Suy nghĩ về Sức Mạnh Mềm của VN trước nạn xâm lăng của TQ



Từ xa xưa, cha ông chúng ta vẫn thường hay nhắc nhủ : “ Mạnh th́ dùng Sức – Yếu th́ dùng Chước “ , “ Lấy Nhu để thắng Cương “. Ngày nay, trước hiểm họa xâm lăng của Trung quốc là một kẻ chuyên ỷ thế “mạnh để hiếp yếu” – với cái mộng bành trướng bá quyền xưa nay của ḍng giống Đại Hán – người Việt chúng ta trong thế kỷ XXI này cần phải biết khôn ngoan tận dụng khai thác cái tài nguyên sở trường của ḿnh – đó là Sức Mạnh Mềm của Ḷng Yêu Nước, của Ư chí Quật cường, của Tinh thần Năng động Sáng tạo, của Chính nghĩa Dân tộc của ḿnh – để mà đối phó với mối đe dọa cực kỳ hiểm nguy này.

Về đại cương, với cái tư thế là quần chúng nhân dân – mà không cần phải trông mong chờ đợi ǵ nơi chính quyền cộng sản là thứ chính quyền mà đa số người dân Việt nam không c̣n có thể tin cậy được nữa – chúng ta vẫn có thể phát động được một lọat các lọai công việc đại khái như sau đây:

1 – Liên kết chặt chẽ hơn với các dân tộc từng là nạn nhân của cuộc xâm lăng bành trướng xưa nay của Trung quốc, điển h́nh như người Tây Tạng, Uighur (theo đạo Hồi ở Tân Cương), Măn Châu, Mông Cổ – mà từ xưa đó là 4 sắc dân thiểu số bị Trung quốc xâm lấn và đồng hóa, có tên vắn tắt là : Măn – Mông – Hồi – Tạng. Cụ thể như người Tây Tạng – nhờ có được vị lănh đạo tinh thần có uy tín rất lớn trên khắp thế giới là đức Dalai Lama – th́ họ được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của nhiều quốc gia. V́ tất cả đều cùng là nạn nhân của Trung quốc, nên các dân tộc này càng dễ thông cảm và liên đới với Việt nam trong công cuộc bảo vệ nền độc lập và vẹn ṭan lănh thổ của chúng ta.

2 – Lập một thế liên ḥan với các dân tộc thuộc các quốc gia ở khu vực phía Đông và Nam Á châu – mà hiện đang bị Trung quốc áp đảo đe dọa – cụ thể như Nhật bản, Đại hàn, Phi luật tân, Mă lai, Indonesia, Lào, Cambodia, Thái lan, Miến điện, Ấn độ v.v… Trong số các quốc gia này, ta cần đặc biệt chú trọng đến các cường quốc như Nhật bản, Ấn độ là hai nước có tiềm năng rất lớn để kiềm chế được sự khuynh đảo của Trung quốc ở Á châu và đặc biệt đối với sự khai thác tài nguyên ở thềm lục địa và sự giao thông trên trục lộ hàng hải quốc tế trong khu vực. Cái thế liên ḥan này chắc chắn sẽ được quốc tế ủng hộ, đặc biệt là Hoa kỳ, Úc châu và Cộng đồng Âu châu.

3 – Chúng ta cũng sẽ tích cực vận động khối người Hoa rất đông đảo ở hải ngọai – mà tổng số có thể lên tới hàng mấy chục triệu người – và cả khối người Hoa ở Đài loan, Hongkong, Macao, Singapore nữa. V́ khối người đông đảo này có tinh thần dân chủ và nhân bản tự do rất cao, nên họ không thể mù quáng nhắm mắt đi theo chính sách bá quyền bành trướng đế quốc của giới lănh đạo cộng sản ngoan cố quân phiệt ở Bắc kinh được.

Và ngay cả đối với giới trí thức tiến bộ trong lục địa Trung quốc, chúng ta vẫn có thể t́m cách trao đổi thảo luận với họ về cái chính nghĩa của dân tộc Việt nam chúng ta là phải bảo vệ nền độc lập, quyền dân tộc tự quyết và nhất là giữ vững được sự vẹn ṭan lănh thổ của ḿnh.

Muốn tiến hành được việc này, th́ việc đầu tiên ta phải thực hiện, đó là : Hồ sơ về Ḥang Sa, Trường Sa cũng như về biên giới phía Bắc của Việt nam phải được tŕnh bày gọn gàng sáng sủa – với đày đủ chứng cứ vũng chắc cả về pháp lư, cũng như về thực tế địa lư lịch sử – để có đủ giá trị thuyết phục được trước công luận quốc tế, cũng như trong giới trí thức hàn lâm khắp thế giới.

4 – Ta cũng cần đặc biệt quan tâm đến những nạn nhân của sự đàn áp của chính quyền Bắc kinh đối với hàng triệu đ̣an viên của Pháp Luân Công, các sinh viên tranh đấu hồi năm 1989 tại Thiên An Môn, các nhân vật bất đồng chính kiến mà bị tù đày như Lưu Hiểu Ba v.v… Họ là những phần tử tiến bộ mà được cả thế giới mến phục v́ đă tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ, cho Công lư và Nhân quyền của người dân Trung quốc. Lư tưởng mà họ theo đuổi th́ rất gần gũi với lư tưởng của người Việt nam tỵ nạn chính trị chúng ta. Do đó mà chúng ta dễ có sự thông cảm và hợp tác thỏai mái với họ trong công cuộc xây dựng nền ḥa b́nh và t́nh huynh đệ láng giềng tốt đẹp bền vững giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa.

Ngày nay với Internet, ta có mọi điều kiện thuận lợi để mở rộng sự tiếp súc và liên kết giữa các khối quần chúng nhân dân tiến bộ của cả hai nước Việt và Hoa. Cũng như phát triển được cả một mạng lưới ṭan cầu nhằm hậu thuẫn cho những đ̣i hỏi chính đáng của dân tộc chúng ta trước sự chèn ép lấn chiếm tàn bạo và hết sức phi lư, phi đạo đức của giới lănh đạo cộng sản mù quáng và hiếu chiến ở Bắc kinh.

5 - Đặc biệt đối với các cường quốc ở Âu châu và Bắc Mỹ, th́ ta cần phải thật khôn khéo và kiên tŕ vận động qua truyền thông báo chí, qua các sự tiếp súc trực tiếp với chính giới trong Quốc hội, Bộ Ngọai giao…, và nhất là nơi các Viện Đại học, Viện Nghiên cứu – nhằm kêu gọi sự ủng hộ tinh thần cho công cuộc tranh đấu ḥan ṭan chính nghĩa của dân tộc Việt nam chúng ta để tự bảo vệ được cho ḿnh trước nạn chèn ép xâm lăng tàn bạo và thâm độc của nước láng giềng Trung quốc – với mộng bành trướng bá quyền luôn luôn đe dọa nền Ḥa b́nh và Ổn định trong khu vực Á châu / Thái b́nh dương.

Với gần 3 triệu người hiện định cư tại các nước Âu châu và Bắc Mỹ mà lại có một đội ngũ chuyên viên trí thức lên đến quá nửa triệu người – đặc biệt trong lớp người trẻ thuộc thế hệ thứ hai thứ ba – th́ khối người Việt hải ngọai chúng ta có đày đủ khả năng và phương tiện tài chánh kỹ thuật để duy tŕ một thứ “lobby có quy mô rộng lớn” – có thể không thua kém bao nhiêu so với cái thứ lobby rất ư mạnh mẽ và hiệu quả của khối người Do Thái tại các cường quốc này.

* * *

Trên đây là mấy nét hết sức đại cương về một số công việc mà người Việt ở hải ngọai có thể thực hiện được trong ư hướng nhằm góp phần cụ thể và tích cực cùng với đại khối 90 triệu người dân hiện đang sinh sống trên mảnh đất quê hương – mà là nạn nhân trực tiếp và khốn khổ của đại họa xâm lăng thâm độc và tàn bạo của bè lũ bành trướng bá quyền phương Bắc.

Người viết có niềm xác tín rằng: Trên thế giới ngày nay, vai tṛ của quần chúng nhân dân càng ngày càng thêm quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp bất đồng giữa các quốc gia. Chứ đó không phải là thứ công việc chỉ dành riêng biệt cho các chính phủ như trong các thế kỷ trước đây nữa – mà người công dân b́nh thường không được quyền tham dự vào. Trong lănh vực bang giao quốc tế ngày nay, các tổ chức tự nguyện của quần chúng hợp thành Xă hội Dân sự (the Civil Society) – th́ chính đó là những “ Tác nhân không phải là chính quyền Nhà nước” (Non – State Actors) – các tác nhân này hiện đang mỗi ngày một thêm lớn mạnh trong công cuộc thực hiện “ Quyền Tự chủ và Tự quyết của ḿnh” để bảo vệ vị thế của mỗi quốc gia, cũng như của mỗi người công dân trong một thế giới tiến bộ, thịnh vượng và liên đới ḥa b́nh ở thế kỷ XXI ngày nay.

Trước quốc nạn “Thù trong Giặc ng̣ai “ hiện nay tại quê nhà Việt Nam, nơi mà giới lănh đạo cộng sản ở Hà Nội đă tỏ ra hèn yếu khiếp nhược trước kẻ xâm lăng – chủ ư để mà bảo vệ sự tồn tại cho phe nhóm bè đảng của riêng họ, hơn là bảo vệ sự ṭan vẹn lănh thổ của dân tộc – th́ người dân chúng ta, không phân biệt là ở trong hay ở ng̣ai nước, cũng đều có nghĩa vụ và có thẩm quyền để mà đứng lên góp phần cứu lấy giang sơn đất nước yêu quư của ḿnh do cha ông chúng ta đă hy sinh bao nhiêu xương máu để mà truyền lại cho thế hệ chúng ta ngày nay vậy.

California, những ngày cuối năm Tân Măo 2011
© Đoàn Thanh Liêm
© Đàn Chim Việt