàng Bạc, một ông công an già 68 tuổi đă về hưu nhưng vẫn phải đi làm thêm mỗi đêm với phận sự trông chừng trộm cắp.

    Ông xếp đặt một chỗ ở góc phố cho riêng ḿnh với chiếc ghế đẩu và một ống điếu cày.

    Ông nh́n tôi từ trên xuống dưới và tự nhiên gợi chuyện.

    "Anh ở Thành Phố hả?"

    "Thành Phố" là tiếng gọi cho Saigon. Ở ngoài Bắc người ta bỏ đi 3 tiếng Hồ Chí Minh và chỉ gọi tắt là "Thành Phố".

    Ông đă từng là bộ đội tham chiến ở B́nh Long, nhiều huy chương, sau chiến tranh làm công an suốt đời, nhưng mỗi khi đứng trước môt người từ "Thành Phố" đến, ông vẫn muốn nói lên một lời an ủi ǵ đó.

    "Các anh vẫn c̣n may mắn lắm, chúng tôi không theo kịp các anh được. Ở đây chúng tôi bị 60 năm Xă Hội Chủ Nghĩa, hư hỏng đến tận gốc rễ rồi. Già rồi, chẳng làm ǵ được, chỉ trông chờ vào con cháu mà thôi."

    Có một vẻ hối tiếc ǵ đó trong lời nói.

    Ẩn chứa một trách móc về cơ chế nào đó.

    Một mặc cảm tự ti cho dù đă chiến thắng quân sự?

    Và do đó nhu cầu cần phô trương cờ phướn nhiều hơn?


    Khánh Huy

    http://vietcatholic.net/News/Html/94819.htm

  3. #3
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Huỳnh Thục Vy: Bàn về Đạo đức thay lời chúc mừng Giáng sinh



    Trước nay tôi thích nói về luật pháp hơn đạo đức. Không phải do tôi xem thường tầm quan trọng của nó trong mối các quan hệ nhân sinh mà bởi tôi cho rằng một chuẩn mực chỉ có thể được giữ ǵn khi đi kèm theo nó là những biện pháp thúc ước hữu hiệu. Chúng ta thấy rơ luật pháp có được điều kiện tích cực đó — cái mà đạo đức không có được hoặc có, nhưng kém hiệu quả hơn.

    Thế nhưng cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta là v́ một thể chế dân chủ tự do- một chế độ chính trị mà đặc trưng của nó là đạo đức, trong khi sự sợ hăi là đặc trưng của chế độ độc tài, như Montesquieu đă nói. Tuy nhắc đến những giá trị dân chủ tự do, chúng ta không trực tiếp đưa ra những tuyên ngôn cho tinh thần đạo đức nhưng kỳ thực chúng ta đang cổ vũ cho một xă hội nơi đạo đức được trọng vọng. Thật lạ đời rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị th́ đạo đức lại được phát huy. Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là một vấn đề đạo đức. Không có kẻ vô đạo đức nào yêu chuộng công bằng, tự do. Bởi vậy, không ngoa chút nào khi ta nói xă hội dân chủ được đặc trưng bởi đạo đức.

    Trong xă hội hiện đại, con người vướng mắc vào khá nhiều vấn đề khó tháo gỡ dù đă cố gắng không mệt mỏi theo đuổi việc hoàn thiện những định chế chính trị và xă hội hiện có của ḿnh . Và khi các chuẩn mực luật pháp chẳng thể phát huy vai tṛ của ḿnh trong nhiều lĩnh vực, chuẩn mực đạo đức sẽ làm tiếp phần việc ấy.

    Trong các chế độ độc tài, như một điều rất tự nhiên, con người thường sống, suy nghĩ và hành động trong nỗi sợ hăi; tất cả mọi t́nh cảm, ư chí và nguyện vọng hầu như chỉ để xoa dịu, khỏa lấp và thậm chí là để tự phù hợp với nỗi sợ hăi từ tâm thức đó. Nơi đó, đạo đức chỉ là thứ yếu, là thứ để ca ngợi chứ không phải để thực hiện. V́ thế sự băng hoại đạo đức là hậu quả trực tiếp của nền độc tài; đến lượt ḿnh sự suy đồi đó lại củng cố cho sự vững mạnh của nền chuyên chính. Sự xói ṃn nền tảng đạo đức là vấn đề đáng lo nhất trong tất cả những vấn đề đáng lo ở Việt Nam ta ngày nay. Đồng ư là thiện ác luôn song hành trong bất cứ xă hội nào. Nhưng nếu một xă hội dung túng cái ác và không có những biện pháp tích cực để chế tài cái ác và bảo vệ cái thiện, th́ ắt xă hội đó có vấn đề từ gốc rễ. Trong những xă hội được vận hành bằng sự sợ hăi, đạo đức trở nên điều thứ yếu, và khi đạo đức đóng vai phụ trong nền văn hóa, cái ác sẽ lên ngôi. Bởi vậy, dù với một lực lượng công an hùng hậu, chính quyền Việt Nam chỉ có thể trấn áp những người dân lương thiện mà không thể ngăn cản nổi tội phạm tung hoành khắp nơi, cũng bởi chính nó là hiện thân vĩ đại của cái ác. Tư tưởng Hồ Chí Minh, những giáo tŕnh giáo dục công dân… không thể ngăn nổi những vụ giết người man rợ, hàng ngàn vụ phá thai mỗi năm, những vụ tài xế xe tải đâm xe cho tới khi nạn nhân chết mới thôi để khỏi tốn phí tổn y tế, cùng những vụ bê bối học đường…

    Không nói những tưởng tất cả chúng ta đều nhận thức rơ đạo đức là nguồn mạch của nhân văn, là thứ thể hiện bản chất một xă hội. Nếu đạo đức là nhân tố chính h́nh thành nên cốt cách một con người th́ cũng chính đạo đức tạo nên thần thái của một dân tộc. Theo tôi, một con người đáng tôn kính không phải v́ tiền bạc và danh vọng mà chính v́ đức hạnh của họ. Không khó hiểu khi Đức Đạt Lai Lạt Ma được ca ngợi là vị Thánh sống, một biểu tượng cho t́nh yêu và đạo hạnh dù Ngài chỉ là một Quốc vương vong quốc. Cũng như thế, một dân tộc mạnh không phải v́ nó có vũ khí hạt nhân. Sức mạnh tinh thần và tiềm lực nội tại của nó phần chính đến từ đạo đức. Xây dựng kinh tế, thủ đắc vũ khí hạt nhân đă khó khăn, bảo vệ nền văn hóa, xây dựng một xă hội văn ḿnh c̣n khó hơn gấp nhiều lần. Thật khó tưởng tượng một dân tộc có thể hội nhập nhân loại văn minh với nền đạo đức suy hoại của ḿnh. Bạn sẽ coi quốc gia nào mạnh hơn, đáng kính phục hơn: Đan Mạch hay Bắc Triều Tiên? Nơi mà một người viết truyện cổ tích nhân văn được suy tôn là người Anh hùng dân tộc hay một quốc gia bất hảo thủ đắc vũ khí hạt nhân, được lănh đạo bởi một tên độc tài bệnh hoạn? Thật vậy, giá trị tinh thần và nền văn minh của một dân tộc bắt nguồn từ những giá trị đạo đức.

    Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay, đạo đức phải được đề cao hơn nữa. Bởi trong những yếu tố cần thiết đóng vai tṛ động lực cho cuộc đấu tranh, nâng cao tinh thần người dân hướng về dân chủ tự do và đoàn kết người Việt khắp nơi , đạo đức đóng vài tṛ lớn. Bởi thứ nhất, không một người Việt nào có thể được gọi là người tốt mà cảm thấy an ḷng, cảm thấy không phẫn nộ khi sống trong xă hội Việt Nam hôm nay; không một người có đầy đủ tư cách đạo đức nào ủng hộ những kẻ chà đạp con người. Không cần trí tuệ cao xa, bất cứ ai có ḷng nhân ái, ḷng yêu nước đều không sớm th́ muộn sẽ nhận rằng rằng chế độ độc tài là vật chướng ngại cho an sinh và sự phồn thịnh của chúng ta. Chính đạo đức chứ không ǵ khác sẽ góp phần chính vạch ra chiến tuyến giữa một bên là những người yêu nước, yêu chuộng tự do dân chủ và bên kia là chế độ độc tài. Thứ nữa, đối với những người đang đấu tranh trong và ngoài nước, tinh thần đạo đức sẽ là chất keo kết dính họ với nhau dưới ngọn cờ dân chủ tự do bất chấp những khác biệt về quan điểm. V́ khi tinh thần dân chủ kết hợp với đạo đức, mọi toan tính chính trị, mọi đố kỵ ghen ghét, mọi mưu đồ trục lợi cá nhân sẽ nhường chỗ cho t́nh tự dân tộc, cho sự yêu chuộng công lư và tự do. Tôi thiết nghĩa rằng, không thể dễ dàng để có một chính thể tốt đẹp khi lănh đạo nó là những kẻ vô đạo đức, mưu mô trục lợi. V́ thế, đạo đức là vũ khí của chúng ta chống độc tài và cũng chính nó mở ra khả năng xây dựng thành công nền dân chủ tự do sau này.

    Lâu nay với công việc dạy học ở nhà, tôi đă không ít lần nghĩ ngợi và thấy buồn khi từng lớp học sinh đi qua mỗi năm, tôi nhận thấy ḷng nhân ái và tinh thần trách nhiệm của những em lớp mới chẳng bằng lớp cũ - một sự tụt hậu về đạo đức. Trong những câu chuyện của các em, các em nói về những việc đau ḷng như thể nó là việc b́nh thường, với một thái độ rất thờ ơ. Các em đối xử với một người bạn nghèo như kẻ ngoài lề. Các em không giữ được sự lễ phép thường có của trẻ em thời tôi c̣n bé. Thật ḷng, trong góc nhà bé nhỏ của ḿnh, tôi lo lắng cho con đường đi lên của dân tộc.

    Nhưng những sự việc đă xảy ra với gia đ́nh tôi hai tháng vừa qua cho tôi cơ hội có một cái nh́n khác. Hôm nay xin kể ra đây một vài câu chuyện mà chúng ngày càng trở nên thưa thớt trong xă hội này. Có một bác buôn bán ở chợ cóc, dành dụm những đồng tiền vất vả, lăn lộn cả ngày ngoài chợ để gởi cho tôi dù bác chỉ biết tôi qua mấy bài viết được in chui ra giấy. Những đồng tiền cũ, nhàu nát, nhưng được gấp phẳng phiu như mảnh đời khó nhọc của bác, như tấm ḷng yêu thương chất phác mà bác dành cho tôi. Lại có một bạn gọi điện thoại cho bạn trai tôi phân trần v́ hoàn cảnh kinh tế khó khăn không thể giúp nhiều cho tôi và hỏi xem có thể tặng tôi ba chục ngàn bằng cách nạp tiền vào tài khoản di động của tôi được không? Một cụ già sống tận Houston, Mỹ quốc dành tặng tôi 30 đô la. Rồi một tăng sĩ ở Sài G̣n đă tám mươi tuổi, dành tặng tôi hơn một triệu. Rồi những em sinh viên, những nhà giáo nghèo, những cô chú bác tôi chưa từng gặp mặt khác…. Và c̣n nhiều tấm ḷng Người Việt khác ưu ái dành cho gia đ́nh tôi trên khắp thế giới.

    Mọi người thấy không? Đó chính là Đạo đức- Đạo đức dũng mănh vạch ra lập trường đối lập với Nhà cầm quyền bằng hành động ủng hộ Dân chủ, Đạo đức lên án kẻ ác v́ chứng kiến sự chà đạp nhân phẩm của họ, Đạo đức yêu thương chia sẻ v́ nh́n thấy khổ đau của đồng loại. Tổ quốc sẽ v́ có những con người này mà có thể vượt qua mọi kiềm tỏa để vươn lên. Đó là t́nh yêu thương mà những kẻ thấp cổ bé miệng dành cho nhau lúc hoạn nạn. Đó là hành động minh chứng dân tộc đứng về phía của lẽ phải và đỡ đầu cho Công lư. Đó chính là sức mạnh của chúng ta, là tia lửa hy vọng đang nhen nhóm một ngày nào đó sẽ thắp bừng lên ngọn đuốc canh tân. Đó là những lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ư ủng hộ xây dựng thể chế Dân chủ tự do. Tôi tin vào chiến thắng cuối cùng của chúng ta khi chúng ta là những kẻ biết thương yêu nhau, những kẻ có chính nghĩa! Chế độ độc tài! Các người sẽ thua không chỉ v́ hoàn cảnh thế giới bất lợi cho các người, mà c̣n bởi đạo đức đang ở phía chúng tôi, những người dân có lương tri và trí tuệ của đất nước này ủng hộ chúng tôi.

    Trong những ngày mùa đông lạnh lẽo này, những ngày chờ đợi lệnh cưỡng chế từ Nhà Cầm quyền, gia đ́nh tôi đă có được sự ấm áp trong t́nh yêu thương và ơn nghĩa của đồng bào. Tôi mừng vui nhưng không kém phần lo lắng v́ nghĩ ḿnh chưa làm được ǵ xứng đáng với t́nh yêu thương đó. Mùa Giáng sinh đă đến gần. Giáng sinh là mùa của yêu thương, là dịp để gởi đi thông điệp của t́nh yêu không kể tôn giáo, văn hóa; bởi v́ cũng như đạo đức, t́nh yêu mang tính phổ quát. Xin nhân dịp này, kính chúc quư đồng bào trong nước cũng như hải ngoại một mùa Giáng sinh ấm áp và an lành. Xin cầu nguyện cho một Việt Nam sớm có dân chủ tự do, cho dân tộc Việt Nam thăng tiến cùng thế giới.

    Tôi biết rằng khi nói đến đạo đức là nói đến thứ khó nắm bắt và thúc ước. Thế nhưng không phải v́ thế mà chúng ta không nhận thức được vai tṛ to lớn của nó. Nếu chúng ta có thể tốn giấy mực để lư luận về dân chủ, pháp trị, th́ không lư nào không thể có những nỗ lực cần thiết để đề cao Đạo đức trong t́nh h́nh xă hội Việt Nam ngày nay. V́ thế xin mượn bài biết này như một thông điệp của tinh thần Đạo đức và T́nh yêu trong mùa Giáng sinh. Đạo đức và T́nh yêu sẽ xóa nḥa bao cuộc chia rẽ, ly tán và tổn thương của dân tộc, sẽ giúp những người yêu ṇi giống Việt đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh cam go này.


    Tam Kỳ ngày 22 tháng 12 năm 2011


    Huỳnh Thục Vy
    
    December 22, 2011
    www.vietthuc.org
    DienDanCTM

    http://diendanctm.blogspot.com/2011/...-thay-loi.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •