Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12

Thread: Vĩnh biệt Phà Thủ Thiêm

  1. #1
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Vĩnh biệt Phà Thủ Thiêm


    Hỡi người Sài Gòn năm cũ, hồn bây giờ ở đâu?



    Phà Thủ Thiêm lặng lẽ những ngày cuối cùng


    Bến vắng lặng, lác đác vài người. Chậm răi kéo dây neo, máy trưởng Trần Quang Đăng buồn rượi nh́n về trung tâm thành phố lớp lớp nhà cao tầng. Bến phà 100 tuổi dường như đă quá nhỏ bé. 5 ngày nữa phà dừng hoạt động.

    Đến cuối năm nay, bến phà Thủ Thiêm khoảng 100 năm tuổi nối bờ Đông và Tây Sài G̣n sẽ chính thức đóng cửa. H́nh ảnh những chiếc phà qua lại, tiếng c̣i hụ... sẽ chỉ c̣n là quá khứ. Từ khi có cầu và hầm Thủ Thiêm, bến phà cùng tên như ch́m vào quên lăng, lác đác chỉ c̣n vài người qua lại, khách vắng dần.

    Với những người đă từng gắn bó phà nhiều năm, những ngày này đang dần trở thành những ngày nhàn nhất nhưng lại nặng trĩu ḷng. Chị Nguyễn Thúc Liên, làm ở đây từ năm 18 tuổi nhẹ nhàng quét những chiếc lá, tàn thuốc trên bến phía quận 2. Trời về chiều, bến vắng lặng, khoảng sân trước mắt chị càng lớn hơn.

    "Năm nay đă 54 tuổi, gần 37 năm làm việc tại đây, năm sau là đă về hưu, lúc đó cũng không c̣n phà để đi nữa, tôi không thể h́nh dung nổi cảm giác khi đi ngang đây mà không nh́n thấy bến phà, buồn lắm", chị Liên chia sẻ.

    Gắn bó gần như trọn đời với phà, chị Liên nh́n thấy rơ những thay đổi nơi đây. Người phụ nữ phụ trách việc mở cổng bến phà vẫn nhanh nhẹn dù bây giờ chị phải chạy mở 2 cổng cùng lúc do khách vắng, một người cũng không có việc mà làm.

    Công việc nhàn, những lần mở cửa cũng thưa dần đi, tâm trạng những nhân viên như chị Liên tại đây đang bồi hồi xúc động nhớ lại những kỷ niệm xưa. "Khi xưa phà đông lắm, 2-3 hàng xe đậu, xe hơi ở đây, xe máy đậu hàng dài đằng kia, rồi đây nữa, lúc đó vào làm là chạy hết sức nhưng vui', chị vừa chỉ tay vào những làn đường chờ phà ở bến, vừa nhớ lại.

    Với cách ví von khác, máy trưởng Trần Quang Đăng, người có thâm niêm 32 năm làm việc tại đây, coi phà Thủ Thiêm như "người bạn tri kỷ" gắn bó biết bao buồn vui, kỷ niệm và cả thời trai trẻ của ḿnh.

    Người ngăm ngăm đen, tay luôn đầy dầu mỡ, ông Đăng hiểu rơ từng con ốc, từng chi tiết và những lần phà "lâm bệnh". "Khi tôi vào làm, bến chỉ có 4 phà 'hột vịt' 20 tấn đóng từ những năm 1963-1965, rất cũ, hay hư, lúc đó lại không có phụ tùng thay thế", ông Đăng nhớ lại. Phà "hột vịt" là những chiếc phà nhỏ 20 tấn có h́nh dáng bầu bầu như trứng vịt.

    Đến năm 1999, bến đầu tư thêm 4 phà loại 60 tấn, lúc đó người dân quận 2 có nhu cầu đi qua trung tâm thành phố rất nhiều, ngày thấp điểm khách vẫn nườm nợp. "Nhớ nhất những lần có ca cấp cứu, quận 2 th́ thiếu cơ sở y tế bệnh viện, nên người dân đều phải qua trung tâm thành phố chạy chữa. Mỗi lần như vậy dù 12h khuya, anh em vẫn tức tốc chạy phà, ưu tiên dù chỉ đưa duy nhất người bệnh qua sông", ông Đăng nói.

    Cũng có những kỷ niệm vui được nhiều nhân viên ở đây chia sẻ. Như vào khoảng năm 1980-1985, nhiều người t́m đến phà Thủ Thiêm để nhảy sông Sài G̣n tự tử khiến nhân viên bến phà ai nấy đều bảo nhau, ngoài việc chạy phà c̣n canh chừng xem ai đang có tâm trạng không, đang ngồi một góc hay khóc lóc ǵ không.

    Các nhân viên bến phà đang rôm rả hồi tưởng những kỷ niệm gắn bó với công việc th́ đột nhiên tiếng c̣i hụ vang, một chuyến phà rẽ nước chuyển khách từ quận 2 qua phía những ṭa nhà cao tầng đối diện sông. Chậm răi tháo dây neo, nhân viên bến nh́n buồn theo một vài khách lác đác. Ít ngày nữa, h́nh ảnh này sẽ không c̣n, tiếng c̣i quen thuộc cũng không vang lên nữa.

    Ông Nguyễn Công Dân, Phó giám đốc Xí nghiệp phà Cát Lái - Thủ Thiêm cho biết hiện tại đây có 44 nhân viên. Sau khi phà đóng cửa, 3 người sẽ về làm việc ở hầm Thủ Thiêm, 12-13 người điều qua bến thủy nội địa quận 1, c̣n lại sẽ về phà Cát Lái.

    "Nhiều ngày nay, anh em rất buồn bởi bến phà cũng thân thiết như gia đ́nh. Nhưng hiện nay mỗi ngày phà chỉ chở được khoảng hơn 3.000 khách, giảm 50-70% lưu lượng so trước khi thông hầm Thủ Thiêm", ông Dân nói.

    Không chỉ riêng nhân viên bến phà, đối với người dân đă từng ngồi trên phà chở ngang sông, ngắm nh́n cảnh sông nước... cũng mang niềm thương tiếc với bến phà 100 năm tuổi này.

    "Với tôi, phà như kỷ niệm, dù có hầm nhưng tôi vẫn thích đi phà hơn, cảm giác sông nước đem lại thật dễ chịu, lại được ngắm nh́n quang cảnh, nếu ngày nào đó không c̣n đi nữa chắc sẽ rất nhớ", anh Thanh, nhà ở quận B́nh Thạnh chia sẻ.

    Trời Sài G̣n chiều vang vang tiếng xe cộ qua lại tấp nập, bỏ lại bến phà vắng lặng, người thưa thớt. Dù không c̣n những chiếc phà màu trắng ngang sông, nhưng phà Thủ Thiêm sẽ măi là h́nh ảnh đẹp trong ḷng mọi người dân TP HCM.


    Thanh Nhật

    http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau...gay-cuoi-cung/

  2. #2
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tại sao lại nhớ Phà Thủ Thiêm ?

    Nh́n công tŕnh đường hầm Thủ Thiêm do lănh đạo vẹm xây dựng, người dân trong chuồng XHCN VN đều biết đó chỉ là "đẹp mă" nhưng số tuổi của nó sẽ "rất yểu"!

    Phà Thủ Thiêm đă góp mặt trong đời sống người dân đă có 100 tuổi thọ, Phà cũ kỹ nhưng nếu có mệnh hệ ǵ th́ người dân cũng c̣n t́m được chút an toàn vớt vát, nhưng nếu xử dụng đường hầm Thủ Thiêm "tân tiến" th́ không biết lúc nào sẽ làm mồi cho Hà Bá; bởi vậy ḷng dân vẫn nhớ đến Phà Thủ Thiêm.

    Phú Yên

  3. #3
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Từ hôm nay, Phà Thủ Thiêm trở thành một kư ức




    Sau những hồi c̣i cuối cùng ḥa vào âm thanh đón chào năm mới đêm 31/12/2011, những chiếc phà Thủ Thiêm lặng lẽ lui về bến, chính thức kết thúc sứ mạng 80 năm kết nối hai bờ sông Sài G̣n

    Trăm năm bến cũ con đ̣ Thủ Thiêm

    Sáng 31/12, nhiều người dân Sài G̣n cố đến bờ sông Sài G̣n, không phải t́m cách đi phà mà chỉ muốn nghe tiếng c̣i phà hụ 3 tiếng mỗi khi chuẩn bị rời bến. Ông Huỳnh Khương Du cùng cháu nội đứng nh́n 2 chiếc phà băng ngang. Ông Du chậm răi kể cho cháu nghe hồi c̣n nhỏ, trước khi về Q.3 sinh sống, ông từng sống cùng bố mẹ ở đây thế nào, từng băng ngang cùng những chuyến đ̣, chuyến phà ra sao. Nay ông muốn ngắm chúng, những chiếc phà quen thuộc, trước khi sông Sài G̣n không c̣n thấy những chuyến phà băng ngang.

    Trên những chuyến phà cuối, hành khách ít khác thường. Trước đây, phà Thủ Thiêm mỗi lần rời bến luôn chở trên ḿnh người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy… đông ơi là đông. Sau tiếng c̣i hụ, tiếng cười nói chào mời trên phà rộn ră lắm. Từ khi cầu Thủ Thiêm đi vào hoạt động, lượng khách qua phà giảm hơn phân nửa. Nay, người đi xe máy cũng băng qua hầm Thủ Thiêm nên lượng khách lên phà đếm trên đầu ngón tay.

    Chuyến phà trưa, hành khách chỉ khoảng mươi người. Ông Nguyễn Đ́nh Cư dắt chiếc xe đạp cà tàng từ Thủ Thiêm quay về quận G̣ Vấp. Ông thở hắt: “Mai phải đi ṿng cầu Thủ Thiêm rồi, xa lắm đây”. Từ 15 năm nay, sáng nào ông Cư cũng băng qua sông Sài G̣n đến Thủ Thiêm bán vé số mưu sinh. Khi được hỏi sao từ G̣ Vấp ông không đi bán nơi khác cho tiện, ông Cư chỉ cười cười: “Tôi sống ở Thủ Thiêm hơn 20 năm trước khi tôi chuyển về Gò Vấp. Đi bán vé số kiếm sống nhưng cũng là trở về chốn cũ, gặp người xưa chú ạ”. Dù Thủ Thiêm nay c̣n rất ít hộ gia đ́nh, nhưng ông Cư vẫn măi lui tới. Ngày mai, ông sẽ nhớ lắm chiếc phà hụ tu tu tu chờ ông mua vé.

    Cô sinh viên năm nhất trường Đại học Sài G̣n Ngọc Trinh cười bẽn lẽn khi tôi ngỏ ư chụp em tấm h́nh kỷ niệm chuyến phà cuối. Ngọc Trinh đi học bằng xe đạp. Tôi chỉ vào chiếc xe, hỏi nhỏ “mai em đi học thế nào”? Tôi hỏi vậy v́ hầm Thủ Thiêm không cho người đi bộ và đi xe đạp băng qua. Ngọc Trinh lại cười: “Mai em cất xe đạp luôn. Ba em sẽ chở đi học mỗi ngày”. Hóa ra nhà Trinh cũng phải giải tỏa nhưng vẫn c̣n chưa thỏa thuận được giá cả bồi thường nên em phải ở lại Thủ Thiêm khá lâu. Thôi đành tạm biệt chiếc phà, tạm biệt chiếc xe đạp nhé cô nữ sinh viên hay bẽn lẽn.

    Trên đường ra khỏi bến phà, phía bên bờ quận 1, nơi sẽ được nâng cấp thành bến thủy nội địa, biến phà Thủ Thiêm thành những chiếc “đ̣ dọc” phục vụ du khách, người nào cũng đi lặng lẽ. Những người soát vé, bảo vệ cũng kiệm lời hơn ngày thường. Chợt có ai đó lớn tiếng: “Ráng chụp thêm vài tấm h́nh kỷ niệm đi bà con ơi, mai hết thấy phà Thủ Thiêm rồi”. Lời nói như xé toạc không gian, phơi ra cái sự thật mà ai cũng biết nhưng chẳng ai muốn nói, nhất là những người trong cuộc, nhất là những người đi bộ qua phà, nhất là những người đi xe đạp qua phà.

    Tôi bước đi mà vẳng bên tai câu ḥ của một đồng nghiệp báo SGGP cách đây 2 ngày khi anh em bàn đến phà Thủ Thiêm:


    “Bắp non mà nước lửa đ̣

    Đố ai “ve” được con đ̣ Thủ Thiêm”...


    Dưới ánh nắng chiều, bóng ṭa tháp Hoa Sen cao nhất Sài G̣n kéo một vệt dài trên sông, che khuất những con phà. Thôi, đành tạm biệt phà Thủ Thiêm, một phần hồn cốt, kư ức của đất Sài G̣n vậy.



    Theo Đỗ Bá

    Gia Đ́nh & Xă Hội

    http://dantri.com.vn/c20/s20-553039/...-cuoi-cung.htm

  4. #4
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Phà Thủ Thiêm: Trăm năm đi vào kỷ niệm



    TT - Đêm chuyển giao năm mới, chuyến phà Thủ Thiêm cuối cùng từ Q.1 về Q.2 (TP.HCM) chỉ còn lưa thưa vài ba người khách. Bến phà gần 100 năm đă hoàn thành sứ mệnh của ḿnh.

    Chúng tôi cũng bước xuống những chuyến phà cuối cùng để nghe tâm sự của hành khách và những người lái phà.


    Đời phà

    Gần 5g30 sáng 31-12, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Hùng, 53 tuổi, đă có mặt tại bến phà Thủ Thiêm để chuẩn bị đổi ca cho đồng nghiệp. Công việc thường nhật gần 30 năm nay của ông là như thế... Nhưng hôm nay ông đến sớm hơn v́ đây là lần đổi ca cuối cùng để rồi chia tay bến phà thân thương đă gắn bó cùng ông gần cả cuộc đời.

    Cũng là công việc thường lệ, nhưng cái bắt tay đổi ca hôm nay giữa hai trưởng phà có ǵ đó lưu luyến hơn. Nhận ca, ông Hùng cẩn thận canh thời gian để hụ c̣i cho hành khách lên xuống phà, tiếng c̣i vang xa như muốn báo tin đây là những chuyến phà cuối cùng. Từ trong buồng lái, ông lặng lẽ quan sát khách lên xuống phà.

    Đôi mắt người thuyền trưởng dường như đăm chiêu hơn, ánh mắt nh́n chất chứa đầy tâm trạng. “Biết là có cầu Thủ Thiêm, có đường hầm sông Sài Gòn hiện đại th́ tốt hơn cho bà con đi lại nhưng lòng tôi cũng thấy buồn v́ đêm nay sẽ chia tay những chuyến phà đầy kỷ niệm này” - ông tâm sự với chúng tôi, những người khách cuối cùng của ông.

    Đă 30 năm phục vụ trên bến phà, bà Út Liên xem bến phà như ân nhân của cuộc đời ḿnh. Nhờ có bến phà mà bà đă nuôi sống gia đ́nh và lo được cho con cái ăn học nên người. “Giờ chia tay với bến phà, nhận công việc mới nhưng sao vẫn thấy buồn và có ǵ đó hụt hẫng quá” - bà Liên vừa bán vé vừa nói với khách như nói với chính ḿnh.

    Đi vào kỷ niệm

    Ngày cuối cùng ở phà Thủ Thiêm, mỗi chuyến phà chỉ vài chục hành khách với xe đạp, xe máy. Sự trống vắng cũng khiến những người lái phà dường như thấy buồn hơn, ưu tư hơn. Theo ông Trần Minh Thành - giám đốc bến phà Thủ Thiêm - Cát Lái, kể từ ngày thông xe đường hầm sông Sài Gòn, lượng hành khách đi phà giảm 10%, chỉ còn 3.700 khách/ngày.

    “Hành khách hôm nay qua phà cũng như chúng tôi, họ muốn đi những chuyến phà cuối, muốn nghe tiếng c̣i hụ, muốn cùng những chuyến phà kết thúc 100 năm lịch sử của nó. Cũng như tôi và nhân viên phà, bến phà và những chuyến phà cuối sẽ đi vào kỷ niệm của hành khách từng đến và đi trên bến phà này” - ông Thành chia sẻ.

    Ở bến phà hôm nay chúng tôi nh́n thấy nhiều ông cụ, bà cụ cũng xuống phà qua sông nhưng lại không muốn rời phà khi nó cập bến. Gặp cụ Nguyễn Văn Hội (76 tuổi) trên phà, cụ cho biết: “Dù đã rời khỏi phường Thủ Thiêm về ở huyện Bình Chánh từ lâu nhưng hôm nay nghe tin bến phà sẽ không c̣n hoạt động khi sang năm mới nên tôi đón xe buýt đến đây để đi chuyến phà cuối cùng như một món quà của đời mình”.

    Còn hai cụ bà tên Nê và Lan gần 70 tuổi là đôi bạn thân nhà ở tận chung cư An Phú - B́nh Khánh (Q.2) hôm nay cũng lên bến và đi những chuyến phà cuối cùng. Hai bà tâm sự: “Chúng tôi muốn lưu lại kỷ niệm thân thương từ tuổi hoa niên đến bây giờ ở bến phà này”. Nói rồi hai bà cầm máy ảnh chụp hình bến phà, chụp hình cho nhau và nhờ người chụp hình cho ḿnh ở bến phà này.

    Anh Huỳnh Phước An, 37 tuổi, nhà ở phường An Khánh (Q.2), dẫn hai cô con gái 4 tuổi và 10 tuổi đến chụp hình bến phà Thủ Thiêm nói: “Để sau này các cháu nhớ hồi xưa ở Sài Gòn có bến phà Thủ Thiêm”. Một tốp sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM chia sẻ: “Tụi em không hay qua lại ở bến phà này nhưng biết đây là bến phà cổ xưa và có giá trị lịch sử quan trọng gắn với sự phát triển thành phố nên muốn lưu giữ lại những h́nh ảnh thật sự vô giá này”.

    Gặp nhau đây... rồi chia tay

    Chiều cùng ngày, Công ty TNHH một thành viên Công trình cầu phà TP đã tổ chức cuộc họp mặt tri ân và tặng hoa cho 70 cán bộ nhân viên đã và đang làm việc ở bến phà.

    Ông Cao Kim Trọng - nguyên là phó giám đốc bến phà Thủ Thiêm, nay chuyển về làm phó giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn - xúc động nói: “Chỉ còn ít giờ nữa bến phà Thủ Thiêm sẽ trở thành hoài niệm, tôi chắc rằng anh chị em cũng như tôi từng gắn bó với bến phà này sẽ giữ măi h́nh ảnh thân thương của những chuyến phà hôm nay”.

    Trong buổi chia tay bến phà Thủ Thiêm, ông Trần Thế Kỷ - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - nói gần 100 năm qua, bến phà đã kết nối đôi bờ sông Sài Gòn. Nhờ có bến phà này, người nông dân thuở xưa trên vùng đất sình lầy với những cây dừa nước, ô rô phía Thủ Thiêm đã gần hơn với trung tâm TP.

    Như cảnh người đi xa quê hương luôn có nỗi nhớ nhung quê nhà, thời khắc chuyến phà Thủ Thiêm cuối cùng sẽ lưu lại kỷ niệm trong tâm tư của người dân TP. Bến phà chấm dứt hoạt động vì TP đã có cầu Thủ Thiêm, có đường hầm sông Sài Gòn và để hình thành khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện đại cho tương lai TP phát triển.

    BẢO ÂN - NGỌC ẨN

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/4...o-ky-niem.html

  5. #5
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Tương lai của đường hầm Thủ Thiêm đi về đâu?

    Mỗi cán bộ nhà nước XHCN VN là một con mọt ăn thủng bất cứ thứ ǵ mà chúng có thể ăn; bởi vậy tương lai của đường hầm Thủ Thiêm được mở rộng xử dụng th́ sẽ ra sao?
    Bao nhiêu chiếc cầu tân tiến được hoàn tất, vừa mới khánh thành th́ đă xụp, giết chết không ít người. Có thể đường hầm Thủ Thiêm sẽ như thế này đây:
    Văn pḥng thám tử - Cầu Phú Thọ có chiều dài 63m, rộng 3,3m, tải trọng 8 tấn, cầu bị sập làm cắt đứt hoàn toàn hệ thống giao thông trên tuyến đường ĐT 844 từ An Long đi thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông.


    Văn pḥng thám tử - Cầu Phú Thọ sau khi bị sự cố. (Ảnh: Báo Đồng Tháp)

    Sau khi cầu sập, lực lượng Thanh tra giao thông Đồng Tháp, Công an huyện,… đă có mặt kịp thời tổ chức phân luồng giao thông. Đến trưa cùng ngày, ngành chức năng đă điều 2 chiếc phà đảm bảo an toàn, tổ chức đưa rước người, phương tiện qua sông trên tuyến đường này bên cạnh các ngành chức năng đang điều động phương tiện để khắc phục sự cố này./.


    Nguyễn Văn Trí (TTXVN/Vietnam+)
    *nguồn: http://vanphongthamtutu.com.vn/tin-t...iao-thong.html
    Phú Yên

  6. #6
    Member Phú Yên's Avatar
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,858

    Chưa xử dụng đă có lời cảnh báo!...

    Van phong tham tu - Do tiếng ồn trong đường hầm Thủ Thiêm khá lớn nên người đi xe gắn máy nên sử dụng loại mũ bảo hiểm chụp kín tai. Đặc biệt hạn chế đưa trẻ em qua hầm.

    Do tiếng ồn trong hầm d́m Thủ Thiêm (dự kiến thông xe ngày 20-11) khá lớn nên Sở GTVT TPHCM vừa có khuyến cáo người lưu thông qua hầm bằng xe gắn máy nên sử dụng loại mũ bảo hiểm chụp kín tai để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn, đồng thời hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe gắn máy.


    Trong trường hợp phải chở trẻ em qua hầm, người lớn cần trang bị dụng cụ bịt tai cho trẻ em để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn, nhất là khi xảy ra t́nh trạng ùn tắc giao thông trong hầm.

    Sở GTVT TP vừa đồng ư cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) phối hợp cùng Trung tâm Quản lư đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài G̣n xây dựng phương án thu phí tự động (không dừng) tại trạm thu phí hầm Thủ Thiêm với mỗi chiều một làn tự động.

    Trạm thu phí hầm Thủ Thiêm được đặt tại đầu hầm phía quận 2, cách cửa hầm 340 m, có tổng cộng 10 làn thu phí. Như vậy, với việc cho VietinBank dùng một làn mỗi bên để thu phí tự động, trạm thu phí hầm Thủ Thiêm sẽ c̣n lại 8 làn thu phí một dừng. Về thời điểm bắt đầu tiến hành thu phí, Sở GTVT cho biết vẫn đang chờ UBND TP quyết định.

    *nguồn:http://vanphongthamtutu.com.vn/tin-t...thu-thiem.html

    Phú Yên

  7. #7
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Đêm chia tay phà Thủ Thiêm



    Tiếng c̣i vang lên lảnh lót giữa đêm 31/12/2011, nhân viên bến Thủ Thiêm nh́n chuyến phà cuối cùng mà nghẹn ngào. H́nh ảnh người Sài G̣n đón năm mới náo nhiệt đối lập với nỗi buồn đóng cửa phà khiến giờ phút chia tay bến phà 100 tuổi thêm quyến luyến.

    Nửa đêm qua, trong khi phà Thủ Thiêm lặng lẽ sắp đóng cửa th́ chỉ cách khoảng 500 mét, bên phía trung tâm quận 1, là quang cảnh náo nhiệt của những người chuẩn bị đón năm mới. Khu vực bến Nhà Rồng chật kín người và xe.

    Những h́nh ảnh cuối cùng trong đêm của phà Thủ Thiêm


    Gần 24h khuya, cánh cửa dẫn lối vào phà được đóng sập lại, phía trên là tấm băng rôn màu đỏ với ḍng chữ "phà Thủ Thiêm đóng cửa". Một vài người cám cảnh năn nỉ nhân viên phà mở cổng đề cho vào tham quan bến lần cuối.

    "Khoảng 23h45, chiếc phà Thủ Thiêm A 60 tấn đă thực hiện hành tŕnh cuối cùng từ quận 1 về quận 2, có khoảng hơn 10 khách, chúng tôi đă trao quà cho hành khách cuối cùng là một nam thanh niên", ông Nguyễn Công Dân, Phó giám đốc Xí nghiệp phà Cát Lái - Thủ Thiêm cho biết.

    Tiếng hụ c̣i của phà Thủ Thiêm vang lên báo hiệu cho hành tŕnh cuối khép lại 100 năm của bến phà này bắt đầu. Nhiều nhân viên tại đây đă không ḱm được nước mắt khi nh́n theo những đường rẽ nước cuối cùng của chiếc phà. H́nh ảnh này sẽ măi là kỷ niệm, kể từ năm mới 2012.

    Lặng lẽ xếp những tấm vé cuối cùng cho gọn, quét sạch đường đi, thu gom những ǵ c̣n lại, hai nhân viên kiểm soát vé ở bến quận 1 không khỏi chạnh ḷng khi nh́n thấy không khí náo nhiệt bên ngoài, mọi người đang ḥ reo chuẩn bị đón năm mới.

    Khi pháo hoa được bắn lên chào mừng năm mới, một chiếc phà "hột vịt" c̣n lại bên bờ quận 1 như trơ trọi và mất đi sức sống vốn có của nó. "Tôi không dám nh́n cảnh chiếc phà lần cuối chạy, bởi sẽ khó ḱm được nước mắt", một nhân viên bến vừa bước chậm răi vừa nói.

    Trước đó, vào buổi chiều cuối năm, Ban quản lư bến phà Thủ Thiêm cũng đă tổ chức họp mặt người lao động làm việc tại phà. Đại diện Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết dù nhớ nhung, luyến tiếc nhưng phà ngưng hoạt động sẽ tạo điều kiện phát triển cho khu đô thị mới Thủ Thiêm sau này.

    Buổi họp mặt để lại nhiều cảm xúc cho các nhân viên tại đây, nhiều người hào hứng kể lại kỷ niệm về phà, có người c̣n làm thơ. Sau khi phà dừng hoạt động, bến thủy nội địa phía quận 1 sẽ được lập, nhiều nhân viên v́ quyến luyến nên muốn gắn bó với bến thủy này để đỡ nhớ sông nước.


    Kiên Cường

    http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau...pha-thu-thiem/

  8. #8
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Chui hầm Thủ Thiêm, nỗi lo lớn


    Chủ nhật, 04 Tháng 12 2011 14:30

    Nếu có người từ nước ngoài hay từ các tỉnh hỏi: ''Sài G̣n ngay thời điểm hiện tại có ǵ lạ?'' Người hiếu kỳ sẽ nói ngay rằng có hầm Thủ Thiêm.

    Quả đúng vậy, cái đường hầm vượt sông Sài G̣n đang thu hút tính ṭ ṃ của người dân. Từ một miệt quê thuộc tỉnh Tiền Giang, hai vợ chồng nông dân có tuổi xấp xỉ bảy mươi đèo nhau bằng xe gắn máy lên Sài G̣n chỉ với mục đích chui hầm qua sông cho biết, để rồi họ bị thằng con trai đang làm công nhân ở quận 7 rầy cho tối mặt. “Tía má hết chuyện ham vui rồi sao. Con ở đây c̣n chưa dám chui hầm. Cái ǵ của Việt Nam làm cũng phải từ từ chờ coi chất lượng, cứ nhào vô liền có ngày lănh đủ.”

    Để được rơ hơn về đoạn hầm vượt sông đầu tiên này có lẽ cũng nên biết qua về “lư lịch” của nó. Theo hồ sơ từ Wikipedia Tiếng Việt:


    Hầm được thiết kế gồm 6 làn xe (2 x 3 x 3.5m), từ cầu Calmette ch́m xuống đáy sông Sài G̣n và nối với phía Thủ Thiêm tại đầu đường T13 với tổng chiều dài 1,490 m. Trong đó, lối vào hầm hai phía có dạng chữ U với tổng chiều dài 400 m; phần nhánh và miệng hầm hai phía dài 720 m; và phần hầm d́m dài 370 m. Phần hầm d́m được chia thành 4 đốt và được đúc riêng ở nơi khác, mỗi đốt nặng 27,000 tấn. Độ dốc hầm tối đa là 4%, đốt hầm làm bằng bê tông cốt thép.[1] Hầm nằm dười đáy sông cách mặt nước 24 m, mặt cắt ngang rộng 33.3 m cao 9m bề dày đáy và nắp 1.5 m, bề dày vách hai bên 1m. Tốc độ xe lưu thông trong hầm đạt 60 km/giờ. Hầm có thể chịu được động đất 6 Richter và có tuổi thọ 100 năm.


    Cũng theo Wikipedia, trước khi khánh thành vào ngày 20 tháng 11, 2011 hầm Thủ Thiêm có các sự cố như sau:

    Tháng 5, 2008, theo báo cáo kết quả kiểm tra của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước về chất lượng công tŕnh đại lộ Đông-Tây, hàng loạt vết nứt trên tường và bản nắp trên các đốt hầm đă được ghi nhận. Các vết nứt ở thành tường thẳng đứng kéo dài từ 2m-3m, bề rộng lớn nhất của vết nứt rộng đến 1 mm (theo tiêu chuẩn JSCE 2002 do nhà thầu Obayashi đưa ra th́ mức độ bề rộng vết nứt cho phép đối với hầm là dưới 0.28 mm). Các vết nứt cũng xuất hiện ở vị trí giữa các phân đoạn đổ bê tông của mỗi đốt hầm. Các vết nứt này thẳng đứng kéo dài gần như hết chiều cao đốt hầm, bề rộng vết nứt đến 0.3 mm. Các vết nứt này được khắc phục bằng cách phủ keo epoxy lên bề mặt vết nứt.


    Tất nhiên căn cứ vào các sự cố nêu trên nhiều người Sài G̣n lo ngại cho số phận cái hầm mới toanh này là chính đáng. Nhưng đă là người Sài G̣n ai mà lại không háo hức v́ cái đường hầm được đánh giá là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á.


    Chui hầm

    Chúng tôi v́ kiếm không ra cái nón bảo hiểm có che lỗ tai để chống tiếng ồn theo lời khuyến cáo nên cũng đành liều phóng xe gắn máy chui hầm coi thử cái hầm hiện đại này có làm điếc được ḿnh không. Từ đường Kư Con chúng tôi quẹo trái đi vào đại lộ Đông-Tây, thế là chui hầm. Thú thật, cái cảm giác chui hầm bằng xe gắn máy là một cảm giác không giống ai trên thế giới. Có thể nói ngay rằng, nếu không cần thiết th́ bạn không nên trải nghiệm cảm giác này v́ bạn ngồi xe hơi chui hầm ít ra bạn c̣n tin là lớp sắt, lớp kính xe hơi bao bọc bảo vệ bạn, c̣n cỡi xe Honda th́ ôi thôi cứ như mang nặng cảm giác như người sắp chết trôi bị hút, bị nhận ch́m.

    Lúc chúng tôi chui hầm không phải là giờ cao điểm, vậy làn đường dành cho xe gắn máy khá chật chội. Anh bạn mà tôi đèo sau xe nói: “Họ nói cái tuổi thọ hầm chui này là 100 năm. Tôi cá mười ăn ba với ông là chừng mười năm là kẹt xe tắc hầm, coi như nó chết non ông ạ.”

    Được biết bên phía Thủ Thiêm ở thời điểm hiện nay số dân cư sống lâu đời hầu như đă bị giải tỏa trắng để phục vụ cho dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo tham vọng của các nhà qui hoạch của chế độ th́ Thủ Thiêm sẽ là một Thượng Hải của Việt Nam với những ṭa nhà cao ngất ngưởng, là khu trung tâm của giới nhà giàu, với một triệu khách văng lai... Nếu tất cả điều này thành hiện thực th́ ngoài chuyện kẹt xe tắc hầm th́ chuyện cấm người nghèo phóng xe máy qua đường hầm đến Thủ Thiêm ngắm ngó nhà giàu là chuyện có thể đoán trước.

    Người Sài G̣n nào thường đọc báo đều biết về những vết nứt của đốt hầm, tất nhiên chính quyền và nhà thầu cũng công bố “đă rút kinh nghiệm khắc phục.” Nhưng chỉ cần nh́n cái đường cao tốc Sài G̣n-Trung Lương là biết chất lượng các công tŕnh giao thông có tiền đầu tư hàng ngàn tỉ tệ hại ra sao. Cái “công thức”: đường chờ lún, cầu chờ run, nhà chờ nứt, giờ lại thêm hầm chờ ngập... đang hàng ngày hàng giờ ám ảnh người sử dụng giao thông Việt Nam. Thế nên cái nỗi ám ảnh về chuyện bị cả một khối nước ập xuống lúc chui hầm chắc chắn sẽ tồn tại măi măi với tuổi thọ của đường hầm Thủ Thiêm này.

    Ngay chính ngành xây dựng của chế độ cũng đă có kết luận thẩm định về thiết kế như sau. Báo cáo thẩm định của Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng-Bộ Xây Dựng (2003) cho rằng phương án thiết kế của nhà thầu Obayashi (Nhật) về gói thầu xây dựng hầm Thủ Thiêm có nhiều rủi ro.

    Theo đó, độ lún dự báo của công tŕnh lớn, có khả năng gây nứt hỏng các đốt hầm trước khi đưa vào sử dụng và kiến nghị t́m phương án khác có độ tin cậy cao hơn. Về mặt tiếng ồn, do hầm bằng bê tông cốt thép có độ phẳng cao và được chôn sâu dưới ḷng sông nên ḍng xe qua lại sẽ tạo nên tiếng ồn khá lớn, Sở Giao Thông Vận Tải khuyến cáo người dân đi xe máy che kín tai và hạn chế chở trẻ em qua hầm.

    Khi chúng tôi vừa kịp thở nhẹ nhơm chui ra khỏi đường hầm th́ nh́n trước mắt là cả một đám người hiếu kỳ đang dồn lại một góc ở đường dẫn vào hầm phía Thủ thiêm để chụp h́nh và tán chuyện.

    Những người này không có may mắn như những người chui hầm mấy hôm trước được ngang nhiên dừng xe lại bên trong hầm để chụp h́nh.

    Sự háo hức, vui mừng trước những sự thay đổi tiến bộ vốn là tâm lư chung của người Sài G̣n. Có lẽ nhờ vậy họ mới có thể chịu đựng được một đời sống bất an, ngộp thở trong một đô thị hỗn độn. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không biết tới vấn nạn tham nhũng ghê gớm từ các công tŕnh giao thông đang hàng ngày hàng giờ đẩy đời sống của ḿnh và tương lai con cháu ḿnh vào chốn nguy hiểm.

    Sài G̣n có thêm một một công tŕnh giao thông mới và nỗi lo lắng mới.

    (PT)

    http://www.lytuongnguoiviet.com/inde...am-&Itemid=121

  9. #9
    NguờiPhu_KhuânVác
    Khách

    Hầm Thủ Thiêm ...Một trong những cái mà ViệtCộng đă làm được sau năm 1975 đó ?!

    Tôi thường nghe cái câu : " Sau năm 1975 đến nay VC có làm được công tŕnh ǵ mới chưa, có xây được trường học nào chưa ? ..... " .

    Không thấy hay không chịu thấy ? Sau năm 1975 VN đă xây hàng chục cây cầu vĩ đại bậc nhất ĐNA. Thông hầm qua đèo Hải Vân, và gần đây là thông hầm Thủ Thiêm qua cả sông Saigon cơ ! Những ngôi trường, bệnh viện thời VNCH để lại sau này đều quá đát, hiện nay vẫn trên nền ấy, nhưng đă được xây mới lại hết rồi, như bệnh viện trợ rẩy cũng đă đôi ba lần đại tu lớn, tội nghiệp cho bà con Việt Kiều ở xa không có dịp tận mắt chứng kiến nên hiểu nhầm, hiểu sai về VN rất nhiều.

    Cái bến nhà rồng ngày xưa ọp ẹp xấu hoắc, hôm nay đă trở thành một ngôi nhà mới toanh, đẹp đẻ vô cùng. Nhưng những cái đó không quan trọng lắm, cái quan trọng nhất là mới hôm qua VN tổng kết chỉ sau 20 năm, nhà nước đă vận động, quyên góp xây được 1 triêu 1trăm 25 căn nhà t́nh nghĩa cho dân. Với dân số 86 triệu người mà nhà nước đă xây nhà cho dân tới trên một triệu người, thử hỏi như vậy lớn không hỉ ? Nên nhớ giùm 86 triệu dân nếu tính ra chỉ chừng 25 triệu hộ, mà mỗi hộ th́ là một căn nhà, 25 triệu hộ chia cho một triệu một trăm 25 căn nhà thử xem con số khiếp không ? Cái VC làm được cho dân đó .

    VN có 86 triệu dân
    Mỗi một hộ dân từ 4-5 người
    Vậy tính trung b́nh VN có 25 triệu hộ = 25 triệu căn nhà
    Nhà nước xây nhà t́nh nghĩa cho dân 1 triệu, 1 trăm, 25 căn hộ, có nghĩa là sau năm 1975, nhà nước đă xây tặng cho dân trên 20% nhà ở tại VN. Xây mới hàng chục cây cầu lớn, tu sửa và xây mới hàng ngàn trường học, bệnh viện, ṭa án, ngân hàng, bờ kè, công viên...trên toàn nước.

    np_kv

  10. #10
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by NguờiPhu_KhuânVác View Post
    ...
    Thôi đi đồng chí ơi .

    Nhờ có nhiêù tỷ đô la kiêù hôí vào VN mỗi năm, th́ chính phủ mơí có tiền. Nhưng mà bệnh viện cũng thiêú và riêng Sài G̣n th́ từ mâư chục năm nay không xây thêm bệnh viện công nào dù đă nhận nhiêù viện trợ . Bệnh viện quá tải. Mơí khởi xây thêm bệnh viện công gần đây ở Sài G̣n.

    Tham nhũng ḅn rút, nợ công gia tăng, các tập đoàn chính phủ và các cơ quan Nhà nươc´tăng nhiêù giá và lệ phí, dù c̣n được nhiêù tỷ đô la viện trợ mỗi năm cho đên´ năm 2013.

    Đi qua hầm này cũng có thu phí, tuổi thọ của nó th́ chờ sau thớ gian bảo hành 2 năm sẽ biêt´. Bởi vậy khoan kể lể.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •