Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 22 of 22

Thread: PHẬT GIÁO HOÀ HẢO

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    PHẬT GIÁO HOÀ HẢO
    Tuyên Bố Của Tướng Năm Lửa Về Việc Quy Thuận Chính Phủ

    Tác giả : Vương Hồng Anh


    LTS. Tiếp theo phần 1 của loạt bài " Vĩ tuyến 17, Hiệp định Genève, 50 năm nh́n lại", đăng vào số báo thứ Bảy hàng tuần, kể từ đầu tháng 9/2004, VB giới thiệu tiếp phần 2 về t́nh h́nh tại miền Nam từ sau Hiệp định Genève đến thời kỳ 1955-1956. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: Quân lực VNCH trong giai đoạn 1946-1955( Khối Quân sử/Pḥng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH); Đông Dương Hấp Hối của cựu Đại tướng Quân đội Pháp Henri Navarre; hồi kư của các cựu Tướng lănh VNCH: cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu Đại tướng Cao Văn Viên; Việc từng ngày 1945-1964 của tác giả Đoàn Thêm; tài liệu riêng của VB.
    *Lược ghi về diễn tiến việc quy thuận của ông Trần Văn Soái và binh đội thuộc quyền.
    Như đă tŕnh bày, ngày 19 tháng 1/1956, 10 ngày sau khi có cuộc hành quân của lực lượng Quân đội VNCH vào Đồng Tháp, một đại diện của chính phủ VNCH đă bí mật liên lạc được với một đại diện của ông Trần Văn Soái (tức Năm Lửa, trung tướng lực lượng giáo phái). Đó là ông Phan Hà, đại tá Đổng lư văn pḥng của ông Soái. Cuộc gặp gỡ đă diễn ra tại đồn Cây Tre làng Tân Phú (Đồng Tháp). Đại diện chính quyền VNCH đă tŕnh bày sự khoan hồng của chính phủ và cho biết sẵn sàng tiếp nhận ông Trần Văn Soái trở về với đại gia đ́nh quốc gia. Trong việc gặp gỡ đầu tiên này, đại diện của ông Soái cũng hoan hỉ bày tỏ sự mong muốn trởvề của họ. Cả hai bên đều đi đến sự đồng thuận là để một đại diện chính thức của chính phủ gặp ông Soái để trao đổi ư kiến và quyết định những điều kiện thỏa thuận.Ngày 24/1/1956, phái đoàn chính phủ không gặp ông Soái nhưng đă gặp bà Lê Thị Gấm, vợ của ông để bàn luận thêm. Bà Gấm tỏ vẻ sốt sắng nên phái đoàn có nhờ bà thuyết phục để ông Soái sớm đưa lực lượng trở về quy thuận.
    Ngày 11-2-1956, sau bao lần liên lạc và thảo luận, ông Soái đă chịu thảo luận với Đại sứ lưu động của Tổng thống VNCH là ông Nguyễn Ngọc Thơ được cử xuống Hậu Giang tiếp xúc với ông Soái. Ông Trần Văn Soái đưa ra một số đề nghị và những điều kiện này đă được chính phủ chấp thuận. Ngày 17-2-1956, ông Trần Văn Soái đă thỏa thuận mang toàn lực lượng c̣n lại ra quy thuận. Các đoàn quân quy thuận lần lượt đưa về tập trung tại trại chiêu an của chiến dịch Nguyễn Huệ đặt tại Cái Vồn
    *Các điều kiện và đề nghị của ông Trần Văn Soái về việc quy thuận.
    Ngày 19 tháng 2-1956, những điều kiện của ông Trần Văn Soái được chính thức công bố và được báo chí đăng tải. Những điều kiện này có những điểm chính sau đây:
    -Ông Trần Văn Soái sẽ giao trọn lực lượng vơ trang của ông đặt dưới quyền sử dụng của Chính phủ.
    -Tài sản đă bị tịch thu th́ thuộc về Chính phủ, chưa bị tịch thu th́ ông Trần Văn Soái được toàn quyền sử dụng.
    -Binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan thuộc lực lượng ông Trần Văn Soái được tự do lựa chọn theo ư muốn của ḿnh, hoăc: trở về với gia đ́nh làm ăn, buôn bán, an ninh tính mạng sẽ được bảo đảm, hoặc xin gia nhập Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, sẽ có ban tuyển trạch lựa chọn và sẽ đưa đi huấn luyện tại Quán Tre.
    * Tuyên bố của ông Trần Văn Soái về quyết định quy thuận Chính phủ VNCH
    Ngày 2 tháng 3/1956, lời tuyên bố của ông Trần Văn Soái được Chính phủ phổ biến với đầy đủ nội dung như sau:
    "Sau một thời gian ly khai đứng đối lập với Chính phủ là v́ trước đây bởi một ngộ nhận xảy ra đáng tiếc, làm lũng đoạn khối đoàn kết dân tộc mà lỗi ấy là do thực dân và Việt Cộng bày kế ly gián, gây thảm họa đau thương cho đồng bào, điều mà Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa không bao giờ muốn.
    Thời gian ly khai ấy, tôi đă nhận thấy sự dă tâm của bọn Việt Cộng lợi dụng đạo giáo để mưu nổi loạn, cũng như thực dân đă gián tiếp phá hoại nền an ninh và trật tự của xứ sở Việt Nam.
    Đă quá rơ ràng bọn Thực-Cộng là những kẻ ngoan cố, khoác chiêu bài liên kết lợi dụng danh nghiă đạo, phá hoại nền an ninh, chặn ngăn sức tiến triển của chính thể Việt Nam Cộng Ḥa, thêm vào đó, cố t́nh gây hố chia rẽ giưă Chính phủ, nhân dân và chúng tôi, để hầu có cơ hội thôn tính miền Nam."
    Tôi đă vô t́nh hiểu lầm bọn trên, nên đă đi trái ngược với nguyện vọng của toàn dân. Ngày nay, chính nghiă Cộng Ḥa trên mục tiêu Chống Thực Bài Cộng Tiêu Diệt Bọn Phiến Loạn do vị lănh tụ cương quyết và sáng suốt Ngô Đ́nh Diệm dẫn dắt đă đi đúng với nguyện vọng của toàn dân, và hợp với giáo lư chân truyền của Đức Huỳnh Giáo Chủ, v́ thế tôi cùng toàn bộ sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ từ nay nhận thấy lỗi lầm ấy, nên quyết định trở về phụng sự với Chính phủ.
    Tôi cần phải có bổn phận xác nhận lập trường của tôi lẫn chung quân sĩ thuộc hạ đối với Chính phủ do Ngô Tổng thống lănh đạo và đồng thanh tuyên bố:
    -Trên đường kiến quốc chung bằng ư thức phụng sự Dân tộc và Tổ quốc chúng tôi nguyện hứa:
    -Triệt để chống Cộng, bài Thực để đưa đồng bào đến chỗ an ninh, trật tự suốt vùng Đồng Tháp Mười và trên toàn cơi Việt Nam.
    -Triệt để ủng hộ Chính phủ do Ngô Tổng thống lănh đạo.
    -Đập tan mưu mô hiệp thương tổng tuyển cử của bọn Việt Cộng độc tài khát máu.
    -Đặt toàn bộ quân sĩ thuộc hạ của tôi dưới quyền sử dụng của Chính phủ.
    -Thành khẩn phụng sự cho Chính phủ và nhất định thẳng tay trừng trị lẫn tiêu diệt dư đảng phiến loạn c̣n trong nước và ngoài ranh giới, bè lũ tay sai cho bọn thực dân và đế quốc đỏ.
    -Tuyệt đối tuân hành mệnh lệnh của chính phủ để tiêu diệt bọn người phá đạo, phản Thầy, phản cách mạng và phản dân tộc.
    -Triệt để tham gia cuộc tuyển cử Quốc hội ngày 4 tháng 3-1956.
    -Quyết tâm tranh đấu đứng trên lập trường của Ngô Tổng thống đề xướng để xứng đáng là một tín đồ trung thành của Đức Thầy.
    Tôi tha thiết kêu gọi anh em Phật giáo Ḥa Hảo hăy đoàn kết lại noi theo lời khuyên của Đức Thầy, đứng sau lưng của Ngô Tổng Thống để cương quyết thanh trừng bọn phản đạo và tiêu diệt bọn Thực-Cộng để xây đắp nền tự do dân chủ và độc lập phú cường của đất nước".
    Ngày 7-3-1956, một buổi lễ tiếp nhận ông Trần Văn Soái và binh đội của ông đă được tổ chức tại Cái Vồn để chấm dứt cuộc đời hoạt động quân sự và chính trị của ông. Một thời gian sau, ông Soái và gia đ́nh trở về Sài G̣n sống b́nh thường như những người dân b́nh thường khác. Cuộc quy thuận của ông Trần Văn Soái đă làm cho t́nh h́nh miền Tây lắng dịu hẳn.
    *Tổng lược về hoạt động của Lực lượng Trần Văn Soái tại Đồng Tháp
    Như đă tŕnh bày, sau khi triệt thoái khỏi Cái Vồn, lực lượng của ông Trần Văn Soái (tức Năm Lửa, trung tướng Ḥa Hảo), đă rút về Đồng Tháp Mười, tổ chức vùng này căn cứ chính.Khi đến địa bàn mới, lực lượng của ông Trần Văn Soái c̣n khoảng 3,800 người, được phân chia, phối trí đóng quân tại 2 khu vực:Liên khu Tiền Giang: bao gồm Đồng Tháp Mười, lấy sông Tiền Giang làm ranh giới.-Liên khu Hậu Giang từ sông Tiền Giang về hướng Tây.Tại mỗi liên khu, ông Trần Văn Soái tổ chức một hệ thống tác chiến riêng biệt. Để ổn định t́nh h́nh miền Tây, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm (chính thức trở thành Tổng thống VNCH ngày 26-10-1955), đă chỉ định Thiếu tướng Dương Văn Minh, nguyên tư lệnh Chiến dịch Hoàng Diệu, xuống miền Tây để chỉ huy chiến dịch Nguyễn Huệ.Chiến dịch Nguyễn Huệ khởi diễn ngày 1-1-1956 với 3 nhiệm vụ chính:Giải quyết vấn đề lực lượng của ông Ba Cụt và ông Trần Văn Soái.Giữ vững biên giới VN-Cao Miên không cho loạn quân chạy từ Hà Tiên đến sông Vàm Cỏ.Cắt đứt liên lạc loạn quân giữa hai khu chiến: Miền Tây và Đồng Tháp.Ngoài những nhiệm vụ trên, chiến dịch Nguyễn Huệ c̣n có nhiệm vụ tiêu diệt những cơ cấu nằm vùng của Việt Cộng trong vùng hành quân, tái lập hành chánh, khai thác vùng Đồng Tháp Mười, mở mang đường sá, cầu cống và xây cất đồn bót tại vùng này. (Kỳ sau: Cuộc hành quân tảo thanh lực lượng ly khai tại phiá Đông Bắc Đồng Tháp.)
    Last edited by alamit; 20-10-2012 at 12:38 AM.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    PHẬT GIÁO HOÀ HẢO
    Lực Lượng Dân Xă Đảng Tại Vùng Hậu Giang


    Tác giả : Vương Hồng Anh

    LTS. Tiếp theo phần 1 của loạt bài " Vĩ tuyến 17, Hiệp định Genève, 50 năm nh́n lại", đăng vào số báo thứ Bảy hàng tuần, kể từ đầu tháng 9/2004, VB giới thiệu tiếp phần 2 về t́nh h́nh tại miền Nam từ sau Hiệp định Genève đến thời kỳ 1955-1956. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: Quân lực VNCH trong giai đoạn 1946-1955 (Khối Quân sử/Pḥng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH); Đông Dương Hấp Hối của cựu Đại tướng Quân đội Pháp Henri Navarre; hồi kư của các cựu Tướng lănh VNCH: cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu Đại tướng Cao Văn Viên; Việc từng ngày 1945-1964 của tác giả Đoàn Thêm; tài liệu riêng của VB.
    *Tiến tŕnh h́nh thành lực lượng vũ trang Dân Xă Đảng của Giáo phái Ḥa Hảo
    Theo tài liệu của Khối Quân sử/Pḥng 5/Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH tŕnh bày trong Quân sử 4, tiến tŕnh h́nh thành và phát triển lực lượng Dân Xă Đảng của Giáo phái Ḥa Hảo được ghi nhận như sau.
    Ngày 21 tháng 9/1946, Đức Huỳnh Giáo Chủ cùng với ông Nguyễn Văn Sâm và một số trí thức thành lập đảng Việt Nam Dân Chủ Xă Hội, gọi tắt là Việt Nam Dân Xă Đảng. Trong một thời gian ngắn, Việt Nam Dân Xă Đảng phát triển mạnh, và được sự hậu thuẫn rất lớn tại miền Tây Nam phần Việt Nam. Các đảng viên Dân Xă Đảng chính là thành phần ṇng cốt của lực lượng quân sự giáo phái Ḥa Hảo. Từ năm 1947 đến năm 1954, lực lượng vơơ trang của giáo phái Ḥa Hảo có 4 hệ phái gồm: lực lượng Trần Văn Soái, tức Năm Lửa, hoạt động tại Cần Thơ, Vĩnh Long, đặt bản doanh tại Cái Vồn; lực lượng Lâm Thành Nguyên, tức Hai Ngoán, hoạt động tại 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc, bản doanh đặt tại Cái Dầu.; lực lượng Lê Quang Vinh ( tức Ba Cụt) đóng bản doanh tại Thốt Nốt (Long Xuyên), kiểm soát vùng Rạch Giá, Long Xuyên; lực lượng Nguyễn Giác Ngộ đặt bản doanh tại Chợ Mới, đóng tại một vài khu vực trong tỉnh Long Xuyên.
    *Kế hoạch phối trí lực lượng Dân xă đảng trong năm 1955
    Sau Hiệp định Genève, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam đă có kế hoạch sát nhập các lực lượng giáo phái Cao Đài, Ḥa Hảo. Tuy nhiên, trong tháng 8/1954, chỉ có một số binh đoàn giáo phái sát nhập vào hệ thống Quân đội Quốc gia. Về giáo phái Ḥa Hảo chỉ có 1 binh đoàn 3 ngàn người của lực lượng Trần Văn Soái và 3 ngàn người thuộc lực lượng Nguyễn Giác Ngộ Nguyễn Thành Phương, về quy thuận Chính phủ và được cải biến thành các Trung đoàn Bộ binh.
    Khi Quân đội Quốc gia Việt Nam khai diễn chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đợt 1 (23/5-12/8/1955) đă tŕnh bày trong phần trước, qua chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đợt 1, lực lượng giáo phái Ḥa Hảo chống Chính phủ Quốc gia VN bị phân tán. Đầu tháng 9/1955, lực lượng Ḥa Hảo của ông Lê Quang Vinh (tức Ba Cụt), trung tướng lực lượng giáo phái, dưới danh xưng là Quân đội Dân Xă Đảng Việt Nam đă tản mác khắp nơi, đă về tập trung vùng Nam Thái Sơn và Ba Thê. này.Trước áp lực của các binh đoàn giáo phái ly khai đè nặng xuống nhiều khu vực của miền Tây, Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đợt 2 được khai diễn vào ngày 29-9-1955 và kéo dài đến 17-10-1955. Cuộc hành quân này có mục đích tiêu diệt lực lượng Ḥa Hảo của ông Ba Cụt đồng thời chiếm đóng trụ đường Rạch Giá-Hà Tiên để phá huỷ các cơ sở của đối phương..
    Như đă tŕnh bày, ông Lê Quang Vinh khi được tin Quân đội Quốc gia VN lại tiếp tục mở cuộc hành quân tại miền Tây, ông quyết tử chiến và đă thảo một bản quân lệnh với danh xưng là Trung tướng Tổng tư lệnh Quân đội Dân Xă Việt Nam gửi cho các cơ quan, đơn vị quân sự trực thuộc ở trong các vùng ảnh hưởng của ông, để theo đó mà thi hành. Lực lượng Quân đội Quốc gia ít lâu sau bắt được bản quân lệnh này được phổ biến ngày 6-11-1955. Sau đây là phần lược tŕnh về sự phối trí của lực lượng Dân Xă Đảng theo quân lệnh của ông Lê Quang Vinh. Một số chi tiết trong phần này đă được tŕnh bày trong bài tổng lược về chiến dịch Đinh Tiên Hoàng.
    Theo sự phân nhiệm của ông Lê Quang Vinh, Tư lệnh Lực lượng Dân Xă Đảng , nỗ lực chính của lực lượng là Trung đoàn Lê Quang, được giao nhiệm vụ pḥng thủ tại Ba Thê. Tiểu đoàn Các đơn vị khác gồm: Tiểu đoàn 205 Lê Lợi tác chiến tại cả ba kinh Ba Thê Mới, quyết chiến tại mặt trận Núi Tróc, Núi Tượng.Tiểu đoàn 210 tác chiến tại kinh Mốp Văn. Tiểu đoàn 206 Lê Lợi chịu trách nhiệm phá con đường từ cầu số 5 đến ngă ba lộ cái Long Xuyên-Châu Đốc. Tiểu đoàn Năm Núi đào lộ đánh xe nhà binh, phá cầu làm chứơng ngại sự lưu thông trên con đường từ Ô Môn tới Cần Thơ. Tiểu đoàn 20 tác chiến tại Ô Long Vĩ (Châu Đốc) . Tiểu đoàn Hồng Châu chịu trách nhiệm phá cầu, đào lộ từ Sa Đéc đến Vàm Cống và nă trọng pháo vào châu thành Sa Đéc. Trung đoàn Lê Lợi trách nhiệm điều động trọng pháo bắn tàu binh đường Long Xuyên-Núi Sập Trung đoàn Nguyễn Huệ bố trí các đồng rừng Giồng Triêng G̣ Quéo. Tiểu đoàn chủ lực Thất Sơn phân ra hai bộ phận: đột kích ngă ba kinh Tám Ngàn, liên tiếp nă trọng pháovào Xà Tôn.
    Trong tháng 12/2955, sau những cố gắng qua các cuộc hành quân liên tiếp của chiến dịch Đinh Tiên Hoàng, lực lượng Quân đội Quốc gia VN vẫn không tiêu diệt được chủ lực của đối phương.
    Miền Tây Nam thuộc ảnh hưởng của ông Ba Cụt. mặc dù bị săn đuổi, nhưng các đơn vị của Dân Xă Đảng do ông Ba Cụt tổng chỉ huy vẫn chưa bị tiêu diệt, vẫn c̣n khả năng quay rối các đồn bót và các thôn xóm, nhất là tại vùng biên thùy Cam Bốt- Việt Nam, gây bất an trên các trục lộ giao thông bằng lối đánh du kích.
    *Lực lượng Dân Xă Đảng tại Hậu Giang sau chiến dịch Đinh Tiên Hoàng.
    Để chỉnh đốn và phân định chiến trường hoạt động, Tư lệnh Lực lượng Dân Xă Đảng Lê Quang Vinh đă chia vùng Hậu Giang ra làm bốn khu chiến với sự phối trí như sau.
    -Khu Giồng Riềng (Rạch Giá): Khoảng 200 người có Tiểu đoàn 21 đóng tại An Giồng Riêng.
    -Khu Ba Thê: khoảng 400 người có Tiểu đoàn Hồng Châu đóng tại vùng Thới Long (Cần Thơ), Đại đội 30 Dân xă đóng trên kinh Bốn Tổng, Đại đội đặc biệt đóng trên kinh Tri Tôn.
    -Khu Hà Tiên: Khoảng 200 người trong đó có quân số của Tiểu đoàn chủ lực Thất Sơn đóng tại Vĩnh Phú.
    -Khu Châu Đốc: Khoảng 400 người có quân số của Tiểu đoàn 19 đóng tại Tân An, Tiểu đoàn 7 đóng tại Phú Hữu, Tiểu đoàn 20 đóng tại Vĩnh Ngươn, Đại đội 31 Dân xă, Đại đội 2 pḥng vệ đóng tại vùng kinh Thần Nông, Tiểu đoàn Phan Thanh Giảng đóng tại Mương Kinh dọc theo bờ sông Tiền Giang, Tiểu đoàn Lê Văn Duyệt đóng tại vùng rạch Sở Thượng.
    Ngoài quân số trên, lực lượng Dân Xă Đảng c̣n 4 trung đoàn chủ lực di động trên khắp khu vực vùng Hậu Giang. Đó là:
    -Trung đoàn Bắc Tiến c̣n khoảng trên 200 người.
    -Trung đoàn Nguyễn Huệ có quân số c̣n khoảng 200 người (các tiểu đoàn 201, 2002 và 204 sau cần lần thất bại, quân số hao hụt nên đă bị giải tán)
    -Trung đoàn Lê Quang c̣n khoảng trên 300 quân.
    -Trung đoàn Lê Lợi c̣n khoảng 100 người.
    Ông Lê Quang Vinh gọi lực lượng của ḿnh là Nghiă quân cách mạng hoạt động trong Dân Xă Đảng, và ông có danh xưng là Trung tướng Tổng tư lệnh Quân lực Dân Xă Đảng. Ông Lê Quang Vinh đă về hợp tác với Pháp ngày 30-1-1948, nhưng cũng từ ngày này đến cuối tháng 3/1953, ông đă 3 lần quy thuận và 3 lần ly khai. Cứ mỗi lần quy thuận và ly khai như vậy, ông lại lấy thêm được tiền tài và vũ khí để phát triển binh lực của ông. Điều đáng nói là người Pháp không lấy thế làm tức giận và vẫn kiên nhẫn đón nhận mỗi lần quy thuận của ông, chỉ cốt kiềm hăm lực lượng của ông không theo Cộng sản, mà ngược lại khai thác lực lượng này đánh kẻ địch chính là Việt Minh.
    Vào lúc chưa xảy ra các cuộc giao tranh với lực lượng Quân đội Quốc gia, ông đă củng cố lực lượng Dân Xă Đảng. Lực lượng này đă có các tỉnh đảng bộ và quận bộ thuộc 6 tỉnh miền Tây: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sa Đéc, Rạch Giá và Hà Tiên. Sự tổ chức này cho thấy ông Lê Quang Vinh đă lập đảng bộ ngay cả tại những vùng thuộc sự kiểm soát của lực lượng Trần Văn Soái. (Kỳ sau: Các cuộc hành quân của QL.VNCH tảo thanh lực lượng Dân Xă Đảng tại Hậu Giang trong năm 1956).
    -----------------

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •