06-01-2012


Mỹ cảnh báo Việt Nam về những vụ tuỳ tiện giam người



Ben Bland tại Hà Nội

Mỹ đă công bố một cảnh báo nghiêm khắc với Việt Nam v́ những vụ đàn áp người bất đồng chính kiến lên đến mức báo động với các chính phủ phương Tây và các tổ chức nhân quyền.


Trường hợp gây chú ư mới đây nhất liên quan đến Bùi Thị Minh Hằng, một người hoạt động 47 tuổi, người đă bị kết án hai năm trong một “trại cải tạo” gần Hà Nội vào tháng Mười Một sau khi tham gia một số cuộc biểu t́nh công khai hiếm có chống lại việc Trung Quốc xâm lược trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa).

Tin về việc tùy tiện giam giữ bà Minh Hằng chỉ mới xuất hiện gần đây, đă làm thế giới chú ư đến việc Việt Nam vẫn dùng các “trại cải tạo” bí mật mà nhiều nhà quan sát tưởng là đă bị đóng cửa khi Việt Nam b́nh thường hóa quan hệ với Mỹ.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hôm thứ Năm đă kêu gọi chính phủ Việt Nam thả bà Hằng và tất cả các tù nhân chính trị khác; ĐS quán Mỹ cho rằng giam giữ tù nhân chính trị vi phạm các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đă kư kết.

“Không ai có thể bị giam giữ v́ thực hiện các quyền tự do phát biểu hoặc hội họp ḥa b́nh,” Đại sứ quán Mỹ cho biết.

Theo pháp luật Việt Nam, cảnh sát có quyền rộng răi để tùy tiện bắt giam người có hành vi được nhà nước coi là gây tổn hại cho xă hội nhưng không đủ nghiêm trọng để bị truy tố ra toà h́nh sự.

Chính phủ Cộng sản Việt Nam thường xuyên bắt giữ những người vận động dân chủ, pháp luật và người biểu t́nh ḥa b́nh. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao nước ngoài nói các vụ bắt giam người tuỳ tiện đă được đẩy mạnh trong năm qua do ảnh hưởng ngày càng tăng của phe tướng lănh công an trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Lănh đạo hàng đầu của CHXHCNVN lo sợ rằng t́nh h́nh kinh tế hỗn loạn hiện nay đă làm tăng nguy cơ rối loạn xă hội.

“Chính phủ và công an địa phương có thể tùy ư đưa người dân đến các trại giam (bí mật) không qua quá tŕnh hợp pháp hoặc quyền khiếu nại có hiệu lực,” một luật sư Việt dấu tên v́ sợ ảnh hưởng chính trị, cho hay. “Đây là một hành vi hoàn toàn vi phạm bản quốc tế nhân quyền Việt Nam đă cam kết tôn trọng.”

Nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng trở nên lo lắng trước các sự kiện của mùa xuân Ả Rập đang diễn ra và sau các cuộc biểu t́nh rộng răi chống đối ở nước Cộng sản láng giềng Trung Quốc, các nhà ngoại giao nước ngoài nhận định.

Bộ Công an Việt Nam với hai uỷ viên trong 14 người ở Bộ Chính trị Đảng CSVN, “rất sợ hăi,” về các mối đe dọa cho sự ổn định và muốn gửi một tín hiệu để hù doạ những người bất đồng chính kiến ​​khác, một nhà ngoại giao phương Tây cho biết.

Tháng trước, một nhóm các trí thức nổi tiếng đă gửi thư đến Trương Tấn Sang, chủ tịch Nước của Việt Nam, kêu gọi trả tự do cho bà Hằng.


Phil Robertson, Phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, hoan nghênh tuyên bố của Mỹ, nhưng kêu gọi các chính phủ phương Tây cần tăng thêm áp lực ngoại giao với Việt Nam.

Không có số liệu thống kê chính thức công bố có bao nhiêu trại cải tạo Việt Nam đang hoạt động hoặc có bao nhiêu người đang bị giam giữ tại đó.

Những người bị giam trong các trại, được báo chí nhà nước gọi là “trại viên”, phải học tập về ư thức hệ Cộng sản và bị cưỡng bức lao động.

Việt Nam cũng đă bị quốc tế chỉ trích ngày càng tăng v́ tuỳ tiện giam giữ hàng chục ngàn phụ nữ mại dâm, người nghiện ma tuư và trẻ em gặp khó khăn trong các trại cải tạo tương tự, họ cũng buộc phải làm việc, chế biến hạt điều, may màn chống muỗi.



© DCVOnline

http://dcvonline.net/modules.php?nam...ticle&sid=8903