Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 24

Thread: Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ
    Iran “sẽ đóng cửa eo biển Hormuz”, Mỹ “sẵn sàng đối phó”
    Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz để đáp lại những đe dọa an ninh từ Mỹ - đại sứ Iran tại Nga tuyên bố, trong khi Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ khẳng định Mỹ hoàn toàn sẵn sàng để đương đầu với mọi đe dọa của Iran về việc đóng cửa eo biển này.

    Trả lời phỏng vấn hăng tin Interfax ngày hôm qua, đại sứ Iran tại Nga, ông Sajjadi nói Iran sẽ có biện pháp trả đũa nếu Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân của nước này.


    Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi đă chỉ trích Arập Xêút về tuyên bố có thể gia tăng việc sản lượng dầu nếu các biện pháp cấm vận của phương Tây cắt giảm lượng xuất khẩu của Iran.

    “Nếu Iran cảm thấy an ninh bị đe dọa, theo tự nhiên là Iran sẽ phản ứng và đưa ra câu trả lời thích đáng. Việc đóng cửa eo biển Hormuz là một trong những câu trả lời thích đáng như vậy”, ông Sajjadi nói.

    “Chúng tôi tin rằng kịch bản một cuộc tấn công từ Mỹ là có thể xảy ra. Iran có đủ sức mạnh để chặn eo biển Hormuz”.

    Đây là đe dọa mới nhất một quan chức Iran đưa ra trong những ngày qua, liên quan đến tuyến đường biển vận chuyển dầu mỏ quan trọng của thế giới.

    Mỹ tuyên bố nước này sẽ không cho phép Iran phong tỏa Eo biển Hormuz, nơi có tới 1/3 sản lượng dầu thương mại của thế giới đi qua.

    Hôm qua, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta tuyên bố Mỹ “hoàn toàn sẵn sàng để đương đầu với mọi đe dọa của Iran về việc đóng cửa Eo biển Hormuz”.

    Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Panetta nhấn mạnh Mỹ hiện đă có sẵn một lực lượng quân sự hùng hậu đóng quanh vùng Vịnh. Ông nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục duy tŕ sự hiện diện mạnh mẽ tại khu vực này nhằm thể hiện rơ rằng chúng tôi sẽ làm tất cả để bảo đảm ḥa b́nh tại đây".

    Các nhà phân tích Mỹ nhận định Hải quân Iran không có đủ quy mô để phong tỏa lâu dài eo biển chiến lược này, song có năng lực thủy lôi và tên lửa.

    Trà Giang
    Theo Xinhua, Reuters

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ
    Nga đưa cảnh báo sắc lạnh về việc đánh Iran

    Nga hôm qua (18/1) đă lên tiếng cảnh báo rằng, một cuộc tấn công vào Iran sẽ là “thảm họa” cho cả khu vực và v́ thế các cường quốc thế giới nên áp dụng chính sách không can thiệp vào khu vực Trung Đông cũng như Bắc Phi.

    “Việc liệt kê tất cả các hậu quả của một cuộc tấn công vào Iran là không thể. Nhưng tôi tin chắc rằng đó sẽ là hành động đổ thêm dầu vào đám lửa đang cháy âm ỉ trong cuộc đấu đầu giữa người Sunni và người Shia. Và kết quả sẽ dẫn đến một phản ứng dây chuyền”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đă phát biểu như vậy trong bài phát biểu hàng năm dịp đầu năm mới 2012.


    "Nói về việc một thảm họa từ việc đánh Iran có thể sẽ diễn biến như thế nào, các bạn cần phải hỏi những người thường xuyên, liên tục nhắc đến nó như một sự lựa chọn", ông Lavrov cho biết đồng thời nhấn mạnh Nga sẽ “làm tất cả những việc” trong khả năng và quyền lực của ḿnh để ngăn cản một cuộc tấn công Iran.

    Mặc dù Bộ trưởng Quốc pḥng Israel ngày hôm qua đă lên tiếng khẳng định nước này “c̣n lâu” mới đưa ra quyết định tấn công Iran nhưng rơ ràng Washington và Tel Aviv luôn từ chối loại bỏ khả năng dùng sức mạnh quân sự đối với Tehran v́ chương tŕnh hạt nhân gây tranh căi của nước CH Hồi giáo.

    Iran phủ nhận những cáo buộc của phương Tây cho rằng họ đang theo đuổi việc sản xuất vũ khí hạt nhân. Theo các quan chức Iran, chương tŕnh hạt nhân của họ là nhằm mục đích dân sự như sản xuất điện năng và phục vụ công tác nghiên cứu.

    Không chỉ phản đối một cuộc tấn công quân sự vào Iran, Nga c̣n bày tỏ sự không ủng hộ đối với lệnh cấm vận dầu mỏ mà phương Tây đang định áp dụng đối với nước CH Hồi giáo. Ông Lavrov cho rằng, những biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành xuất khẩu của dầu mỏ của Iran sẽ “làm tổn thương” dân thường và khuấy động hơn nữa sự bất ổn ở khu vực chứ không giúp ngăn chặn vũ khí hạt nhân.

    "Những biện pháp trừng phạt chẳng giúp ǵ cho mục tiêu ngăn chặn phổ biến hạt nhân. Chúng chỉ nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Iran và người dân nước này với mục đích rơ ràng là khích động sự bất măn bên trong nước CH Hồi giáo”, Ngoại trưởng Nga đă dùng những lời lẽ mạnh mẽ như này để nói về việc các nước trừng phạt Iran.

    Theo ông Lavrov, những biện pháp trừng phạt chỉ làm “ngáng trở” khả năng tái khởi động các cuộc đối thoại giữa Iran và 6 cường quốc liên quan.

    Xuất khẩu dầu mỏ chiếm tới 80% doanh thu từ nước ngoài của Iran và Tehran đă đe dọa sẽ đóng cửa Eo biển Hormuz, tuyến đường biển quan trọng hàng đầu thế giới, nhằm trả đũa cho các biện pháp trừng phạt nhằm vào họ. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta tuyên bố, bất kỳ động thái nào nhằm phong tỏa Eo biển Hormuz sẽ gây ra một đ̣n đáp trả mạnh mẽ.

    Liệu Nga có thể bảo vệ được Iran?

    Những phát biểu ngày hôm qua của Ngoại trưởng Lavrov cho thấy Nga rất kiên quyết trong việc bảo vệ Iran trước sự dồn ép quyết liệt gần đây của các cường quốc phương Tây do Mỹ đứng đầu. Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu Moscow có thể bảo vệ được Iran hay không?

    Một số nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về việc Nga có đủ ảnh hưởng về kinh tế và quân sự để đóng một vai tṛ quyết định trong vấn đề Iran

    “Nga trên thực tế không c̣n ảnh hưởng thực sự ở khu vực Trung Đông. Nga không c̣n đóng một vai tṛ quyết định ở đây và chúng ta không có cách nào để lấy lại ảnh hưởng thời Xô viết”, nhà phân tích Sergei Demidenko đến từ Viện Nghiên cứu và Phân tích Chiến lược ở thủ đô Moscow đă nhận định như vậy.

    “Iran không thể dựa vào Nga để bảo vệ họ. Mỹ và Israel chắc chắn không sợ Nga và Nga chắc chắn cũng không muốn gây chiến tranh v́ Iran”, ông Demidenko nói thêm.

    Một nhà phân tích khác cho rằng, việc Nga có những phát biểu ủng hộ Iran chỉ là để tránh làm phật ḷng nước CH Hồi giáo. Lư do là Moscow lo ngại Tehran có thể cấp tài chính và hỗ trợ cho lực lượng chiến binh Hồi giáo làm loạn ở khu vực Bắc Caucasus đầy bất ổn của Nga.

    “Không ai muốn một Iran có bom hạt nhân... nhưng chúng ta cũng không muốn Iran tấn công vào các lợi ích của Nga ở khu vực Bắc Caucasus. Tehran sẽ dễ dàng tổ chức một nhóm như lực lượng Hezbollah ở nam Li-băng trên lănh thổ Nga nếu Moscow ủng hộ một cuộc tấn công nhằm vào Iran”, nhà phân tích Yevgeny Satanovsky thuộc Viện Nghiên cứu Trung Đông cho hay.

    Quan hệ giữa Iran với các cường quốc phương Tây do Mỹ dẫn đầu bắt đầu trở nên “căng như dây đàn” kể từ sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hồi cuối năm ngoái đưa ra một bản báo cáo ám chỉ Iran đang t́m cách sản xuất vũ khí hạt nhân.

    Ngay khi bản báo cáo trên được tung ra, các nước phương Tây hối hả t́m cách gây áp lực, dồn ép quyết liệt để Tehran từ bỏ tham vọng hạt nhân. Mỹ, Anh, Canada... đồng loạt thông báo những biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn nhằm vào Iran. Tin đồn cũng dấy lên về việc Mỹ, Anh và Israel đang bàn cách đánh Iran.

    Cả khu vực Trung Đông chỉ trong một thời gian ngắn đă biến thành một chảo lửa nóng bỏng với những các cuộc tập trận rầm rộ, những lời đe dọa, cảnh báo lẫn nhau. Chưa lúc nào, người ta lại lo ngại về một cuộc chiến tranh giữa Iran và phương Tây như lúc này. Tuy nhiên, khi các cường quốc phương Tây ra sức dồn ép Iran th́ Nga và Trung Quốc lại đứng ra bảo vệ nước CH Hồi giáo. Hai nước này đều lên tiếng phản đối một cuộc tấn công quân sự cũng như các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhằm vào Iran.

    Theo VnMedia

  3. #3
    Member
    Join Date
    21-10-2011
    Posts
    1,103
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    .............

    “Nếu Iran cảm thấy an ninh bị đe dọa, theo tự nhiên là Iran sẽ phản ứng và đưa ra câu trả lời thích đáng. Việc đóng cửa eo biển Hormuz là một trong những câu trả lời thích đáng như vậy”, ông Sajjadi nói.

    “Chúng tôi tin rằng kịch bản một cuộc tấn công từ Mỹ là có thể xảy ra. Iran có đủ sức mạnh để chặn eo biển Hormuz”.
    ............
    Ai Cập cũng đă từng đóng cửa kênh đào Suez năm 1967 và chuyện ǵ phải đến đă đến. Bây giờ, thằng Iran lặp lại sai lầm của Ai Cập khi xưa. Nhưng biết đâu nhờ thế mà dân Iran thừa cơ hội lật đổ chế độ độc tài của thằng khỉ già.

  4. #4
    Member
    Join Date
    21-10-2011
    Posts
    1,103
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ
    Nga đưa cảnh báo sắc lạnh về việc đánh Iran

    Nga hôm qua (18/1) đă lên tiếng cảnh báo rằng, một cuộc tấn công vào Iran sẽ là “thảm họa” cho cả khu vực và v́ thế các cường quốc thế giới nên áp dụng chính sách không can thiệp vào khu vực Trung Đông cũng như Bắc Phi.
    Nga ngố này th́ lúc nào mà chẳng "thảm họa". Năm rồi, NATO tấn công Gadhafi th́ Ngoại trưởng Nga cũng "thảm họa", "tấn công vào một nước có chủ quyền là vi phạm ......". Rồi sao ? Khi Gadhafi bị bắn chết, Nga ngố liền nỏ mồm rằng "ủng hộ một tiến tŕnh tái thiết nhanh chóng nhằm giúp đỡ nhân dân Lybia". Nói theo kiểu Việt Cộng th́ hành động đấy của Nga là "khôn", là không đánh mà vẫn "khôn khéo" để vào giành phần tái thiết, ..... Nhưng NATO đâu phải thằng ngu, nó nói thẳng "khi xưa, thằng nào cản trở tao đánh thằng già Gadhafi hả ? cho nên, giờ th́ ngồi im mồm đi nhé, thằng Nga ngố".

    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Liệu Nga có thể bảo vệ được Iran?

    Những phát biểu ngày hôm qua của Ngoại trưởng Lavrov cho thấy Nga rất kiên quyết trong việc bảo vệ Iran trước sự dồn ép quyết liệt gần đây của các cường quốc phương Tây do Mỹ đứng đầu. Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu Moscow có thể bảo vệ được Iran hay không?
    ..........
    Nga ngố có mấy chiếc tàu chiến cũ kỹ, không lo bảo vệ vùng Viễn Đông (Kamchatka), nhỡ thằng Nhật được Mỹ tiếp sức vỗ cho vài nhát th́ có mà khóc tiếng Arab. Vài tháng trước kéo tàu sang bảo vệ đồng minh Syria độc tài ǵ ǵ đấy mà có kết quả khả quan nào đâu, dân Syria vẫn nổi dậy toàn quốc đấy. Thằng Nga ngố này, đúng là yếu mà cứ ham ra gió.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ
    Tại sao Iran nguy hiểm trong mắt phương Tây?


    Chương tŕnh hạt nhân của Iran có thể đă không bị "đánh hội đồng" nếu Quốc gia Hồi giáo này không phát triển tên lửa đạn đạo.

    Nhiều ư kiến vẫn thắc mắc, tại sao Iran lại trở thành mối đe dọa đối với phương Tây, ngoài những khẩu hiệu chống Mỹ, quốc gia Hồi giáo này c̣n có điều ǵ khác để phương Tây phải để mắt hay không?

    Một số cho rằng, sở dĩ Iran trở thành mối đe dọa với phương Tây là v́ chương tŕnh hạt nhân của nước này. Nhưng trên thế giới có rất nhiều quốc gia đang làm điều đó. Vậy tại sao, các quốc gia này không nằm trong tầm ngắm của phương Tây?

    Bernard Gwertzman, biên tập viên của tờ CFR đă có buổi phỏng vấn ông Michael Elleman, Ủy viên cao cấp về hợp tác an ninh khu vực và quốc tế của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS có trụ sở tại London, Anh về vấn đề tại sao Iran lại là mối đe dọa với phương Tây.

    Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

    Ông Bernard Gwertzman: - Iran vừa tập trận quanh eo biển Hormuz, đồng thời, cảnh báo Hoa Kỳ không được đưa tàu chiến quay trở lại đây. Chuyện ǵ đang diễn ra? Có thực sự căng thẳng trong khu vực này hay không?

    Ông Michael Elleman: - Iran đă tạo ra mối đe dọa tương tự trong thời gian dài, 2 hoặc 3 lần mỗi năm, họ thường xuyên thực hiện các bài tập quân sự khác nhau.

    Trong tháng 10/2011, họ đă thực hiện một cuộc tập trận pḥng không (>> chi tiết), tuyên bố có thể bảo vệ đất nước trước bất kỳ cuộc tấn công nào từ trên không.

    Trước đó vào tháng 6/2011, họ đă thực hiện một cuộc tập trận khác với quy mô rất lớn, nơi họ đă phô diễn khả năng tên lửa đạn đạo của ḿnh.

    Trong quá tŕnh tiến hành các cuộc tập trận quân sự, họ đă cảnh báo rằng, họ có đủ khả năng để ngăn chặn, họ có thể tấn công đáp trả và gây tổn thất không thể chấp nhận cho bất kỳ ai có ư định tấn công họ.

    Cuộc tập trận hải quân gần đây là một nỗ lực để chứng minh rằng họ có đủ khả năng đóng cửa eo biển Hormuz nếu phương Tây tiếp tục các lệnh trừng phạt mới. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng, đóng cửa eo biển Hormuz là một việc làm vô cùng tốn kém cho nền kinh tế Iran.

    - Đó có phải là lư do để phương Tây chọn cách cấm vận xuất khẩu dầu mỏ để trừng phạt Iran?

    - Iran đang cố gắng để chứng minh rằng, "nếu bạn không cho phép mua dầu mỏ từ chúng tôi, chúng tôi sẽ không cho bất cứ giọt dầu nào đi qua eo biển Hormuz", nó là một kiểu đe dọa khi bị đe dọa.

    Tất nhiên câu hỏi đang được quan tâm là Iran có thực sự đóng cửa được eo biển Hormuz hay không? Với hiểu biết của tôi, cùng với các cuộc tṛ chuyện với rất nhiều chuyên gia quân sự, tất cả đều khẳng định rằng, họ không thể đóng cửa eo biển Hormuz.

    Điều họ có thể làm là khiến cho dầu mỏ đi qua đây trở nên tốn kém hơn, sẽ có một vài rắc rối trong vận chuyển, nhưng tôi tin rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để Iran có thể mạo hiểm.

    - Báo cáo của IAEA trong tháng 10/2011 đă làm cho câu chuyện về khả năng tên lửa và hạt nhân của Iran trở nên sôi nổi hơn. Trong đó, dư luận nói nhiều đến khả năng phát triển hạt nhân quân sự của Iran. Tuy nhiên từ năm 2003 đến nay, không có nhiều thông tin về những ǵ họ đang làm, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

    - Từ năm 2003 đến nay, tôi không t́m thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân, tôi không t́m thấy bất kỳ dấu hiệu nào về điều này. Tuy nhiên, Iran chắc chắn đă đạt được những tiến bộ to lớn trong việc phát triển tên lửa đạn đạo, có thể đe dọa các thành phố trên khắp vùng Vịnh và Israel.

    Tên lửa Sajjil-2 của Iran đủ khả năng để de dọa Thổ Nhĩ Kỳ, với tầm bắn khoảng 2.000km. Tôi không thực sự chắc chắn về khả năng của nó, về mặt lư thuyết tên lửa này hoàn toàn có thể đe dọa Đông Nam châu Âu.



    Iran có thể sẽ b́nh yên nếu chương tŕnh hạt nhân của họ không đi kèm với chương tŕnh phát triển tên lửa đạn đạo Ảnh minh họa

    - Ông có cho rằng, Iran có kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông không?

    - Tôi không cho rằng kho tên lửa của Iran là lớn nhất nhưng chắc chắn là đa dạng nhất. Israel là quốc gia có tập hợp rất nhiều công nghệ tinh vi về tên lửa đạn đạo, Iran là một trong số ít các quốc gia đang t́m kiếm khả năng với các hệ thống tên lửa tầm ngắn, gần đây họ tuyên bố có khả năng tấn công tàu chiến cách 250km từ bờ biển. Tôi không thực sự tin vào khả năng này.

    - Như ông đă biết, Iran là quốc gia duy nhất phát triển một tên lửa đạn đạo có tầm bắn trên 2.000km mà không đi kèm với đầu đạn hạt nhân. Tại sao các quốc gia khác không đi theo hướng này? Ông đánh giá như thế nào về điều này?

    - Tên lửa đạn đạo chỉ thích hợp để mang đầu đạn hạt nhân, nguyên tắc hoạt động của nó là vượt ra ngoài bầu khí quyển và quay trở lại trái đất với một tốc độ rất cao, khả năng mang tải trọng hữu ích của tên lửa đạn đạo là rất thấp. Do đó, nó không thể chứa đầu đạn hóa học hay sinh học, v́ vậy ngoại trừ đầu đạn hạt nhân, nó chỉ có thể mang đầu đạn thông thường.

    Tuy nhiên, nếu bạn nh́n vào bán kính phá hủy mục tiêu của một đầu đạn nặng 1.000kg TNT chỉ khoảng từ 30-100m. Nếu tên lửa của bạn không đủ chính xác để tấn công các mục tiêu trong bán kính 100m, hiệu quả đối với quân sự trong trường hợp này là rất thấp.

    Một tên lửa đạn đạo với đầu đạn thông thường chỉ thích hợp để khủng bố các thành phố đông dân cư mà thôi, tuy nhiên, không ai bỏ ra một số tiền lớn để phát triển một tên lửa đạn đạo có tầm bắn 2.000km chỉ để đe dọa các mục tiêu dân sự.

    Iran đang mong muốn phát triển một tên lửa tầm trung khoảng 3.500km để đe dọa các mục tiêu tại Lodon. Iran có thể bắn từ 10-15 tên lửa loại này, tuy nhiên, bạn hăy so sánh mức độ chi phí và hiệu quả, liệu bạn có bỏ ra một số tiền khổng lồ để phát triển tên lửa chỉ để giết vài chục người cho mỗi quả hay không?

    Nếu bạn thực sự muốn đi theo xu hướng phát triển các tên lửa đạn đạo với đầu đạn thông thường có thể tấn công các mục tiêu trong phạm vi 2.000km, điều này đ̣i hỏi tên lửa của bạn phải cực kỳ chính xác mới đem lại hiệu quả chiến lược. Tuy nhiên, ngay cả Mỹ hay Nga vẫn chưa thể phát triển được các tên lửa đạn đạo có sai số trượt mục tiêu (CEP) dưới 100m.

    Vấn đề là mọi thứ sẽ khác đi rất nhiều nếu tên lửa của bạn chứa một đầu đạn hạt nhân.



    Tên lửa đạn đạo này sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không mang một đầu đạn hạt nhân.

    - Ông có cho rằng các nhà thiết kế tên lửa Iran sẽ trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa tại một thời điểm nào đó?

    - Về khả năng trong tương lai là như vậy, như tôi đă nói ở trên, một tên lửa đạn đạo sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không mang một đầu đạn hạt nhân. Đó là căn cứ để dự đoán Iran sẽ phát triển đầu đạn hạt nhân cho tên lửa của ḿnh. Đó chính là lư do để chương tŕnh hạt nhân của Tehran trở thành mối đe dọa trong tương lai dù nó chưa thực sự hiện hữu.

    Iran đă tính toán để có thể đe dọa Tel Aviv bằng tên lửa đạn đạo thông thường, sau đó có thể ngăn chặn Israel tấn công họ, cùng với đó là nỗi lo lắng từ Israel rằng Iran có thể tấn công quốc gia Do Thái này bằng một đầu đạn hóa học. Thế nhưng, không có dấu hiệu nào cho thấy có một chương tŕnh phát triển đầu đạn hóa học tại Iran ở thời điểm hiện tại.

    Nếu Iran muốn khởi động tên lửa từ các căn cứ được bảo vệ chặt chẽ, họ cần có các tên lửa có tầm bắn trên 1.300km. Họ đă sửa đổi một loại tên lửa nhiên liệu lỏng mua từ Triều Tiên thành Shahab-3, nhưng họ không đủ khả năng để sản xuất tất cả các thành phần của tên lửa, họ phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ Triều Tiên.

    Iran đă cố gắng để phát triển Sajjil dựa trên những công nghệ trong nước, bước đầu họ đă làm chủ được điều này.

    - Ông đánh giá như thế nào về các tên lửa mà Iran vừa bắn thử trong cuộc tập trận vừa qua?

    - Chúng ta đă thấy qua video hai loại tên lửa đă được bắn thử trong cuộc tập trận hải quân, những tên lửa này bắt nguồn từ một số hệ thống của Trung Quốc.

    Trung Quốc đă giúp Iran xây dựng một cơ sở sản xuất tên lửa chống hạm có tầm bắn khoảng 120km hoặc xa hơn một chút. Họ cũng đă bắn thử một tên lửa đối không từ tàu chiến. Tên lửa này trông rất giống với SM-1 mà Hải quân Mỹ đă ngưng sử dụng từ năm 1979.

    Tôi không chắc lắm về việc Iran có thể có được tên lửa SM-1 từ một tổ chức nào đó hay không. Mỹ đă xuất khẩu tên lửa SM-1 cho rất nhiều quốc gia trên thế giới, chắc chắn rằng nó vẫn c̣n được sử dụng, v́ vậy Iran có thể mua nó từ một quốc gia nào đó.

    - Bộ Quốc pḥng Mỹ cho biết, tiếp tục duy tŕ tàu chiến của ḿnh tại vùng Vịnh bất chấp lời đe dọa của Iran. Liệu Iran có thể tấn công các tàu chiến Mỹ hay không?

    - Tôi không bao giờ dự đoán những ǵ Iran sẽ làm, tôi không thấy bất kỳ khả năng nào của họ để làm điều đó. Nó chỉ cung cấp thêm cho Hoa Kỳ cái cớ để tấn công Iran mà thôi.

    Tôi tin rằng, Iran đang cố gắng cảnh báo người dân Mỹ tại vùng Vịnh rằng họ sẽ chịu nhiều đau đớn nếu Iran bị tấn công, bên cạnh đó, những ǵ họ làm cũng để ổn định t́nh h́nh chính trị trong nước, tăng cường đoàn kết dân tộc dưới sức ép to lớn của Hoa Kỳ.

    - Cảm ơn ông đă tham gia buổi phỏng vấn của chúng tôi.

    Quốc Việt (theo IISS)

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ
    Mỹ và phương Tây tiếp tục siết chặt gọng ḱm đối với Iran



    Ngày 22/1, tàu sân bay Mỹ USS Abraham Lincoln đă đi qua eo biển Hormuz đầy nhạy cảm với sự tham gia của hai tàu chiến Pháp, Anh. Chỉ sau đó vài giờ, EU cũng thông qua biện pháp trừng phạt mới nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran.



    Tàu sân bay lớp Nimitz USS John C. Stennis (trái) và USS Abraham Lincoln trên vùng biển Ảrập

    Nữ phát ngôn viên Hạm đội 5 của Mỹ, Trung úy Rebecca Rebarich, cho biết tàu USS Abraham Lincoln đă hoàn thành “hải tŕnh định kỳ” qua eo biển Hormuz và tiến vào vùng Vịnh Péc-xích mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

    Cùng đi với tàu USS Abraham Lincoln c̣n có tàu khu trục HMS Argyll của Hải quân Hoàng gia Anh và một tàu chiến Pháp.

    Động thái trên diễn ra một ngày sau khi Iran rút lại cảnh báo trước đó nói rằng Tehran sẽ hành động nếu tàu sân bay Mỹ quay lại eo biển chiến lược hiện đang trung chuyển tới 1/5 lượng dầu thế giới.

    Gần như cùng lúc, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) cũng đă nhất trí thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với Nhà nước Hồi giáo. Cụ thể, tất cả các nước thành viên EU không được kư thêm các hợp đồng nhập khẩu dầu thô, sản phẩm hoá dầu và vàng của Iran. Với những hợp đồng đă kư trước đó, các nước sẽ phải tự thương thảo để t́m cách chấm dứt trước ngày 1/7/2012.

    Ngoài ra, EU cũng quyết định đóng băng toàn bộ tài sản của Ngân hàng Trung ương Iran và sẽ tiến hành giá toàn diện tác động của các biện pháp trừng phạt mới này muộn nhất là vào ngày 1/5 tới.

    "Sức ép cấm vận đối với Iran được đưa ra nhằm buộc Tehran xem xét nghiêm túc những yêu cầu về việc quay trở lại bàn đàm phán”, Ủy viên phụ trách Chính sách an ninh và Đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton, cho biết ngay sau khi các ngoại trưởng EU kết thúc cuộc họp ngày 23/1 tại thủ đô Brussel (Bỉ).

    EU là thị trường tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất của Iran. Việc khối này ngừng nhập khẩu dầu của Tehran được coi là một đ̣n mạnh giáng vào nền kinh tế của quốc gia Hồi giáo vốn phụ thuộc tới 70% vào xuất khẩu dầu mỏ. Để bảo đảm nguồn cung cấp dầu cho thời gian tới, EU đang tiến hành các nỗ lực ngoại giao nhằm chuyển hướng sang các nhà cung cấp khác, trong đó có Ảrập Xê-út, nước có sản lượng dầu lớn nhất thế giới.

    Trước đó, Ảrập Xê-út cho biết sẽ tăng sản lượng khai thác thêm khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày, gần bằng khối lượng 2,6 triệu thùng/ngày mà Iran hiện đang cung cấp cho các thị trường quốc tế.

    Mỹ và phương Tây cáo buộc Iran mượn vỏ bọc dân sự để phát triển hạt nhân quân sự, điều mà Iran một mực bác bỏ.


    Vũ Anh
    Theo Reuters, Xinhua

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ
    Tàu chiến các nước rầm rập vào vùng Vịnh



    Các tàu chiến của Anh và Pháp hôm qua (22/1) đă gia nhập vào nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ tạo thành một đội tàu hùng mạnh gồm 6 chiếc rầm rập đi qua Eo biển Hormuz nhạy cảm bất chấp những lời đe dọa gần đây của Iran. Thông tin này do Bộ Quốc pḥng Anh tiết lộ.

    Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ đă đi qua Eo biển Hormuz và vào vùng Vịnh mà không có sự cố xảy ra dù trước đó Tehran từng tuyên bố sẽ hành động nếu bất kỳ tàu chiến nào Mỹ quay trở lại khu vực.

    Tàu USS Abraham Lincoln đă hoàn thành nhiệm vụ “định kỳ” ở Eo biển Hormuz “như kế hoạch đă định trước mà không gặp bất kỳ sự cố nào”, phát ngôn viên Hạm đội Thứ 5 của mỹ - bà Rebecca Rebarich cho biết.

    Tàu Lincoln được hộ tống bởi một nhóm tàu chiến khác là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ đi vào khu vực vùng Vịnh kể từ tháng 12 đến giờ. Con tàu này đến vùng Vịnh để thay thế cho tàu USS John C. Stennis vừa rời đi.

    Cùng đi vào vùng Vịnh đợt này có cả các tàu chiến của Anh và Pháp. Theo Bộ Quốc phóng Anh hôm qua cho biết, tàu HMS Argyll thuộc Hài quân Hoàng gia Anh đă gia nhập vào nhóm tàu sân bay Lincoln của Mỹ.

    Một phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Anh cho hay: "tàu HMS Argyll và một tàu chiến Pháp đă cùng đi qua Eo biển Hormuz với nhóm tàu sân bay Mỹ để nhấn mạnh cam kết không thay đổi của cộng đồng quốc tế về việc duy tŕ quyền tự do đi lại ở đây theo luật quốc tế".


    Theo phát ngôn viên trên, Anh đă duy tŕ “sự hiện diện liên tục trong khu vực như một phần của đóng góp không mệt mỏi cho an ninh vùng Vịnh".

    Các tàu chiến Anh đă tham gia tuần tra khu vực Vùng Vịnh liên tục kể từ những năm 1980 đến giờ.

    Tất cả những động thái điều động tàu chiến nói trên của các cường quốc là nhằm đáp trả các lời đe dọa liên tiếp gần đây của giới lănh đạo Iran về việc đóng cửa Eo biển Hormuz – một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới với khoảng 1/5 nguồn cung cấp dầu mỏ cho thế giới đi qua đây.

    Chính v́ tầm quan trọng chiến lược của Eo biển Hormuz nên Mỹ và các nước khác phản ứng rất mạnh với lời đe dọa đóng của eo biển này của Tehran. Washington tuyên bố sẽ không “dung thứ” cho bất kỳ hành động gây cản trở giao thông đi lại qua Eo biển Hormuz. Các cường quốc phương Tây cũng kịch liệt lên án động thái đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz. Ngay cả Trung Quốc – một đồng minh của Iran, cũng lên tiếng cảnh báo Tehran không được đóng cửa tuyến đường biển này.


    Kiệt Linh - (theo AP, AFP)

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ
    Tây phương biểu dương sức mạnh quân sự tại Vùng Vịnh


    TEHRAN, Iran (AP) - Sức mạnh quân sự gần eo biển chiến lược Hormuz vừa được lực lượng của quân đội Anh tăng cường thêm. Trong khi đó Iran tỏ vẻ thách thức trước lệnh cấm vận về dầu hỏa Liên Âu mới ban hành, đồng thời tiến hành kế hoạch diễn tập hải quân dọc theo đường chuyển vận của các tàu dầu họ từng đe dọa phong tỏa.


    Khinh tốc đỉnh Iran thao dượt trên vùng biển Oman hôm 30 tháng 12. Tư lệnh hải quân Iran lần thứ hai trong không đầy một tuần lập lại lời đe dọa họ có thể đóng eo biển Hormuz một cách dễ dàng. (H́nh: AP/IIPA/Ali Mohammadi)

    Úc trở thành quốc gia mới nhất không mua dầu của Iran. Cùng lúc ấy, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Âu bay sang Israel để tŕnh bày về niềm tin của Tây phương, rằng với sự gia tăng cô lập kinh tế thay v́ đẩy mạnh hành động quân sự, là công cụ hữu hiệu nhất chống lại cấp lănh đạo Iran.

    Tại London, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Anh Philip Hammond nói, nước ông sẵn sàng tăng cường sự hiện diện quân sự của ḿnh ở Vùng Vịnh bất cứ khi nào thấy cần.

    Đoàn tàu chiến do Hoa Kỳ dẫn đạo ở Vùng Vịnh nay gồm hai khu trục hạm HMS Argyll của Anh và La Motte Picquet của Pháp, đă gửi “một tín hiệu rơ ràng về quyết tâm của cộng đồng thế giới, đó là bảo vệ quyền lưu thông trên hải lộ quốc tế,” phát biểu của ông Hammond trước báo chí.

    Bộ Trưởng Hammond từ chối không tiết lộ chi tiết lực lượng đang hiện diện ở Vùng Vịnh, nhưng cho biết có chừng 1,500 quân ở phía Đông kênh đào Suez, gồm ở Trung Đông, Ấn Độ Dương và một căn cứ Không quân Hoàng gia. Anh c̣n có 4 tàu vét ḿn đang nằm ở Bahrain, cũng là căn cứ của hạm đội 5 của Hoa Kỳ, hai khu trục hạm, ba tàu hộ tống, một tàu thăm ḍ và một tàu lùng và diệt tàu ngầm ở trong vùng. (TP/nguoi-viet)

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ
    Washington phái ‘mẫu hạm’ tới Trung Đông


    [IMG]http://media.voanews.com/images/480*316/USS_Abraham_Lincoln-480.jpg[/IMG]
    Hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln của Hài quân Hoa Kỳ

    Một bài báo cho biết quân đội Mỹ định phái một căn cứ nổi cho các toán biệt kích tới Trung Đông, là khu vực mà quan hệ với Iran bị căng thẳng và những nước khác đang lâm vào t́nh trạng xáo trộn chính trị.

    Tờ Washington Post hôm nay trích dẫn các văn kiện của hải quân nói rằng quân chủng này định tân trang một chiến hạm cũ thành một căn cứ nổi cho lính biệt kích, và gọi chiến hạm này là “mẫu hạm.”

    Một phát ngôn viên Hải quân không cho biết chi tiết của kế hoạch này và cũng không nói mẫu hạm đó sẽ được bố trí ở đâu.

    Bài tường thuật cho hay các văn kiện cho thấy mẫu hạm có thể được bố trí ở Vịnh Ba Tư, nơi Iran đe dọa phong tỏa các tuyến hàng hải thiết yếu cho việc vận chuyển dầu lửa ở Eo biển Hormuz.

    Các giới chức khác của Hải quân cho tờ Washington Post biết rằng Ngũ giác đài hy vọng hoàn tất kế hoạch tân trang và đưa tàu này đến khu vực trong năm nay.

    Bài tường thuật cho hay căn cứ đó dự kiến sẽ có những chiếc tàu cao tốc và máy bay trực thăng mà biệt kích SEALs của hải quân thường dùng cho những cuộc hành quân đặc biệt.

    Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leone Panetta loan báo kế hoạch cắt giảm ngân sách của Ngũ giác đài, theo đó các lực lượng trên bộ sẽ giảm đi và lệ thuộc nhiều hơn vào các cuộc hành quân của lực lượng đặc biệt trong những năm tới đây. Kế hoạch này cũng chuyển trọng tâm hoạt động từ Âu châu sang các khu vực Trung Đông và Á châu Thái b́nh dương.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ

    Sắp có Chiến Tranh Iran / Mỷ
    Iran sản xuất hàng loạt tên lửa chống tàu nổi


    Trang mạng Đài truyền h́nh Quốc gia Iran công bố, nước này này bắt đầu chế tạo hàng loạt tên lửa chống tàu nổi Zafar.


    Những h́nh ảnh về tên lửa Zafar đang được sản xuất hàng loạt.

    (ĐVO)Theo nguồn tin, Zafar là “tên lửa chống tàu nổi tầm ngắn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ và trung b́nh với độ chính xác cao”. Tên lửa Zafar có khả năng lắp đặt trên các tàu cao tốc hoặc các loại tàu nhỏ khác, có khả năng chống nhiễu cao và bay ở độ cao thấp nhằm tránh bị phát hiện.

    Trước đây, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Iran công bố, tên lửa Zafar là loại tên lửa có trọng lượng nhẹ, do dẫn đường bằng radar và có thể lắp trên mọi loại tàu quân sự.

    Theo các chuyên gia quân sự, Iran sở hữu lượng lớn tàu cao tốc và các tàu này thường xuyên thách thức tàu chiến của Mỹ và đồng minh tuần tiễu tại vùng Vịnh.

    Gần đây, Iran thường xuyên “khoe” kho vũ khí đa dạng với những tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu Israel cũng như uy hiếp các căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Đông.

    Iran cũng thường xuyên công bố các kế hoạch phát triển tên lửa với tầm bắn xa và những đặc tính kỹ thuật vượt trội. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự phương Tây thường không tin vào những thông tin này.

    Hữu Nghĩa (theo AFP)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Do Thái / Iran: Nguy cơ Chiến Tranh
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 15
    Last Post: 13-01-2013, 05:00 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 07-04-2012, 06:08 PM
  3. Iran bắn hạ máy bay do thám Mỹ ?
    By HangChot in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 05-12-2011, 01:31 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 14-09-2010, 08:27 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •